Phát huy tiềm năng, lợi thế tự nhiên và vai trò vị trí của tỉnh trong vùng Tây Nguyên để phát triển nhanh, bền vững; phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Tổ chức hợp lý không gian lãnh thổ, lấy phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, hạ tầng số làm động lực, tạo dư địa cho phát triển tỉnh. Quản lý và phát triển bền vững hệ thống đô thị, nông thôn. Trong bài viết lần này, hãy cùng Sen Vàng tìm hiểu Quy hoạch tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2021 – 2030: Phát triển nhanh, toàn diện và bền vững. |
1. CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ – XÃ HỘI
Lâm Đồng đặt ra một số chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội năm 2024, như: Tốc độ tăng trưởng GRDP tăng khoảng 7,2 %, GRDP bình quân đầu người đạt hơn 95 triệu đồng/người.
Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh đạt hơn 14 ngàn tỷ đồng. Tổng lượt khách du lịch đăng ký qua lưu trú 7,6 triệu lượt, tỷ lệ nghèo đa chiều giảm khoảng 1%, gần 92 % gia đình đạt chuẩn văn hóa .
Theo báo cáo, tổng kế hoạch đầu tư công năm 2023 và năm 2022 kéo dài sang năm 2023 là 7.200 tỷ đồng, giải ngân đạt 66%. Các địa phương có tỷ lệ giải ngân trên 95% bao gồm huyện Đơn Dương, Lạc Dương và thành phố Đà Lạt. 03 địa phương có tỷ lệ giải ngân thấp nhất đó là Bảo Lâm, Bảo Lộc và Lâm Hà.
2. QUY HOẠCH TỔ CHỨC KHÔNG GIAN
Các hành lang kinh tế
– Hành lang kinh tế Đông – Tây: Cao tốc Nha Trang (Khánh Hòa) – Liên Khương (Lâm Đồng) (CT.25), Cao tốc Dầu Giây (Đồng Nai) – Liên Khương (Lâm Đồng) (CT.27); quốc lộ 20 – quốc lộ 27C, kết nối Thành phố Hồ Chí Minh – Đồng Nai – Lâm Đồng – Khánh Hòa.
– Hành lang kinh tế Đông – Tây: Đường tỉnh 725.
– Hành lang kinh tế Bắc – Nam: Quốc lộ 28, kết nối Đắk Nông – Di Linh (Lâm Đồng) – Lâm Đồng.
– Hành lang kinh tế Bắc – Nam: Quốc lộ 27, kết nối Đắk Lắk – Lâm Đồng – Ninh Thuận và quốc lộ 28B kết nới Lâm Đồng – Lâm Đồng.
– Hành lang kinh tế Bắc – Nam: Quốc lộ 55, kết nối Đắk Nông – Bảo Lộc (Lâm Đồng) – Lâm Đồng và quốc lộ 55B, Bình Phước – Lâm Đồng – Lâm Đồng.
Các tiểu vùng động lực
– Tiểu vùng 1: Đà Lạt – Lạc Dương – Đức Trọng – Đơn Dương – Lâm Hà (TT Nam Ban, xã Mê Linh, Đông Thanh, Gia Lâm, Nam Hà). TP Đà Lạt, trung tâm của tiểu vùng I.
– Tiểu vùng 2: Di Linh – Đam Rông- Lâm Hà (TT Đinh Văn, xã Đạ Đờn, Phú Sơn, Phi Tô, Tân Văn, Tân Hà, Liên Hà, Đan Phượng, Hoài Đức, Phúc Thọ, Tân Thanh), trong đó TT Di Linh sẽ là trung tâm hạt nhân của tiểu vùng II.
– Tiểu vùng 3: Bảo Lộc- Bảo Lâm – Đạ Huoai – Đạ Tẻh – Cát Tiên. TP Bảo Lộc là trung tâm của tiểu vùng III.
Vùng đô thị
Tỉnh Lâm Đồng có 02 vùng đô thị tương ứng với 02 khu vực có vai trò động lực chính là: Thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận + Thành phố Bảo Lộc và vùng phụ cận.
