TOP 10 tỉnh, thành có mật độ dân số lớn nhất Việt Nam 2022

  • 12 Tháng ba, 2024
  • Trong bối cảnh phát triển đô thị và tăng trưởng dân số ngày càng nổi bật, việc đánh giá mật độ dân số của các tỉnh và thành phố trở thành một khía cạnh quan trọng, phản ánh độ đông đúc của cộng đồng trên mỗi đơn vị lãnh thổ, xét trong bối cảnh tiềm năng thị trường bất động sản, ta có thể nhìn thấy nhu cầu và tiềm năng phát triển bất động sản tại tỉnh, thành phố và khu vực đó có cao hay không. Trong bài viết này, hãy cùng Sen Vàng Group đặt tầm ngắm vào TOP 10 tỉnh, thành có mật độ dân số lớn nhất Việt Nam. Điều này giúp ta nhìn nhận sự phân bố dân cư và tập trung dân số ở những địa điểm quan trọng, đóng góp vào việc hiểu rõ hơn về động lực phát triển kinh tế và xã hội trên khắp đất nước.

    MẬT ĐỘ DÂN SỐ VÀ Ý NGHĨA TRONG ĐÁNH GIÁ SỰ ĐÔ THỊ HÓA

    Mật độ dân số là chỉ số thể hiện số dân trung bình sống trên mỗi đơn vị diện tích của lãnh thổ. Tổng cục Thống kê xác định mật độ dân số bằng cách tính số dân trung bình trên mỗi km2 diện tích lãnh thổ.

    Mật độ dân số trên thế giới hiện nay. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
    Mật độ dân số trên thế giới hiện nay. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Kết quả thường được đo lường trong đơn vị người/km² để chỉ số này trở nên có ý nghĩa và so sánh được giữa các khu vực khác nhau. Mật độ dân số là một chỉ số quan trọng để hiểu về sự phân bố dân cư và có thể có tác động lớn đến các quyết định quản lý đô thị, phát triển kinh tế, và xã hội.

    Thông qua việc so sánh mật độ dân số giữa các khu vực, chúng ta có thể nhận biết được sự chênh lệch về độ đông đúc giữa nông thôn và thành thị, giữa các tỉnh thành, từ đó có thể đưa ra những quyết định quản lý, phát triển hợp lý nhằm đảm bảo sự cân đối và hiệu quả trong quá trình phát triển địa bàn.

    Chúng ta có thể phân loại mật độ dân số thành ba loại chính:

    • Mật độ dân số tổng thể: Đây là tỉ lệ tổng dân số sống trong một khu vực cụ thể so với diện tích đất liền tại khu vực đó. Loại mật độ này thường được sử dụng để so sánh mức độ đông đúc giữa các quốc gia, lãnh thổ hoặc khu vực.
    • Mật độ dân số đô thị: Là tỉ lệ giữa số người sống trong một khu vực đô thị và diện tích đất liền của đô thị đó. Mật độ dân số đô thị thường cao hơn mật độ dân số tổng thể, do đô thị thường là trung tâm kinh tế nơi tập trung nhiều tiện ích phát triển.
    • Mật độ dân số nông thôn: Là tỉ lệ giữa số người sống trong một khu vực nông thôn và diện tích đất liền của vùng nông thôn đó. Mật độ dân số nông thôn thường thấp hơn mật độ dân số tổng thể, do ở nông thôn, diện tích đất rộng lớn nhưng dân cư thì thưa thớt, và nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp.

    TẦM QUAN TRỌNG CỦA MẬT ĐỘ DÂN SỐ TRONG PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC

    Mật độ dân số là một trong những chỉ số quan trọng đánh giá tình hình phát triển của một quốc gia và ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của đời sống xã hội và kinh tế. Mật độ dân số không chỉ là một con số thống kê, mà còn phản ánh sự phân bố người dân trên một địa bàn cụ thể, ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng, nguồn lực, và chất lượng cuộc sống.

    Mật độ dân số cao có thể tạo ra áp lực lớn về các nguồn lực như nước, thức ăn, và năng lượng. Đồng thời, nó cũng có thể đặt ra thách thức về chất lượng môi trường, quản lý đô thị, và cơ sở hạ tầng giao thông. Mặt khác, mật độ dân số thấp có thể gây ra vấn đề về suy giảm năng suất lao động và động lực kinh tế.

    Do đó, việc theo dõi và hiểu rõ về mật độ dân số là quan trọng để có những chiến lược phát triển bền vững và hiệu quả trong quản lý đất nước.

    Ảnh hưởng đến Kinh tế:

    • Thị trường tiêu thụ lớn: Mật độ dân số cao tạo ra một thị trường tiêu thụ lớn, thúc đẩy phát triển kinh doanh và tăng cường quy mô sản xuất.
    • Nguồn lao động dồi dào: Khu vực với mật độ dân số cao cung cấp lượng lao động lớn, giúp thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp và đô thị.
    • Tăng nhu cầu về hạ tầng: Sự gia tăng về dân số đồng thời tăng cường nhu cầu về hạ tầng như giao thông, điện, nước, giáo dục, và y tế.

