Tóm tắt quy hoạch khu công nghiệp – cụm công nghiệp Cà Mau giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050

  • 15 Tháng bảy, 2024
  • Nhằm tạo dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh, tỉnh Cà Mau đã ban hành Quy hoạch KCN-CCN giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050. Quy hoạch này đóng vai trò định hướng quan trọng, vạch rõ lộ trình phát triển cho các khu công nghiệp (KCN) và cụm công nghiệp (CCN) trên địa bàn tỉnh, góp phần thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đưa Cà Mau trở thành trung tâm kinh tế năng động của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Trong bài viết lần này, hãy cùng Sen Vàng điểm lại những thông tin chính trong Tóm tắt quy hoạch KCN-CCN Cà Mau giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.

    Tổng quan

    Vị trí địa lý

    Cà Mau là một tỉnh ven biển ở cực nam của Việt Nam, nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long thuộc Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Cà Mau nằm trên bán đảo, có vị trí địa lý khá đặc biệt, với ba mặt tiếp giáp biển, phía đông giáp Biển Đông với đường bờ biển 107 km, phía tây và phía nam giáp Vịnh Thái Lan với đường bờ biển 147km, phía bắc giáp tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Kiên Giang.

    Cà Mau nằm ở trung tâm vùng biển các nước Đông Nam Á, nhất là trong vùng Vịnh Thái Lan, là những khu vực có trữ lượng dầu khí lớn, có tiềm năng du lịch sinh thái và du lịch biển đảo, đồng thời cũng rất thuận lợi giao lưu, hợp tác kinh tế với các nước trong khu vực.

    Một góc Cà Mau (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
    Một góc Cà Mau (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Cà Mau là vùng đồng bằng, địa hình thấp, có phần lớn đất đai ở Cà Mau là vùng đất trẻ do phù sa bồi lắng, rất màu mỡ và thích hợp cho việc nuôi trồng thủy sản, trồng lúa, trồng rừng ngập mặn, ngập lợ… 

    Ngoài ra, tỉnh có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt và đan xen nhau, chiếm 3.02% diện tích tự nhiên với tổng chiều dài sông ngòi khoảng 7,000km, rất thuận tiện cho vận tải, giao thông đường thủy.

    Do có vị trí thuận lợi, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, những đặc thù về sinh thái rừng, biển, khí hậu rất ôn hòa… tạo cho Cà Mau có nhiều thế mạnh để phát triển kinh tế thủy sản, nông lâm nghiệp, công nghiệp chế biến xuất khẩu, dịch vụ, du lịch, khai thác khí đốt, dầu khí và dịch vụ cảng biển.

    Dân cư

    Cà Mau là một tỉnh có diện tích khá lớn so với các tỉnh trong quy hoạch vùng, có dân số trung bình, nhìn chung mật độ còn khá thấp. Nguồn lao động cơ bản dồi dào cho sự phát triển của tỉnh, tuy nhiên tỷ lệ lực lượng lao động qua đào tạo còn thấp so với các tỉnh trong quy hoạch vùng.

    Tính đến năm 2020, dân số Cà Mau có 1,193.9 nghìn người, đứng thứ 8/13 so với các tỉnh, thành vùng ĐBSCL, phân bổ tương đối đồng đều, mật độ dân số 229 người/km2, xếp cuối cùng trong tổng số 13 tỉnh vùng. Dân số trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 50%, đa số là lao động trẻ, cần cù, có thể đáp ứng nhu cầu nhân lực cho nhiều lĩnh vực. 

    Bảng 1: Thống kê diện tích, dân số và mật độ dân số các tỉnh, thành vùng ĐBSCL năm 2020 (Nguồn: Niên giám thống kê 2020)
    Bảng 1: Thống kê diện tích, dân số và mật độ dân số các tỉnh, thành vùng ĐBSCL năm 2020 (Nguồn: Niên giám thống kê 2020)

    Dân cư của tỉnh Cà Mau phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở thành phố Cà Mau với mật độ cao. Huyện Năm Căn có dân số thấp nhất và Huyện Ngọc Hiển có mật độ dân số thấp nhất trong tỉnh. 

