Thách thức trong việc phát triển các khu kinh tế ven biển gắn liền với bảo vệ môi trường tại Việt Nam

  • 1 Tháng Một, 2024
  • Việt Nam là quốc gia có vị trí địa lý thuận lợi cho các hoạt động kinh tế biển với đường bờ biển dài, là cửa ngõ giao thương với các quốc gia trên thế giới. Mặc dù có nhiều lợi thế, tiềm năng trong phát triển các ngành kinh tế biển nhưng Việt Nam cũng là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai, biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Khu vực ven biển Việt Nam vẫn đang trên đà phát triển tạo ra lợi ích trực tiếp cho các khu vực đô thị và nông thôn ven biển và cho quốc gia nói chung nhưng lại thường xuyên chịu tác động của thiên tai và thời tiết cực đoan. Hiện nay, khu vực ven biển là một trong các động lực chính cho phát triển của đất nước. Tuy nhiên tốc độ đô thị hóa mạnh, phát triển công nghiệp, du lịch… tăng trưởng kinh tế nhanh gây ra mâu thuẫn lợi ích giữa các ngành và tạo ra các áp lực trong việc sử dụng tài nguyên bền vững, bảo vệ môi trường cảnh quan, thích ứng với biến đổi khí hậu.

    Tổng quan các khu kinh tế ven biển tại Việt Nam

    Khu kinh tế ven biển là mô hình phát triển có tính đột phá cho phát triển kinh tế vùng, hỗ trợ những vùng, lãnh thổ có điều kiện thuận lợi khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, vị trí địa kinh tế và chính trị để phát triển kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế; huy động tối đa nguồn nội lực, tìm kiếm và áp dụng những thể chế và chính sách kinh tế mới để chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực; kết hợp phát triển kinh tế với giữ vững an ninh, quốc phòng.

    Tính đến năm 2021, Việt Nam có 19 khu kinh tế ven biển được thành lập. Nguồn: Senvangdata.com

    Kinh tế ven biển có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế, bảo vệ chủ quyền quốc gia, chủ quyền an ninh trên biển, an toàn hàng hải, công tác đối ngoại, hợp tác quốc tế được chủ động toàn diện, công tác tìm kiếm cứu nạn được đảm bảo. Kinh tế biển, các vùng biển, ven biển đang trở thành động lực phát triển đất nước và là nhân tố để phát triển đầu tư các hệ thống kết cấu hạ tầng, giúp đời sống vật chất và tinh thần của người dân vùng biển được cải thiện. Kinh tế biển và ven biển thúc đẩy các nghiên cứu khoa học, điều tra cơ bản, phát triển nguồn nhân lực về biển; Hỗ trợ công tác quản lý, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên môi trường biển; Giúp cho công tác quản lý và ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng được chú trọng hơn. Xây dựng và hoàn thiện phát huy hiệu quả các hệ thống chính sách, pháp luật, quản lý nhà nước về biển, đảo.

    Định hướng chính sách phát triển của các khu kinh tế ven biển

    Việc phát triển các khu kinh tế ven biển nhất thiết phải gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương và của vùng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa dựa trên thúc đẩy phân công lao động xã hội theo chuỗi giá trị sản phẩm trong khu vực và quốc tế, là cửa ngõ để kết nối lao động và hàng hóa dịch vụ trong hệ thống phân công lao động quốc tế. Lấy hiệu quả kinh tế – xã hội làm tiêu chuẩn cao nhất và bảo đảm phát triển bền vững theo hướng hiện đại; bảo đảm sử dụng một cách hiệu quả cả quỹ đất, mặt nước và không gian của khu kinh tế ven biển gắn với quốc phòng, an ninh trên biển và trong đất liền.

    Định hướng chính sách phát triển của các khu kinh tế ven biển. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Hướng tới hình thành các khu kinh tế chức năng nòng cốt, chủ đạo và gắn kết chặt chẽ với phát triển vùng. Phát triển các khu kinh tế ven biển phải có lộ trình phù hợp với điều kiện cụ thể và phù hợp với định hướng phát triển kinh tế – xã hội của cả nước trong bối cảnh hội nhập sâu, chịu tác động từ sự biến đổi nhanh chóng của môi trường quốc tế; chú ý tới yêu cầu bảo vệ môi trường và an ninh, quốc phòng.

