Việc quy hoạch phát triển khu công nghiệp và cụm công nghiệp tại Hưng Yên đang trở thành một trong những vấn đề quan trọng và cấp bách trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Với vị trí địa lý thuận lợi nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, Hưng Yên không chỉ có tiềm năng lớn về mặt thu hút đầu tư mà còn đóng vai trò then chốt trong việc phát triển ngành công nghiệp và dịch vụ của cả khu vực. Bài viết này sẽ tập trung phân tích các yếu tố then chốt trong quy hoạch phát triển khu công nghiệp – cụm công nghiệp Hưng Yên, từ đó đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm tối ưu hóa tiềm năng và hiệu quả sử dụng đất, đồng thời góp phần nâng cao đời sống kinh tế, xã hội và môi trường của địa phương. Trong bài viết này, hãy cùng Sen Vàng Group tìm hiểu về quy hoạch phát triển khu công nghiệp – cụm công nghiệp tỉnh Hưng Yên.
Nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, cửa ngõ phía Đông Thủ đô Hà Nội, tỉnh Hưng Yên có vị trí chiến lược quan trọng trong thế trận phòng thủ chung của Quân khu và cả nước; có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế – xã hội.
Địa hình Hưng Yên tương đối bằng phẳng, không có núi đồi, thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông sen kẽ những ô đất trũng thường xuyên bị ngập nước. Địa hình cao chủ yếu ở phía Tây Bắc. Địa hình tỉnh Hưng Yên có thể chia thành 5 tiểu vùng.
Địa hình Hưng Yên ảnh hưởng rõ rệt đến canh tác. Trước kia thường xuyên xảy ra hạn hán và úng ngập. Vùng cao không giữ được nước, trong khi đó vùng thấp lại tiêu nước không kịp trong mùa mưa. Với từng vùng cũng có sự phân hóa cục bộ về địa hình; vùng cao lại có chỗ trũng
Dân số Hưng Yên đứng thứ tư so với các tỉnh, mật độ dân số của Hưng Yên ở mức trung bình.
Tỷ suất nhập cư của Hưng Yên là 8.7%, tỷ suất xuất cư của Hưng Yên là 4.6%.
Dân cư Hưng Yên tập trung chủ yếu ở các huyện có khu công nghiệp, nơi có nhiều việc làm. Vì thế, tỉnh cần tập trung hơn nữa trong việc phát triển các dịch vụ đời sống nhân dân ở các huyện này.
Các ngành kinh tế phát triển mạnh tại Hưng Yên bao gồm:
Tổng sản phẩm (GRDP) đạt 99,875 tỷ đồng, tăng 6.26% so với năm 2019, xếp thứ 5 của vùng đồng bằng sông Hồng và thứ 11 của cả nước (nông nghiệp tăng 3.53%, công nghiệp xây dựng tăng 7.71%; dịch vụ tăng 4.46%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 4.76% so với năm 2019)
Tính đến 31/12/2020, Hưng Yên có 487 dự án có vốn đầu tư nước ngoài đăng ký hoạt động, tổng vốn 5,265 triệu USD. Năm 2020 có 26 dự án đăng ký mới với tổng vốn đăng ký là 250 triệu USD. Trong đó Nhật Bản có 166 dự án (3,228.52 triệu USD chiếm 61.32%); Hàn Quốc có 143 dự án (764.61 triệu USD chiếm 14.52%); Trung Quốc có 75 dự án (348.78 triệu USD chiếm 6.64%)
TÓM TẮT QUY HOẠCH TỈNH HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN 2050
Trong tương lai, Hưng Yên sẽ phát triển theo định hướng đô thị, thương mại, dịch vụ, Logistic và cục bộ khu công nghiệp ở một số huyện.
Cải tạo, nâng cấp để năng lực của mạng lưới đường bộ đáp ứng được mức tăng trưởng vận tải trung bình 9-10%/năm.
Xây dựng các cầu lớn qua sông Hồng: Cầu Mễ Sở, Cầu Mai Động…
Đối với cao tốc, quốc lộ: phối hợp với các cơ quan trung ương, địa phương lân cận hoàn thiện các tuyến đường bộ cao tốc với quy mô 4-6 làn xe
Đọc thêm thông tin chi tiết tại: Báo cáo thị trường tỉnh Hưng Yên
Phối hợp với các cơ quan Trung ương, địa phương lân cận duy trì tuyến đường sắt hiện có; từng bước đầu, nâng cấp, hiện đại hóa để đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa và hành khách địa phương; hoàn thiện kết nối đường sắt tại các khu đầu mối; di dời ga Lạc Đạo kết nối đường sắt quốc gia và cảng cạn (ICD).
