Vùng Đông Nam Bộ là một trong những vùng kinh tế trọng điểm của quốc gia, bao gồm TP. Hồ Chí Minh và 05 tỉnh: Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu. Với tổng diện tích 23.551,5 km2, Đông Nam Bộ là vùng có diện tích nhỏ thứ hai cả nước (chiếm 7,1% diện tích cả nước); dân số năm 2022 là 18,8 triệu người (chiếm 18,9% dân số cả nước). Bài viết này Sen Vàng Group sẽ điểm qua top 10 những dự án giao thông tiêu biểu vùng Đông Nam Bộ, nhằm góp phần làm rõ sự tăng trưởng kinh tế, phát triển hạ tầng hiện đại và làm thay đổi diện mạo khu vực.
Bản đồ hành chính vùng Đông Nam Bộ. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Tổng quan về vùng Đông Nam Bộ
Đông Nam Bộ là trung tâm về mặt địa lý của khu vực ASEAN. Tiếp giáp với biển Đông, có vị trí thuận lợi xây dựng cảng nước sâu trung chuyển quốc tế, kết nối với tuyến đường biển quốc tế quan trọng, nhộn nhịp bậc nhất thế giới nối Thái Bình Dương – Ấn Độ Dương. Vùng kết nối thuận tiện trong nước, quốc tế bằng cả 5 phương thức vận tải. Đông Nam Bộ tiếp giáp và là cầu nối của Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ.
Đông Nam Bộ có tài nguyên biển phong phú: tài nguyên dầu mỏ, khí đốt là nguồn tài nguyên quan trọng của quốc gia; có tài nguyên hải sản tạo thành 1 trong 4 ngư trường trọng điểm của cả nước; tài nguyên du lịch biển, đảo tạo nền tảng cho phát triển ngành du lịch.
Giao thông vận tải góp phần đáng kể trong sự phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo tính liên tục của các quá trình sản xuất xã hội, phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, kết nối và mở rộng thị trường, tạo mối liên hệ kinh tế và xã hội giữa các địa phương. Ngoài ra, giao thông vận tải còn góp phần thúc đẩy hoạt động kinh tế và văn hóa, tạo điều kiện cho xuất nhập khẩu hàng hóa, phát triển hợp tác kinh tế giữa các quốc gia và trong khu vực.
Nhờ đó, vùng Đông Nam Bộ có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội của đất nước; là đầu tàu kinh tế, trung tâm công nghiệp, cảng biển, hàng không và logistics lớn của cả nước với vùng động lực TP. Hồ Chí Minh – Bình Dương – Đồng Nai – Bà Rịa – Vùng Tàu; đồng thời, là vùng kinh tế năng động, đầu mối giao thông quan trọng với đầy đủ 5 phương thức vận tải, đóng vai trò kết nối quan trọng trong giao thương với cả nước và quốc tế.
Top 10 dự án giao thông tiêu biểu vùng Đông Nam Bộ
Dựa trên các tiêu chí như quy mô dự án, vốn đầu tư, tính cấp thiết để giải quyết vấn đề giao thông cấp bách hay tác động đến kinh tế – xã hội, Sen Vàng Group sẽ điểm tên những dự án giao thông trọng điểm vùng Đông Nam Bộ dưới đây:
1. Dự án Đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông (cao tốc Bến Lức – Long Thành; cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây)
Cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đoạn qua huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận. Nguồn: Sen vàng tổng hợp
“Với dự cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây này, các địa phương sẽ giải quyết được những điểm nghẽn kẹt xe cố hữu trên quốc lộ 1” Ông Nguyễn Hồng Hải – phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận cho biết. Từ đó, thời gian di chuyển từ Hồ Chí Minh đến Bình Thuận đã rút ngắn đi đáng kể. Bên cạnh đó, ngành du lịch tỉnh Bình Thuận sẽ thúc đẩu hoạt động du lịch lên ngày càng đông, đây cũng là cơ hội để tạo thuận lợi cho khách du lịch dễ dàng kết nối đi các điểm du lịch, tăng nguồn thu cho tỉnh và việc làm cho người dân khu vực.
2. Dự án Đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Tây (đoạn Chơn Thành – Gia Nghĩa và Chơn Thành – Đức Hòa)
– Phân kỳ thực hiện: giai đoạn 2021-2030 và sau 2030
– Quy mô: Tổng chiều dài 128,8 km, trong đó đi qua tỉnh Đắk Nông 27,8 km, còn lại 100km đi qua tỉnh Bình Phước.
