Top 7 tiêu chuẩn công trình xanh thế giới

  • 30 Tháng mười hai, 2023
  • Các chứng nhận công trình xanh thể hiện mức độ bền vững và thân thiện với môi trường của các công trình xây dựng. Các công trình đạt chứng nhận công trình xanh đang trở thành ưu tiên đối với các chủ đầu tư trong bối cảnh mà tính bền vững đang được ưu tiên đặt lên hàng đầu. Cùng Sen Vàng Group tìm hiểu những chứng chỉ công trình xanh trong ngành xây dựng nhé. 

    Chứng nhận công trình xanh

    Giới thiệu

    Công trình xanh là gì?

    Công trình xanh (Green Building) theo định nghĩa của Hội đồng Công trình xanh thế giới (WGBC), là công trình trong thiết kế, xây dựng hoặc vận hành giảm thiểu các tác động xấu và có thể tạo ra những tác động tích cực đối với khí hậu và môi trường của chúng ta. Công trình xanh bảo tồn tài nguyên thiên nhiên quý giá và nâng cao chất lượng cuộc sống.

    Chứng nhận công trình xanh
    Hình ảnh minh hoạ công trình xanh

    Có thể nói, một công trình xanh cần đáp ứng được một số tiêu chí cơ bản dưới đây:

    • Sử dụng hiệu quả năng lượng, nước và tài nguyên khác
    • Tìm kiếm và sử dụng các năng lượng thay thế 
    • Giảm thiểu tối đa ô nhiễm, phế thải đồng thời có các biện pháp tái chế, tái sử dụng hợp lý
    • Các vật liệu sử dụng cho công trình phải là vật liệu không độc hại và bền vững
    • Thiết kế đảm bảo phù hợp với sự biến đổi của môi trường
    • Trong quá trình thi công và vận hành cần phải tính đến các yếu tố môi trường và tính đến chất lượng cuộc sống.

    Hội đồng công trình xanh Việt Nam (VGBC) định nghĩa: Công trình xanh là công trình đạt được hiệu quả  cao trong sử dụng năng lượng và vật liệu, giảm thiểu các tác động xấu tới môi trường; đồng thời được thiết kế để có thể hạn chế tối đa những tác động không tốt của môi trường xây dựng tới sức khỏe con người và môi trường tự nhiên thông qua:

    • Sử dụng năng lượng, nước và các nguồn tài nguyên khác một cách hiệu quả
    • Bảo vệ sức khỏe người sử dụng và nâng cao năng suất lao động
    • Giảm thiểu chất thải, ô nhiễm và hủy hoại môi trường

     Lợi ích của tiêu chuẩn xanh trong công trình xây dựng

    Chứng nhận công trình xanh
    Lợi ích của công trình xanh
    • Giảm lượng rác thải và ô nhiễm môi trường

    Công trình xanh đạt chứng nhận tiêu chuẩn xanh là công trình sử dụng hiệu quả nước và năng lượng, thải ít khí Co2 và tận dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên như năng lượng mặt trời, năng lượng gió và các tiện ích công cộng.

    Như vậy, công trình xanh giúp giảm thiểu mức độ sử dụng năng lượng trong quá trình xây dựng và vận hành, từ đó giúp giảm rác thải và khí thải độc hại ra môi trường. 

    • Tiết kiệm năng lượng và chi phí vận hành

    Cụ thể, việc áp dụng đồng bộ các giải pháp xanh như hạn chế tác động trực tiếp của ánh nắng mặt trời, sử dụng thiết bị chiếu sáng tiết kiệm năng lượng, vòi chảy lưu lượng thấp… có thể giúp tiết kiệm trung bình 28% năng lượng, 32% nước và 45% năng lượng hàm chứa trong vật liệu. Theo ước tính, ở Việt Nam một công trình nếu xây dựng theo xu hướng “xanh” thì chi phí xây dựng sẽ cao hơn lên từ 5% – 15% so với công trình thông thường. Tuy nhiên trong quá trình vận hành, một công trình xanh sẽ tiết kiệm được từ 20 – 30% năng lượng tiêu thụ.

