Kinh tế đêm Cần Thơ đang dần khẳng định sức hút của mình khi các hoạt động giải trí, dịch vụ ăn uống và thương mại nở rộ. Từ các khu phố đi bộ sầm uất đến chợ đêm nhộn nhịp, Cần Thơ không chỉ thu hút khách du lịch mà còn tạo động lực phát triển kinh tế bền vững cho địa phương. Đây là cơ hội tốt để các khu đô thị phát triển mô hình này, đi theo chiến lược phát triển kinh tế đêm của thành phố đang phát huy một cách tối ưu hóa nguồn lợi, góp phần đưa Cần Thơ trở thành trung tâm kinh tế và du lịch hàng đầu khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Bài viết này Sen Vàng sẽ phân tích những cơ hội phát triển kinh tế đêm tại Thành phố Cần Thơ.
I. Tổng quan kinh tế đêm
Thành phố Cần Thơ(Ảnh minh họa). Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
1. Định nghĩa
Kinh tế ban đêm (KTĐ) xuất hiện từ những năm 1970 ở Anh và phát triển từ thập niên 1990, bao gồm các hoạt động kinh tế diễn ra từ 6 giờ tối đến 6 giờ sáng. Dù nhiều quốc gia quan tâm, vẫn chưa có định nghĩa thống nhất về KTĐ, gây khó khăn cho việc quản lý đô thị ban đêm. Mô hình kinh tế đêm giúp cho nên kinh tế khu vực tăng trưởng, đồng thời tạo thêm việc làm cho người dân, đặc biệt là thu hút du lịch cho địa phương. Bên cạnh đó, mô hình cũng có nhược điểm nhất định như gia tăng chi phí quản lý an ninh về đêm cao, gây ô nhiễm tiếng ồn, ảnh hưởng đến sức khỏe và gia tăng nguy cơ tội phạm.
2. Tiềm năng phát triển
Loại hình KTĐ có tiềm năng lớn trong việc thúc đẩy phát triển du lịch và dịch vụ. Các hoạt động như chợ đêm, sự kiện văn hóa, và giải trí thu hút du khách, góp phần tăng doanh thu cho các ngành liên quan. Đồng thời, KTĐ tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới trong các lĩnh vực như giao thông, ẩm thực, bán lẻ, và giải trí, giúp giảm tình trạng thất nghiệp. Điều này mang lại không gian vui chơi, mua sắm, và giải trí cho người dân, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống tại các đô thị. Việc kéo dài thời gian hoạt động cũng giúp tận dụng hiệu quả các cơ sở hạ tầng và dịch vụ công cộng, nâng cao hiệu suất kinh tế.
Kinh tế đêm không phải là mô hình hoàn toàn mới, mà đã trải qua nhiều thập kỷ hình thành và phát triển ở nhiều quốc gia, thành phố trên thế giới. Cụ thể, theo nghiên cứu của Ernst & Young, kinh tế ban đêm tại Anh đóng góp khoảng 6% GDP, tương đương 66 tỷ bảng, đồng thời tạo ra hơn 1,25 triệu việc làm. Riêng London chiếm 40% tổng giá trị này, với 26,4 tỷ bảng và 723 nghìn việc làm. Tại Thái Lan, Bộ Du lịch và Thể thao ước tính việc kéo dài thời gian hoạt động giải trí sẽ giúp tăng 25% chi tiêu của du khách, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tương tự, Nhật Bản đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ kinh tế đêm, giúp Tokyo thu về khoảng 3,76 tỷ USD mỗi năm từ các hoạt động này.
