Tổng quan – Quy hoạch khu kinh tế biển Việt Nam

  • 20 Tháng mười hai, 2023
  • Giới thiệu chung

    Kinh tế biển bao gồm các lĩnh vực: Kinh tế hàng hải; Nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy, hải sản; công nghiệp dầu khí; du lịch biển; xây dựng các khu kinh tế, các khu công nghiệp tập trung và khu chế xuất ven biển gắn với các khu đô thị ven biển; phát triển, nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học – công nghệ về khai thác và quản lý kinh tế biển.

    Kinh tế biển, các vùng biển, ven biển đang trở thành động lực phát triển đất nước; hệ thống kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư; đời sống vật chất và tinh thần của người dân vùng biển được cải thiện. Nghiên cứu khoa học, điều tra cơ bản, phát triển nguồn nhân lực về biển đạt được nhiều kết quả tích cực. Công tác quản lý, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên môi trường biển, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng được chú trọng. Hệ thống chính sách, pháp luật, bộ máy quản lý nhà nước về biển, đảo từng bước được hoàn thiện và phát huy hiệu lực, hiệu quả.

    Mục đích hình thành khu kinh tế biển

    Thành lập khu kinh tế biển với trọng tâm hình thành các khu kinh tế động lực trong phạm vi lãnh thổ nhất định trên cơ sở có sự phát triển đa ngành thúc đẩy sự phát triển chung, nhất là thúc đẩy sự phát triển của các vùng nghèo trên các vùng ven biển của Việt Nam. Từ đó tạo tiền đề thu hút mạnh mẽ các nguồn vốn đầu tư, nhất là vốn đầu tư nước ngoài.

    Theo Quyết định 1353/QĐ-TTg năm 2008Quyết định 1453/QĐ-TTg 2020 phương hướng quy hoạch hình thành hệ thống 19 khu kinh tế ven biển:

    Tổng quan - Quy hoạch khu kinh tế biển Việt Nam

    Bản đồ hệ thống 19 khu kinh tế ven biển tại Việt Nam. Nguồn: Senvangdata.com

    Định hướng phát triển của các khu kinh tế biển

    1. Khu kinh tế Vân Đồn – Quảng Ninh

    Tổng quan - Quy hoạch khu kinh tế biển Việt Nam

    Quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế Vân Đồn – Định hướng phát triển không gian đến năm 2040. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp.

    Tính chất là khu kinh tế biển đa ngành, đa lĩnh vực, trung tâm công nghiệp giải trí có casino, du lịch biển – đảo cao cấp, dịch vụ tổng hợp; là cửa ngõ giao thương quốc tế, tạo ra những sản phẩm độc đáo, khác biệt, hiện đại với chất lượng cao, có thương hiệu và khả năng cạnh tranh quốc tế.

    Khu kinh tế Vân Đồn được định hướng trở thành đô thị biển đảo xanh, hiện đại và thông minh, bền vững. Ngoài ra đây cũng là khu vực có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng

    2. Khu kinh tế Quảng Yên – Quảng Ninh

    Tổng quan - Quy hoạch khu kinh tế biển Việt Nam

    Bản đồ điều chỉnh Quy hoạch chung TX Quảng Yên đến năm 2040. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp.

    Định hướng trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ, hậu cần cảng và đô thị hiện đại của vùng Duyên hải Bắc Bộ, đặc biệt, khai thác tiềm năng, lợi thế quỹ đất dọc hai bên tuyến đường ven sông kết nối từ đường cao tốc Hạ Long – Hải Phòng đến thị xã Đông Triều, tạo động lực phát triển một số khu công nghiệp, cụm công nghiệp, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ, khu dịch vụ – du lịch – cảng, đóng góp vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Quảng Ninh theo hướng hiện đại, góp phần tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội cho toàn bộ vùng Duyên hải Bắc Bộ và vùng Đông Bắc.

    3. Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị – Quảng Trị

    Tổng quan - Quy hoạch khu kinh tế biển Việt Nam

    Quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị – Định hướng phát triển không gian đến năm 2035 và tầm nhìn đến năm 2050. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp.

    Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị được phân thành 4 khu vực phát triển:

    • Khu vực 1: ở phía Đông Nam khu kinh tế, khu vực trọng tâm phát triển bố trí các dự án động lực (trung tâm điện lực, khu phức hợp năng lượng, khu công nghiệp, khu đô thị, dịch vụ công cộng, khu hành chính, cảng biển nước sâu và khu phi thuế quan).
    • Khu vực 2: ở phía Đông Bắc sông Cửa Việt, phát triển dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng ven biển và đô thị Cửa Việt tập trung phát triển dịch vụ hỗ trợ cho khu vực trung tâm khu kinh tế.
    • Khu vực 3: ở phía Tây Bắc sông Cửa Việt, phát triển đầu mối hạ tầng cấp vùng với trọng tâm là cảng hàng không sân bay Quảng Trị và phát triển dịch vụ cao cấp.
    • Khu vực 4: ở phía Tây khu kinh tế, phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, dự trữ phát triển mở rộng cho vùng trọng tâm và ổn định các điểm dân cư hiện hữu.

    4. Khu kinh tế ven biển Thái Bình – Thái Bình

    Tổng quan - Quy hoạch khu kinh tế biển Việt Nam

    Quy hoạch xây dựng khu kinh tế Thái Bình – Định hướng phát triển không gian đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp.

    Khu kinh tế Thái Bình bao gồm các khu chức năng như khu trung tâm điện lực Thái Bình; khu, cụm công nghiệp; khu cảng và dịch vụ cảng; khu du lịch nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí; khu phân bố các vùng nuôi trồng thủy sản và rừng phòng hộ ven biển; khu dân cư, đô thị, dịch vụ, khu hành chính…

    5. Khu kinh tế Ninh Cơ – Nam Định

    Tổng quan - Quy hoạch khu kinh tế biển Việt Nam

    Mô hình dự án Tổ hợp dự án thép xanh đang được tỉnh Nam Định và Tập đoàn Xuân Thiện xúc tiến quy trình đầu tư tại khu vực bãi bồi ven biển huyện Nghĩa Hưng. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp. 

    Ngày 20/10/2023, Tỉnh Nam Định đã có văn bản và đề án trình Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Khu kinh tế Ninh Cơ. Trong Tờ trình, UBND tỉnh Nam Định nêu, mục tiêu chung của Đề án: “Xây dựng và phát triển Khu kinh tế Ninh Cơ trở thành khu kinh tế đa ngành, đa chức năng, là trọng điểm phát triển có tính đột phá, dẫn dắt cho kinh tế tỉnh Nam Định; một cực phát triển quan trọng của tiểu vùng và trung tâm giao thương quốc tế gắn với các đô thị, công nghiệp, du lịch, thương mại, cảng biển lớn của tỉnh và tiểu vùng Nam Đồng bằng sông Hồng. Các cơ chế, chính sách minh bạch, thông thoáng, thân thiện với doanh nghiệp, người dân; nơi nghiên cứu triển khai một số mô hình, dự án sản xuất mới trên địa bàn tỉnh Nam Định và cả nước”.

    6. Khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải – Hải Phòng

    Tổng quan - Quy hoạch khu kinh tế biển Việt NamQuy hoạch chung xây dựng khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải – quy hoạch sử dụng đất và phân khu chức năng đến năm 2035 tầm nhìn năm 2050. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp.

    Đình Vũ – Cát Hải là một trung tâm kinh tế biển, đa ngành, đa lĩnh vực của vùng duyên hải Bắc Bộ và của cả nước, bao gồm: Kinh tế hàng hải (trọng tâm là phát triển dịch vụ cảng), trung tâm công nghiệp, dịch vụ tài chính, ngân hàng, du lịch, thương mại. Là khu kinh tế có cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội hiện đại, đồng bộ gắn với bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

    7. Khu kinh tế Nghi Sơn – Thanh Hóa

    Tổng quan - Quy hoạch khu kinh tế biển Việt Nam

    Bản đồ quy hoạch định hướng phát triển không gian khu kinh tế Nghi Sơn đến năm 2025. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp.

    Khu kinh tế Nghi Sơn được phân vùng kinh tế thành 5 khu vực: trong đó phát triển về các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp phụ trợ, tổng kho dầu thô và hóa chất, dịch vụ logistics, cảng biển, ngoài ra phát triển du lịch biển kết hợp với đô thị, phát triển du lịch sinh thái, khu công nghiệp công nghệ cao, năng lượng tái tạo, công nghiệp sạch, chế biến nông – lâm sản.

    8. Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An – Nghệ An

    Tổng quan - Quy hoạch khu kinh tế biển Việt Nam

    Sơ đồ định hướng phát triển không gian đến năm 2040. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp.

    Cấu trúc phát triển không gian Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An chia theo 3 vùng với các định hướng: tăng cường dịch vụ logistics, hậu cần cảng,…; khu công nghiệp đô thị, dịch vụ, thương mại, du lịch sinh thái biển.