    Sự tiết kiệm năng lượng hay sử dụng nguồn năng lượng hiệu quả của công trình xanh cũng góp phần giúp doanh nghiệp giảm phi phí về lâu dài.

    • Tăng giá trị bất động sản và thu hút đầu tư

    Công trình xanh không chỉ mang lại lợi ích cho cư dân mà còn góp phần vào việc xây dựng một cộng đồng bền vững và ý thức về môi trường. Điều này thu hút sự chú ý của người mua bất động sản, đặt ra một chuẩn mực mới cho giá trị thị trường. 

    Việc tích hợp các giải pháp công nghệ tiên tiến, sử dụng nguồn năng lượng tái tạo và thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường tạo nên điểm thuận lợi trong việc xác định giá trị bất động sản. 

    • Cải thiện chất lượng cuộc sống

    Công trình xanh sẽ tạo ra môi trường đảm bảo sức khỏe cho nhân viên và người sử dụng công trình. Công trình xanh giúp giảm khí thải và ô nhiễm không khí trong quá trình vận hành giúp cải thiện chất lượng không khí xung quanh, tạo ra một môi trường sống an lành và sạch sẽ.

    Các công trình xanh cũng thường tích hợp các khu vui chơi, công viên, và không gian giao tiếp cộng đồng, tăng cường tinh thần cộng đồng và giao lưu giữa cư dân. 

    Tất cả những yếu tố này đồng lòng đóng góp vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống và đem lại sự hài lòng cho cư dân trong cộng đồng xanh bền vững.

    Các tiêu chuẩn xanh trên thế giới

    Các tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá công trình xanh phổ biến hiện nay có thể kể đến như:

    Tiêu chuẩn xanh LEED( Leadership in Energy and Environmental Design) – Hoa Kỳ

     

    Đây là tiêu chuẩn đánh giá công trình xanh của Mỹ, do Hội đồng xây dựng xanh Mỹ (US Green Building Council) ban hành. Trên thế giới hiện nay, đây được coi là bộ tiêu chuẩn phổ biến nhất. Mặc dù không phải là bộ tiêu chuẩn tiên phong nhưng nó lại được chấp nhận nhanh chóng và sử dụng rộng rãi nhờ vào việc thương mại hóa, cho phép đánh giá, chứng nhận các công trình bên ngoài nước Mỹ.

    LEED phù hợp với các công trình quy mô lớn, hướng tới các thị trường lớn trên thế giới. 

    Chứng nhận công trình xanh
    Tiêu chuẩn xanh LEED

    Chứng chỉ LEED đánh giá công trình kiến trúc xanh dựa trên 6 tiêu chí quan trọng sau đây: 

    • Thiết kế địa điểm bền vững (Sustainable Site – 26 điểm): Các công trình được đặt trên vị trí có thể tối ưu hóa tích hợp với môi trường xung quanh và hỗ trợ cộng đồng
    • Sử dụng hiệu quả nguồn nước (Water Efficiency – 10 điểm): Các dự án sử dụng nguồn nước thông minh bằng cách tiết kiệm và tái sử dụng
    • Tận dụng và tái tạo nguồn năng lượng (Energy & Atmosphere – 35 điểm): Tiêu chí này đánh giá việc tối ưu hoá hiệu suất năng lượng và sử dụng nguồn năng lượng tái tạo để giảm tác động tiêu cực đến môi trường
    • Tiết kiệm tài nguyên và vật liệu (Material & Resources – 14 điểm): sử dụng vật liệu bền vững và tái chế thân thiện với môi trường nhằm giảm lượng chất  thải và tác động đến tự nhiên
    • Bảo đảm không khí và môi trường sống (Indoor Environment Quality – 14 điểm): Đảm bảo chất lượng không khí và môi trường sống tốt cho người sử dụng
    • Cập nhật và tối ưu hóa thiết kế (Innovation & Design – 6 điểm): Những thiết kế sáng tạo, linh hoạt có khả năng thích ứng và năng cấp dự án
    • Khu vực ưu tiên ( Regional Priority – 4 điểm)  
    Chứng nhận công trình xanh
    Phân loại tiêu chuẩn xanh LEED