    Vùng biển và ven biển phía Bắc (Quảng Ninh – Ninh Bình): Xây dựng khu vực Hải Phòng – Quảng Ninh trở thành trung tâm kinh tế biển; là cửa ngõ, động lực phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ gắn với cảng quốc tế Lạch Huyện; phát triển Quảng Ninh trở thành trung tâm du lịch quốc gia kết nối với các trung tâm du lịch quốc tế lớn của khu vực và thế giới.

    Vùng biển và ven biển Bắc Trung Bộ, Duyên hải Trung Bộ (Thanh Hóa – Bình Thuận): Phát triển các cảng biển nước sâu trung chuyển quốc tế, cảng biển chuyên dụng gắn với các khu liên hợp công nghiệp, dầu khí, điện năng lượng tái tạo, công nghiệp sạch; phát triển các trung tâm du lịch lớn; nuôi trồng, khai thác, chế biến hải sản, dịch vụ hậu cần và hạ tầng nghề cá.

    Vùng biển và ven biển Tây Nam Bộ (Tiền Giang – Cà Mau – Kiên Giang): Tập trung xây dựng phát triển Phú Quốc thành trung tâm dịch vụ, du lịch sinh thái biển mạnh mang tầm quốc tế; phát triển công nghiệp khí, chế biến khí, điện khí, năng lượng tái tạo, nuôi trồng, khai thác hải sản, dịch vụ hậu cần, hạ tầng nghề cá, kết nối với các trung tâm kinh tế lớn trong khu vực và thế giới.

    Thách thức trong quá trình phát triển kinh tế ven biển gắn liền với bảo vệ môi trường.

    Ô nhiễm môi trường xuyên biên giới, các sự cố tràn dầu trên diện rộng trong khi đó các công tác ứng phó với sự cố môi trường trên biển còn nhiều bất cập. Ô nhiễm môi trường biển bởi rác thải nhựa đã trở thành vấn đề cấp bách với lượng lớn rác thải nhựa thải ra biển mỗi năm (chương trình Môi trường Liên hợp quốc đã xác nhận Việt Nam là nước gây ô nhiễm nhựa đại dương lớn thứ 4 trên thế giới); các hệ sinh thái biển, đa dạng sinh học biển bị suy giảm; một số tài nguyên bị khai thác quá mức.

    Sự cố gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng trên diện rộng từ hoạt động sản xuất công nghiệp lớn tại các khu kinh tế ven biển. Điển hình là sự cố sự tại nhà máy thép Formosa thuộc khu kinh tế Vũng Áng gây ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng xảy ra từ tháng 4/2016 tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế gây thiệt hại hệ sinh thái biển và nguồn lợi hải sản, ảnh hưởng rất lớn tới sản xuất, kinh doanh đời sống của khoảng 510.000 người thuộc 130.000 hộ dân ở 730 thôn/xóm tại 146 xã/phường/thị trấn của 22 huyện vùng ven biển thuộc 4 tỉnh miền Trung.

    Hệ sinh thái bảo vệ tự nhiên đang chịu áp lực ngày càng tăng do phát triển và khai thác quá mức. Hệ sinh thái giữ vai trò quan trọng nhưng thường không được đánh giá cao trong việc tăng cường khả năng chống chịu của khu vực ven biển. Các cồn cát, rừng ngập mặn và rạn san hô của Việt Nam mang đến sự đa dạng sinh học và các dịch vụ sinh thái quan trọng, giảm tác động của bão bằng cách hấp thụ năng lượng sóng và ổn định trầm tích để giúp giảm thiểu tình trạng biển xâm thực. Nhưng một loạt các yếu tố như: Quản lý không bền vững, đô thị hóa, phát triển ven biển và du lịch, thâm canh sử dụng đất, mở rộng nông nghiệp, khai thác quá mức, ô nhiễm nước và bồi lắng đã làm suy thoái hệ sinh thái.

    Đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trường gắn liền với phát triển các khu kinh tế biển tại Việt Nam

    1. Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và bền vững tài nguyên thiên nhiên và hệ sinh thái biển. 