Đà Lạt sẽ vẫn là “trung tâm của vùng đô thị” và trung tâm du lịch, văn hóa, giáo dục, công nghệ, y tế & dịch vụ… TP Bảo Lộc sẽ là “trung tâm vùng đô thị Bảo Lộc” và trung tâm công nghiệp, hậu cần, du lịch, giáo dục, công nghệ & dịch vụ, và trung tâm nghiên cứu về công nghiệp, nông lâm nghiệp. Huyện Di Linh và Bảo Lâm sẽ là các trung tâm tiểu vùng, tập trung vào giao thương giữa Tây Nguyên và vùng ven biển. Các khu vực ở ngoại ô thành phố phát triển nông nghiệp công nghệ cao và các ngành công nghiệp chế biến.
Vùng liên huyện
Vùng liên huyện Đông – Bắc (Tiểu vùng I): Là vùng trọng điểm, có vai trò là khu vực động lực phát triển của tỉnh. Thành phố Đà Lạt mở rộng là trung tâm vùng (sáp nhập huyện Lạc Dương) và vùng phụ cận được mở rộng một phần huyện Lâm Hà (thị trấn Nam Ban, xã Mê Linh, Đông Thanh, Gia Lâm, Nam Hà) là trung tâm du lịch cao cấp quốc gia có ý nghĩa quốc tế.
Vùng liên huyện trung chuyển (Tiểu vùng II): Là vùng sản xuất cây công nghiệp, dược liệu, chăn nuôi, công nghiệp chế biến và dịch vụ du lịch; là vùng đệm sinh thái trung chuyển giữa tiểu vùng I và tiểu vùng II, trong đó đô thị Di Linh là trung tâm của vùng.
Vùng liên huyện Tây – Nam (Tiểu vùng III) : Hạt nhân là thành phố Bảo Lộc, là đô thị động lực chính của vùng đô thị phía Nam tỉnh. Phân vùng Đạ Huoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên trở thành phân vùng phía Nam thuộc tiểu vùng III với vai trò phát triển kinh tế – xã hội tổng hợp để phát huy vai trò kết nối Tiểu vùng III nói riêng và tỉnh Lâm Đồng nói chung với khu vực các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch, du lịch thể thao chất lượng cao (nghỉ dưỡng, gôn, đua ngựa, đua chó,…), dịch vụ du lịch chăm sóc sức khỏe, du lịch sinh thái rừng.
3. PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH HỆ THỐNG ĐÔ THỊ
– Phát triển các đô thị gắn với động lực của từng vùng theo hướng xanh, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu. Hình thành hệ thống đô thị có kết cấu hạ tầng đồng bộ và hiện đại, đảm bảo kết nối giữa các đô thị trong tỉnh với các đô thị trong vùng; gắn phát triển đô thị với xây dựng nông thôn mới.
– Phấn đấu đến năm 2030 hệ thống đô thị của tỉnh gồm 17 đô thị, trong đó: 01 đô thị loại I, 01 đô thị loại II, 03 đô thị loại III, 05 đô thị loại IV và 07 đô thị loại V. Khi có đủ điều kiện, tiêu chí theo quy định sẽ phát triển thêm 05 đô thị loại V.
– Phấn đấu đến năm 2045, Lâm Đồng trở thành thành phố trực thuộc trung ương gồm 3 quận, 3 thị xã, 3 huyện. Ngoài ra khu vực ngoại thành là một số thị trấn huyện lỵ và thị trấn thuộc huyện giữ vai trò là trung tâm huyện hoặc trung tâm các xã hoặc các cụm xã.
4. PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN CÁC KHU CHỨC NĂNG
Phương án phát triển khu công nghiệp
Đến năm 2030, toàn tỉnh có 03 khu công nghiệp với tổng diện tích khoảng 538 ha, trong đó đầu tư hoàn thiện hạ tầng khu công nghiệp Lộc Sơn, khu công nghiệp Phú Hội và hoàn thành thủ tục pháp lý, thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng và phát triển sản xuất khu công nghiệp Phú Bình. Thành lập mới 03 khu công nghiệp (Đạ Tẻh, Tân Rai – Bảo Lâm, Lộc Châu – Đại Lào) khi được bổ sung chỉ tiêu đất khu công nghiệp và đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định về khu công nghiệp.