    Ảnh hưởng đến Xã hội: 

    • Thách thức về giáo dục, sức khỏe, và an ninh: Nhu cầu về giáo dục, sức khỏe, và an ninh trở nên phức tạp hơn, đòi hỏi sự đầu tư và quản lý chặt chẽ hơn.
    • Cơ hội nghề nghiệp: Mật độ dân số cao tạo ra nhiều cơ hội nghề nghiệp, thúc đẩy sự đào tạo và phát triển kỹ năng trong cộng đồng.
    • Quan tâm đặc biệt đối với giáo dục ở nông thôn: Các vùng nông thôn cũng nhận được sự quan tâm tăng cao, đảm bảo rằng cơ hội giáo dục và phát triển không bị chênh lệch.

    MẬT ĐỘ DÂN SỐ LÀ TIÊU CHÍ QUAN TRỌNG TRONG ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN BẤT ĐỘNG SẢN CỦA VÙNG – TỈNH THÀNH PHỐ HAY MỘT KHU VỰC.

    Mật độ dân số là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tiềm năng phát triển thị trường bất động sản. Đối với các nhà đầu tư và các nhà phát triển bất động sản, việc hiểu và đánh giá mật độ dân số trong một khu vực có thể cung cấp thông tin quan trọng về nhu cầu về nhà ở và tiềm năng lợi nhuận.

    Mật độ dân số cao thường tạo ra nhu cầu lớn về nhà ở, đặc biệt là trong các khu vực đô thị. Với sự tăng trưởng dân số đồng nghĩa với việc có nhiều người cần tìm kiếm chỗ ở, đẩy giá bất động sản tăng cao. Điều này có thể tạo ra cơ hội lớn cho các nhà đầu tư và nhà phát triển bất động sản để phát triển các dự án nhà ở mới, từ nhà phố đến căn hộ cao cấp.

    Tuy nhiên, mật độ dân số quá thấp cũng có thể gây ra những thách thức. Trong các khu vực với mật độ dân số thấp, nhu cầu về nhà ở có thể không đủ để duy trì sự phát triển bền vững của thị trường bất động sản. Điều này có thể dẫn đến sự suy giảm giá trị của bất động sản và làm giảm lợi nhuận cho các nhà đầu tư.

    Do đó, việc đánh giá và hiểu rõ mật độ dân số trong một khu vực là rất quan trọng đối với việc đầu tư và phát triển bất động sản. Các nhà đầu tư thông minh thường sẽ tìm kiếm các thị trường có mật độ dân số đủ lớn để đảm bảo sự ổn định và tiềm năng lợi nhuận cao cho các dự án bất động sản của mình.

    TOP 10 TỈNH, THÀNH CÓ MẬT ĐỘ DÂN SỐ LỚN NHẤT

    Bảng xếp hạng dân số các tỉnh thành Việt Nam. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
    Bảng xếp hạng dân số các tỉnh thành Việt Nam. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
    Top 10 tỉnh, thành có mật độ dân số lớn nhất 2022. Nguồn: Số liệu tổng hợp từ Niên giám thống kê 2022.
    Top 10 tỉnh, thành có mật độ dân số lớn nhất 2022. Nguồn: Số liệu tổng hợp từ Niên giám thống kê 2022.

    1. TP. Hồ Chí Minh

    Thành phố Hồ Chí Minh được biết đến là “thủ phủ công nghiệp” của Việt Nam, nơi tập trung nhiều nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp quy mô lớn hàng đầu cả nước. Đây chính là yếu tố giúp thu hút lượng lớn nhân công từ khắp mọi miền đất nước về đây sinh sống và làm việc. 

    Dân số TP. Hồ Chí Minh đông nhất cả nước. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
    Dân số TP. Hồ Chí Minh đông nhất cả nước. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Theo số liệu thống kê đến ngày 01/06/2023, dân số TPHCM là gần 8,9 triệu người (cụ thể là 8.899.866 người). Tuy nhiên, nếu tính cả những người cư trú không đăng ký hộ khẩu thì dân số của thành phố thực tế lên đến gần 14 triệu người. 

    Dưới thời kỳ Pháp thuộc, dân số Sài Gòn chỉ có khoảng 20.000 – 30.000 người. Đến những năm 2000, dân số TP Hồ Chí Minh đã có hơn 5 triệu người, tăng khoảng 3,2 lần so với mức 2,5 triệu dân của Sài Gòn xưa vào năm 1975. Hiện nay, thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đứng đầu cả nước về dân số, chiếm khoảng 8,9% dân số Việt Nam.

    Biến động dân số TP Hồ Chí Minh qua các năm. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
    Biến động dân số TP Hồ Chí Minh qua các năm. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Sự phân bố về mặt dân cư của thành phố có phần không đồng đều. Trong khi các quận nội thành như Quận 4, Quận 10 và Quận 11 có mật độ dân số lên đến hơn 40.000 người/km2 thì huyện ngoại thành Cần Giờ lại chỉ có mật độ dân số 102 người/km2.

