Tổng quan về quy hoạch thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2040, tầm nhìn 2060

  • 5 Tháng mười hai, 2024
  • Quy hoạch đô thị đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng phát triển bền vững, giúp tối ưu hóa tài nguyên, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, đồng thời nâng cao chất lượng sống cho cộng đồng. Với tầm nhìn chiến lược, quy hoạch TP.HCM đến năm 2040, tầm nhìn 2060 tập trung điều chỉnh theo định hướng phát triển vùng, nhằm xây dựng thành phố trở thành trung tâm giao thương quốc tế, trung tâm văn hóa, tri thức sáng tạo, công nghiệp công nghệ cao, du lịch, tài chính – thương mại và dịch vụ logistics hàng đầu khu vực.

    Quy hoạch cũng đáp ứng các yêu cầu mới trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, giải quyết hiệu quả các thách thức về dân số, nhà ở, giao thông, cơ sở hạ tầng và môi trường. Điều này không chỉ giúp thành phố thích ứng với biến đổi khí hậu mà còn đảm bảo an ninh quốc phòng trong bối cảnh hiện đại hóa và toàn cầu hóa. Đồng thời, quy hoạch tạo ra cơ sở pháp lý vững chắc để quản lý phát triển đô thị, đầu tư xây dựng các khu vực trọng điểm, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, và thúc đẩy thị trường bất động sản TP.HCM phát triển bền vững.

    Thành phố Hồ Chí Minh_ Nguồn: senvang tổng hợp 

    Vị trí địa lý.

    Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) nằm ở khu vực phía Nam của Việt Nam, trong vùng châu thổ sông Cửu Long. Thành phố tọa lạc ở tọa độ từ 10°10′ đến 10°38′ vĩ độ Bắc và từ 106°22′ đến 106°54′ kinh độ Đông. Phía Bắc của TP.HCM giáp tỉnh Bình Dương, phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai, phía Tây giáp tỉnh Long An, và phía Nam giáp tỉnh Tiền Giang và Biển Đông. Vị trí này tạo điều kiện thuận lợi cho TP.HCM phát triển kinh tế và giao thông, đồng thời trở thành trung tâm thương mại, tài chính, và giao thông lớn của cả nước.

    Nguồn: Senvang tổng hợp 

    Xem thêm chi tiết tại: Báo cáo nghiên cứu thị trường TP. Hồ Chí Minh (senvangdata.com)

    Vị trí địa lý của TP.HCM có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội và giao thông của Việt Nam. Thành phố nằm ở khu vực cửa ngõ giao thương quốc tế, tiếp giáp với các tỉnh như Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An và Tây Ninh, tạo điều kiện thuận lợi cho sự kết nối với các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cũng như các quốc gia Đông Nam Á. Vị trí này cũng giúp TP.HCM phát triển mạnh mẽ trong vai trò đầu tàu kinh tế của cả nước, đóng góp lớn vào GDP và thu hút nhiều đầu tư nước ngoài. Với cảng biển và hệ thống giao thông phát triển, TP.HCM trở thành trung tâm logistic quan trọng, hỗ trợ hoạt động thương mại quốc tế và xuất nhập khẩu của Việt Nam.

    • Dân số

    Tính đến tháng 6/2023, dân số của TP.HCM đạt gần 8,9 triệu người, cụ thể là 8.899.866 người. Mật độ dân số Thành phố Hồ Chí Minh là 4.292 người/km². Tổng diện tích TPHCM hiện tại 2.061 km², được chia thành 19 quận và 5 huyện.  Cơ cấu dân số của thành phố được chia thành các nhóm tuổi như sau: khoảng 541.613 người dưới 5 tuổi, 830.175 người từ 6 đến 11 tuổi, và 4.881.971 người nằm trong độ tuổi lao động từ 18 đến 49 tuổi. Nhóm dân số trên 65 tuổi chiếm khoảng 542.821 người. 

    Nguồn: Senvang tổng hợp

    Xem thêm chi tiết tại: Báo cáo nghiên cứu thị trường TP. Hồ Chí Minh (senvangdata.com)

    Phân bố dân cư tại các quận huyện trong Thành phố Hồ Chí Minh thể hiện sự chênh lệch rõ ràng giữa khu vực trung tâm và vùng ven. Các quận trung tâm như Quận 1, Quận 3, Quận Phú Nhuận, và Quận Bình Thạnh có mật độ dân số cao do tập trung nhiều cơ sở hạ tầng, dịch vụ, và trung tâm kinh tế. Trong khi đó, các khu vực ngoại thành như Cần Giờ có mật độ dân cư thấp hơn, chủ yếu do diện tích rộng lớn và sự phát triển hạ tầng còn hạn chế. Thành phố Thủ Đức, sau khi sáp nhập từ Quận 2, Quận 9 và Quận Thủ Đức, hiện nay là khu vực phát triển nhanh, thu hút dân cư với sự đầu tư mạnh vào hạ tầng và các khu công nghệ cao.

