Quy hoạch vùng Tỉnh Bắc Kạn thời kỳ 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050

  • 1 Tháng mười một, 2022
  • Bắc Kạn là một tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi Bắc Bộ của nước ta, cũng là tỉnh giàu tiềm năng du lịch bởi sự phong phú của tài nguyên, khoáng sản và nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc miền núi Đông Bắc Việt Nam. Thu hút mọi người với vẻ đẹp vẫn còn hoang sơ, hùng vĩ, Quy hoạch vùng tỉnh Bắc Kạn đang dần trở thành tâm điểm đầu tư sáng giá đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản. Vì vậy, những thông tin quy hoạch của tỉnh luôn được các nhà đầu tư quan tâm và cập nhật. 

    Chi tiết quy hoạch vùng tỉnh Bắc Kạn được nêu cụ thể trong quyết định số 907/QĐ-TTg ngày 29/06/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch tỉnh Bắc Kạn thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

    Qua bài viết này, Sen Vàng Group sẽ tổng hợp một số điểm nổi bật để bạn đọc có thể nắm bắt nhanh và chính xác nhất thông tin về quy hoạch vùng tỉnh Bắc Kạn thời kỳ 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

    Vườn quốc gia Ba Bể tỉnh Bắc Kạn (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Mục tiêu quy hoạch – Quy hoạch vùng tỉnh Bắc Kạn

    Quy hoạch tỉnh Bắc Kạn nhằm loại bỏ sự chồng chéo trong không gian, ảnh hưởng đến đầu tư phát triển. Xây dựng kịch bản phát triển, ý tưởng và phương án tổng thể, sắp xếp, bố trí hợp lý không gian nhằm giải quyết các vấn đề xung đột về không gian, định hướng không gian đáp ứng các nhu cầu phát triển trong thời kỳ quy hoạch. Ngoài ra quy hoạch nhằm cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia, các quy hoạch ngành quốc gia, các hoạt động kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, hệ thống đô thị và phân bố dân cư nông thôn, kết cấu hạ tầng, phân bổ đất đai, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên cơ sở kết nối quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn. Từ đó, phấn đấu đến năm 2030, Bắc Kạn trở thành tỉnh phát triển khá của vùng Trung du và miền núi phía Bắc, giảm dần số xã, thôn đặc biệt khó khăn và xóa bỏ sản xuất tự cung, tự cấp, nhỏ lẻ trong đồng bào dân tộc thiểu số. 

    Phạm vi nghiên cứu – Quy hoạch vùng tỉnh Bắc Kạn

    Phạm vi quy hoạch: Phần lãnh thổ tỉnh Bắc Kạn với tổng diện tích tự nhiên là 4,859.96 km2 gồm 8 đơn vị hành chính: Thành phố Bắc Kạn và 07 huyện: Chợ Mới, Chợ Đồn, Bạch Thông, Ngân Sơn, Ba Bể, Na Rì, Pác Nặm.

    – Phía Bắc: giáp tỉnh Cao Bằng;

    – Phía Đông: giáp tỉnh Lạng Sơn;

    – Phía Nam: giáp tỉnh Thái Nguyên;

    – Phía Tây: giáp tỉnh Tuyên Quang.

    Những điểm nổi bật trong quy hoạch vùng tỉnh Bắc Kạn thời kỳ 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050

    Định hướng không gian vùng của tỉnh Bắc Kạn được chia thành 4 tiểu vùng gồm:

    • Tiểu vùng chạy dọc theo hành lang kinh tế quốc lộ 3 (Vùng 1): Gồm các huyện Chợ Mới, Bạch Thông và thành phố Bắc Kạn. Chức năng đô thị và là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Bắc Kạn với các cơ quan nhà nước cấp tỉnh.