    Bảng: Thống kê diện tích, dân số và mật độ dân số các đơn vị hành chính tỉnh Cà Mau năm 2020 (Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Cà Mau)  Cơ cấu dân số thành thị nông thôn tỉnh Cà Mau năm 2020 (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
    Bảng: Thống kê diện tích, dân số và mật độ dân số các đơn vị hành chính tỉnh Cà Mau năm 2020 (Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Cà Mau) Cơ cấu dân số thành thị nông thôn tỉnh Cà Mau năm 2020 (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Tỷ lệ dân cư nông thôn của Cà Mau chiếm tỷ lệ lớn gấp hơn 3 lần tỷ lệ dân cư thành thị. Từ 2018 đến 2020, tỷ trọng dân số thành thị và nông thôn ở tỉnh Cà Mau gần như không thay đổi. Như vậy, tốc độ đô thị hóa ở Cà Mau là khá chậm.

    Kinh tế

    Chỉ số PCI năm 2021 của tỉnh Cà Mau năm 2021 đạt 64.74 điểm, tăng 1.92 điểm, xếp thứ 32/63 tỉnh, thành phố trong cả nước, tăng 11 bậc so với năm 2020, xếp thứ 7/13 tỉnh, thành khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (tăng 2 bậc). Theo báo cáo đánh giá của VCCI, năm 2021, Cà Mau nằm trong nhóm các tỉnh có điểm trung bình thuộc loại khá trong cả nước. 

    Bảng: Xếp hạng PCI của các tỉnh, thành vùng ĐBSCL năm 2021 (Nguồn: PCI Việt Nam)
    Bảng: Xếp hạng PCI của các tỉnh, thành vùng ĐBSCL năm 2021 (Nguồn: PCI Việt Nam)

    Giai đoạn 2015-2020 kinh tế Cà Mau đạt tốc độ tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng nhưng khá chậm. 

    Biểu đồ: Cơ cấu kinh tế tỉnh Cà Mau năm 2021 (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
    Biểu đồ: Cơ cấu kinh tế tỉnh Cà Mau năm 2021 (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Ước tính cả năm 2021, GRDP (theo giá so sánh) của tỉnh Cà Mau đạt khoảng 41,688 tỷ đồng, tăng 0.92% so với năm 2020; GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 54.3 triệu đồng; tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt khoảng 18,873 tỷ đồng. Quy mô nền kinh tế Cà Mau đứng thứ 4/5 trong các tỉnh được so sánh, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân đầu người có xu hướng tăng mạnh hơn các tỉnh được so sánh.

    Cà Mau nằm ở cực Nam Tổ quốc, có vị trí địa lý vùng biển độc đáo, có nhiều cảnh quan thiên nhiên hoang dã nguyên sinh rất thơ mộng, những khu bảo tồn và phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn kết hợp hài hòa với phát triển kinh tế với các mô hình phát triển lâm nghiệp nguyên sinh và tái sinh, đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu khoa học, bảo tồn thiên nhiên và phát triển du lịch sinh thái. Đồng thời, phát triển du lịch sinh thái sẽ tạo động lực nâng cao giá trị của nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn và phát triển bền vững các hệ sinh thái rừng ngập mặn, rừng tràm ngập úng và các hệ sinh thái nông nghiệp truyền thống đặc thù.

    Tổng quan du lịch Cà Mau (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
    Tổng quan du lịch Cà Mau (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Những điểm nổi bật trong quy hoạch vùng tỉnh Cà Mau đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

    Định hướng phát triển không gian

    Phân bố các vùng không gian được quy hoạch dựa trên các vùng đô thị cũ, đồng thời cũng tương ứng với các vùng du lịch, vùng cảnh quan. Định hướng phát triển, sắp xếp không gian và phân bố nguồn lực cho các hoạt động kinh tế – xã hội hướng đến mục tiêu phát triển bền vững trên cả 3 trụ cột: Kinh tế, xã hội và môi trường; phù hợp với bối cảnh hội nhập quốc tế.