Đóng góp của kinh tế đêm tại nước Anh. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
II. Thực trạng kinh tế du lịch đêm ở Việt Nam
1. Đánh giá du lịch đêm tại Việt Nam
Hiện nay, tại Việt Nam KTĐ chưa có nghiên cứu chính thức nào xác định quy mô cũng như đánh giá tác động của kinh tế đêm đối với nền kinh tế tổng thể. Dù thu hút được nhiều sự quan tâm, kinh tế đêm trước nay chỉ được nhận diện qua một số hoạt động rải rác như chuỗi cửa hàng tiện lợi mở cửa 24/24 hay các con phố nổi tiếng với nhịp sống về đêm đặc trưng như Tạ Hiện (Hà Nội) và Bùi Viện (TP.HCM). Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện cả nước có khoảng 20 chợ đêm phục vụ du lịch, cùng 1.000 trong tổng số 2.300 cửa hàng tiện lợi hoạt động 24/24, tập trung chủ yếu tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Đặc biệt, chuỗi cửa hàng Circle K đã gia nhập thị trường Việt Nam vào năm 2008 và chính thức hoạt động theo mô hình 24/7 từ năm 2013.
Mô hình kinh doanh 24/7 tại Việt Nam. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế ban đêm, như tài nguyên du lịch phong phú, văn hóa nghệ thuật và ẩm thực độc đáo. Với dân số trẻ tại các thành phố lớn và thời tiết dễ chịu vào ban đêm, nước ta có tiềm năng lớn trong lĩnh vực này. Nền chính trị ổn định cũng là một yếu tố quan trọng, giúp Việt Nam xếp thứ 41 trong bảng xếp hạng an toàn quốc gia năm 2023 của Tạp chí Global Finance, vượt qua cả Thái Lan. Tình hình chính trị ổn định, an ninh con người cải thiện, tạo cơ hội thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.
Việt Nam đang nỗ lực phát triển các sản phẩm du lịch đêm để xây dựng thương hiệu, nâng cao sức cạnh tranh và thu hút du khách, đồng thời tăng mức chi tiêu và kéo dài thời gian lưu trú. Nhằm khai thác tiềm năng kinh tế ban đêm, ngày 27/7/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1129/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam”. Mục tiêu của đề án là nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân, hạn chế rủi ro đối với an ninh và trật tự, đồng thời tạo công ăn việc làm và gắn kết cộng đồng giữa người Việt và du khách quốc tế.
Mục tiêu đề ra đến năm 2025 là các địa phương như Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Hội An (Quảng Nam), Đà Lạt (Lâm Đồng), Cần Thơ, Phú Quốc (Kiên Giang), TP Hồ Chí Minh, và Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ có ít nhất một mô hình du lịch đêm được phát triển.
Đến năm 2030, Việt Nam sẽ mở rộng việc xây dựng các tổ hợp giải trí đêm độc lập tại các trung tâm du lịch lớn như Quảng Ninh, Hải Phòng, Thừa Thiên Huế, Hội An (Quảng Nam), Nha Trang (Khánh Hòa), Đà Lạt (Lâm Đồng), Cần Thơ, Phú Quốc (Kiên Giang) và Bà Rịa-Vũng Tàu. Đồng thời, sẽ phát triển toàn diện các sản phẩm du lịch đêm tại những điểm du lịch lớn với lượng khách đông, từ đó tạo dựng thương hiệu cho du lịch đêm Việt Nam.
Đề án cũng đưa ra 5 mô hình phát triển sản phẩm du lịch đêm, bao gồm: mô hình biểu diễn văn hóa và nghệ thuật; mô hình thể thao, chăm sóc sức khỏe và làm đẹp; mô hình mua sắm và giải trí về đêm; mô hình tham quan du lịch ban đêm; và mô hình ẩm thực, dịch vụ ăn uống vào ban đêm.
Đề án phát triển kinh tế đêm tại Việt Nam. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Xem thêm bài: Kinh tế đêm – Thực trạng và triển vọng phát triển tại Việt Nam
2. Khó khăn khi phát triển tại Việt Nam
Kinh tế ban đêm của Việt Nam hiện vẫn còn nghèo nàn và chưa phát triển thành thương hiệu hấp dẫn cho du khách, với các hoạt động nhỏ lẻ, thiếu dấu ấn, dẫn đến doanh thu và mức chi tiêu của khách quốc tế thấp. Chẳng hạn, tại quận Hoàn Kiếm (Hà Nội), doanh thu từ kinh doanh đêm tăng mạnh vào năm 2016 nhưng giảm dần vào năm 2018, làm giảm số hộ đăng ký kinh doanh ban đêm. Khách quốc tế thường thiếu lựa chọn vui chơi giải trí về đêm.