    • Tiểu vùng phía Đông của tỉnh gồm toàn bộ huyện Na Rì (Vùng 2): Gồm toàn bộ ranh giới hành chính huyện Na Rì. Là vùng có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, với hướng phát triển kinh tế chủ yếu tập trung vào phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp cơ khí, công nghiệp chế biến nông, lâm sản, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng…

    • Tiểu vùng phía Tây của tỉnh gồm toàn bộ huyện Chợ Đồn (Vùng 3): Gồm toàn bộ ranh giới hành chính huyện Chợ Đồn. – Là vùng chậm phát triển của tỉnh với các chức năng chính sau: Chức năng phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, phát triển sản xuất nông nghiệp, phát triển du lịch.

    • Tiểu vùng phía Tây Bắc và Bắc của tỉnh (Vùng 4): Gồm các huyện Ba Bể, Pác Nặm và Ngân Sơn. Là vùng có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, với hướng phát triển kinh tế chủ yếu tập trung vào du lịch cảnh quan Hồ Ba Bể, du lịch sinh thái, phát triển dịch vụ, thương mại và công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, công nghiệp chế biến nông, lâm sản.

    Bản đồ quy hoạch vùng không gian tỉnh Bắc Kạn(Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Định hướng không gian vùng đô thị của tỉnh Bắc Kạn được chia thành 4 vùng động lực gồm:

    • Vùng đô thị trung tâm (Màu xanh dương): Thành phố Bắc Kạn, Thị xã Chợ Mới, Thị trấn Phủ Thông, Thị trấn Sáu Hai là đô thị trung tâm tỉnh, là đô thị động lực của vùng kinh tế động lực trung tâm, trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, thương mại dịch vụ, du lịch của tỉnh Bắc Kạn

    • Vùng động lực phát triển phía Đông (Màu vàng): Thị trấn Yến Lạc, Thị trấn Cư Lễ; Kinh tế chủ yếu gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm sản và dịch vụ thương mại, là đô thị cửa ngõ, có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội huyện Na Rì

    • Vùng động lực phát triển phía Tây (Màu đỏ): Thị xã Bằng Lũng, thị trấn Nghĩa Tá trung tâm công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, thương mại và dịch vụ.

    • Vùng động lực phát triển phía Tây Bắc và Bắc (Màu tím): Thị xã Chợ Rã, thị trấn Vân Tùng, thị trấn Nà Phặc, thị trấn Bộc Bố, thị trấn Bằng Vân, thị trấn Chu Hương, thị trấn Đồn Đèn; Kinh tế chủ yếu gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm sản và du lịch, dịch vụ thương mại, là trung tâm du lịch nghỉ dưỡng, có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế huyện Ba Bể. 

    Quy hoạch vùng tỉnh Bắc Kạn

    Bản đồ quy hoạch vùng không gian đô thị tỉnh Bắc Kạn(Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Trong cơ cấu sử dụng đất của tỉnh Bắc Kạn từ năm 2015-2030 nhìn chung không biến đổi nhiều. Xu hướng đất lâm nghiệp vẫn chiếm phần lớn trong tổng cơ cấu, tuy nhiên, đất xây dựng đô thị có sự biến động nhẹ từ 14.15% -> 8.26%, đất công nghiệp từ 0.06% -> 0.14%, trong khi đó đất nông thôn chỉ biến động nhẹ.   

    Quy hoạch vùng tỉnh Bắc Kạn

    Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất tỉnh Bắc Kạn năm 2015, 2030 (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Tính đến nay, Bắc Kạn vẫn chưa có những biện pháp mãnh liệt để tập trung phát triển vào các ngành sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên tỉnh Bắc Kạn đã và đang phát triển bền vững dựa trên cơ sở khai thác triệt để tiềm năng đất đai, rừng,… việc tập trung đẩy mạnh sản xuất dựa trên thế mạnh lâm nghiệp, góp phần từng bước chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất đồng bộ và phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu đầu tư tạo ra những tiền đề hợp lý cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ngoài ra, tỉnh cũng bảo vệ và phát triển vốn rừng, đặc biệt là rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, đảm bảo tỷ lệ che phủ cần thiết để bảo vệ môi trường, ưu tiên đáp ứng đủ quỹ đất cho mục đích quốc phòng, an ninh; bố trí sử dụng đất theo hướng kết hợp giữa mục đích kinh tế với mục đích quốc phòng, an ninh. 