     

    Để đạt được chứng nhận  LEED, các dự án, công trình phải đáp ứng tất cả xá điều kiện tiên quyết và đạt được điểm tín chỉ tương ứng với các tiêu chí của hệ thống đánh giá LEED. Cấp độ chứng nhận của chuẩn LEED thường theo các ngưỡng dưới đây:

    • Tiêu chuẩn LEED Certified: 40–49 điểm
    • Tiêu chuẩn LEED Silver: 50–59 điểm
    • Tiêu chuẩn LEED Gold: 60–79 điểm
    • Tiêu chuẩn LEED Platinum: 80+ điểm

    Chứng nhận LEED có ý nghĩa lớn với bền vững và môi trường. Bằng việc áp dụng các tiêu chuẩn xây dựng bền vững, LEED đóng góp vào việc giảm lượng chất thải, tiết kiệm năng lượng, và bảo vệ môi trường tự nhiên. 

    BREEAM (Building Research Establishment Environmental Assessment Method) – Anh

    BREEAM là bộ tiêu chuẩn của Anh, được BRE (Building Research Establishment) ban hành và là bộ tiêu chuẩn đánh giá công trình xanh đầu tiên trên thế giới năm 1990. Chứng nhận đánh giá tính bền vững của tòa nhà, đặc biệt trong sử dụng năng lượng, sức khỏe, sự đổi mới, cách sử dụng đất, nguyên vật liệu, quản trị, kiểm soát ô nhiễm, vận chuyển và kiểm soát tình trạng lãng phí. Đây cũng là công cụ đắc lực được các nhà quy hoạch, quản lý đánh giá lợi ích kinh tế – xã hội – môi trường của dự án đến cộng đồng địa phương từ đó có các biện pháp giảm thiểu tác động qua các tiêu chí: quản trị, lợi ích, giao thông, sử dụng đất và sinh thái, tài nguyên và năng lượng, sự đổi mới. 

    BREEAM cho rằng đối với hạng mục kiến trúc ở vào các giai đoạn khác nhau thì nội dung đánh giá tương ứng cũng khác nhau. Nội dung đánh giá gồm 3 mặt: Tính năng kiến trúc, thiết kế xây dựng và vận hành quản lý, trong đó đối với kiến trúc ở vào giai đoạn thiết kế, giai đoạn mới xây và giai đoạn mới xây xong và đang tu sửa thì đánh giá 2 mặt tính năng kiến trúc và thiết kế xây dựng.

    Top chứng nhận công trình xanh
    Tiêu chí đánh giá cho tiêu chuẩn BREEAM

    Các điều mục đánh giá bao gồm 9 mặt lớn:

    • Quản lý: Chính sách và quy trình;
    • Lành mạnh và dễ chịu: Môi trường trong và ngoài phòng;
    • Năng lượng: Tiêu hao năng lượng và phát thải CO2;
    • Vận tải: Quy hoạch địa điểm hữu quan và phát thải CO2 khi vận tải;
    • Nước: Vấn đề tiêu hao và rò rỉ;
    • Nguyên vật liệu: Chọn lựa nguyên liệu và tác dụng đối với môi trường;
    • Sử dụng đất: Cây xanh và sử dụng đất;
    • Sinh thái khu vực: Giá trị sinh thái của địa điểm;
    • Ô nhiễm: Ô nhiễm không khí và nước.

    Từ năm 1990 tiến hành lần đầu tiên đến nay, BREEAM không ngừng hoàn thiện và mở rộng, tính có thể thao tác nâng cao lên rất nhiều, cơ bản thích ứng yêu cầu của thị trường, đến năm 2000 đã đánh giá hơn 500 hạng mục kiến trúc, trở thành mẫu mực cho các nước có lĩnh vực nghiên cứu tương tự: Canada và Australia đã xuất bản hệ thống BREEAM, Hồng Kông cũng ban hành hệ thống đánh giá tương tự: HK-BEAM.