Sự phát triển của kinh tế ban đêm có thể gia tăng các tội phạm và tệ nạn xã hội, như mại dâm và ma túy, đồng thời làm tăng tiêu thụ đồ uống có cồn, gây vi phạm an toàn giao thông và mất trật tự công cộng. Ngoài ra, kinh tế ban đêm cũng tạo ra ô nhiễm tiếng ồn, ánh sáng, và rác thải, gây áp lực lên hạ tầng thiết yếu như xử lý chất thải, cung cấp điện nước, và giám sát vệ sinh thực phẩm. Những vấn đề này tiềm ẩn rủi ro ảnh hưởng đến an ninh trật tự và sức khỏe cộng đồng.
III. Tổng quan phát triển kinh tế đêm tại Cần Thơ
1. Nhân tố phát triển kinh tế đêm tại Cần Thơ
Vị trí địa lý: Cần Thơ nằm ở trung tâm vùng đồng bằng sông Cửu Long, giáp với các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Hậu Giang và Kiên Giang. Thành phố nằm dọc theo bờ sông Hậu, một nhánh lớn của sông Mekong, cách TP. Hồ Chí Minh khoảng 170 km về phía Tây Nam. Vị trí này giúp Cần Thơ trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, giao thông quan trọng của khu vực miền Tây Nam Bộ, với hệ thống giao thông thuận lợi cả về đường bộ, đường sông và đường hàng không.
Xem thêm chi tiết tại: Báo cáo nghiên cứu thị trường thành phố Cần Thơ
Khí hậu: Cần Thơ có khí hậu nhiệt đới gió mùa, điển hình của vùng đồng bằng sông Cửu Long, với hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, mang lại lượng mưa dồi dào, trong khi mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau có thời tiết mát mẻ, ít mưa. Nhiệt độ trung bình năm dao động từ 26-28°C, khí hậu quanh năm ấm áp và ôn hòa, tạo điều kiện thuận lợi cho nông nghiệp và du lịch phát triển.
Xem thêm chi tiết tại: Báo cáo nghiên cứu thị trường thành phố Cần Thơ
Dân số: Cần Thơ ước tính khoảng 1,3 triệu người, đứng thứ 11/13 trong các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long. Là thành phố trực thuộc Trung ương, Cần Thơ là trung tâm kinh tế, văn hóa và giáo dục của vùng đồng bằng sông Cửu Long, thu hút đông đảo người dân từ các tỉnh lân cận đến sinh sống, làm việc và học tập giúp cho thành phố phát triển kinh tế về đêm thuận lợi.
Xem thêm chi tiết tại: Báo cáo nghiên cứu thị trường thành phố Cần Thơ
2. Đề án phát triển kinh tế đêm tại Cần Thơ
Với lợi thế tự nhiên sẵn có điều này đã tạo động lực góp phần tạo động lực cho Cần Thơ lên Quyết định Số: 1401/QĐ-UBND về việc phê duyệt đề án phát triển kinh tế ban đêm trên địa bàn thành phố Cần Thơ (Thí điểm tại Quận Ninh Kiều). Cụ thể:
Vui chơi giải trí sẽ bao gồm biểu diễn nghệ thuật, lễ hội âm nhạc, ánh sáng, pháo hoa, thời trang, và các tuyến phố sách, ẩm thực, văn hóa. Các dịch vụ như rạp chiếu phim, vũ trường, bar, cafe, karaoke cũng được hỗ trợ phát triển.
Trong lĩnh vực ẩm thực, thành phố sẽ mở phố ẩm thực, chợ hải sản, nhà hàng ven sông, và tổ chức các sự kiện trải nghiệm ẩm thực độc đáo như festival ẩm thực và lễ hội bánh dân gian Nam Bộ.
Cần Thơ đang nâng cao chất lượng dịch vụ tại các trung tâm thương mại, siêu thị, đồng thời kêu gọi đầu tư xây dựng các trung tâm thương mại quy mô khu vực ĐBSCL, chợ đêm mang bản sắc địa phương, và trung tâm giới thiệu sản phẩm OCOP vùng ĐBSCL. Thành phố cũng phát triển các hoạt động trải nghiệm cho du khách, như chế tác thủ công mỹ nghệ truyền thống.