    • Lý do điều chỉnh quy hoạch: 

    Thành phố Hồ Chí Minh cần điều chỉnh quy hoạch nhằm giải quyết những thách thức lớn phát sinh trong quá trình thực hiện quy hoạch chung. Các vấn đề nổi bật bao gồm:

    Dân số: Quy mô dân số trong giai đoạn đầu (năm 2010- 2015) tăng nhanh, đặc biệt tại các quận nội thành phát triển. Thành phần dân số nhập cư, tạm cư tăng nhanh so với dân thường trú. Tỷ lệ tăng dân số cơ học cao so với tăng tự nhiên (4%/năm, khoảng 200.000 người/năm). Tình hình tăng giảm dân số và sự phân bố dân cư không đồng đều ở các hướng phát triển, các khu vực của thành phố. Về mặt quy hoạch, một số khu vực dân số dự báo tại các đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết đã vượt dân số dự báo của quy hoạch chung quận, huyện. Mặt khác, dân cư thực tế tại một số khu vực còn rất thấp so với dân số các đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, như trường hợp khu vực phía Đông Thành phố.

    Tốc độ tăng dân số tại Tp.HCM_ Nguồn: senvang tổng hợp 

    Xem thêm chi tiết tại: Báo cáo nghiên cứu thị trường TP. Hồ Chí Minh (senvangdata.com)

    Giao thông: 

    Trong quy hoạch chung TP.HCM và quy hoạch phát triển giao thông vận tải, mạng lưới giao thông vùng và nội đô được xem là xương sống trong cấu trúc đô thị, từng bước hoàn thiện để hỗ trợ sự phát triển kinh tế – xã hội và thị trường bất động sản. Tuy nhiên, hệ thống giao thông vẫn còn tồn tại nhiều bất cập:

    • Quỹ đất giao thông hạn chế: Hiện chỉ đạt 7.841ha, thấp hơn nhiều so với 21.835ha theo kế hoạch, ảnh hưởng đến khả năng phát triển đô thị và dự án bất động sản.
    • Đường vành đai chưa khép kín: Giao thông nội đô đang quá tải, đặc biệt do sự gia tăng phương tiện cá nhân, gây áp lực lớn cho hạ tầng giao thông.
    • Giao thông công cộng phát triển chưa đủ: Giao thông đường sắt đô thị chưa hoạt động, trong khi xe buýt chỉ đáp ứng 9,3% nhu cầu (thấp hơn mục tiêu 20-25% năm 2020).
    • Thiếu diện tích bến bãi: Hiện chỉ đạt 71,62ha, chưa bằng 1/6 so với quy hoạch 1.141ha, gây cản trở cho việc quy hoạch hạ tầng logistics và các dự án bất động sản thương mại.

    Những hạn chế này không chỉ ảnh hưởng đến giao thông đô thị mà còn làm giảm sức hút đầu tư vào bất động sản, đặc biệt là các khu vực vùng ven. Quy hoạch đồng bộ giao thông sẽ là yếu tố then chốt để thúc đẩy sự phát triển bền vững cho TP.HCM và nâng cao giá trị bất động sản toàn thành phố.

    Phát triển đô thị: Hoạt động đầu tư xây dựng tại TP.HCM vẫn chủ yếu tập trung ở khu vực trung tâm và nội thành cũ, tận dụng hạ tầng hiện có và sức hút từ thị trường kinh tế. Tuy nhiên, đô thị hóa lan tỏa theo kiểu “dầu loang” tại các quận nội thành phát triển, với nhiều dự án khu dân cư nhỏ lẻ nhưng thiếu sự đồng bộ, dẫn đến giao thông quá tải và chưa hình thành các trung tâm đô thị cấp thành phố theo quy hoạch.

    Các khu đô thị mới gặp nhiều hạn chế:

    • Khu đô thị Tây Bắc: Đầu tư chậm, đang điều chỉnh quy hoạch để kết hợp cải tạo khu dân cư hiện hữu và mở rộng thêm 3.000ha ở các xã Thái Mỹ, Phước Thạnh, và Phước Hiệp.
    • Khu đô thị Cảng Hiệp Phước: Chưa triển khai đầu tư xây dựng.
    • Khu đô thị Nam TP.HCM: Chỉ đạt khoảng 30-35% tiến độ phát triển, chủ yếu tập trung tại Khu A (Phú Mỹ Hưng) với hạ tầng hoàn thiện nhưng thiếu sự kết nối giữa các khu chức năng dọc tuyến Nguyễn Văn Linh.
    • Khu đô thị Thủ Thiêm: Đang xây dựng hạ tầng kỹ thuật chính và các dự án trọng điểm.
    • Khu đô thị lấn biển Cần Giờ: Dự kiến mở rộng quy mô lên 2.870ha, làm thay đổi cơ cấu kinh tế-xã hội trong định hướng phát triển phía Nam.

    Công nghiệp: Đất quy hoạch khu công nghiệp chỉ sử dụng 53,66%, nhiều cụm công nghiệp được chuyển đổi chức năng hoặc bị loại bỏ. Thành phố đối mặt với thách thức công nghiệp giá trị gia tăng thấp.

    Y tế – Giáo dục: Các trung tâm y tế và giáo dục chưa phát triển đồng bộ, nhiều dự án gặp khó khăn trong giải phóng mặt bằng và thiếu nguồn vốn.

    Việc điều chỉnh quy hoạch TP.HCM đến năm 2040 là cần thiết để đảm bảo phát triển bền vững, đáp ứng nhu cầu dân cư và nâng cao chất lượng đô thị, giao thông, và hạ tầng xã hội.

    Xem thêm: Tóm tắt Báo cáo quy hoạch Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 – Sen Vàng Data – Cổng thông tin Bất động sản hàng đầu Việt Nam

    Mục tiêu chính của quy hoạch TP.HCM đến năm 2040. 