    CASBEE (Comprehensive Assessment System for Building Environmental Efficiency) – Nhật Bản

    CASBEE (Comprehensive Assessment System for Building Environmental Efficiency) là tiền thân của  CASBEE – UD, được phát triển tại Nhật bản từ năm 2001. CASBEE được áp dụng tại Nhật Bản cho cả hai khu vực tư nhân và nhà nước, với khá nhiều phiên bản khác nhau để đánh giá các công trình khác nhau. Mục tiêu của CASBEE là đánh giá toàn diện về hiệu quả môi trường của các công trình dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau liên quan đến bảo vệ môi trường, sử dụng tài nguyên và tiết kiệm năng lượng.

    Top chứng nhận công trình xanh
    Chứng nhận công trình xanh CASBEE

    CASBEE dành cho công trình xây mới, CASBEE dành cho công trình cải tạo, dành cho nhà ở… Hệ thống tiêu chí của CASBEE bao gồm khoảng 90 tiêu chí (thay đổi tùy thuộc vào từng phiên bản) tập trung vào 4 mảng chính: 

    • Tiết kiệm năng lượng
    • Tiết kiệm tài nguyên
    • Môi trường địa phương 
    • Vi khí hậu công trình.

    Hệ thống này cung cấp một phương tiện để đánh giá cách thức xây dựng tương tác với môi trường và cung cấp điểm số cho từng khía cạnh của công trình, giúp các nhà quản lý, nhà phát triển và chủ đầu tư nhìn nhận các khả năng cải tiến trong việc tối ưu hóa thiết kế và quản lý xây dựng để giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Được phát triển tại Nhật Bản bởi Viện Năng lượng và Kỹ thuật Tiết kiệm Năng lượng và đã trở thành một trong những phương pháp đánh giá xây dựng được sử dụng phổ biến tại đây.

    Green Star – Úc

    Green Star được xem là phiên bản LEED của nước Úc, do GBCA (Green Building Council of Australia) ban hành với phạm vi áp dụng là các công trình xây dựng trong phạm vi nước Úc.

    Green Star được dùng để đánh giá hiệu suất hoạt động xây dựng cá nhân chống lại chín loại tác động môi trường: Sự quản lý, chất lượng môi trường trong nhà (IEQ), năng lượng, vận tải, nước, vật liệu, sử dụng đất & sinh thái, khí thải, sáng kiến.

    Top chứng nhận công trình xanh
    Tiêu chuẩn công trình xanh Green Star

    GREENSTAR được chia làm 6 mức độ, tương ứng với từ 1 đến 6 sao, một công trình cần ít nhất 45 điểm để đạt được xếp hạng 4 Sao Xanh, đây là tiêu chuẩn tối thiểu có thể được chứng nhận và được coi là Thực hành tốt. Một tòa nhà được xếp hạng 5 Sao Xanh được coi là Xuất sắc của Úc, công trình 6 Ngôi sao Xanh là minh chứng cho sự Đứng đầu thế giới.

    LOTUS (Leadership in Energy and Environmental Design of New Construction and Existing Buildings) – Việt Nam

    Cùng với nhận thức về sự biến đổi của khí hậu toàn cầu, VGBC (Vietnam Green Building Council) cũng đã ban hành bộ tiêu chuẩn đánh giá công trình xanh riêng, có tên là LOTUS.

    Top chứng nhận công trình xanh
    Tiêu chuẩn công trình anh LOTUS

    Hiện nay, LOTUS có khả năng áp dụng cho hầu hết các loại hình dự án xây dựng, với 06 công cụ đánh giá sau:

    • LOTUS NC v3, áp dụng cho dự án xây mới hoặc cải tạo quy mô lớn với tổng diện tích sàn (GFA) từ 2500 m2 trở lên
    • LOTUS BIO, áp dụng cho công trình hiện hữu
    • LOTUS Homes, áp dụng cho công trình nhà ở riêng lẻ
    • LOTUS SB, áp dụng cho dự án phi nhà ở với GFA nhỏ hơn 2500 m2
    • LOTUS Interiors, áp dụng dự án hoàn thiện nội thất
    • LOTUS Small Interiors, áp dụng dự án hoàn thiện nội thất với GFA nhỏ hơn 1000 m2

    Có 7 điều kiện để xem xét đạt chứng nhận LOTUS bao gồm: Năng lượng, nước, vật liệu & tài nguyên, sức khỏe & sự thoải mái, trang web & môi trường, quản lý dự án, hiệu suất vượt trội.