    Xét về khía cạnh đóng góp kinh tế cho cả nước, thành phố Hồ Chí Minh luôn là địa phương có đóng góp lớn nhất vào quy mô GDP cả nước trong nhiều năm qua. Giai đoạn 2017 – 2022, thành phố Hồ Chí Minh đóng góp gần 17,9%/năm vào quy mô GDP của cả nước. Thành phố Hồ Chí Minh chiếm khoảng 9,4% dân số, 0,6% diện tích của cả nước nhưng luôn có đóng góp vào ngân sách Nhà nước nhiều nhất.

    Số lượng nhà ở tại TP. HCM gia tăng theo từng năm. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
    Số lượng nhà ở tại TP. HCM gia tăng theo từng năm. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Theo UBND TP.HCM, tổng nhu cầu nhà ở của thành phố trong giai đoạn 2021-2030 khoảng 37 triệu m2 sàn nhà ở, trong đó chủ yếu là nhu cầu nhà ở của người thu nhập thấp ở đô thị khoảng 15 triệu m2 sàn nhà ở, công nhân làm việc trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn khoảng 12 triệu m2 sàn nhà ở.

    Tỷ lệ đóng góp của 5 thành phố trực thuộc TW vào GDP cả nước năm 2022. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
    Tỷ lệ đóng góp của 5 thành phố trực thuộc TW vào GDP cả nước năm 2022. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Trong nhiều năm trở lại đây, dân số các quận trung tâm cũng có xu hướng giảm dần. Điều này là bởi dân cư nội thành dần chuyển từ trung tâm thành phố sang các quận mới lập ở vùng ven. Bên cạnh đó, lượng lớn người nhập cư từ các tỉnh, thành cũng chọn các quận vùng ven để sinh sống nhờ chi phí phải chăng. 

    Mô hình đề xuất vùng đô thị 5 TP đồng cấp. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
    Mô hình đề xuất vùng đô thị 5 TP đồng cấp. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Việc nắm rõ dân số thành phố Hồ Chí Minh là bao nhiêu hiện nay là bước đầu quan trọng của công tác quản lý đô thị. Từ cơ cấu dân số, mật độ dân số và các xu hướng phát triển, chính quyền thành phố có thể đưa ra các chính sách phù hợp để xây dựng TP.HCM ngày càng phát triển bền vững. 

    Đến quý 2-2023, TP.HCM đã hoàn thành đưa vào sử dụng 2 dự án với quy mô 623 căn hộ. Có 7 dự án nhà ở xã hội và nhà lưu trú công nhân đang thi công với quy mô gần 5.000 căn. Ngoài ra, TP.HCM có 82 dự án đang được thống kê để theo dõi trong kế hoạch phát triển nhà ở xã hội.

    Giai đoạn còn lại, TP phấn đấu phát triển 2,4 triệu m2 sàn. UBND TP.HCM cũng chỉ đạo Quỹ phát triển nhà ở TP cho các đối tượng mua nhà ở xã hội vay vốn để tạo lập nhà ở. Đến nay, đã có 184 khách hàng vay với 87 tỉ đồng.

    2. Hà Nội:

    Hà Nội là địa phương đông dân thứ hai của cả nước và có mật độ dân số cao thứ hai trong 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Với mật độ dân số là 2.511 người/km2, cao gấp 8,2 lần so với mật độ dân số cả nước. 

    Tính đến hết 9 tháng năm 2023, dân số toàn thành phố đạt 8.499.038 người; số sinh toàn thành phố 9 tháng là 69.321 trẻ, tăng 6.271 trẻ so với cùng kỳ năm 2022. Tính đến hết quý I năm 2023, dự kiến dân số của Thủ đô sẽ đạt khoảng 8,5 triệu dân và chiếm khoảng 8,4 – 8,5% dân số trên cả nước. Hiện thành phố Hà Nội chỉ đứng sau thành phố Hồ Chí Minh và là Thành phố đông dân thứ hai của nước ta. 

    Những quận có mật độ dân số cao nhất Hà Nội 2021. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
    Những quận có mật độ dân số cao nhất Hà Nội 2021. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Tuy nhiên, công tác dân số của Hà Nội vẫn đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức do cơ cấu dân số trẻ nên hàng năm số phụ nữ bước vào độ tuổi sinh đẻ vẫn ở mức cao, góp phần làm tăng số sinh của thành phố; tốc độ gia tăng dân số cơ học hàng năm ở mức cao, góp phần làm tăng quy mô dân số. 

    Bên cạnh đó, quy mô dân số lớn, địa bàn dân cư rộng, dân trí không đồng đều, nhận thức và tâm lý muốn có nhiều con và thích có con trai vẫn là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở mức cao.

    Ra quân phát động Tháng hành động về dân số. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
    Ra quân phát động Tháng hành động về dân số. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Từ năm 2023-2025, Hà Nội có thêm 157.000 hộ gia đình trong khi nguồn cung nhà ở cùng kỳ khoảng 59.000 căn hộ, 9.000 nhà ở thấp tầng và khoảng 18.700 căn nhà ở xã hội dự kiến mở bán, do đó thị trường thiếu hụt khoảng 70.300 căn hộ.

