Bản tin Công trình xanh tháng 11 là bản tin được thực hiện bởi Kênh đầu tư Sen Vàng. Và để bắt đầu, hãy cùng Bất động sản Sen Vàng điểm lại những tin chính nổi bật trong tháng 11/2021 vừa qua tại thị trường Công trình xanh.
Mặc dù đã có những thay đổi trong việc phát triển về số lượng và chất lượng nhưng ngành sản xuất VLXD của tỉnh vẫn bộc lộ nhiều hạn chế cần khắc phục để mang lại hiệu quả KT-XH cao hơn, thể hiện rõ ý thức bảo vệ môi trường. Thực tế những năm qua cho thấy, hoạt động sản xuất VLXD còn nhiều tồn tại, bất cập, công nghệ lạc hậu, điển hình là các loại lò gạch thủ công, lò vòng mà tỉnh đã kiên quyết dẹp bỏ; sử dụng nhiều tài nguyên không tái tạo (than, đất sét, đá vôi…); mức tiêu hao năng lượng và nhiên liệu lớn; nhiều cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường, hoạt động sản xuất không gắn với vùng nguyên liệu…
Thực trạng đó đòi hỏi phát triển ngành công nghiệp sản xuất VLXD của tỉnh theo hướng bền vững có công nghệ tiên tiến hiện đại. Tiến tới loại bỏ hoàn toàn công nghệ sản xuất VLXD lạc hậu, tiêu tốn nhiều tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường. Sử dụng tối đa phế thải công nghiệp, nông nghiệp, rác thải sinh hoạt trong sản xuất VLXD; đồng thời đa dạng các sản phẩm VLXD, nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu trong tỉnh và xuất khẩu.
Theo đó, Standard Chartered cam kết thu xếp khoản tài chính lên tới 6 tỷ USD để tài trợ cho các dự án xanh mà Tập đoàn T&T Group triển khai tại Việt Nam, trong đó có thể kể đến một số dự án như Nhà máy xử lý chất thải công nghiệp và y tế tại tỉnh Thái Nguyên, dự án Nhà máy xử lý chất thải sinh hoạt tại Hưng Yên, dự án Nhà máy xử lý rác thu hồi điện Xuân Sơn tại Hà Nội, dự án Trung tâm điện khí Hải Lăng công suất 1.500 MW tại tỉnh Quảng Trị, các dự án năng lượng tái tạo hiện nay của T&T Group…
Đại diện Tập đoàn T&T Group cho biết, việc hợp tác với Ngân hàng Standard Chartered sẽ giúp T&T Group tiếp cận nguồn tài chính quốc tế trung và dài hạn cùng những kinh nghiệm quý báu để đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án xanh tại Việt Nam, đóng góp chung vào chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 theo mục tiêu của Chính phủ.
Bốn đối tác cam kết 665 triệu USD cho một diễn đàn của ADB, với mục tiêu huy động 7 tỷ USD cho các dự án hạ tầng phát thải các-bon thấp, chống chịu khí hậu ở Đông Nam Á.
Nguồn vốn trên, được công bố tại Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) tại Glasgow (Anh), bao gồm 110 triệu bảng Anh (tương đương 151 triệu USD) từ Chính phủ Anh, 132 triệu euro (tương đương 155 triệu USD) từ Ngân hàng đầu tư Cassa Depositi e Prestiti (CDP) của Italy, 50 triệu euro từ Liên minh châu Âu (EU) và 300 triệu USD từ Quỹ Khí hậu xanh. Đây sẽ là một phần của Diễn đàn Phục hồi xanh ASEAN mới nhằm hỗ trợ Quỹ Tài chính xúc tác xanh ASEAN (ACGF), được thành lập bởi Quỹ Hạ tầng ASEAN và do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) quản lý.
Tại buổi gặp, Bộ trưởng Trần Hồng Hà khẳng định Việt Nam đã lựa chọn cách tiếp cận bền vững và tích cực để phát triển theo hướng nền kinh tế xanh và tuần hoàn. Ông cũng đánh giá cao sáng kiến của Bureau Veritas về việc xây dựng một tương lai bền vững ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung.
Hai bên cũng trao đổi thúc đẩy hợp tác chiến lược vì sự phát triển bền vững và những thách thức trong quá trình hướng tới mục tiêu không phát thải ròng đến năm 2050 của Việt Nam. Thông qua các dịch vụ và giải pháp xanh (BV GreenLine), tập đoàn Bureau Veritas hỗ trợ, đồng hành cùng các tổ chức, cá nhân và nhà nước chủ động thực hiện đo lường về khí thải nhà kính và phấn đấu nhằm đạt được các mục tiêu bền vững đề ra.
Sự kiện Tuần lễ Công trình xanh diễn ra với mục đích xây dựng một diễn đàn chia sẻ, trao đổi thông tin, kinh nghiệm về các công nghệ, sản phẩm mới nhằm phát triển công trình xanh, công trình hiệu quả năng lượng; thúc đẩy các dự án phát triển đô thị theo hướng giảm tác động đến môi trường, giảm phát thải khí nhà kính, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên. Sự kiện cũng thể hiện nỗ lực và hành động cụ thể của Việt Nam trong việc thúc đẩy các hoạt động sử dụng năng lượng, tài nguyên tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ môi trường trong ngành xây dựng, góp phần thực hiện các cam kết quốc tế về ứng phó với biển đổi khí hậu và phát triển bền vững.
Trong khuôn khổ sự kiện, 3 hoạt động chính gồm:
Thư viện được bố trí ở chân cầu thang, hành lang lớp học hoặc ngay dưới các tán cây với những tủ sách di động. Nguyên liệu làm tủ sách được tận dụng từ vật liệu tái chế như: Lon bia, vỏ chai nhựa, mây tre đan… Dưới bàn tay khéo léo của các thầy, cô giáo, vật liệu tưởng như bỏ đi biến hoá thành tủ, bàn, kệ sách ngộ nghĩnh. Bên cạnh đó, giáo viên còn bố trí những bình hoa, chậu cây từ chai lọ, mây tre đan đã qua sử dụng để giáo dục cho học sinh việc giữ gìn và bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp.
“Thông qua mô hình “thư viện xanh” nhà trường Trường Tiểu học Số 2 thị trấn Plei Kần (huyện Ngọc Hồi, Kon Tum) mong muốn nhân rộng phong trào đọc sách, báo cho học sinh. Từ đó, giúp các em tích cực, chủ động trang bị kiến thức môn học từ nguồn sách báo của thư viện nhà trường. Bên cạnh đó, mô hình này cũng góp phần đưa văn hóa đọc phát triển sâu rộng tới tất cả bậc phụ huynh và khách đến thăm trường”.
Copyright © 2022 Bản quyền thuộc về SEN VÀNG GROUP