     

    Theo quy hoạch, không gian phát triển được phân thành 03 vùng, cụ thể như sau:

    • Không gian đô thị vùng Trung tâm: Thành phố Cà Mau là đô thị hạt nhân toàn vùng tỉnh, vừa là đô thị trung tâm của vùng trung tâm; ngoài ra, còn có không gian các đô thị như: Khánh An, Thới Bình, Đầm Dơi.
    • Không gian vùng đô thị phía Tây: Đô thị Sông Đốc là trung tâm, hạt nhân của vùng đô thị phía Tây, đồng thời cũng là đô thị kinh tế động lực phía Tây của tỉnh; ngoài ra, còn có không gian đô thị Trần Văn Thời.
    • Không gian vùng đô thị phía Nam: Đô thị Năm Căn gắn với KKT Năm Căn là trung tâm của vùng đô thị phía Nam, đồng thời cũng là đô thị kinh tế động lực phía Nam của tỉnh; ngoài ra, còn có không gian các đô thị như: Cái Nước, Trần Thới.
    Bản đồ định hướng phát triển không gian tỉnh Cà Mau (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp) 
    Bản đồ định hướng phát triển không gian tỉnh Cà Mau (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp) 

     

    Quy hoạch sử dụng đất

     

    Cơ cấu sử dụng đất của tỉnh Cà Mau năm 2020 là 87.85% đất nông nghiệp, 11.27% đất phi nông nghiệp và 0.88% đất chưa sử dụng. Đến năm 2030, cơ cấu sử dụng đất tỉnh Cà Mau đã có sự thay đổi, tỷ trọng đất nông nghiệp giảm xuống đồng thời tỷ trọng đất phi nông nghiệp tăng lên. Theo quy hoạch đến năm 2030, đất nông nghiệp của Cà Mau chiếm 86.94% tổng diện tích, đất phi nông nghiệp chiếm 12.39% còn lại là đất chưa sử dụng.

    Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất tỉnh Cà Mau năm 2020 và biểu đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
    Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất tỉnh Cà Mau năm 2020 và biểu đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Sự tăng, giảm tỷ trọng trong cơ cấu sử dụng đất tỉnh Cà Mau như trên là phù hợp với tiềm năng và phát triển của tỉnh trong thời gian tới. 

    Hạ tầng giao thông

    Đường bộ

    Với mục tiêu gắn kết hệ thống giao thông của tỉnh với hệ thống giao thông quốc gia và tạo điều kiện để tỉnh Cà Mau tiếp cận nhanh và trực tiếp với thị trường trong vùng và cả nước, quy hoạch giao thông đường bộ tỉnh Cà Mau tập trung cải tạo, nâng cấp các đầu mối giao thông đảm bảo nhu cầu giao thông thông suốt, đảm bảo tính liên thông và chuyển tiếp liên tục giữa hệ thống giao thông.Bảng thống kê hệ thống giao thông chính tỉnh Cà Mau (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Bảng thống kê hệ thống giao thông chính tỉnh Cà Mau (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
    Bảng thống kê hệ thống giao thông chính tỉnh Cà Mau (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Cà Mau quan tâm đặc biệt với hệ thống giao thông đường bộ liên vùng, hiện đại với các tuyến: Quản Lộ – Phụng Hiệp, cao tốc Bạc Liêu – Cần Thơ – Cà Mau, đường ven biển dài 235.9km kết nối Cà Mau với các tỉnh Duyên hải miền Tây lên TP. HCM, hành lang ven biển Cà Mau – Kiên Giang kết nối sang các nước láng giềng như: Campuchia, Thái Lan. 

    Nổi bật với dự án trọng điểm cao tốc Cần Thơ – Cà Mau có quy mô 4 làn xe; rộng 17m, dài hơn 109 km; tổng mức đầu tư hơn 27,200 tỷ đồng dự kiến khởi công vào cuối năm 2022. 