    9. Khu kinh tế Vũng Áng – Hà Tĩnh

    Tổng quan - Quy hoạch khu kinh tế biển Việt NamMặt bằng tổng thể khu kinh tế Vũng Áng. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp.

    Khu kinh tế Vũng Áng thuộc tỉnh Hà Tĩnh có không gian kinh tế độc lập, là khu kinh tế tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực bao gồm: công nghiệp – thương mại – dịch vụ – du lịch – đô thị và nông lâm ngư nghiệp; trong đó trọng tâm là phát triển công nghiệp luyện kim, các ngành công nghiệp gắn với khai thác cảng biển, các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động và các ngành công nghiệp xuất khẩu.

    10. Khu kinh tế Hòn La – Quảng Bình

    Tổng quan - Quy hoạch khu kinh tế biển Việt Nam

    Quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế Hòn La, tỉnh Quảng Bình đến năm 2030 – Bản vẽ định hướng phát triển không gian. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp.

    Khu kinh tế Hòn La (Quảng Bình) là khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực, bao gồm: Công nghiệp – cảng biển – thương mại – dịch vụ – du lịch – đô thị và nông lâm ngư nghiệp; đây cũng là một trung tâm kinh tế của tỉnh Quảng Bình, có các điều kiện về hạ tầng đô thị hiện đại, đồng bộ; có vai trò đầu tàu thu hút đầu tư và làm động lực phát triển cho các vùng khác.

    11. Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô – Thừa Thiên Huế

    Tổng quan - Quy hoạch khu kinh tế biển Việt Nam

    Quy hoạch chung khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô đến năm 2025. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp.

    Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô là đô thị cảng, đầu mối giao thông đường biển quan trọng, cung cấp các dịch vụ cảng nước sâu và điều phối hàng hoá trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, một trong những trung tâm giao thương quốc tế lớn và hiện đại, trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng mang tầm cỡ quốc gia, quốc tế của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và là đô thị phát triển các ngành công nghiệp sạch và công nghiệp kỹ thuật cao.

    12. Khu kinh tế mở Chu Lai – Quảng Nam

    Tổng quan - Quy hoạch khu kinh tế biển Việt Nam

    Quy hoạch chung xây dựng Khu Kinh tế mở Chu Lai, tỉnh Quảng Nam, đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 – Bản vẽ định hướng phát triển không gian. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp.

    Quy hoạch chung Khu kinh tế mở Chu Lai được phê duyệt điều chỉnh: 

    • Khu phi thuế quan: 1 khu gắn với sân bay Chu Lai và 1 khu gắn với khu bến cảng Tam Hiệp, 1 khu gắn với khu bến cảng Tam Hòa.
    • Các khu công nghiệp là Bắc Chu Lai, Tam Anh, Tam Hiệp và Tam Thăng.
    • Khu cảng và logistics là khu bến Kỳ Hà, Khu bến Tam Hiệp.
    • Các khu du lịch dịch vụ tập trung tại các xã Tam Hòa, Tam Tiến, huyện Núi Thành, xã Tam Thanh.
    • Trung tâm đào tạo nghiên cứu được bố trí tại Khu đô thị Đông Tam Kỳ.

    13. Khu kinh tế Dung Quất – Quảng Ngãi

    Tổng quan - Quy hoạch khu kinh tế biển Việt Nam

    Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2045  – Sơ đồ định hướng phát triển không gian. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp.

    Toàn khu kinh tế được chia làm 05 phân khu chức năng chính để kiểm soát phát triển gồm: (1) Phân khu đô thị, công nghiệp, dịch vụ Bắc Dung Quất; (2) Phân khu đô thị, công nghiệp, dịch vụ Châu Ổ – Bình Long; (3) Phân khu đô thị, công nghiệp, dịch vụ Nam Dung Quất; (4) Phân khu đô thị, dịch vụ Đông Nam Dung Quất; (5) Phân khu đô thị Lý Sơn.

    14. Khu kinh tế Nhơn Hội – Bình Định

    Tổng quan - Quy hoạch khu kinh tế biển Việt Nam

    Sơ đồ định hướng phát triển không gian khu kinh tế Nhơn Hội. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp.

    Tổ chức không gian của khu kinh tế trên cơ sở có sự phối hợp giữa bốn không gian cơ bản sau: không gian cảnh quan và dự trữ sinh thái, không gian để phát triển công nghiệp, không gian phát triển du lịch và không gian phát triển đô thị, nông thôn. Trong đó công nghiệp chủ yếu phát triển các ngành như: chế biến nông, lâm, thủy sản, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp sản xuất hàng điện tử và vật liệu xây điện, dệt may, may mặc xuất khẩu…

    15. Khu kinh tế Nam Phú Yên – Phú Yên

    Tổng quan - Quy hoạch khu kinh tế biển Việt Nam

    Bản đồ quy hoạch đất tỉnh Phú Yên đến năm 2040. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp.