    1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế TP. Hồ Chí Minh – Phát triển ngành dịch vụ

    Theo Quyết định số 2631/QĐ-TTg ngày 31/12/2013, TP. Hồ Chí Minh được định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo mô hình dịch vụ – công nghiệp – nông nghiệp, tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững. Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XI (nhiệm kỳ 2020-2025) đã triển khai nhiều chương trình đột phá nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh, nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Các mục tiêu tăng trưởng cụ thể được xác định rõ ràng, nhấn mạnh vai trò chủ lực của ngành dịch vụ trong nền kinh tế đô thị.

    Phát triển vùng đô thị trung tậm tại Tp.HCM_ Nguồn: senvang tổng hợp

    Xem thêm chi tiết tại: Báo cáo nghiên cứu thị trường TP. Hồ Chí Minh (senvangdata.com)

    2. Phát triển TP. Hồ Chí Minh thành Đô thị thông minh

    Hồ Chí Minh đã phê duyệt Đề án xây dựng đô thị thông minh giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2025 (Quyết định số 6179/QĐ-UBND). Mục tiêu của đề án là chuyển đổi mạnh mẽ sang nền kinh tế số, tận dụng công nghệ thông tin để tối ưu hóa quản lý đô thị, nâng cao chất lượng dịch vụ công và cải thiện đời sống cư dân. Đây là bước đi chiến lược đưa Thành phố trở thành trung tâm kinh tế – công nghệ tiên phong trong khu vực.

    3. Phát triển Khu đô thị sáng tạo tương tác cao tại TP. Thủ Đức

    Thủ Đức, bao gồm địa bàn các quận 2, 9 và Thủ Đức trước đây, được định hướng trở thành khu vực kinh tế sáng tạo với trọng tâm là giáo dục bậc cao, nghiên cứu công nghệ, và sản xuất công nghệ cao. Ngoài ra, khu vực này còn phát triển các trung tâm tài chính, dịch vụ thương mại và đóng vai trò là trung tâm liên kết vùng TP. Hồ Chí Minh. Sự chuyển đổi này thúc đẩy tương tác cao giữa các ngành kinh tế, đưa Thủ Đức trở thành hạt nhân đổi mới sáng tạo của Thành phố.
     

    Vùng đô thị phía Đông Tp.HCM_ Nguồn: senvang tổng hợp

    Xem thêm chi tiết tại: Báo cáo nghiên cứu thị trường TP. Hồ Chí Minh (senvangdata.com)

    4. Phát triển Khu đô thị du lịch biển Cần Giờ

    Với quy mô 2.870 ha, Khu đô thị du lịch biển Cần Giờ tại xã Long Hòa và thị trấn Cần Thạnh sẽ trở thành điểm đến chiến lược cho du lịch hướng biển. Dự án tập trung vào cải thiện cảnh quan, bảo vệ môi trường, và xây dựng hạ tầng kỹ thuật ven biển. Đồng thời, khu vực này cũng sẽ tạo động lực thúc đẩy phát triển du lịch vùng, thu hút đầu tư và điều chỉnh cơ cấu kinh tế khu vực. Đây là bước tiến quan trọng trong việc khai thác tiềm năng du lịch ven biển và thúc đẩy phát triển bền vững tại Cần Giờ.

    Vùng đô thị phía Nam Tp.HCM_ Nguồn: senvang tổng hợp

    Xem thêm chi tiết tại: Báo cáo nghiên cứu thị trường TP. Hồ Chí Minh (senvangdata.com)

    Vùng đô thị phía Nam Tp.HCM_ Nguồn: senvang tổng hợp

    Xem thêm chi tiết tại: Báo cáo nghiên cứu thị trường TP. Hồ Chí Minh (senvangdata.com)

    5. Định hướng chuyển đổi 04 huyện ngoại thành thành quận

    Hồ Chí Minh đặt mục tiêu chuyển đổi các huyện ngoại thành gồm Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè, và Bình Chánh thành quận, đảm bảo tiêu chuẩn đô thị hóa theo quy định tại Nghị định 62/2011/NĐ-CP. Việc này không chỉ giúp mở rộng không gian đô thị mà còn tạo tiền đề cải thiện cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng sống của người dân và thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội khu vực ngoại thành.

    6. Bốn chương trình đột phá, trọng điểm phát triển TP. Hồ Chí Minh

    • Chương trình đột phá đổi mới quản lý: Triển khai 13 đề án cụ thể nhằm tối ưu hóa quản lý đô thị, cải cách hành chính, và nâng cao hiệu quả vận hành hệ thống chính quyền.
    • Chương trình đột phá phát triển hạ tầng: Thực hiện 12 đề án với mục tiêu hoàn thiện hệ thống giao thông, hạ tầng kỹ thuật, và cải thiện dịch vụ công ích.
    • Chương trình đột phá phát triển nhân lực và văn hóa: Tập trung 10 đề án nhằm xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, gắn liền với việc bảo tồn và phát triển văn hóa đô thị.
    • Chương trình trọng điểm phát triển doanh nghiệp và khởi nghiệp sáng tạo: Gồm 12 đề án thúc đẩy phong trào khởi nghiệp, phát triển sản phẩm chủ lực và tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp.