    Bên cạnh đó tỉnh còn tập trung đầu tư nâng cấp, mở rộng các tuyến đường tỉnh, đường quốc lộ như quốc lộ 1A với chiều dài chạy qua tỉnh là 129.2km, quốc lộ 63 với chiều dài 38.1km, đường vành đai 3 TP. Cà Mau, đường từ Cà Mau – Khánh Hội (ĐT.984)… 

    Ngoài ra, theo quy hoạch tỉnh còn xây dựng những tuyến tránh các khu đô thị trên địa bàn tỉnh, góp phần chỉnh trang đô thị, đảm bảo an toàn giao thông và môi trường đô thị. Nổi bật là tuyến tránh quốc lộ 1A với tổng mức đầu tư 1,725 tỷ đồng đầu tư bởi vốn ngân sách nhà nước.

    Đường thủy – Đường hàng không

    Với địa thế 3 mặt giáp biển, Cà Mau có các cảng lớn như: Cảng Hòn Khoai, cảng Năm Căn, đóng vai trò then chốt trong việc phát triển logistics, xuất khẩu hàng hóa trong khu vực phía Nam. Trong giai đoạn đến năm 2030, tỉnh tiếp tục đầu tư chiều sâu, mở rộng quy mô, tăng công suất tiếp nhận của các cảng này.

    Là 1 trong 3 tỉnh ĐBSCL có sân bay, theo kế hoạch sắp tới sân bay Cà Mau cũng được kiến nghị nâng cấp lên cấp 4C, đường băng từ 1,500m được kéo dài lên 2,400m để đáp ứng các tuyến bay nội địa, tạo điều kiện mời gọi đầu tư, thu hút du lịch.

    Sơ đồ hệ thống giao thông đường thủy và đường không tỉnh Cà Mau (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
    Sơ đồ hệ thống giao thông đường thủy và đường không tỉnh Cà Mau (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

     

    Các dự án trọng điểm

    Dự án cao tốc Cần Thơ – Cà Mau

    Cao tốc Cần Thơ – Cà Mau là dự án thành phần của dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025. Quy mô tuyến có 4 làn xe hạn chế, mặt cắt ngang 17m, tổng chiều dài khoảng 109.5km và tổng mức đầu tư 27,254 tỷ đồng.

    Bản đồ hướng tuyến dự kiến cao tốc Cần Thơ- Cà Mau (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
    Bản đồ hướng tuyến dự kiến cao tốc Cần Thơ- Cà Mau (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Tuyến góp phần hoàn chỉnh mạng lưới giao thông trong khu vực, kết nối các trung tâm kinh tế, khu đô thị mới và đầu mối giao thông trên địa bàn các tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và thành phố Cần Thơ. Đồng thời, giảm thiểu ùn tắc giao thông trên Quốc lộ 1A, thúc đẩy kinh tế.

    Dự án khu kinh tế Năm Căn

    Khu kinh tế Năm Căn là Khu kinh tế tổng hợp, đa ngành; là đầu mối giao thương phía Nam của tỉnh Cà Mau, Đồng bằng sông Cửu Long và quốc tế với quy mô 10,801ha, quy mô dân số dự kiến là 90,000 người ( năm 2030); 178,000 người (năm 2040).

    Sơ đồ quy hoạch sử dụng đất khu kinh tế Năm Căn đến năm 2030 (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
    Sơ đồ quy hoạch sử dụng đất khu kinh tế Năm Căn đến năm 2030 (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Mục tiêu phát triển của khu kinh tế Năm Căn là khai thác tối đa lợi thế về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý kinh tế và chính trị trong giao thương, dịch vụ quốc tế và trong nước, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Cà Mau và khu vực đồng bằng sông Cửu Long nhằm góp phần thu hẹp khoảng cách khu vực này với các vùng khác ở Việt Nam.

    QUY HOẠCH | QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP | KHU CÔNG NGHIỆP – CỤM CÔNG NGHIỆP

    Khu công nghiệp Khánh An (huyện U Minh)

    Được thành lập từ năm 2007 và được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch phân khu, tỷ lệ 1/2.000, có vị trí tiếp giáp với Khu khí – điện – đạm Cà Mau với diện tích hơn 235,86 ha (trong đó diện tích đất công nghiệp là 147,86 ha).