Phương án phát triển cụm công nghiệp
Hình thành hệ thống các cụm công nghiệp bảo đảm sự phát triển bền vững và góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các địa phương và trong tăng trưởng chung của ngành công nghiệp toàn tỉnh.
Giữ nguyên 08 cụm công nghiệp hiện hữu với tổng diện tích khoảng 263 ha và điều chỉnh tăng, giảm diện tích 02 cụm công nghiệp phù hợp với thực tế phát triển. Bổ sung 08 cụm công nghiệp với tổng diện tích khoảng 467 ha. Đến năm 2030, trên địa bàn tỉnh quy hoạch 18 cụm công nghiệp với tổng diện tích 792 ha.
Phương án phát triển các khu du lịch
Định hướng phát triển hệ thống khu, điểm du lịch theo các cụm không gian du lịch, hành lang kinh tế: Thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận trở thành trung tâm du lịch của quốc gia và quốc tế; thành phố Bảo Lộc và vùng phụ cận trở thành vệ tinh, trung tâm du lịch cấp vùng.
Mở rộng khu du lịch quốc gia Hồ Tuyền Lâm, đầu tư đưa vào khai thác các khu du lịch trọng điểm: Khu du lịch quốc gia Đankia – Suối Vàng, Khu du lịch hồ Prenn, Khu du lịch núi Sa Pung và các khu vực có tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh.
Phát triển một số khu du lịch mới gắn liền với danh thắng thiên nhiên, các di tích lịch sử văn hóa, các hồ thuỷ lợi có tiềm năng phát triển du lịch. Tăng cường liên kết vùng, gắn các khu du lịch Lâm Đồng với vùng, quốc gia và quốc tế.
5. PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI GIAO THÔNG
Đường bộ
Xây dựng hệ thống giao thông đồng bộ, liên hoàn, kết nối đồng bộ với hệ thống giao thông quốc gia, vùng và nội tỉnh, tạo thành một mạng lưới giao thông thông suốt, hiệu quả.
– Phương án phát triển hạ tầng giao thông quốc gia: Phát triển mạng lưới đường cao tốc, quốc lộ trên địa bàn tỉnh theo Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 01 tháng 9 năm 2021, gồm:
+ 03 Cao tốc: Cao tốc Nha Trang – Liên Khương (CT.25), Cao tốc Liên Khương – Buôn Ma Thuột (CT.26), Cao tốc Dầu Giây – Liên Khương (CT.27)
+ 08 quốc lộ: Quốc lộ 20, quốc lộ 27, quốc lộ 27C, quốc lộ 28, quốc lộ 28B, quốc lộ 55, quốc lộ 55B, đường Trường Sơn Đông.
– Phương án phát triển hạ tầng giao thông cấp tỉnh:
+ Quy hoạch 19 tuyến đường tỉnh, trong đó có 09 tuyến hiện hữu, điều chỉnh, 10 tuyến bổ sung mới. Đối với 09 tuyến đường tỉnh hiện hữu, điều chỉnh: Đầu tư nâng cấp, điều chỉnh hướng tuyến của một số đoạn và xây dựng nối dài các đoạn tuyến chưa được hình thành để bảo đảm các thông số kỹ thuật, hình thành mạng lưới giao thông thông suốt, bảo đảm phục vụ thuận lợi cho sản xuất và đời sống nhân dân. Đối với 10 tuyến đường tỉnh bổ sung mới: Đầu tư các đoạn mở mới để hình thành mạng lưới giao thông thông suốt, gồm: ĐT.723, ĐT.724B, ĐT.725C (tránh Tà Nung), ĐT.725D, ĐT.726B, ĐT.726C, ĐT.727, ĐT.728, ĐT.728B, ĐT.730.