    Với Hà Nội, nhu cầu phát triển nhà ở xã hội giai đoạn 2021-2023 là 6,8 triệu m2 sàn xây dựng. Trong đề án xây một triệu căn nhà xã hội, Thủ tướng cũng giao chỉ tiêu cho thành phố phát triển 56.200 căn.

    Diện tích 5 khu NOXH tập trung đang được triển khai tại Hà Nội. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
    Diện tích 5 khu NOXH tập trung đang được triển khai tại Hà Nội. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Với 5 khu nhà ở xã hội tập trung hiện đang được triển khai với quy mô lớn, hiện đại, hạ tầng đồng bộ, tổng quy mô đất khoảng 280 ha. Các khu được bố trí lần lượt tại khu vực Đông Anh với hai khu vực có quy mô 84 ha và gần 100ha, khu vực Thanh Trì, Thường Tín quy mô đầu là 4 ha và một khu vực huyện Gia Lâm quy mô 55 ha.

    3. Bắc Ninh

    Bắc Ninh nằm ở cửa ngõ phía Bắc của thủ đô Hà Nội, trong tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Bắc Ninh rộng 822,7 km2 – nhỏ nhất trong 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

    Bản đồ tỉnh Bắc Ninh. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
    Bản đồ tỉnh Bắc Ninh. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Dân số Bắc Ninh hơn 1,46 triệu, mật độ dân số 1.809 người/km2, đứng đầu các tỉnh và đứng thứ ba cả nước sau TP. HCM (4.481 người/km2) và Hà Nội (2.511 người/km2).

    Bắc Ninh đứng đầu cả nước về tỷ trọng kinh tế số trên GDP, GRDP bởi đây là trung tâm sản xuất của nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn trên toàn cầu, với khả năng sản xuất công nghệ cao. Đồng thời, Bắc Ninh luôn nằm trong top các địa phương thu hút lượng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) lớn nhất cả nước.

    Sự thành công của Bắc Ninh không chỉ dựa vào việc thu hút đầu tư nước ngoài mà còn nhờ các chương trình và hướng dẫn được ban hành hướng tới thúc đẩy sự phát triển số hóa. Điều này đã tạo ra một môi trường thích hợp cho doanh nghiệp công nghệ và thúc đẩy sự sáng tạo trong ngành.

    Top 10 tỉnh, thành thu hút FDI cao nhất cả nước trong 2 tháng đầu năm 2023. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
    Top 10 tỉnh, thành thu hút FDI cao nhất cả nước trong 2 tháng đầu năm 2023. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Theo Cổng thông tin điện tử Bắc Ninh, mật độ dân số tỉnh tăng cao do số người nhập cư luôn tăng cao hơn số người xuất cư ra khỏi địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Lý do dẫn đến hiện tượng này là do các khu, cụm công nghiệp, làng nghề của Bắc Ninh phát triển mạnh.

    4. Hưng Yên:

    Nằm tại vị trí gần kề Hà Nội, Hưng Yên trở thành một trong những tâm điểm kết nối Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Do đó, tỉnh chú trọng các dự án hạ tầng nhằm rút ngắn khoảng cách với Hà Nội, tạo lợi thế cạnh tranh so với các đô thị vệ tinh hay tỉnh lân cận khác.

    Trung tâm Thành phố Hưng Yên nhìn từ trên cao. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
    Trung tâm Thành phố Hưng Yên nhìn từ trên cao. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Hưng Yên hiện sở hữu lực lượng lao động dồi dào. Cụ thể, từ năm 2017 – 2021, số dân trong độ tuổi lao động luôn chiếm hơn 50% tổng dân số tỉnh. Cho đến năm 2021, dân số Hưng Yên đã đạt 1,28 triệu người, mật độ cao nhất tập trung tại các huyện Văn Lâm, Yên Mỹ và Văn Giang. Tỷ lệ đô thị hóa của tỉnh dự kiến sẽ đạt 48% vào năm 2025.

    Bảng thống kê dân số tỉnh Hưng Yên theo thành thị, nông thôn năm 2023. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
    Bảng thống kê dân số tỉnh Hưng Yên theo thành thị, nông thôn năm 2023. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Song song, sự phát triển trong ngành công nghiệp tại Hưng Yên đang góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh tiếp tục đà hồi phục, thể hiện qua các chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng so với cùng kỳ 2022.

    Mật độ dân số của tỉnh đạt 1.388 người/km2, cao nhất là thành phố Hưng Yên với tỷ lệ 1.511 người/km2 và huyện Văn Lâm với tỷ lệ 1.585 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của tỉnh hàng năm là 10,31‰

    Cùng với phát triển kinh tế, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm còn khoảng 2,5%. Từ năm 2021, tỉnh đã hoàn thành mục tiêu đảm bảo 100% hộ gia đình người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của người dân địa phương.

    Tỉnh cần tập trung phát triển theo chiều sâu, hoàn thiện quy hoạch phát triển, thúc đẩy đô thị hóa, bởi đây cũng là động lực quan trọng của tăng trưởng. Cùng với đó là chú trọng đầu tư hạ tầng số và thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số trong các hoạt động kinh tế và quản lý nhà nước. 