    Hồ Chí Minh đang hướng tới sự phát triển toàn diện và bền vững với nhiều định hướng chiến lược như chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng đô thị thông minh, phát triển các khu đô thị sáng tạo và hướng biển. Đồng thời, việc triển khai các chương trình đột phá sẽ là nền tảng quan trọng để Thành phố hiện thực hóa tầm nhìn trở thành trung tâm kinh tế hàng đầu khu vực.

    III. Thực trạng phát triển đô thị tại TP.HCM 

    • Phát triển không gian.

    Định hướng phát triển không gian tại TP.HCM_ Nguồn: senvang tổng hợp 

    Xem thêm chi tiết tại: Báo cáo nghiên cứu thị trường TP. Hồ Chí Minh (senvangdata.com)

    Thực trạng phát triển không gian đô thị tại TP.HCM được định hướng theo các khu vực trọng điểm như sau: Khu đô thị trung tâm bao gồm khu vực nội thành hiện hữu (Quận 1, 3, 4, Bình Thạnh) với quy hoạch chi tiết 5 khu chức năng đặc thù và khu đô thị mới Thủ Thiêm đã cơ bản hoàn thiện hạ tầng. Thành phố đang tập trung chỉnh trang khu vực này nhằm cân bằng giữa bảo tồn di sản và phát triển hiện đại. Hướng chính phía Đông tập trung phát triển thành phố Thủ Đức (khu đô thị sáng tạo tương tác cao) với nhiều điều kiện thuận lợi về hạ tầng và liên kết vùng, tuy nhiên chưa hình thành các khu đô thị lớn, đồng bộ; các dự án hiện nay còn nhỏ lẻ, manh mún, ảnh hưởng đến kết nối hạ tầng. Hướng chính phía Nam với hành lang Nguyễn Hữu Thọ và khu đô thị Nam Sài Gòn đã hình thành nhiều khu dân cư lớn, nhưng tiến độ phát triển còn chậm, khu đô thị Hiệp Phước gặp khó khăn trong thu hút đầu tư. Hướng phụ phía Tây Bắc phát triển đô thị theo kiểu “dầu loang,” các khu dân cư nhỏ lẻ thiếu hạ tầng đồng bộ; dù đã có quy hoạch hoàn chỉnh cho khu đô thị Tây Bắc, việc triển khai vẫn rất chậm. Hướng phụ phía Tây, Tây Nam có trục đường Nguyễn Văn Linh cơ bản hoàn thiện, kết nối các khu chức năng phía Nam, nhưng các tuyến giao thông Bắc-Nam và Vành đai chưa được đầu tư hoàn chỉnh, hạn chế sự phát triển toàn diện khu vực.

    Sơ đồ định hướng phát triển không gian TP.HCM_ Nguồn: senvang tổng hợp 

    Xem thêm chi tiết tại: Báo cáo nghiên cứu thị trường TP. Hồ Chí Minh (senvangdata.com)

    • Phân vùng phát triển thành phố

    Khu nội thành hiện hữu:
    Hiện nay, khu nội thành hiện hữu của Thành phố Hồ Chí Minh đã hoàn thành phủ kín quy hoạch phân khu (QHPK) tỷ lệ 1/2000. Với dân số thực tế đạt 4,53 triệu người, con số này đã vượt mức dự báo trong quy hoạch, gây áp lực lớn lên hạ tầng và môi trường sống. Thành phố đã triển khai nhiều dự án cải tạo và chỉnh trang đô thị như các dự án vệ sinh môi trường tại lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè, Tàu Hũ – Bến Nghé, và Kênh Đôi – Kênh Tẻ. Tuy nhiên, hệ thống hạ tầng kỹ thuật chưa đáp ứng kịp tốc độ phát triển nhanh chóng. Các vấn đề về ùn tắc giao thông, ngập úng, ô nhiễm môi trường, và tác động của biến đổi khí hậu ngày càng trở nên nghiêm trọng.

    Trong khu vực bảo tồn di sản, không gian kiến trúc truyền thống dần bị thay thế bởi các công trình hiện đại dưới áp lực đô thị hóa mạnh mẽ. Công tác bảo tồn, dù đã có kế hoạch, vẫn chưa đạt hiệu quả cao, dẫn đến nguy cơ mai một các giá trị kiến trúc, văn hóa quan trọng. Trong khi đó, khu vực cải tạo và chỉnh trang nội thành ghi nhận sự phát triển mạnh của các loại hình chung cư thay thế các khu nhà ở cũ, nhưng cũng kéo theo sự thay đổi mật độ dân cư và phá vỡ không gian kiến trúc đô thị vốn có.

    Khu nội thành phát triển:
    Ở khu vực phía Đông – Bắc, các quận như Quận 2 và Quận 9 đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ với các khu đô thị quy mô lớn như Thủ Thiêm, Thạnh Mỹ Lợi, An Phú – An Khánh, và Đông Tăng Long. Dù hạ tầng đã được đầu tư tập trung, việc thu hút cư dân và khai thác hiệu quả vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Ở phía Tây – Nam, các khu công nghiệp và đô thị như Khu đô thị Nam Thành phố (quy mô 2.975ha) phát triển chậm do chi phí đất cao và hệ thống giao thông kết nối hạn chế. Các dự án tại đây cũng bị ảnh hưởng bởi sự biến động giá đất và thiếu đầu tư đồng bộ vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội.