    Khu công nghiệp (KCN) Khánh An tập trung thu hút các ngành nghề chính như: Cảng dịch vụ, chế biến nông sản, chế biến thủy hải sản, công nghiệp cơ khí, công nghiệp chế biến thức ăn gia súc và phân bón; công nghiệp điện tử, dệt may, sản xuất hàng hóa tiêu dùng; công nghiệp chế biến các sản phẩm từ lâm nghiệp; công nghiệp hóa lỏng khí tự nhiên, công nghiệp sau khí; công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất bao bì, túi PA, túi PE; hạt nhựa tái, sinh điện sinh khối, điện khí, CO2 thực phẩm, khí công nghiệp.

    Khu công nghiệp Hòa Trung (huyện Cái Nước)

    Vị trí khu đất Quy hoạch phân khu Khu công nghiệp Hòa Trung
    Vị trí khu đất Quy hoạch phân khu Khu công nghiệp Hòa Trung

    Được thành lập từ năm 2009 và đã được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng.

    Diện tích 326 ha (trong đó đất công nghiệp là 197,6 ha); Là khu công nghiệp tập trung với định hướng tập trung thu hút các ngành nghề hoạt động chính: Công nghiệp chế biến thủy sản, dịch vụ và các ngành nghề phục vụ nuôi trồng và khai thác thủy hải sản.

    – Thực trạng kết cấu hạ tầng: Hạ tầng chưa được đầu tư, chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung, đang triển khai bồi thường, giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch giai đoạn I: 100 ha.

    Khu công nghiệp, lũy kế đến nay đã thu hút được có 11 dự án còn hiệu lực, vốn đăng ký 1.182 tỷ đồng diện tích thuê đất của các doanh nghiệp đạt tỷ lệ lấp đầy 14,27% diện tích đất công nghiệp (28,2 ha/197,6 ha). Các ngành, sản phẩm chủ yếu hiện có trong khu công nghiệp là: Chế biến thủy sản (08 dự án); sản xuất Chitin (02 dự án), sản xuất nước đá (01 dự án).

    Khu công nghiệp Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời)

    – KCN Sông Đốc phía Bắc: Quy mô 45,5 ha (chưa thành lập). Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chi tiết Khu công nghiệp Sông Đốc phía Bắc, quy mô 45,45ha, tỷ lệ 1/500 (diện tích đất công nghiệp là 30,9 ha).

    Hiện trạng diện tích các doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng trong khu vực Đồ án được duyệt là khoảng 12,5ha. 

    – KCN Sông Đốc phía Nam: Quy mô 100 ha. Đồ án Quy hoạch phân khu Khu công nghiệp Sông Đốc phía Nam, quy mô 100ha, tỷ lệ 1/2000 

    – Thực trạng kết cấu hạ tầng: Hạ tầng chưa được đầu tư, chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung, đang triển khai bồi thường, giải phóng mặt bằng 100 ha. Chủ yếu thu hút đầu tư các ngành: Chế biến thủy, hải sản; chế biến nông, lâm sản; đóng mới và sửa chữa tàu thuyền; sản xuất thức ăn chăn nuôi (gia súc, gia cầm, thủy sản); sản xuất đồ gia dụng, mỹ nghệ…

    Cụm công nghiệp

    Theo Quy hoạch phát triển Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2011-2020, trong đó mục tiêu đến 2020 thành lập 14 cụm công nghiệp (CCN) với tổng diện tích 545 ha.