Hoạt động du lịch, văn hóa, thể thao đêm gồm có các dịch vụ chăm sóc sức khỏe như massage, xông hơi, thả đèn trời, đèn hoa đăng trên sông, và ngắm bình minh trên sông Hậu. Các mô hình kinh tế đêm như phố đi bộ, chợ đêm, khu vui chơi giải trí thương mại tổng hợp được triển khai và dự kiến nhân rộng từ 2024.
Hiện tại, quận Ninh Kiều đang phát triển kinh tế đêm tại tuyến phố chuyên doanh ẩm thực Đề Thám – Huỳnh Cương, Hồ Xáng Thổi (phường An Cư) và đường Lê Bình (phường Hưng Lợi). Thành phố cũng đang kêu gọi đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế đêm tại các khu vực thuộc quận Ninh Kiều, Cái Răng, Bình Thủy.
3. Các loại hình kinh tế đêm Cần Thơ đang hoạt động
Sau khi ban hành quyết định phát triển kinh tế đêm tại Cần Thơ, thí điểm tại quận Ninh Kiều đã mang đến làn gió mới, không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho du khách mà còn góp phần định hướng kinh tế gắn với du lịch của địa phương. Cần Thơ đang ngày càng có tiềm năng thu hút khách du lịch lớn, vì thế hiện nay thành phố có khoảng 600 cơ sở lưu trú với hơn 11.000 phòng, trong đó khách sạn từ 1 đến 5 sao chiếm khoảng một phần ba. Nhiều khách sạn lớn như Mường Thanh, TTC Premium, Azerai Cần Thơ, và Victoria Cần Thơ đã đạt giải thưởng du lịch quốc gia và quốc tế. Là trung tâm của khu vực, Cần Thơ thường xuyên tổ chức các hội nghị và hội thảo, thúc đẩy loại hình du lịch MICE. Với những du khách đến đây để công tác hoặc dự hội nghị ban ngày, nhu cầu trải nghiệm và mua sắm vào ban đêm rất cao.
Kéo dài thời gian hoạt động từ 18 giờ tối đến 6 giờ sáng tại các khu vực như chợ đêm Ninh Kiều, chợ đêm ẩm thực Cần Thơ bên sông Hậu, và các tuyến đường ẩm thực Đề Thám, Lê Bình… giúp các cửa hàng kinh doanh thuận lợi hơn và tăng cường trải nghiệm cho du khách, tạo thêm nhiều việc làm cho người dân địa phương.
Cần Thơ đang phát triển một số mô hình kinh tế đêm nổi bật như chợ đêm Ninh Kiều, điều này không những tăng sức chi tiêu cho du khách mà còn quảng bá ẩm thực vùng miền, tạo thêm nhiều việc làm cho người dân và thúc đẩy kinh tế toàn bộ khu vực phát triển.
Chợ đêm Ninh Kiều. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Xem thêm : Dịch vụ tư vấn phát triển dự án
Bên cạnh đó, là phố đi bộ Ninh Kiều cũng trong tổng thể đề án thí điểm phát triển kinh tế đêm, điều này khiến cho thời gian lưu trú của du khách lâu hơn, trải nghiệm nhiều hoạt động giải trí cũng như hiểu hơn về văn hóa khu vực này.
Cầu đi bộ Ninh Kiều, một trong các điểm phát triển du lịch đêm tại Cần Thơ. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Ngoài ra, Cần Thơ cũng thường xuyên tổ chức các sự kiện văn hóa quảng bá, thúc đẩy phát triển thành phố mang đậm nét truyền thống như lễ hội Cần Thơ của người Khmer, Lễ hội cúng đình Bình Thủy, lễ hội chùa Ông, lễ hội hoa đăng thường tổ chức 2-3 ngày, điều này sẽ đem lại nguồn lợi lớn cũng như thu hút du khách biết đến Cần Thơ nhiều hơn. Trong giai đoạn 2022–2024, thành phố sẽ thu hút đầu tư phát triển các khu vực có tiềm năng như từ cầu đi bộ Ninh Kiều đến đường Trần Phú, rạch Khai Luông, và một phần Trung tâm Xúc tiến Đầu tư – Thương mại Cần Thơ. Một số di tích lịch sử tại quận Ninh Kiều như Khám lớn Cần Thơ, đình Thới Bình, chùa Ông, và nhà lồng chợ Cần Thơ sẽ được khai thác thành điểm tham quan đêm, góp phần làm nổi bật nét văn hóa đặc trưng của thành phố.