    Top chứng nhận công trình xanh
    Các cấp độ tiêu chuẩn LOTUS

    Chứng nhận Lotus được chia thành 4 cấp độ tương ứng với thang điểm: LOTUS Certified (40 – 54), Silver Certification (55-64), Gold Certification (65 -74), Platinum Certification (75 – 108)

    Tiêu chuẩn xanh BCA Green Mark

    Với tham vọng trở thành nước đi đầu về công nghệ kỹ thuật trong khu vực và trên toàn thế giới, BCA (Building and Construction Authority) của Singapore đã ban hành bộ tiêu chuẩn công trình xanh của riêng mình với những tiêu chí đánh giá phù hợp và dành riêng cho khu vực các nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa.

    Đây là một hệ thống đánh giá công trình xanh được lập ra để đánh giá tác động môi trường và hiệu suất của một công trình. Tiêu chuẩn này cung cấp một khuôn khổ khá đầy đủ và toàn diện để đánh giá tính bền vững của các tòa nhà mới và đang vận hành. 

    Top chứng nhận công trình xanh
    Tiêu chuẩn BCA Green Mark

    Mục tiêu của chứng nhận công trình xanh Green Mark là nhằm định hướng ngành xây dựng Singapore phát triển theo hướng bền vững hơn, tăng hiểu biết về việc thiết kế, đầu tư, xây dựng và vận hành dự án trong giới Chủ đầu tư, nhà thầu, tư vấn thiết kế và các đơn vị liên quan khác.

    BCA Green Mark có cấu trúc tương tự các hệ thống tiêu chí công trình xanh đã được ban hành trước đó, bao gồm các hạng mục như năng lượng, nước, vật liệu, chất lượng môi trường trong nhà…Tuỳ thuộc vào tổng số điểm dự án đạt được, dự án có thể được cấp chứng nhận theo một trong 3 mức: Gold, Gold Plus Platinum.

    Tiêu chí EDGE (Excellence in Design for Greater Efficiencies) – IFC

    Hệ thống chứng chỉ EDGE của IFC, thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới, là hệ thống chứng chỉ tự nguyện mang tính toàn cầu cho công trình sử dụng tài nguyên liệu quả, đưa đến những giải pháp kỹ thuật xanh, đồng thời giảm chi phí đầu tư và tiết kiệm của công trình.

    Top chứng nhận công trình xanh
    Chứng nhận EDGE

    Các cấp tiêu chuẩn công trình xanh Edge

    Cấp 1 – Chứng nhận Edge: Tiết kiệm năng lượng, nước và vật liệu từ 20% trở lên.

    Cấp 2 – Edge nâng cao: Tiết kiệm năng lượng tại chỗ từ 40% trở lên.

    Cấp 3 – Không carbon: Được cấp chứng nhận Edge nâng cao và phải đạt 100% năng lượng tái tạo tại chỗ, ngoài công trình hoặc mua carbon bù đắp để đạt 100%. Phải tính đến toàn bộ năng lượng bao gồm: Diesel và khí hóa lỏng.

    Chứng nhận EDGE thường được áp dụng cho các loại hình công trình như nhà ở, chung cư, khách sạn, khu nghỉ dưỡng, văn phòng, trung tâm thương mại,..

    Các chứng chỉ xanh phổ biến tại Việt Nam hiện nay

    Bộ Xây dựng chưa đưa ra bộ chứng chỉ Công trình xanh nào, vậy nên Việt Nam hiện nay chủ yếu áp dụng một số bộ chứng chỉ cơ bản, phổ biến của thế giới.