    Thị trấn thuộc huyện:
    Đô thị hóa tại các huyện như Bình Chánh, Củ Chi, Cần Giờ, và Nhà Bè đang được đẩy mạnh, tập trung vào các khu trung tâm huyện. Trong đó, huyện Cần Giờ nổi bật với việc kết hợp phát triển khu đô thị du lịch sinh thái, tạo động lực phát triển kinh tế phía Nam và thúc đẩy thu hút dân cư, du lịch sinh thái.

    Vùng phát triển công nghiệp

    Khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp:
    Tổng diện tích quy hoạch dành cho sản xuất công nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh đạt khoảng 8.900ha, trong đó 5.764ha đã được triển khai. Tuy nhiên, sự phát triển vẫn đối mặt với nhiều thách thức như hạ tầng giao thông kém, chi phí đầu tư cao, và thị trường logistic bị chi phối tới 90% bởi các doanh nghiệp nước ngoài. Thành phố đang thực hiện chương trình di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm và thí điểm xây dựng nhà xưởng cao tầng để tối ưu hóa không gian. Đồng thời, việc phát triển công nghiệp hỗ trợ, bao gồm sản xuất nguyên liệu cơ bản như đinh, ốc vít, nhằm giảm phụ thuộc vào nguồn cung từ nước ngoài cũng đang được đẩy mạnh.

    Khu công nghệ cao (CNC):
    Thành phố đã phát triển Khu công nghệ cao (CNC) tại Quận 9 với diện tích 913ha, trong đó 85% hạ tầng đã hoàn thiện và 82% diện tích đã thu hút được đầu tư. Hiện tại, dự án Công viên Khoa học và Công nghệ giai đoạn 2 với quy mô 197,2ha đang được triển khai nhằm tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu, sáng tạo, và phát triển công nghệ cao trong khu vực.

    Sơ đồ minh họa vùng phát triển công nghiệp_ Nguồn: senvang tổng hợp 

    Xem thêm chi tiết tại: Báo cáo nghiên cứu thị trường TP. Hồ Chí Minh (senvangdata.com)

    Vùng sinh thái du lịch: Sở Du lịch đã xây dựng dự thảo Kế hoạch Phát triển sản phẩm du lịch đường thủy giai đoạn 2017-2020, hiện đang tổ chức lấy ý kiến góp ý của các Sở ban ngành, quận huyện. Đã triển khai lập và mời gọi đầu tư 10 đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/5000 Khu nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái và dân cư nhà vườn ven sông Sài Gòn, huyện Củ Chi. Khu Công viên văn hóa lịch sử dân tộc Quận 9 chỉ đạt tỷ lệ 20% về xây dựng các hạng mục cơ bản; Hoàn chỉnh lập các QHPK tỷ lệ 1/2000 các khu vực chức năng du lịch sinh thái cù lao Long Phước, phường Long Phước, Quận 9

    Phát triển vùng sinh thái du lịch_ Nguồn: senvang tổng hợp

    Xem thêm chi tiết tại: Báo cáo nghiên cứu thị trường TP. Hồ Chí Minh (senvangdata.com)

    Vùng nông nghiệp kết hợp vành đai sinh thái

    Tại Thành phố Hồ Chí Minh đang được định hướng phát triển nhằm tận dụng tiềm năng nông nghiệp của các khu vực vùng ven.

    Tại xã Phạm Văn Cội, Củ Chi, khu nông nghiệp công nghệ cao với diện tích 88,2 ha đã chứng minh tính hiệu quả trong hoạt động sản xuất. Khu vực này thu hút nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia đầu tư, gần như lấp đầy toàn bộ diện tích đất sản xuất. Các sản phẩm nông nghiệp sạch có giá trị cao như nấm, rau, và chế phẩm sinh học đã được đưa ra thị trường, góp phần hình thành chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững. Chuỗi giá trị này thể hiện sự liên kết chặt chẽ giữa nhà nước, nhà sản xuất, nhà phân phối và người tiêu dùng.

    Tuy nhiên, tình hình tại huyện Bình Chánh lại không đạt hiệu quả như mong đợi. Việc sản xuất nông nghiệp tại đây gặp nhiều khó khăn do nguồn nước nhiễm phèn, gây ảnh hưởng lớn đến năng suất cây trồng. Bên cạnh đó, quỹ đất sản xuất nông nghiệp trong khu vực dự kiến sẽ giảm mạnh, bao gồm 1.200 ha tại huyện Củ Chi và Hóc Môn, cùng với 768 ha tại huyện Bình Chánh. Một phần diện tích đất này sẽ được chuyển đổi để phát triển khu công nghiệp Phạm Văn Hai và khu dân cư liền kề nhằm phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế.

    Đối với các khu dân cư nông thôn

    Tốc độ đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng, tạo áp lực lớn lên hệ thống hạ tầng kỹ thuật và xã hội vốn chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển. Hiện nay, Thành phố đang triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, theo Thông tư liên tịch số 13/2011. Việc quy hoạch xây dựng, sản xuất và sử dụng đất tại các xã được yêu cầu gắn kết với quy hoạch chung của huyện và phù hợp với quy hoạch tổng thể của Thành phố. Tuy nhiên, Quyết định số 24/QĐ-TTg vẫn chưa đề cập đầy đủ đến nội dung về quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Vì vậy, công tác triển khai tại các khu vực nông thôn vẫn phụ thuộc vào các quy định từ Luật Xây dựng, gây khó khăn trong việc đảm bảo tính đồng bộ và hiệu quả.