    Định hướng xây dựng KKT Nam Phú Yên thành vùng kinh tế động lực của tỉnh Phú Yên; có hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật – xã hội đồng bộ, hiện đại; không gian kiến trúc cảnh quan, đô thị văn minh, tiên tiến, môi trường bền vững và sử dụng đất đai hiệu quả. Làm cơ sở pháp lý để triển khai các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết các khu chức năng và các dự án đầu tư xây dựng thuộc Khu kinh tế.

    Ngoài ra, còn có 3 trung tâm phát triển chính gồm: Trung tâm đô thị sân bay; Trung tâm đô thị Hòa Vinh; Trung tâm đô thị thương mại ven biển. Bên cạnh đó tam giác phát triển du lịch phía Nam với 3 mũi nhọn là khu vực Biển Hồ – núi Đá Bia; khu lịch Mũi Điện – Bãi Môn và khu du lịch Hòn Nưa.

    16. Khu kinh tế Vân Phong – Khánh Hòa

    Tổng quan - Quy hoạch khu kinh tế biển Việt Nam

    Bản đồ quy hoạch sử dụng đất và phân khu chức năng khu kinh tế Vân Phong đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp.

    Không gian phát triển khu kinh tế tập trung chủ yếu tại hai khu vực:

    • Khu vực Bắc Vân Phong: cảng trung chuyển quốc tế, cảng du lịch quốc tế, các công trình dịch vụ hậu cảng, công nghiệp, các khu đô thị du lịch và các khu đô thị đan xen khu rừng ngập mặn, không gian cây xanh, mặt nước và khu vực đồi núi trên bán đảo.
    • Khu vực Nam Vân Phong: cảng nước sâu, các tổ hợp công nghiệp, kho tàng, khu đô thị và các khu dịch vụ du lịch.

    17. Khu kinh tế Phú Quốc – Kiên Giang

    Tổng quan - Quy hoạch khu kinh tế biển Việt Nam

    Sơ đồ Định hướng phát triển Đô thị Phú Quốc đến năm 2040. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp.

    Lấy Khu đô thị Dương Đông làm trung tâm, định hướng phát triển các vùng của Phú Quốc được chia như sau:

    • Hướng Đông phát triển nông nghiệp, bảo tồn cảnh quan tự nhiên.
    • Hướng Tây phát triển các khu du lịch sinh thái, làng nghề truyền thống.
    • Hướng Bắc phát triển bảo tồn rừng, cảnh quan, phát triển du lịch sinh thái, làng nghề phục vụ du lịch, nông nghiệp công nghệ cao.
    • Hướng Nam phát triển du lịch hỗn hợp, du lịch sinh thái, đô thị cảng biển, sân bay quốc tế, bảo tồn rừng phòng hộ, công viên chuyên đề, khu tưởng niệm Nhà tù Phú Quốc.

    18. Khu kinh tế Định An – Trà Vinh

    Tổng quan - Quy hoạch khu kinh tế biển Việt Nam

    Sơ đồ quy hoạch sử dụng đất và phân khu chức năng Khu kinh tế Định An đến năm 2030. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp.

    Không gian khu kinh tế phát triển chủ yếu về 2 hướng Bắc – Nam của kênh đào Trà Vinh:

    • Hướng Bắc Kênh đào Trà Vinh: gồm khu phi thuế quan, khu hành chính, khu đô thị, các khu du lịch dịch vụ dân cư, các khu công nghiệp, khu du lịch và dịch vụ.
    • Hướng Nam Kênh đào Trà Vinh: gồm khu tái định cư, bố trí vùng phát triển dự trữ công nghiệp lớn và các dịch vụ kèm theo, phát triển nông – lâm – ngư nghiệp, bảo vệ môi trường và các điểm dân cư nông thôn mới.

    19. Khu kinh tế Năm Căn – Cà Mau

    Tổng quan - Quy hoạch khu kinh tế biển Việt Nam

    Quy hoạch chung Khu kinh tế Năm Căn đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp.