Để đạt mục tiêu thu hút 9 triệu lượt khách vào năm 2025, tăng chi tiêu bình quân của khách quốc tế lên 250 USD và nâng thời gian lưu trú lên 2 ngày, Cần Thơ cần chú trọng phát triển du lịch đêm, đặc biệt là khai thác các di tích lịch sử và văn hóa thành điểm tham quan ban đêm.
Các mô hình hoa đăng tại “Ngày hội Du lịch – Đêm hoa đăng Ninh Kiều, Cần Thơ” . Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Khoảng 100.000 du khách đến xem sự kiện “Đêm hoa đăng” tại Ninh Kiều. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
4. Khó khăn phát triển kinh tế đêm tại Cần Thơ
Thành phố mặc dù đang phát triển một số mô hình chợ đêm và phố đi bộ đêm khá thành công. Tuy nhiên, các hoạt động kinh tế đêm tại Cần Thơ chủ yếu tập trung vào dịch vụ ăn uống, giải trí như karaoke, café, trà sữa, cùng một số lĩnh vực kinh doanh và mua sắm. Các sự kiện văn hóa đêm vẫn còn hạn chế, và không có di tích lịch sử nào mở cửa đón khách sau 6 giờ tối. Các du khách muốn trải nghiệm những dịch vụ mang dấu ấn địa phương như đờn ca tài tử, các di tích lịch sử văn hóa. Điều này khiến thời gian lưu trú và chi tiêu của du khách tại Cần Thơ chưa cao.
IV. Đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế đêm tại Cần Thơ
Thứ nhất, cần khuyến khích mở cửa các di tích vào ban đêm, đi kèm chính sách đảm bảo an ninh như lắp camera hoặc bố trí lực lượng bảo vệ, nhằm bảo vệ các hiện vật quan trọng tại đình Thới Bình, chùa Ông,…
Thứ hai, chính quyền cần đầu tư cơ sở vật chất cho các di tích, như tổ chức hoạt động ở khu công viên bến Ninh Kiều đối diện chùa Ông hoặc di dời hộ dân để trả lại không gian cho đình Thới Bình. Đồng thời, cần quỹ bảo dưỡng hàng năm để duy trì sự sạch sẽ và an toàn, giúp tạo cảm giác thoải mái cho du khách khi tham quan.
Thứ ba, cần ứng dụng công nghệ trong các di tích do đội ngũ thuyết minh viên còn thiếu. Có thể tạo bản thuyết minh hấp dẫn bằng tiếng Việt, tiếng Anh và các ngôn ngữ khác, tích hợp mã QR để du khách dễ dàng tìm hiểu.
Thứ tư, chính quyền và các công ty lữ hành cần đa dạng hóa dịch vụ và hoạt động trải nghiệm tại di tích để thu hút du khách. Ví dụ, có thể dựng hoạt cảnh, chiếu phim 3D về di tích khám lớn Cần Thơ hoặc bán quà lưu niệm liên quan. Các đoàn nghệ thuật có thể tổ chức biểu diễn định kỳ, phù hợp với văn hóa từng di tích như lễ hội đình Thới Bình và nghệ thuật truyền thống của người Hoa tại chùa Ông.
Phát triển du lịch văn hóa tâm linh chùa Ông. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Dự án khu đô thị phát triển kinh tế đêm tại thành phố Cần Thơ
Khu đô thị Stella Mega City
Stella Mega City là một trong những dự án có quy mô và vốn đầu tư lớn nhất tại thành phố Cần Thơ, với diện tích lên đến 150 ha và tổng vốn đầu tư 8.000 tỷ đồng. Dự án nằm ở vị trí chiến lược, sở hữu ba mặt tiền đường, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết nối với các trục đường huyết mạch như Võ Văn Kiệt, Lê Hồng Phong và Đặng Văn Dầy, giúp dễ dàng di chuyển đến sân bay Cần Thơ và trung tâm hành chính quận.