    Phát triển vùng nông thôn tại TP.HCM_ Nguồn: senvang tổng hợp 

    Xem thêm chi tiết tại: Báo cáo nghiên cứu thị trường TP. Hồ Chí Minh (senvangdata.com)

    • Vùng bảo tồn thiên nhiên: 

    Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ với vùng lõi được bảo vệ nghiêm ngặt. Hiện có một số dự án đã và đang triển khai thực hiện tại vùng đệm gồm: Dự án Giồng Cá Vồ, xã Long Hòa, huyện Cần Giờ với tính chất di tích khảo cổ, được bảo tàng Việt Nam công nhận với di tích óc eo Sa Huỳnh. Khu nông nghiệp công nghệ cao, xã Long Hòa, huyện Cần Giờ. Khu lịch sử chiến khu Rừng Sác Ngoài ra còn có một số dự án đã được giao đất trong ranh rừng phòng hộ Hiện trạng Củ Chi không còn rừng đặc dụng (so với quy mô 2.250ha tại QĐ 24). Hiện trạng rừng Bình Chánh chưa tới 800ha (so với 1.500 ha tại QĐ 24).

    Phát triển vùng bảo tồn thiên nhiên Tp.HCM_ Nguồn: senvang tổng hợp

    Xem thêm chi tiết tại: Báo cáo nghiên cứu thị trường TP. Hồ Chí Minh (senvangdata.com)

    • Hạ tầng giao thông.

    Giao thông đối ngoại

    Đường bộ: Hạ tầng giao thông đường bộ được đầu tư mạnh, các công trình lớn hoàn thành đúng tiến độ, kết nối tốt với quốc lộ và mở rộng không gian đô thị. Tuy nhiên, các tuyến vành đai vẫn chưa khép kín hoàn chỉnh. Thành phố sẽ tiếp tục triển khai khép kín Vành đai 2, xây dựng Vành đai 3 (đoạn cao tốc Bến Lức – Long Thành) và các đoạn còn lại, cũng như đầu tư vào Vành đai 4. Các trục giao thông Đông-Tây và Bắc-Nam đang dần hoàn thiện, kết nối với Vành đai 3 và các khu vực lân cận.

    Đường sắt: Tuyến đường sắt Thống Nhất (Bắc-Nam) có tiêu chuẩn thấp, đường đơn khổ 1.000mm, tồn tại nhiều giao cắt đồng mức và đường ngang tự phát, gây rủi ro trong khai thác.

    Đường hàng hải, cảng biển: TP.HCM sở hữu hệ thống cảng biển lớn nhất cả nước với 41 bến cảng. Sản lượng hàng hóa năm 2020 ước đạt 134,76 triệu tấn. Các cảng lớn như Cát Lái và Hiệp Phước tiếp tục được đầu tư phát triển, trong khi các cảng như Tân Cảng, Ba Son đã được di dời để xây dựng khu đô thị.

    Đường thủy: TP.HCM có hai tuyến chính kết nối với ĐBSCL và 92 tuyến nội địa dài gần 599 km. Hạ tầng đường thủy đã được cải thiện với hệ thống phao tiêu và biển báo, cùng các dự án cải tạo kênh rạch nội địa như kênh An Hạ và Nhiêu Lộc – Thị Nghè.

    Đường hàng không: Sân bay Tân Sơn Nhất là sân bay lớn nhất cả nước, nhưng vượt công suất thiết kế (28 triệu khách/năm). Năm 2019, sân bay đón 41,3 triệu khách và 682.000 tấn hàng hóa. Hiện sân bay đang được mở rộng để tăng năng lực phục vụ đến năm 2030.

    Giao thông đối nội

    Đường đô thị: TP.HCM có 4.392 km đường, nhưng tăng trưởng chiều dài đường bộ rất thấp (1,67%/năm). Mật độ đường giao thông chỉ đạt 2,10 km/km², tỷ lệ đất dành cho giao thông còn thấp (8,8%), chưa đáp ứng nhu cầu phát triển đô thị.

    Giao thông công cộng và bến bãi đỗ xe:

    • Đường sắt đô thị: Tuyến số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) đang trong giai đoạn hoàn thiện, dự kiến khai thác cuối năm 2021. Tuyến số 2 (Bến Thành – Tham Lương) đang thi công giai đoạn đầu.
    • Xe buýt: Số lượng tuyến xe buýt giảm, mạng lưới không đồng đều, khu vực trung tâm dày đặc hơn ngoại ô.
    • Bến bãi đỗ xe: Quy hoạch 225,6 ha đất cho giao thông tĩnh, chỉ đạt 20% so với mục tiêu 1.145,88 ha. Các dự án như bến xe Miền Đông mới đã xây dựng xong, nhưng các bến xe ngầm và trên cao vẫn đang nghiên cứu khả thi.