– Tổng mức đầu tư: 25.540 tỷ đồng
Cao tốc Chơn Thành – Gia Nghĩa. Nguồn: Sen vàng tổng hợp
Dự án này không chỉ kết nối vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ mà còn liên kết các tỉnh như Bình Phước, Đắk Nông và các địa phương khác với Thành phố Hồ Chí Minh, mở ra một không gian phát triển mới và tăng cường động lực cho cả hai vùng này. Dự án cũng tận dụng tiềm năng đất đai để thúc đẩy du lịch, công nghiệp chế biến và khai thác khoáng sản, từng bước cơ cấu lại nền kinh tế của vùng Tây Nguyên. Đồng thời, nó đóng góp tích cực vào việc đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng cho vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và cả quốc gia.
3. Dự án Cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Mộc Bài (Đường bộ cao tốc Đông – Tây)
Tuyến cao tốc TP HCM – Mộc Bài. Nguồn: Sen vàng tổng hợp
Với công trình phá thế độc đáo, cao tốc TP HCM – Mộc Bài tạo tuyến đường mới kết nối TP HCM qua Tây Ninh, giảm tải cho quốc lộ 22. Đây được coi là tuyến đường quan trọng góp phần hoàn thiện mạng lưới giao thông vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; tăng năng lực khai thác đường liên vận quốc tế nối TP.HCM với Campuchia. Theo kế hoạch đề ra tuyến đường khởi công tháng 6/2025 và hoàn thành năm 2027.
4. Dự án cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu
– Phân kỳ thực hiện: giai đoạn 2021-2026
– Quy mô: 54km
– Tổng mức đầu tư: khoảng 17.800 tỷ đồng
Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu là 1 trong 5 tuyến cao tốc trọng điểm của miền Nam. Nguồn: Sen vàng tổng hợp
Liên quan dự án đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, Thủ tướng yêu cầu Đồng Nai cần đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng và giải quyết vấn đề đất đắp cho nhà thầu thi công. Tỉnh cần cố gắng bàn giao xong mặt bằng trước ngày 15/10/2024 cho chủ đầu tư thi công dự án. Khi dự án hoàn thành, nó sẽ kết nối trực tiếp với các cụm cảng Cái Mép – Thị Vải, sân bay Long Thành và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Nhờ đó, thời gian di chuyển từ TP.HCM đến Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ được rút ngắn đáng kể, chỉ còn khoảng 70 phút thay vì 150 phút như hiện tại.
5. Cảng hàng không quốc tế Long Thành
Nhà ga sân bay Long Thành. Nguồn: Sen vàng tổng hợp
UBND tỉnh Đồng Nai đánh giá Cảng hàng không quốc tế Long Thành sẽ thúc đẩy năng lực cạnh tranh của tỉnh này trong lĩnh vực đầu tư, thương mại. Trở thành cửa ngõ hàng không quan trọng đưa khách du lịch quốc tế tới Việt Nam, sân bay Long Thành sẽ góp phần làm giảm áp lực ùn tắc giao thông khu vực cửa ngõ Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, tiết kiệm chi phí xã hội, chi phí cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa qua đường hàng không.
6. Đường vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh
Tuyến đường Vành đai 3 TPHCM. Nguồn: Sen vàng tổng hợp
Được các chuyên gia nhận định là tuyến giao thông huyết mạch, có tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế và cơ sở hạ tầng của TP.HCM cùng các tỉnh như Đồng Nai, Bình Dương và Long An, tuyến đường này dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2026. Sau khi đi vào hoạt động, tuyến đường không chỉ góp phần giảm tình trạng ùn tắc giao thông mà còn có ảnh hưởng mạnh mẽ đến giá trị bất động sản ở các khu vực mà nó đi qua.
7. Đường vành đai 4 Thành phố Hồ Chì Minh
Dự án Vành đai 4 TPHCM. Nguồn: Sen vàng tổng hợp
Việc xây dựng đường Vành đai 4 TP.HCM sẽ đem lại nhiều lợi ích đáng kể cho thành phố như giảm tải lượng giao thông trên các tuyến đường nội thành, tăng cường khả năng kết nối giữa các tỉnh miền Đông và Tây Nam Bộ, mở ra cơ hội đầu tư cho các khu đô thị mới và khu công nghiệp và nâng cao chất lượng môi trường sống cho người dân.
8. Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam qua địa bàn vùng Đông Nam Bộ
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam. Nguồn: Sen vàng tổng hợp
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam bắt đầu từ ga Ngọc Hồi (Hà Nội), kết thúc tại ga Thủ Thiêm (TP.HCM). Toàn tuyến có 23 ga hành khách và 5 ga hàng hóa tại các đầu mối hàng hóa lớn kết nối với Hà Nội, TP.HCM, các cảng biển lớn, có thể vận tải hàng hóa khi cần thiết.
9. Dự án nâng cấp tuyến đường sắt Hồ Chí Minh – Lộc Ninh
Tuyến đường sắt Hồ Chí Minh – Lộc Ninh. Nguồn: Sen vàng tổng hợp
Dự án tuyến đường sắt TP. HCM – Lộc Ninh được hy vọng sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội của tỉnh Bình Phước – địa phương có tiềm năng về mặt kinh tế, tạo điều kiện kết nối với đầu tàu kinh tế là TP HCM và giúp hoàn thiện mạng lưới kết nối các tỉnh thành lân cận.