    5. Hải Phòng:

    Hải Phòng là một trong năm thành phố trực thuộc trung ương tại Việt Nam (Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng), hiện là đô thị loại I và là cấp quốc gia cùng với Đà Nẵng và Cần Thơ, cách huyện đảo Bạch Long Vĩ (thuộc thành phố) khoảng 70 km, cách thủ đô Hà Nội 106 km về phía đông đông nam theo đường 5.

    Trung tâm thành phố Hải Phòng. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
    Trung tâm thành phố Hải Phòng. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn Hải Phòng tháng 8 năm 2023 ước đạt 7.854,7 tỷ đồng, bằng 98,15% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: thu nội địa đạt 3.003 tỷ đồng, bằng 164,47% so với cùng kỳ năm trước; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 4.778 tỷ đồng, bằng 77,57% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 8 tháng/2023 thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn Hải Phòng đạt 60.284,5 tỷ đồng, đạt 51,77% Dự toán Hội đồng nhân nhân thành phố giao.  

    Lý do và nguyên nhân:

    • Vị trí địa lý: Hải Phòng là thành phố cảng, trung tâm công nghiệp, kinh tế trọng điểm của khu vực Bắc Bộ. Nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng, thuận lợi cho giao thông, phát triển kinh tế.
    • Nền kinh tế phát triển: Hải Phòng có nhiều khu công nghiệp lớn, thu hút lao động từ các nơi khác đến sinh sống và làm việc.
    • Hạ tầng giao thông: Hải Phòng có hệ thống giao thông phát triển, kết nối với các tỉnh, thành phố khác trong cả nước, tạo điều kiện cho giao thương, thu hút dân cư.
    • Chính sách ưu đãi: Hải Phòng có nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư, tạo việc làm, thu hút dân cư.
    • Di cư: Nhiều người từ các địa phương khác đến Hải Phòng để học tập, làm việc và sinh sống.

    Mật độ dân số cao tại Hải Phòng có cả tác động tích cực và tiêu cực. Cần có những giải pháp đồng bộ để phát huy lợi thế và hạn chế tác động tiêu cực, hướng đến sự phát triển bền vững của thành phố.

    6. Thái Bình:

    Trong 10 năm qua, dân số thành thị của Thái Bình nhìn chung có tăng so với khu vực nông thôn. Đây là tất yếu của xu thế đô thị hóa nói chung. Tuy nhiên, khu vực thành thị của Thái Bình có tốc độ tăng dân số chậm hơn so với các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng. Quy mô hộ bình quân phổ biến của Thái Bình từ 2 – 4 người, đây cũng là quy mô hộ phổ biến trên toàn quốc. Điều kiện nhà ở của các hộ dân cư được cải thiện rõ rệt ở tất cả các huyện thành phố. Tỷ lệ hộ có nhà kiên cố và bán kiên cố chiếm trên 99%. Trình độ dân trí của Thái Bình được cải thiện. Hầu hết trẻ em trong độ tuổi đi học phổ thông đang được đến trường.

    Lý do:

    • Vị trí địa lý: Thái Bình là tỉnh ven biển, thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng, nằm trong vùng ảnh hưởng của tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Phía Bắc giáp với tỉnh Hưng Yên, Hải Dương và Hải Phòng; phía Tây và Tây Nam giáp với tỉnh Nam Định và Hà Nam; phía Đông giáp với vịnh Bắc Bộ.
    Vị trí địa lý tỉnh Thái Bình. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
    Vị trí địa lý tỉnh Thái Bình. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
    • Nền kinh tế: Năm 2023, kinh tế của tỉnh tiếp tục tăng trưởng khá, tổng sản phẩm địa phương (GRDP) ước đạt 67.948 tỷ đồng, tăng 7,37% so với năm 2022. GRDP bình quân đầu người ước đạt 63,03 triệu đồng. Nổi bật trong năm 2023, lĩnh vực nông nghiệp tiếp tục phát triển toàn diện, bền vững theo hướng hiện đại, sản xuất nông nghiệp hữu cơ và ứng dụng công nghệ sinh học, sản xuất hàng hóa và giá trị gia tăng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường. Tổng giá trị sản xuất toàn ngành ước đạt 29.782 tỷ đồng, tăng 2,2% so với năm 2022.
    Tỷ trọng các ngành kinh tế trong tổng sản phẩm trên địa bàn (không tính thuế sản phẩm) giai đoạn 2020 đến hết tháng 6/2023 tỉnh Thái Bình. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
    Tỷ trọng các ngành kinh tế trong tổng sản phẩm trên địa bàn (không tính thuế sản phẩm) giai đoạn 2020 đến hết tháng 6/2023 tỉnh Thái Bình. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
    • Giao thông: Thái Bình có hệ thống giao thông khá phát triển, kết nối với các tỉnh, thành phố khác trong cả nước.
    Bản đồ quy hoạch hạ tầng giao thông vận tải tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
    Bản đồ quy hoạch hạ tầng giao thông vận tải tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Xem thêm: TÓM TẮT BÁO CÁO QUY HOẠCH TỈNH THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

    7. Hải Dương:

    Hải Dương tọa lạc tại vị trí trung tâm của vùng Đồng bằng sông Hồng, góp phần tạo nên bức tranh đa sắc cho khu vực trọng điểm Bắc Bộ. Nơi đây cách thủ đô Hà Nội 50km về hướng Đông và cách thành phố cảng Hải Phòng 45km về phía Tây, tạo nên vị trí chiến lược kết nối giao thương thuận lợi.