    Cần duy trì và phục hồi tôn tạo các hệ sinh thái tự nhiên, cảnh quan. Thiết lập khung thiên nhiên bền vững trong khu vực khu kinh tế bao gồm biển ven bờ, bờ biển, các dải cây xanh công viên ven biển, các dòng sông, suối kết hợp với biển và các vùng núi, đồi tạo cảnh quan… Đây là nền tảng cơ bản cho các khu kinh tế ven biển phát triển bền vững.

    Thống kê một cách có hệ thống các tài nguyên thiên nhiên ven biển của khu vực, phân tích cụ thể những tài nguyên đã sử dụng hiệu quả hay không hiệu quả. Xác định những khu vực cấm xây dựng hoặc những khu vực có thể san lấp để tăng hiệu quả sử dụng mà không làm hại đến hệ sinh thái khu vực lân cận, chứng minh được khả năng phục hồi sinh thái tốt hơn. Dải đất ven biển là tài nguyên hữu hạn, do đó việc sử dụng phải được quy hoạch có tầm nhìn chiến lược, đảm bảo hài hòa lợi ích của cộng đồng, đảm bảo giữ các không gian mở ra biển hợp lý, duy trì nhiều không gian mở ven biển.

    2. Xây dựng và thiết kế các hệ thống hạ tầng kỹ thuật và tiện ích thích hợp, hiện đại, kết nối đồng bộ cả khu vực hiện hữu và xây mới

    • Hệ thống hạ tầng kỹ thuật và tiện ích được thiết kế và đầu tư phát triển phù hợp với điều kiện thực tế của khu kinh tế, tiện lợi sử dụng nhưng không làm ảnh hưởng đến môi trường và hệ sinh thái ven biển và vùng biển.
    • Các đô thị và khu vực ven biển có không gian sinh thái khá nhạy cảm, do đó việc đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật như đê, kè ven biển, ven sông phải đảm bảo nguyên tắc bền vững kỹ thuật nhưng đồng thời phải có mỹ quan và tiện dụng, dễ phục hồi sinh thái ven biển. Các hệ thống cống nước thải chưa xử lý không được thải ra sông và ra biển, các công trình đầu mối kỹ thuật đô thị không sử dụng những vị trí có cảnh quan đẹp ven biển.
    • Hệ thống giao thông kết nối thuận lợi đối với các khu vực khu kinh tế và đô thị xung quanh. Đối với các khu du lịch phải đảm bảo hệ thống xe không ô nhiễm môi trường (xe điện) phục vụ khu vực các trục ven biển, không thiết kế các trục giao thông lớn sát ven biển. Các công trình tiện ích cần có thiết kế kiến trúc mang tính đặc trưng, mỹ quan đóng góp thêm cảnh quan của khu vực. Giao thông và hệ thống hạ tầng khác phải được cải thiện ở các khu vực hiện hữu và kết nối đồng bộ với các khu vực xây dựng mới.

    3. Đảm bảo an toàn môi trường phát triển bền vững

    • Đô thị ven biển và các khu kinh tế ven biển phát triển đồng nghĩa với sự gia tăng dân số và khách du lịch cũng như các hoạt động kinh tế xã hội cũng phát triển, đặc biệt là hệ thống dịch vụ sản xuất, du lịch, ăn uống. Quy hoạch và phát triển các khu vực giàu tiềm năng này cần đảm bảo xác định đủ quy mô và hình thái phát triển, tạo lập các không gian hợp lý cho các loại hình kinh tế đặc thù này phát triển mà không làm ô nhiễm môi trường.
    • Các khu chức năng đặc thù của khu kinh tế biển như hệ thống cảng, khu vực công nghiệp phải đảm bảo các nguyên tắc bảo vệ môi trường do sự khai thác cảng biển, các cụm kho xăng dầu và các khu công nghiệp, khu chế xuất ven biển, phải đảm bảo giữ gìn môi trường sạch ven biển. Các KCN ven biển phải có hệ thống hồ điều hòa chứa nước thải sau xử lý vừa tạo cảnh quan vừa kiểm soát rủi ro khi có sự cố ô nhiễm xảy ra.
    • Đảm bảo các không gian sống của dân cư đô thị ven biển không bị ô nhiễm môi trường, và có điều kiện tiếp cận các không gian mở ven biển một cách tối đa nhất.