Stella Mega City được trang bị hệ thống tiện ích hiện đại, bao gồm trường học, sân vận động, trung tâm triển lãm hội nghị, khu liên hợp thể thao và trung tâm thương mại, mang lại không gian sống tiện nghi và đầy đủ cho cư dân. Đặc biệt, dự án phát triển một khu phố đi bộ mang tên “Đại lộ Ánh Sáng” đầu tiên và duy nhất tại miền Tây Nam Bộ, nơi du khách sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng sự kết hợp độc đáo giữa nghệ thuật kiến trúc sắp đặt và nghệ thuật vận dụng ánh sáng để tạo nên những “giai điệu ánh sáng” có một không hai góp phần thúc đẩy chi tiêu của khách hàng, tạo điểm nhấn mới cho thành phố Cần Thơ.
Khu phố đi bộ đêm tại Stella Mega City. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Toàn cảnh khu đô thị Stella Mega City. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Dịch vụ tư vấn phát triển dự án
Ngoài Khu đô thị Stella Mega City, thành phố Thanh Hóa hiện chưa phát triển kinh tế đêm bên trong khu đô thị, điều này tạo ra một cơ hội hấp dẫn cho các nhà đầu tư lên kế hoạch phát triển các sản phẩm và dịch vụ đa dạng. Việc khai thác tiềm năng kinh tế ban đêm có thể bao gồm việc xây dựng các khu chợ đêm sôi động, phố đi bộ với không gian ẩm thực phong phú, cũng như các trung tâm giải trí hấp dẫn, từ quán bar đến các hoạt động nghệ thuật.
Đầu tư vào kinh tế đêm không chỉ giúp gia tăng lượng du khách và kích thích tiêu dùng mà còn tạo ra môi trường sống năng động cho cư dân, góp phần thúc đẩy văn hóa và phong cách sống hiện đại. Đồng thời, sự phát triển này sẽ tạo công ăn việc làm, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.
Trên đây là những thông tin tổng quan về “Kinh tế đêm tại Cần Thơ: Cơ hội phát triển kinh tế địa phương” do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng với những thông tin trên giúp chủ đầu tư, nhà đầu tư và doanh nghiệp có thêm những thông tin về một trong những tiêu chí cần cân nhắc, xem xét trước khi đầu tư. Ngoài ra để xem thêm các bài viết về tư vấn phát triển dự án, anh chị, bạn đọc có thể truy cập trang web https://senvangdata.com.vn/. |
————————–
Dịch vụ tư vấn Báo cáo phát triển bền vững: Xem chi tiết
Xem thêm các dịch vụ / tài liệu khác của Sen Vàng :
————————–
Khóa học Sen Vàng:
Xây dựng tiêu chí lựa chọn Bất động sản
Khóa học R&D – Nghiên cứu và phát triển bất động sản
Hoạch định chiến lược đầu tư bất động sản cá nhân
—————————
Bất động sản Sen Vàng – Đơn vị tư vấn phát triển dự án bất động sản uy tín, chuyên nghiệp Việt Nam
Website: https://senvanggroup.com/
Website: https://senvangdata.com/
Youtube: https://tinyurl.com/vt82l8j
Hotline: 0948 48 48 59
Group cộng đồng Kênh đầu tư Sen Vàng : https://zalo.me/g/olgual210
#senvanggroup #senvangrealestate #kenhdautusenvang #dịch_vụ_tư_vấn_phát_triển_dự_án #thị_trường_bất_động_sản_2023 #phat_triển_dự_án #tư_ vấn_chiến _ lược_kinh_doanh #xây_dựng_kế_hoạch_phát_triển #chiến_lược_tiếp_thị_dự_án
Copyright © 2022 Bản quyền thuộc về SEN VÀNG GROUP