    Bản đồ vị trí tỉnh Hải Dương. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
    Bản đồ vị trí tỉnh Hải Dương. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Hải Dương, một đô thị loại I sôi động và phát triển. Theo quy hoạch năm 2007, Hải Dương đóng vai trò quan trọng trong vùng thủ đô, là một trung tâm công nghiệp năng động, góp phần thúc đẩy kinh tế cho khu vực rộng lớn.

    Lý do:

    • Vị trí địa lý: Hải Dương nằm trong vùng Đồng bằng sông Hồng, có diện tích đất nông nghiệp lớn, đất đai màu mỡ, thuận lợi cho sản xuất lúa nước.
    • Nền kinh tế: Trong năm 2023, tăng trưởng kinh tế của tỉnh này đạt 8,16%, đứng thứ 13/63 tỉnh thành trên cả nước và đứng thứ 6/11 tại khu vực Đồng bằng sông Hồng. Quy mô phát triển kinh tế của Hải Dương ước đạt 184.123 tỷ đồng, tiếp tục đứng thứ 11 cả nước. GRDP bình quân đầu người của tỉnh ước đạt 94,1 triệu đồng/người, đứng thứ 16 cả nước.
    Thứ hạng tăng trưởng kinh tế quý I/2023 của tỉnh Hải Dương. Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Hải Dương
    Thứ hạng tăng trưởng kinh tế quý I/2023 của tỉnh Hải Dương. Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Hải Dương

    Về thu hút đầu tư nước ngoài (FDI), trong quý 1/2023, tỉnh Hải Dương đã thu hút được 10 dự án mới với số vốn đăng ký là 33,2 triệu USD (quý 1/2022 thu hút 2 dự án). Tất cả các dự án đều thuộc lĩnh vực công nghiệp, trong đó nhà đầu tư Trung Quốc là lớn nhất với 03 dự án, tổng vốn đăng ký là 11,5 triệu USD.

    Tỉnh Hải Dương đang tập trung tối đa các nguồn lực để xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
    Tỉnh Hải Dương đang tập trung tối đa các nguồn lực để xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội đồng bộ, hiện đại. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
    • Giao thông: Những năm gần đây, nhiều dự án, công trình hạ tầng giao thông được đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp với quy mô đồng bộ, hiện đại, mang tính đột phá. Cùng với đó, các dự án kết nối Hải Dương với địa phương lân cận, tạo nền tảng phát triển kinh tế vùng đã được triển khai và hoàn thành. Thời gian tới Hải Dương tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Hải Phòng, Quảng Ninh hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông.
    Hải Dương tạo đột phá về hạ tầng giao thông. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
    Hải Dương tạo đột phá về hạ tầng giao thông. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
    • Chính sách: Chính sách của tỉnh khuyến khích phát triển kinh tế, thu hút đầu tư, tạo việc làm.
    • Giáo dục: Hải Dương có nhiều trường đại học, cao đẳng, thu hút sinh viên từ các địa phương khác đến học tập.

    8. Nam Định:

    Nam Định là một tỉnh nằm ở phía nam đồng bằng Bắc Bộ, thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ, tiếp giáp với tỉnh Thái Bình ở phía bắc, tỉnh Ninh Bình ở phía nam, tỉnh Hà Nam ở phía tây bắc, giáp biển (vịnh Bắc Bộ) ở phía đông.

    Bản đồ thành phố Nam Định. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
    Bản đồ thành phố Nam Định. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
    • Vị trí địa lý: Nam Định nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng, có diện tích đất nông nghiệp lớn, đất đai màu mỡ, thuận lợi cho sản xuất lúa nước. Với diện tích rộng khoảng 1.700 km² Nam Định là tỉnh rộng thứ 52/63 tỉnh thành Việt Nam. Đơn vị hành chính của tỉnh được chia thành 1 thành phố (Nam Định) và 9 huyện lớn nhỏ khác nhau.
    • Nền kinh tế: Năm 2022, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, nền kinh tế Nam Định tiếp tục ổn định và có bước phát triển, một số chỉ tiêu kinh tế tăng cao, trong đó tổng sản phẩm GRDP tăng 9,07% cao nhất từ trước đến nay. Sản xuất công nghiệp tăng 14,3%. Lưu chuyển hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng tăng 14,4% so với năm 2021. Thu ngân sách đạt 8.000 tỷ đồng bằng 121% dự toán. Tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng 10%, dư nợ tín dụng tăng 15%.
    Các chỉ tiêu chủ yếu tỉnh Nam Định năm 2023. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
    Các chỉ tiêu chủ yếu tỉnh Nam Định năm 2023. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
    • Giao thông: Nam Định có hệ thống giao thông khá phát triển, kết nối với các tỉnh, thành phố khác trong cả nước.
    Cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng đi qua tỉnh Nam Định. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
    Cao tốc Ninh Bình – Hải Phòng đi qua tỉnh Nam Định. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    9. Bình Dương:

    Bình Dương là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ của Việt Nam với thành phố là Thủ Dầu Một cách trung tâm Thành Phố Hồ Chí Minh 30 km theo quốc lộ 13 . Dự kiến đến năm 2020, Bình Dương là đô thị loại I, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm 6 quận nội thành, 4 huyện ngoại thành với 113 xã, phường, thị trấn (60 phường, 40 xã, 13 thị trấn

    Dân cư tỉnh Bình Dương rất đa dạng, thường xuyên tiếp nhận các cư dân mới, cơ cấu thành phần dân cư chuyển biến sâu sắc theo hướng đa tộc người, đa vùng miền, đa quốc gia và đa văn hóa. Những thành tựu phát triển kinh tế – xã hội của Bình Dương là công sức đóng góp của tất cả các tầng lớp dân cư, trong đó dân nhập cư có một vai trò quan trọng. 

    Cơ cấu dân số trung bình tỉnh Bình Dương qua các năm từ 2016 - 2019. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
    Cơ cấu dân số trung bình tỉnh Bình Dương qua các năm từ 2016 – 2019. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Trong những năm gần đây, Bình Dương đã chú trọng thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội, trong các lần xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội cấp tỉnh, cấp thành phố, thị xã, huyện trực thuộc đều có những mục tiêu liên quan đến những vấn đề xã hội và chính sách xã hội, như: quy mô dân số, lao động, việc làm, các vấn đề an sinh xã hội… 

    Lý do:

    • Nền kinh tế phát triển:Năm 2023, tăng trưởng kinh tế (GRDP) có sự chuyển biến rõ nét, quý sau cao hơn quý trước (quý I tăng 1,15%, quý II tăng 5,73%, quý III tăng 7,51%, quý IV tăng 8,79% so với cùng kỳ); trong đó, khu vực công nghiệp và xây dựng tiếp tục là động lực tăng trưởng chính của toàn nền kinh tế, chiếm 66,26% cơ cấu và đóng góp khoảng 70% vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm; khu vực dịch vụ tăng trưởng mạnh mẽ, khu vực nông nghiệp tiếp tục phát triển ổn định.
    Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương quý I-2023. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
    Tình hình kinh tế – xã hội tỉnh Bình Dương quý I-2023. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
    • Vị trí địa lý: Bình Dương nằm liền kề TP. Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, tạo điều kiện cho giao thương phát triển. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có hệ thống giao thông kết nối thuận lợi với các tỉnh thành khác. Giao thông thuận tiện, hạ tầng phát triển, nhiều tuyến đường cao tốc, quốc lộ, đường sắt đi qua.
    Sơ đồ hướng tuyến đường Vành đai 4, TP.HCM qua tỉnh Bình Dương. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
    Sơ đồ hướng tuyến đường Vành đai 4, TP.HCM qua tỉnh Bình Dương. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    10. Hà Nam:

    Nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội hơn 50 km về phía nam, Hà Nam là tỉnh nhỏ thứ 2 cả nước (sau Bắc Ninh) với diện tích là 851 km². Nơi đây có vị trí địa lý quan trọng, là cửa ngõ giao thương từ Thủ đô đi các tỉnh phía nam. Tỉnh Hà Nam là tỉnh có số lượng đơn vị hành chính cấp huyện ít nhất cả nước bao gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 4 huyện.

    Thành phố Hà Nam. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
    Thành phố Hà Nam. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Mật độ dân số lên tới 1.019 người/km² (theo Niên giám thống kê năm 2022). Thu nhập bình quân đầu người năm 2021 của tỉnh đạt 89 triệu đồng/người/năm. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh năm 2021 đạt 14.542 tỷ đồng, tương đương với số thu ngân sách của 7 tỉnh thu ngân sách ít nhất cộng lại (Đắk Nông, Hà Giang, Tuyên Quang, Lai Châu, Cao Bằng, Điện Biên, Bắc Kạn). Năm 2023, tỉnh Hà Nam đã thu hút được 47 dự án đầu tư. Lũy kế đến nay, trên địa bàn tỉnh có khoảng 1.156 dự án đầu tư còn hiệu lực. Trong đó, có 369 dự án FDI và 787 dự án trong nước với tổng vốn đăng ký là 5.415,5 triệu USD và 168.894,4 tỉ đồng.