+ Quy hoạch tuyến đường kết nối giữa Cảng hàng không Liên Khương và Cảng cạn Đức Trọng, Trung tâm logistics Đức Trọng với đường cao tốc Dầu Giây – Liên Khương (CT.27), tuyến đi giáp hàng rào ranh giới phía Nam và phía Đông Cảng hàng không Liên Khương.
+ Các tuyến đường đô thị, vành đai đô thị, đường huyện, đường xã thực hiện theo quy hoạch đô thị, nông thôn, quy hoạch xây dựng vùng huyện và liên huyện.
Đường sắt
– Đường sắt quốc gia: Xây dựng tuyến đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt theo Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1769/QĐ-TTg ngày 19 tháng 10 năm 2021.
– Đường sắt đô thị: Nghiên cứu phát triển 06 tuyến xe điện mặt đất (tramway)/xe điện một ray (monorail), trong đó nghiên cứu triển khai tuyến ga
Đà Lạt đi sân bay Liên Khương, huyện Đức Trọng trong giai đoạn 2021 – 2030. Sau năm 2030, nghiên cứu đầu tư nâng cấp 03 tuyến xe buýt trục Đèo Prenn – Bến xe Mai Anh Đào, Cam Ly – Đarahoa, Đèo Prenn – Bến xe Liên Nghĩa thành các tuyến xe điện mặt đất/xe điện một ray đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và khách du lịch.
Cảng hàng không
Nâng cấp cảng hàng không Liên Khương: Quy mô, cấp sân bay; công suất thiết kế; diện tích đất thực hiện theo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 648/QĐ-TTg ngày 07 tháng 6 năm 2023.
Cảng cạn
Nội dung phát triển cụ thể hệ thống cảng cạn thực hiện theo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng cạn thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 979/QĐ-TTg ngày 22 tháng 8 năm 2023, cụ thể:
– Cảng cạn Đức Trọng thuộc địa phận huyện Đức Trọng với quy mô 5-10 ha, năng lực thông quan 50.000 – 100.000 Teu năm: Đầu tư xây dựng giai đoạn đến 2030.
– Cảng cạn Bảo Lộc thuộc địa phận thành phố Bảo Lộc với quy mô 5 ha: Đầu tư xây dựng giai đoạn sau 2030.
Đọc thệm: Tiềm năng phát triển bất động sản tỉnh Lâm Đồng
Trên đây là những thông tin tổng quan về “Quy hoạch tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2021 – 2030: Phát triển nhanh, toàn diện và bền vững” do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng với những thông tin trên có thể giúp cho các doanh nghiệp bắt kịp được những xu hướng trong thời đại mới. Ngoài ra để xem thêm các bài viết về tư vấn phát triển dự án, báo cáo phát triển bền vững anh chị, bạn đọc có thể truy cập trang web senvangdata.com/
|
————————–
Dịch vụ tư vấn Phát triển dự án: Xem chi tiết
Xem thêm các dịch vụ / tài liệu khác của Sen Vàng :
————————–
Khóa học Sen Vàng:
Xây dựng tiêu chí lựa chọn Bất động sản
Khóa học R&D – Nghiên cứu và phát triển bất động sản
Hoạch định chiến lược đầu tư bất động sản cá nhân
—————————
Bất động sản Sen Vàng – Đơn vị tư vấn phát triển dự án bất động sản uy tín, chuyên nghiệp Việt Nam
Website: https://senvanggroup.com/
Website: https://senvangdata.com/
Youtube: https://tinyurl.com/vt82l8j
Hotline: 0948 48 48 59
Group cộng đồng Kênh đầu tư Sen Vàng : https://zalo.me/g/olgual210
#senvanggroup #senvangrealestate #kenhdautusenvang #dịch_vụ_tư_vấn_phát_triển_dự_án #thị_trường_bất_động_sản_2023 #phat_triển_dự_án #tư_ vấn_chiến _ lược_kinh_doanh #xây_dựng_kế_hoạch_phát_triển #chiến_lược_tiếp_thị_dự_án
Copyright © 2022 Bản quyền thuộc về SEN VÀNG GROUP