    Cụm công nghiệp Khí-Điện-Đạm Cà Mau
    Cụm công nghiệp Khí-Điện-Đạm Cà Mau

    Trên cơ sở rà soát quy hoạch phát triển, đến nay tình hình hiện trạng và hoạt động các CCN trên địa bàn tỉnh có một số thay đổi như sau:

    – 01/14 CCN đã chuyển đổi thành khu dân cư và khu thương mại (CCN Phường 1-Tp Cà Mau, diện tích 35 ha)

    • CCN Hòa Thành (Tp Cà Mau) từ 50 ha giảm còn 29,15 ha.
    • CCN Tân Thuận (Đầm Dơi) từ 35 ha tăng lên 50 ha, được chủ tịch UBND phê duyệt tại Quyết định số 2548/QĐ-UBND ngày 31/12/2020 phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng cụm công nghiệp Tân Thuận xã Tân Thuận, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau, tỷ lệ 1/500.

    – 02 CCN được bổ sung vào quy hoạch của tỉnh:

    • CCN xã Phong Điền, huyện Trần Văn Thời được UBND tỉnh Cà Mau phê duyệt tại Quyết định số 1963/QĐ-UBND ngày 14/11/2016 với tổng diện tích 54,06 ha.
    • CCN xã Lâm Hải, huyện Năm Căn được UBND tỉnh Cà Mau phê duyệt tại Quyết định số 1964/QĐ-UBND ngày 14/11/2016 với tổng diện tích 35,06 ha.

    Như vậy, đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh còn lại 13 CCN với tổng diện tích 663,27 ha. Trong đó: 12 CCN đã được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng, 01 cụm công nghiệp được Chủ tịch UBND thành phố Cà Mau phê duyệt quy hoạch phân khu.

    Khu công nghiệp

    KCN Khánh An (235,86 ha): Thu hút đầu tư, phát triển các ngành nghề hoạt động chính như: Cảng dịch vụ, chế biến nông sản, chế biến thủy hải sản, công nghiệp cơ khí, công nghiệp chế biến thức ăn gia súc và phân bón; công nghiệp điện tử, dệt may, sản xuất hàng hóa tiêu dùng; công nghiệp chế biến các sản phẩm từ lâm nghiệp; công nghiệp hóa lỏng khí tự nhiên, công nghiệp sau khí; công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất bao bì, túi PA, túi PE; hạt nhựa tái, sinh điện sinh khối, điện khí, CO2 thực phẩm, khí công nghiệp.

    KCN Khánh An mở rộng (khoảng 345 ha): theo mô hình KCN – đô thị – dịch vụ, gắn với phát triển đô thị Khánh An; Tập trung nhiều ngành, bao gồm các ngành công nghiệp từ những thế mạnh về tiềm năng của tỉnh Cà Mau và các ngành công nghiệp có sử dụng năng lượng từ khí tự nhiên như công nghiệp chế biến nông sản; công nghiệp chế biến hải sản; công nghiệp chế biến thức ăn gia súc và phân bón; công nghiệp cơ khí; công nghiệp điện tử, dệt may, sản xuất hàng tiêu dùng; công nghiệp chế biến các sản phẩm từ lâm nghiệp; công nghiệp vật liệu xây dựng; công nghiệp chế biến khí,…

    KCN Hòa Trung (326 ha): KCN tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực sản xuất công nghiệp theo quy định và bao gồm chuyên ngành thủy sản như: Công nghiệp chế biến thủy sản, dịch vụ và các ngành nghề phục vụ nuôi trồng và khai thác thủy hải sản;

    KCN trong khu kinh tế Năm Căn (525 ha): Khu công nghiệp mở tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực với chức năng công nghiệp đóng tàu; công nghiệp năng lượng (dầu khí, điện, …); công nghiêp hậu cần cảng (logistics); khu công nghiệp lắp ráp, gia công hàng hóa; công nghiêp sản xuất vật liệu xây dựng, vât liệu mới; công nghiệp phụ trợ phục vụ nghề biển; chế xuất – đào tạo – nghiên cứu; khu kho cảng; khu dịch vụ phục vụ công nghiệp và cây xanh tập trung, cảng biển, …

    KCN Sông Đốc (145,45 ha): Định hướng các ngành nghề chính như chế biến thủy hải sản, chế biến nông lâm sản, sửa chữa tàu thuyền, chế biến thức ăn nuôi trồng thủy hải sản, sản phẩm đồ gia dụng và đồ mỹ nghệ từ vỏ thủy sản,…