    3.1 Đường bộ

    Sau 5 năm thực hiện quy hoạch, tính đến nay hệ thống giao thông đường bộ trên toàn tỉnh đã tăng thêm gần 387 km. Các tuyến đường xã đã làm mới, nâng cấp, cải tạo khoảng 400km và gần 1,000km đường nội đồng, thôn xóm. Mạng lưới hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh có bước phát triển ấn tượng với tổng số đường bộ hiện có khoảng 7,028km, bao gồm: 05 tuyến đường Quốc lộ (QL3, QL3B, QL279, QL3C, QL3 mới Thái Nguyên – Chợ Mới) với tổng chiều dài trên 456km; 13 tuyến đường tỉnh, tổng chiều dài trên 450km; 51 tuyến đường huyện có tổng chiều dài 445.5km; hơn 1,600km đường xã, đường chuyên dùng; gần 67km đường đô thị và khoảng 4,000 tuyến đường nội đồng, thôn xóm. 

    Quy hoạch vùng tỉnh Bắc Kạn

    Tuyến đường cao tốc Chợ Mới – Bắc Kạn (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Với sự thúc đẩy tích cực việc phát triển mạng lưới giao thông – vận tải đã góp phần quan trọng trong thông thương hàng hóa, xóa đói, giảm nghèo tại các địa phương trên địa bàn tỉnh, nhất là những xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Giúp cho người dân có cơ hội tiếp cận khoa học kỹ thuật, tìm kiếm được thị trường từ đó mở rộng phát triển sản xuất, nông sản của người dân đã bước đầu trở thành hàng hóa. 

    3.2 Đường thủy

    Tuyến đường thủy nội địa địa phương đầu tiên của tỉnh với chiều dài gần 29.2km, tuyến đường thủy nội địa sông Năng – hồ Ba Bể chia thành 2 nhánh và 4 bến tạm (bến bờ Bắc, bến Buốc Lốm, bến bờ Nam, bến Kéo Sưu) phục vụ dân sinh và khách du lịch. Hiện nay toàn tỉnh hiện có gần 200 thuyền máy được kiểm định điều kiện an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường. Đây cũng là phương tiện thủy nội địa chính lưu thông trên sông nước và hoạt động vận tải chuyên chở khách du lịch tại hồ Ba Bể.

    Quy hoạch vùng tỉnh Bắc Kạn

    Hồ Ba Bể tỉnh Bắc Kạn (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Ngoài ra, đường sông đối ngoại chỉ có 8 km đoạn Sông Cầu trong phạm vi huyện Chợ Mới đi Thái Nguyên, nhưng khả năng vận tải hạn chế. Chủ yếu phục vụ vận tải hàng hóa là cát sỏi, bè mảng gỗ, tre nứa và dân sinh đi lại vì sông cạn vào mùa khô và nước chảy dữ hay có lũ về mùa mưa. 

    Hiện nay, tỉnh Bắc Kạn không có giao thông đường sắt và đường hàng không. Tuy nhiên, tỉnh đã lên chủ trương xây dựng hệ thống đường sắt Từ thành phố Thái Nguyên (Ga Quán Triều) – Chợ Mới (Khu công nghiệp Thanh Bình) – thành phố Bắc Kạn. Cũng như, đã và đang phấn đấu xây dựng sân bay tại xã Quân Bình, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn. 

    4.1 Tuyến cao tốc Bắc Kạn – Cao Bằng

    Bắc Kạn và Cao Bằng là hai tỉnh miền núi có địa hình bị chia cắt mạnh, đồi núi cao, hệ thống sông suối có độ dốc dọc lớn, mạng lưới giao thông chủ yếu là đường bộ.