    4. Có những chính sách về phát triển bền vững kinh tế biển.

    • Phát triển khoa học, công nghệ và tăng cường điều tra cơ bản biển. Thúc đẩy đổi mới sáng tạo, nghiên cứu ứng dụng thành tựu khoa học. Hình thành các trung tâm nghiên cứu, khai thác đáy biển, hợp tác quốc tế trong điều tra môi trường biển và hải đảo.
    • Hỗ trợ, nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển mạng lưới cơ sở nguồn nhân lực biển đạt trình độ tiên tiến trong khu vực. Thực hiện hiệu quả đào tạo nghề, đáp ứng các yêu cầu lao động trong ngành kinh tế biển, chuyển đổi nghề của người dân.
    • Tăng cường năng lực bảo đảm quốc phòng, an ninh, thực hiện luật trên biển. Nâng cao năng lực phòng hộ, cứu nạn, phòng tránh giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng khu vực biển, hải đảo, đảm bảo an ninh an toàn cho cư dân, người lao động trong các hoạt động kinh tế biển.
    • Huy động các thành phần kinh tế, nguồn lực tập trung khuyến khích phát triển đầu tư hạ tầng kinh tế vùng biển. Thu hút đầu tư nước ngoài, xây dựng và sản xuất kinh doanh trên biển. Nhà nước tập trung ngân sách hỗ trợ các địa phương vùng biển phát triển kinh tế đa ngành.

     

    Trên đây là những thông tin tổng quan về “TThách thức trong việc phát triển các khu kinh tế vùng biển gắn liền với bảo vệ môi trường tại VIệt Nam” do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng với những thông tin trên giúp chủ đầu tư, nhà đầu tư và doanh nghiệp bất động sản có cái nhìn tổng quan về vấn đề bảo về môi trường trong kinh tế biển . Ngoài ra để xem thêm các bài viết về tư vấn phát triển dự án, anh chị, bạn đọc có thể truy cập trang web senvangdata.com/. 

     

    report-img

     

    Dịch vụ tư vấn Báo cáo phát triển bền vững: Xem chi tiết

    Xem thêm các dịch vụ / tài liệu khác của Sen Vàng : 

    Dịch vụ tư vấn  

    Tài liệu

    Báo cáo nghiên cứu thị trường

    ————————–

    Khóa học Sen Vàng: 

    Xây dựng tiêu chí lựa chọn Bất động sản

    Khóa học R&D – Nghiên cứu và phát triển bất động sản

    Hoạch định chiến lược đầu tư bất động sản cá nhân 

    —————————

    Bất động sản Sen Vàng – Đơn vị tư vấn phát triển dự án bất động sản uy tín, chuyên nghiệp Việt Nam

    Website: https://senvanggroup.com/

    Website: https://senvangdata.com/

    Youtube: https://tinyurl.com/vt82l8j

    Hotline: 0948 48 48 59

    Group cộng đồng Kênh đầu tư Sen Vàng : https://zalo.me/g/olgual210

    #senvanggroup #senvangrealestate #kenhdautusenvang  #dịch_vụ_tư_vấn_phát_triển_dự_án #thị_trường_bất_động_sản_2023 #phat_triển_dự_án #tư_ vấn_chiến _ lược_kinh_doanh #xây_dựng_kế_hoạch_phát_triển #chiến_lược_tiếp_thị_dự_án

    Thẻ : phát triển dự án, đơn vị nghiên cứu thị trường, đơn vị tư vấn phát triển dự án, bất động sản, gen Z bất động sản, quy hoạch vùng, Quy hoạch tỉnh Bắc Ninh, R&D, Nghiên cứu thị trường, senvanggroup, senvangdata,

      ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VỚI SEN VÀNG GROUP

      Nội dung Qúy công ty cần tư vấn :

      "Cảm ơn Qúy công ty, sau khi điền thông tin, Sen Vàng sẽ liên hệ với Qúy công ty để xác nhận trong thời gian 48h!
      Chúc Qúy công ty ngày càng phát triển và thịnh vượng!

      Qúy công ty có thể liên hệ trực tiếp số Hotline Sen Vàng Group 0948484859 nếu cần gấp!

      Trân trọng! "

      TOP
      error: Content is protected !!