    KCN Tân Thuận (490 ha): Theo mô hình KCN – đô thị – dịch vụ, gắn với phát triển đô thị Tân Thuận. Tập trung ngành nghề bao gồm công nghiệp chế biến nông sản, công nghiệp chế biến hải sản, công nghiệp chế biến thức ăn gia súc và phân bón, công nghiệp cơ khí, công nghiệp điện tử, sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp phục vụ khai thác biển; công nghiệp vật liệu xây dựng, chế biến ngành muối, công nghiệp chế biến khí,…

    Cụm công nghiệp

    Khu vực tập trung phát triển các khu công nghiệp tại các huyện có vị trí thuận lợi về giao thông và điều kiện địa hình, quỹ đất phát triển. Dự kiến khu vực phát triển các KCN bao gồm các huyện U Minh, Trần Văn Thời, Đầm Dơi, Cái Nước, Năm Căn.

    Đối với cụm công nghiệp sẽ bố trí cụm công nghiệp tại các huyện trên địa bàn tỉnh bao gồm: U Minh, Trần Văn Thời, Đầm Dơi, Cái Nước, Năm Căn, Phú Tân, Ngọc Hiển và thành phố Cà Mau.

    Trên đây là những thông tin tổng quan về “Tóm tắt quy hoạch khu công nghiệp – cụm công nghiệp Cà Mau giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050” do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng với những thông tin trên giúp chủ đầu tư, nhà đầu tư và doanh nghiệp có thêm những thông tin về thị trường Bình Dương để cân nhắc, xem xét trước khi đầu tư. Ngoài ra để xem thêm các bài viết về tư vấn phát triển dự án, anh chị, bạn đọc có thể truy cập trang web https://senvangdata.com.vn/.  

    thumbnail

    ————————–

    Dịch vụ tư vấn Phát triển dự án: Xem chi tiết

    Xem thêm các dịch vụ / tài liệu khác của Sen Vàng : 

    Dịch vụ tư vấn  

    Tài liệu

    Báo cáo nghiên cứu thị trường

    ————————–

    Khóa học Sen Vàng: 

    Xây dựng tiêu chí lựa chọn Bất động sản

    Khóa học R&D – Nghiên cứu và phát triển bất động sản

    Hoạch định chiến lược đầu tư bất động sản cá nhân 

    —————————

    Bất động sản Sen Vàng – Đơn vị tư vấn phát triển dự án bất động sản uy tín, chuyên nghiệp Việt Nam

    Website: https://senvanggroup.com/

    Website: https://senvangdata.com/

    Youtube: https://tinyurl.com/vt82l8j

    Hotline: 0948 48 48 59

    Group cộng đồng Kênh đầu tư Sen Vàng : https://zalo.me/g/olgual210

    #senvanggroup #senvangrealestate #kenhdautusenvang  #dịch_vụ_tư_vấn_phát_triển_dự_án #thị_trường_bất_động_sản_2023 #phat_triển_dự_án #tư_ vấn_chiến _ lược_kinh_doanh #xây_dựng_kế_hoạch_phát_triển #chiến_lược_tiếp_thị_dự_án

    Thẻ : Nghiên cứu và phát triển bất động sản, truyền thông bất động sản, r&d bất động sản, cà mau, sen vàng group, senvangdata, phát triển bền vững, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khóa học bất động sản, Công trình xanh, chiến lược kinh doanh bất động sản, dịch vụ tư vấn phát triển dự án,

      ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VỚI SEN VÀNG GROUP

      Nội dung Qúy công ty cần tư vấn :

      "Cảm ơn Qúy công ty, sau khi điền thông tin, Sen Vàng sẽ liên hệ với Qúy công ty để xác nhận trong thời gian 48h!
      Chúc Qúy công ty ngày càng phát triển và thịnh vượng!

      Qúy công ty có thể liên hệ trực tiếp số Hotline Sen Vàng Group 0948484859 nếu cần gấp!

      Trân trọng! "

      TOP
      error: Content is protected !!