    Tuy nhiên, hiện chỉ có Quốc lộ 3 là trục xương sống của hai địa phương và của vùng Đông Bắc. Đây cũng là tuyến giao thông duy nhất kết nối trục hành lang kinh tế quan trọng Cao Bằng – Bắc Kạn – Thái Nguyên – Hà Nội với các tỉnh Tứ Xuyên, Trùng Khánh, Quảng Tây của Trung Quốc. Trong khi đó, Quốc lộ 3 hiện bị quá tải và rơi vào tình trạng hư hỏng, xuống cấp.

    Vậy nên, tuyến cao tốc Bắc Kạn – Cao Bằng được quy hoạch với chiều dài khoảng 90km, quy mô 4 làn xe và dự kiến sẽ được đầu tư giai đoạn sau năm 2030. Kinh phí đầu tư khoảng 9,600 tỷ đồng. 

    Tuyến cao tốc Bắc Kạn – Cao Bằng (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    4.2 Định hướng đến năm 2035 – Tuyến đường thủy nội địa địa phương sông Năng – hồ Ba Bể

    Theo đó, bổ sung tuyến nhánh đường thủy từ ngã ba sông Năng qua hồ Ba Bể đến thôn Bản Phàn, xã Quảng Khê có tổng chiều dài 16.2km đạt tiêu chuẩn cấp hạng kỹ thuật cấp VI. Tuyến đường thủy nội địa địa phương sông Năng – hồ Ba Bể sau điều chỉnh bao gồm:

    – Tuyến chính từ thác Đầu Đẳng (xã Nam Mẫu) đến Pác Cơ (thị trấn Chợ Rã) trên sông Năng: 22.2km.

    – Tuyến nhánh từ ngã ba sông Năng qua hồ Ba Bể (xã Nam Mẫu) đến bản Bàn (xã Quảng Khê): 16.2km.

    Quy hoạch vùng tỉnh Bắc Kạn

    Sông Năng tỉnh Bắc Kạn(Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Trên đây là những thông tin nổi bật về quy hoạch vùng tỉnh Bắc Kạn thời kỳ 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050 do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng rằng, bài viết trên đã có thể giúp bạn đọc có thêm nhiều thông tin trước khi quyết định đầu tư vào địa phương này. 

    Ngoài ra, để có thể nắm rõ chi tiết thông tin tổng hợp và phân tích quy hoạch vùng tỉnh Bắc Kạn thời kỳ 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050, tầm nhìn đến năm 2050 với các bản đồ và dữ liệu chính xác, chất lượng, bạn đọc có thể truy cập vào địa chỉ website: https://senvangdata.com.vn/.

    Nguồn tổng hợp: Sen Vàng Group – BTV Phạm Đắc Triều

    Thông tin liên hệ: 

    Website: https://senvangdata.com/

    Hotline: 0948.48.48.59

    Thẻ : Cổng thông tin tỉnh Bắc Kạn, Bất động sản tỉnh Bắc Kạn, Quy hoạch hạ tầng giao thông Bắc Kạn, Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Bắc Kạn, Dự án trọng điểm Bắc Kạn, Quy hoạch tỉnh Bắc Kạn, Bản đồ tỉnh Bắc Kạn, Bản đồ quy hoạch tỉnh Bắc Kạn, Cơ cấu sử dụng đất tỉnh Bắc Kạn, Các tuyến cao tốc Bắc Kạn, Đường thủy nội địa tỉnh Bắc Kạn,

      ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VỚI SEN VÀNG GROUP

      Nội dung Qúy công ty cần tư vấn :

      "Cảm ơn Qúy công ty, sau khi điền thông tin, Sen Vàng sẽ liên hệ với Qúy công ty để xác nhận trong thời gian 48h!
      Chúc Qúy công ty ngày càng phát triển và thịnh vượng!

      Qúy công ty có thể liên hệ trực tiếp số Hotline Sen Vàng Group 0948484859 nếu cần gấp!

      Trân trọng! "

      TOP
      error: Content is protected !!