    Tăng trưởng kinh tế Hà Nam 6 tháng đầu năm 2023. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
    Tăng trưởng kinh tế Hà Nam 6 tháng đầu năm 2023. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Hà Nam có hệ thống đường giao thông thuận lợi với nhiều tuyến đường bộ quan trọng như: Quốc lộ 1A, quốc lộ 21B, đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ… Trên địa bàn tỉnh có tuyến đường sắt Bắc – Nam đi qua. Nơi đây còn có lợi thế lớn về đường thủy, tạo điều kiện cho việc vận chuyển, lưu thông hàng hóa, giao thương quốc tế, bởi Hà Nam có nhiều sông lớn chảy qua như: Sông Hồng, sông Đáy, sông Châu…

    Các khu vui chơi, tập luyện thể dục thể thao, sinh hoạt văn hóa cũng được tỉnh quan tâm và triển khai thực hiện. Hà Nam có nhà thi đấu đa năng được đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng, quy mô xây dựng 5 tầng, sức chứa 7.500 chỗ ngồi. Nơi đây được lắp đặt trang thiết bị hiện đại gồm hệ thống điều hòa không khí, bảng điện tử, âm thanh ánh sáng… đạt tiêu chuẩn thi đấu quốc tế.

    Hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh ngày càng được cải thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân phát triển sản xuất, kết nối các tỉnh lân cận. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    ĐỐI MẶT VỚI MẬT ĐỘ DÂN SỐ CAO: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC

    Cơ hội:

    • Dân số đông, mang lại nguồn lao động dồi dào cho phát triển kinh tế, nhất là những ngành cần nhiều lao động.
    • Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
    • Là cơ sở, thúc đẩy các hoạt động dịch vụ phát triển, đặc biệt là dịch vụ tiêu dùng.
    • Thu hút đầu tư trong và ngoài nước.

    Thách thức: 

    • Dân số tăng quá nhanh trong khi nền kinh tế chưa phát triển mạnh, tạo sự kìm hãm phát triển kinh tế. Nơi có mật độ dân số cao các khía cạnh xã hội như: giáo dục, an ninh, sức khỏe,.. cũng bị ảnh hưởng. Bên cạnh việc nâng cao được đời sống tinh thần người dân, các vấn đề như: bệnh tật, tội phạm, giao thông cũng trở nên phức tạp hơn. 
    • Vấn đề giải quyết việc làm cho lao động trở nên gay gắt, tình trạng thất nghiệp thiếu việc làm tăng cao. Sự cạnh tranh giữa các nhóm dân cư về vấn đề phân phối tài nguyên ở nơi có mật độ dân số cao có thể gây ra những bất ổn cho chính trị. 
    • Gây sức ép lên các vấn đề y tế, giáo dục, văn hóa – xã hội, nhà ở…
    • Ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên.

    Trên đây là những thông tin tổng quan về “TOP 10 tỉnh, thành có mật độ dân số lớn nhất Việt Nam” do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng với những thông tin trên giúp chủ đầu tư, nhà đầu tư và doanh nghiệp bất động sản thấy được tiềm năng của bất động sản 63 tỉnh, thành trên Việt Nam. Ngoài ra để xem thêm các bài viết về vùng, anh chị, bạn đọc có thể truy cập trang web  https://senvangdata.com.vn/. 

    report-img

    ————————–

    Dịch vụ chuyển đổi số doanh nghiệp BĐS-Sức bật hiệu quả và đột phá

    Xem thêm các dịch vụ / tài liệu khác của Sen Vàng : 

    Dịch vụ tư vấn  

    Tài liệu

    Báo cáo nghiên cứu thị trường

    ————————–

    Khóa học Sen Vàng: 

    Xây dựng tiêu chí lựa chọn Bất động sản

    Khóa học R&D – Nghiên cứu và phát triển bất động sản

    Hoạch định chiến lược đầu tư bất động sản cá nhân 

    —————————

    Bất động sản Sen Vàng – Đơn vị tư vấn phát triển dự án bất động sản uy tín, chuyên nghiệp Việt Nam

    Website: https://senvanggroup.com/

    Website: https://senvangdata.com/

    Youtube: https://tinyurl.com/vt82l8j

    Hotline: 0948 48 48 59

    Group cộng đồng Kênh đầu tư Sen Vàng : https://zalo.me/g/olgual210

    #senvanggroup #senvangrealestate #kenhdautusenvang  #dịch_vụ_tư_vấn_phát_triển_dự_án #thị_trường_bất_động_sản_2023 #phat_triển_dự_án #tư_ vấn_chiến _ lược_kinh_doanh #xây_dựng_kế_hoạch_phát_triển #chiến_lược_tiếp_thị_dự_án

    Thẻ : bất động sản, senvanggroup, senvangdata, top 10, top 10 mật độ dân số, mật độ dân số việt nam, mật độ dân số, dân số, cơ cấu dân số, dân số cao,

      ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VỚI SEN VÀNG GROUP

      Nội dung Qúy công ty cần tư vấn :

      "Cảm ơn Qúy công ty, sau khi điền thông tin, Sen Vàng sẽ liên hệ với Qúy công ty để xác nhận trong thời gian 48h!
      Chúc Qúy công ty ngày càng phát triển và thịnh vượng!

      Qúy công ty có thể liên hệ trực tiếp số Hotline Sen Vàng Group 0948484859 nếu cần gấp!

      Trân trọng! "

      TOP
      error: Content is protected !!