    Sơ đồ định hướng quy hoạch giao thông công cộng_ Nguồn: senvang tổng hợp 

    Xem thêm chi tiết tại: Báo cáo nghiên cứu thị trường TP. Hồ Chí Minh (senvangdata.com)

    Các trọng điểm phát triển:

    • Vùng trung tâm Sài Gòn mở rộng:Đây là khu vực quan trọng nhất, đóng vai trò là trung tâm thương mại và dịch vụ. Sự mở rộng này giúp gia tăng giá trị kinh tế và thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp lớn, đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghệ, tài chính và dịch vụ.
    • Công viên phần mềm Quang Trung (đã hình thành):Đây là một khu công nghệ cao, là nơi tập trung các công ty phần mềm và công nghệ. Sự hiện diện của khu công viên này hỗ trợ rất lớn cho việc phát triển ngành công nghiệp công nghệ thông tin, thu hút các công ty trong và ngoài nước đến đầu tư.
    • Khu C30 Quận 10 (Tái phát triển):Là khu vực đang được tái phát triển để gia tăng khả năng sử dụng đất và cải thiện hạ tầng. Đây là khu vực tiềm năng cho các doanh nghiệp mới và các ngành công nghiệp sáng tạo.
    • Khu Tân Kiên (Đã hình thành các chức năng y tế):Khu vực này chuyên cung cấp các dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe. Đây là một trung tâm quan trọng phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe của cư dân khu vực và cả các doanh nghiệp, góp phần phát triển ngành y tế hiện đại.
    • Khu Vĩnh Lộc:Là khu vực phát triển công nghiệp, sản xuất và các dịch vụ liên quan. Khu này hỗ trợ cho việc mở rộng các hoạt động công nghiệp và cung cấp một không gian phù hợp cho các doanh nghiệp sản xuất.
    • Thủ Thiêm (Đang triển khai):Là khu vực đang phát triển mạnh mẽ, hứa hẹn sẽ trở thành một trung tâm kinh tế quan trọng với cơ sở hạ tầng hiện đại. Thủ Thiêm có tiềm năng lớn trong việc thu hút các dự án đầu tư lớn, đặc biệt là từ các công ty công nghệ và bất động sản.
    • Phú Mỹ Hưng (Mở rộng):Đây là một khu đô thị cao cấp đã được phát triển từ trước nhưng đang mở rộng thêm để đáp ứng nhu cầu sinh sống và làm việc của dân cư. Khu vực này thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước nhờ vào môi trường sống chất lượng cao và các tiện ích hiện đại.
    • Khu Hưng Long:Là khu công nghiệp đang được phát triển với mục tiêu phục vụ các ngành công nghiệp chế biến và sản xuất. Hưng Long đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển công nghiệp tại khu vực này.
    • Khu Tân Thuận (Chuyển đổi): Là khu vực đang chuyển đổi từ các chức năng cũ sang các chức năng mới, bao gồm các trung tâm thương mại và dịch vụ. Quá trình chuyển đổi này nhằm tối ưu hóa việc sử dụng đất và tăng cường sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.
    • Khu công nghệ cao (Đã hình thành): Đây là khu vực tập trung các doanh nghiệp công nghệ cao, nghiên cứu và phát triển (R&D). Khu công nghệ cao này là yếu tố quan trọng trong việc phát triển các ngành công nghiệp sáng tạo, giúp thu hút đầu tư từ các công ty trong ngành công nghệ và nghiên cứu.
    • Khu Linh Trung: Đây là khu công nghiệp đã được hình thành và phát triển mạnh mẽ. Linh Trung phục vụ các ngành công nghiệp điện tử, cơ khí và chế biến, là một trong những khu công nghiệp trọng điểm của khu vực.
    • Khu Tam Đa – Long Phước: Là khu vực phát triển các dự án bất động sản và công nghiệp. Đây là khu vực có tiềm năng lớn trong việc phát triển hạ tầng và thu hút các dự án lớn về sản xuất và dịch vụ.
    • Khu Trường Thọ: Khu vực này đang phát triển các dự án về giáo dục, công nghệ và các dịch vụ phụ trợ. Trường Thọ có thể trở thành một trung tâm giáo dục và đào tạo quan trọng trong khu vực.
    • Tân Phú Trung, Tân Thới Hiệp, Tân Nhi, Tân Thành Đông (Phát triển mới): Đây là các khu vực phát triển mới với mục tiêu mở rộng các hoạt động công nghiệp, sản xuất và phát triển đô thị. Các khu vực này sẽ cung cấp không gian cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các hoạt động công nghiệp.
    • Trung An, Hòa Phú (Phát triển mới): Là khu vực phát triển mới với mục tiêu tập trung vào các dự án công nghiệp và thương mại. Các khu vực này đang dần được đầu tư để trở thành các trung tâm kinh tế lớn trong tương lai.
    • Khu đô thị nước Bình Khánh: Đây là khu vực phát triển đô thị mới, kết hợp các yếu tố sinh thái, cảnh quan và hạ tầng hiện đại, nhằm tạo ra một môi trường sống lý tưởng cho cư dân và thu hút các doanh nghiệp đầu tư.
    • Khu đô thị lấn biển Cần Giờ: Một trong những khu vực có tiềm năng phát triển lớn, với các dự án đô thị lấn biển, nhằm phát triển cơ sở hạ tầng và tăng cường các khu dân cư cao cấp, cũng như các dự án thương mại và du lịch.

    Nhìn chung, các trung tâm này được phân bổ hợp lý trong các khu vực chiến lược, kết nối với hệ thống giao thông hiện đại, có thể thu hút các doanh nghiệp thuộc nhiều ngành khác nhau như công nghiệp, công nghệ cao, y tế, bất động sản, giáo dục, và dịch vụ. Mỗi khu vực sẽ có chức năng phát triển riêng biệt nhưng tất cả đều góp phần vào việc phát triển kinh tế khu vực và nâng cao giá trị sử dụng đất.