    Top chứng nhận công trình xanh
    Chứng chỉ xanh phổ biến tại Việt Nam

    Hệ thống Chứng nhận Công trình xanh là cơ sở nhằm:

    • đánh giá hiệu năng công trình
    • chứng nhận đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường qua bên thứ ba
    • tạo điều kiện cho quy trình thiết kế và xây dựng tích hợp
    • đảm bảo công trình tuân thủ những quy định hiện hành

    Tại Việt Nam, có bộ 3 tiêu chuẩn xanh phổ biến để đánh giá chất lượng và mức độ xanh của 1 công trình khu dân cư là : 

    • Tiêu chuẩn LOTUS của Việt Nam
    • Tiêu chuẩn LEED của Mỹ
    • Tiêu chuẩn EDGE 

    Kết luận 

    Công trình xanh mang lại nhiều lợi ích cho môi trường và xã hội. Ngoài việc giảm tác động đến môi trường mà còn giúp giảm chi phí vận hành, cải thiện năng suất làm việc, nâng cao sức khoẻ. 

    Công trình xanh đang trở thành xu hướng của thời đại. Để đạt được các chứng chỉ công trình xanh, bạn có thể liên hệ với Sen Vàng group để được tư vấn về dịch vụ Giải thưởng Công trình Xanh.

     

    Trên đây là những thông tin tổng quan về “Top 7 tiêu chuẩn công trình xanh trên thế giới” do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng với những thông tin trên giúp chủ đầu tư, nhà đầu tư và doanh nghiệp bất động sản có cái nhìn tổng quan về Chứng chỉ công trình xanh. Ngoài ra để xem thêm các bài viết về Công trình xanh, anh chị, bạn đọc có thể truy cập trang web www.senvangdata.com.vn / www.congtrinhxanhvn.com 

     

     

    ———————–

    Dịch vụ tư vấn Báo cáo phát triển bền vững: Xem chi tiết

    Xem thêm các dịch vụ / tài liệu khác của Sen Vàng : 

    Dịch vụ tư vấn  

    Tài liệu

    Báo cáo nghiên cứu thị trường

    ————————–

    Khóa học Sen Vàng: 

    Xây dựng tiêu chí lựa chọn Bất động sản

    Khóa học R&D – Nghiên cứu và phát triển bất động sản

    Hoạch định chiến lược đầu tư bất động sản cá nhân 

    —————————

    Bất động sản Sen Vàng – Đơn vị tư vấn phát triển dự án bất động sản uy tín, chuyên nghiệp Việt Nam

    Website: https://senvanggroup.com/

    Website: https://senvangdata.com/

    Youtube: https://tinyurl.com/vt82l8j

    Hotline: 0948 48 48 59

    Group cộng đồng Kênh đầu tư Sen Vàng : https://zalo.me/g/olgual210

    #senvanggroup #senvangrealestate #kenhdautusenvang  #dịch_vụ_tư_vấn_phát_triển_dự_án #thị_trường_bất_động_sản_2023 #phat_triển_dự_án #tư_ vấn_chiến _ lược_kinh_doanh #xây_dựng_kế_hoạch_phát_triển #chiến_lược_tiếp_thị_dự_án

     

    Nguồn tổng hợp: Sen Vàng Group – BTV Nguyễn Thị Minh Ánh

    Thông tin liên hệ:

    Website: https://senvangdata.com/

    Hotline: 0948.48.4859

     

    Thẻ : Nghiên cứu thị trường, tiêu chuẩn xanh, senvanggroup, senvangdata, phát triển dự án, đơn vị nghiên cứu thị trường, Công trình xanh, đơn vị tư vấn phát triển dự án, bất động sản, lotus, bất động sản xanh, chứng chỉ xanh, quy hoạch vùng, LEED, gen Z bất động sản, R&D, chứng nhận xanh,

      ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VỚI SEN VÀNG GROUP

      Nội dung Qúy công ty cần tư vấn :

      "Cảm ơn Qúy công ty, sau khi điền thông tin, Sen Vàng sẽ liên hệ với Qúy công ty để xác nhận trong thời gian 48h!
      Chúc Qúy công ty ngày càng phát triển và thịnh vượng!

      Qúy công ty có thể liên hệ trực tiếp số Hotline Sen Vàng Group 0948484859 nếu cần gấp!

      Trân trọng! "

      TOP
      error: Content is protected !!