10. Dự án đường sắt tốc độ cao Nha Trang – TP.HCM
Dự án cao tốc Nha Trang – TP HCM. Nguồn: Sen vàng tổng hợp
Ban quản lý dự án đường sắt cho biết, cải tạo và nâng cấp tuyến đường sắt cao tốc Nha Trang – Hồ Chí Minh nhằm đảm bảo an toàn giao thông; nâng cao năng lực thông qua, năng lực chuyên chở, khai thác hiệu quả kết cấu hạ tầng đường sắt hiện có trên đoạn đường sắt cao tốc Nha Trang – Hồ Chí Minh.
III. Đánh giá và triển vọng phát triển các dự án giao thông khu vực Đông Nam Bộ
Đánh giá tiến độ và hiệu quả thực hiện các dự án đến kinh tế – xã hội
Các dự án giao thông trọng điểm tại vùng Đông Nam Bộ như cao tốc Bắc – Nam phía Đông (Bến Lức – Long Thành, TP. Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây), cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Mộc Bài, và cảng hàng không quốc tế Long Thành đã đạt được một số thành tựu đáng kể. Tiến độ xây dựng tại nhiều đoạn đang diễn ra thuận lợi, tạo ra nền tảng quan trọng cho sự phát triển hạ tầng giao thông liên vùng. Tuy nhiên, quá trình thực hiện cũng đối mặt với nhiều khó khăn như giải phóng mặt bằng, thủ tục pháp lý phức tạp, và khó khăn trong huy động nguồn vốn, dẫn đến sự chậm trễ ở một số phân đoạn.
Các dự án giao thông này đóng vai trò thiết yếu trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao khả năng cạnh tranh của khu vực Đông Nam Bộ. Chúng không chỉ cải thiện kết nối giao thông giữa các tỉnh, thành phố mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho luân chuyển hàng hóa, giảm chi phí vận chuyển và thời gian di chuyển. Bên cạnh đó, các dự án này cũng góp phần đáng kể vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân thông qua việc giảm thiểu tình trạng tắc nghẽn giao thông, mở rộng không gian phát triển đô thị, và cải thiện cơ sở hạ tầng công cộng.
Triển vọng phát triển
Trong tương lai, các dự án giao thông tại Đông Nam Bộ được dự báo sẽ tiếp tục đóng góp mạnh mẽ vào tăng trưởng kinh tế của khu vực. Việc hoàn thiện các dự án sẽ giúp thu hút thêm đầu tư, nâng cao vị thế kinh tế vùng, và cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông liên vùng. Để đảm bảo tiến độ và hiệu quả đầu tư, cần có những giải pháp toàn diện như tối ưu hóa quy trình quản lý, đẩy nhanh thủ tục giải phóng mặt bằng, và tăng cường giám sát chất lượng thi công. Điều này không chỉ giúp đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án mà còn đảm bảo tính bền vững trong dài hạn.
Trên đây là những thông tin tổng quan về “Top 10 dự án tiêu biểu thúc đẩy vùng Đông Nam Bộ giai đoạn đến năm 2030” do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng với những thông tin trên có thể giúp cho các doanh nghiệp bắt kịp được những xu hướng trong thời đại mới. Ngoài ra để xem thêm các bài viết về vùng, tỉnh bạn đọc có thể truy cập trang web senvanggroup.com. |
————————–
Dịch vụ tư vấn Báo cáo phát triển bền vững: Xem chi tiết
Xem thêm các dịch vụ / tài liệu khác của Sen Vàng :
————————–
Khóa học Sen Vàng:
Xây dựng tiêu chí lựa chọn Bất động sản
Khóa học R&D – Nghiên cứu và phát triển bất động sản
Hoạch định chiến lược đầu tư bất động sản cá nhân
—————————
Bất động sản Sen Vàng – Đơn vị tư vấn phát triển dự án bất động sản uy tín, chuyên nghiệp Việt Nam
Website: https://senvanggroup.com/
Website: https://senvangdata.com/
Youtube: https://tinyurl.com/vt82l8j
Hotline: 0948 48 48 59
Group cộng đồng Kênh đầu tư Sen Vàng : https://zalo.me/g/olgual210
#senvanggroup #senvangrealestate #kenhdautusenvang #dịch_vụ_tư_vấn_phát_triển_dự_án #thị_trường_bất_động_sản_2023 #phat_triển_dự_án #tư_ vấn_chiến _ lược_kinh_doanh #xây_dựng_kế_hoạch_phát_triển #chiến_lược_tiếp_thị_dự_án
Copyright © 2022 Bản quyền thuộc về SEN VÀNG GROUP