    Các trọng điểm phát triển Tp.HCM đến năm 2040, tầm nhìn 2060_ Nguồn: senvang tổng hợp

    Xem thêm chi tiết tại: Báo cáo nghiên cứu thị trường TP. Hồ Chí Minh (senvangdata.com)

    Thành phố Hồ Chí Minh đang hướng tới trở thành đô thị toàn cầu với sự phát triển toàn diện về kinh tế, xã hội và hạ tầng. Theo quy hoạch đến năm 2040 và tầm nhìn 2060, thành phố sẽ đóng vai trò là trung tâm kinh tế tri thức, dịch vụ, công nghiệp hiện đại, và kinh tế biển hàng đầu khu vực Đông Nam Á. Dự kiến dân số đến năm 2040 đạt khoảng 13-14 triệu người và tăng lên 16 triệu người vào năm 2060. Hạ tầng giao thông và đô thị sẽ được nâng cấp mạnh mẽ nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững, với trọng tâm vào đổi mới sáng tạo, phát triển xanh và thông minh. Thành phố cũng chú trọng đến việc xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao và cải thiện chất lượng sống cho cư dân, đồng thời thúc đẩy kết nối vùng và hội nhập quốc tế sâu rộng hơn.

    Trên đây là những thông tin tổng quan về Tổng quan về quy hoạch thành phố Hồ Chí Minh đến 2040, tầm nhìn 2060 do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng với những thông tin trên giúp chủ đầu tư, nhà đầu tư và doanh nghiệp có thêm những thông tin về một trong những tiêu chí cần cân nhắc, xem xét trước khi đầu tư. Ngoài ra để xem thêm các bài viết về tư vấn phát triển dự án, anh chị, bạn đọc có thể truy cập trang web https://senvangdata.com.vn/. 

    report-img

    Xem thêm các dịch vụ / tài liệu khác của Sen Vàng :

    Dịch vụ tư vấn : https://senvangdata.com.vn/dich-vu/dich-vu-tu-van

    Tài liệu : https://senvangacademy.com/collections/tai-lieu/

    Báo cáo nghiên cứu thị trường : https://senvangdata.com/reports

    ————————–

    Khóa học Sen Vàng:

    Xây dựng tiêu chí lựa chọn Bất động sản : https://senvangacademy.com/…/xay-dung-tieu-chi-lua…/

    Khóa học R&D – Nghiên cứu và phát triển bất động sản : https://senvangacademy.com/…/khoa-hoc-rd-nghien-cuu-va…/

    Hoạch định chiến lược đầu tư bất động sản cá nhân : https://senvangacademy.com/…/hoach-dinh-chien-luoc-dau…/

    —————————

    Bất động sản Sen Vàng – Đơn vị tư vấn phát triển dự án bất động sản uy tín, chuyên nghiệp Việt Nam

    Website: https://senvanggroup.com/

    Website Cổng thông tin dữ liệu : https://senvangdata.com/

    Youtube: https://tinyurl.com/vt82l8j

    Group cộng đồng Kênh đầu tư Sen Vàng : https://zalo.me/g/olgual210

    Fanpage: https://www.facebook.com/bds.senvangdata

    Linkedin: https://www.linkedin.com/in/ngocsenvang/

    TikTok: https://www.tiktok.com/@senvanggroup

    Hotline liên hệ: 0948.48.48.59

    Email: info@senvanggroup.com

    ————————————————————————–

    © Bản quyền thuộc về : Kênh Đầu Tư Sen Vàng

    © Copyright by “Kenh Dau Tu Sen Vang” Channel ☞ Do not Reup

    #senvanggroup, #kenhdautusenvang, #phattrienduan, #phattrienbenvung, #realcom, #senvangdata,#congtrinhxanh, #taichinhxanh #proptech, #truyenthongbatdongsan #thuonghieubatdongsan,

    #công_ty_tư_vấn_phát_triển_dự_án

    #chủ_đầu_tư_bất_động_sản

    #R_D_Nghiên_cứu_phát_triển_dự_án_bất_động_sản

    #phân_tích_chuyên_gia_bất_động_sản

    #tiêu_điểm_bình_luận_thị_trường_bất_động_sản

    #thị_trường_bất_động_sản_2024

    #MA_dự_án_Bất_động_sản

    Thẻ : thành phố hồ chí minh đến 2040, tâm nhìn 2060, thành phố hồ chí minh tầm nhìn 2060, quy hoạch và phát triển đô thị, quy hoạch và phát triển đô thị thành phố hồ chí minh đến 2040, đô thị thành phố hồ chí minh, Thành phố Hồ Chí Minh, quy hoạch hồ chí minh, Quy hoạch thành phố hồ chí minh, quy hoạch và phát triển thành phố hồ chí minh, thành phố hồ chí minh 2040,

      ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VỚI SEN VÀNG GROUP

      Nội dung Qúy công ty cần tư vấn :

      "Cảm ơn Qúy công ty, sau khi điền thông tin, Sen Vàng sẽ liên hệ với Qúy công ty để xác nhận trong thời gian 48h!
      Chúc Qúy công ty ngày càng phát triển và thịnh vượng!

      Qúy công ty có thể liên hệ trực tiếp số Hotline Sen Vàng Group 0948484859 nếu cần gấp!

      Trân trọng! "

      TOP
      error: Content is protected !!