    Khu knh tế Năm Căn được xây dựng và phát triển với các ngành chủ chốt là công nghiệp cơ khí, đóng mới sửa chữa tàu biển, lắp ráp máy, điện tử, công nghiệp chế biến hàng thủy sản xuất khẩu, công nghiệp và dịch vụ dầu khí, may mặc, vật liệu xây dựng, sản xuất hàng tiêu dùng cùng các ngành công nghiệp bổ trợ khác. 

    Kết luận

    Khu kinh tế biển tại Việt Nam hứa hẹn là một lĩnh vực có triển vọng lớn trong tương lai, mang lại nhiều cơ hội phát triển và đóng góp tích cực cho nền kinh tế quốc gia. Việt Nam với hơn 3000km bờ biển và vị trí đắc địa cùng nguồn tài nguyên phong phú đa dạng chính là môt lợi thế cực kỳ lớn về phát triển khu kinh tế biển, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống người dân .

    Việt Nam đã và đang nỗ lực xây dựng các cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực và thúc đẩy KHKT, ngoài ra việc hợp tác quốc tế và xây dựng các quan hệ đối tác trong lĩnh vực kinh tế biển cũng là yếu tố quan trọng. Tuy nhiên Việt Nam cũng cần chú trọng đến việc bảo vệ môi trường biển, quản lý nguồn lực bền vững và đảm bảo rằng sự phát triển kinh tế biển không gây ảnh hưởng độc hại đến sinh quyển biển. 

    Để tài nguyên “mặt tiền Biển Đông” thật sự trở thành nguồn lực phát triển đất nước, cần phải có những động lực từ bàn tay, khối óc và ý chí mạnh mẽ của con người thông qua những tầm nhìn và khả năng dẫn dắt của giới tinh hoa và lãnh đạo xã hội trong thời đại công nghệ ứng dụng đang phát triển ngày nay. 

       

          Trên đây là những thông tin tổng quan về “Tổng quan – Quy hoạch khu kinh tế biển Việt Nam ” do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng với những thông tin trên giúp chủ đầu tư, nhà đầu tư và doanh nghiệp bất động sản có cái nhìn tổng quan về tiềm năng phát triển các khu kinh tế biển. Ngoài ra để xem thêm các bài viết về tư vấn phát triển dự án, anh chị, bạn đọc có thể truy cập trang web senvangdata.com/. 

     

    report-img

     

    Dịch vụ tư vấn Báo cáo phát triển bền vững: Xem chi tiết

    Xem thêm các dịch vụ / tài liệu khác của Sen Vàng : 

    Dịch vụ tư vấn  

    Tài liệu

    Báo cáo nghiên cứu thị trường

    ————————–

    Báo cáo nghiên cứu thị trường R&D: https://senvangdata.com/reports

    ————————–

    Download Dữ liệu Vùng, Tỉnh tại đây: 

    Download Dữ liệu Vùng, Tỉnh 

    —————————

    Khóa học Sen Vàng: 

    Xây dựng tiêu chí lựa chọn Bất động sản

    Khóa học R&D – Nghiên cứu và phát triển bất động sản

    Hoạch định chiến lược đầu tư bất động sản cá nhân 

    —————————

    Bất động sản Sen Vàng – Đơn vị tư vấn phát triển dự án bất động sản uy tín, chuyên nghiệp Việt Nam

    Website: https://senvanggroup.com/

    Website: https://senvangdata.com/

    Youtube: https://tinyurl.com/vt82l8j

    Hotline: 0948 48 48 59

    Group cộng đồng Kênh đầu tư Sen Vàng : https://zalo.me/g/olgual210

    #senvanggroup #senvangrealestate #kenhdautusenvang  #dịch_vụ_tư_vấn_phát_triển_dự_án #thị_trường_bất_động_sản_2023 #phat_triển_dự_án #tư_ vấn_chiến _ lược_kinh_doanh #xây_dựng_kế_hoạch_phát_triển #chiến_lược_tiếp_thị_dự_án

     

    Thẻ : đơn vị tư vấn phát triển dự án, bất động sản, quy hoạch vùng, R&D, Nghiên cứu thị trường, senvanggroup, senvangdata, phát triển dự án, đơn vị nghiên cứu thị trường,

      ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VỚI SEN VÀNG GROUP

      Nội dung Qúy công ty cần tư vấn :

      "Cảm ơn Qúy công ty, sau khi điền thông tin, Sen Vàng sẽ liên hệ với Qúy công ty để xác nhận trong thời gian 48h!
      Chúc Qúy công ty ngày càng phát triển và thịnh vượng!

      Qúy công ty có thể liên hệ trực tiếp số Hotline Sen Vàng Group 0948484859 nếu cần gấp!

      Trân trọng! "

      TOP
      error: Content is protected !!