Định hướng phát triển kết cấu hạ tầng đường bộ, đường sắt và đường thuỷ phát triển về mật độ đường, có tính kết nối rất cao, quy mô lớn; phương tiện sẽ chuyển đổi sang sử dụng năng lượng sạch như điện, vận hành thông minh.
QUY HOẠCH| HẠ TẦNG GIAO THÔNG | ĐƯỜNG THUỶ
Phát triển kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa từng bước đồng bộ. Tập trung nạo vét luồng tuyến chính có năng lực vận tải lớn như sông Sặt, sông Cửu An; khắc phục các điểm nghẽn về tĩnh không cầu trên địa bàn tỉnh.
QUY HOẠCH| DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM| HẠ TẦNG GIAO THÔNG
Hoạt động thu hút đầu tư trong năm 2023 đã có nhiều chuyển biến tích cực cả về số lượng và chất lượng dự án. Nếu như năm 2020, các KCN của Tỉnh thu hút được 41 dự án đầu tư, với vốn đầu tư đăng ký cấp mới và điều chỉnh tăng thêm là 558 triệu USD; năm 2022 thu hút được 39 dự án đầu tư với vốn đầu tư đăng ký cấp mới và điều chỉnh tăng thêm là 733 triệu USD; thì trong năm 2023, các KCN đã thu hút được 64 dự án đầu tư với vốn đầu tư đăng ký cấp mới và điều chỉnh tăng thêm là 1.055 triệu USD, bằng 235% kế hoạch cả năm 2023 (450 triệu USD), tăng 64% về số dự án và 44% về vốn đăng ký so với năm 2022.
Trong 64 dự án thu hút đầu tư trong năm 2023 vào các KCN của Tỉnh có 49 dự án FDI và 15 dự án DDI, với tổng vốn đầu tư đăng ký lần lượt đạt khoảng 715 triệu USD và 1.990 tỷ đồng; đồng thời Ban Quản lý cấp điều chỉnh tăng vốn cho 58 dự án đầu tư, trong đó có 35 dự án FDI và 23 dự án DDI với tổng vốn đầu tư đăng ký tăng thêm lần lượt đạt khoảng 201 triệu USD và 1.293 tỷ đồng. Tổng diện tích đất công nghiệp đã cho thuê khoảng 134 ha.
Các dự án thu hút đầu tư vào các KCN trong năm 2023 có nhiều dự án có quy mô lớn, công nghệ hiện đại, khi đi vào hoạt động sẽ đóng góp nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước và tạo nhiều công ăn việc làm ổn định cho người lao động; góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ, năng lực sản xuất, tăng thu ngân sách nhà nước và tạo lực kéo quan trọng phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Hưng Yên, cụ thể:
Năm 2023, trong các KCN của Tỉnh có thêm 26 dự án mới đã hoàn thành công tác đầu tư xây dựng và lắp đặt thiết bị nhà xưởng, máy móc để đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Vốn đầu tư thực hiện của các dự án FDI trong năm 2023 đạt khoảng 320 triệu USD; vốn đầu tư thực hiện của các dự án DDI đạt khoảng 2.663 tỷ đồng.
Đến nay, trong các KCN trên địa bàn Tỉnh có 457 dự án đang hoạt động sản xuất kinh doanh (257 dự án FDI và 200 dự án DDI), bằng 85% tổng số dự án đầu tư còn hiệu lực.
Đến năm 2030, quy hoạch 29 KCN với diện tích 9.240,29 h , trong đó:
– 15 KCN đã có trong quy hoạch đến năm 2020 với diện tích 3.887,23 ha.
– 02 KCN mở rộng với diện tích 307,5 ha.
– Quy hoạch mới 14 KCN với diện tích 5.045,56 ha.
Đến năm 2030, dự kiến trên địa bàn tỉnh Hưng Yên có 43 CCN với tổng diện tích 2.191,26 ha, trong đó:
– Duy trì hiện trạng 23 CCN, bao gồm các CCN đã được quy hoạch tron giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 tại QĐ 3143 và các CCN được thành lập mới sau QĐ 3143 với tổng diện tích 1.132,48 ha.
– Quy hoạch mới 11 CCN với tổng diện tích 598,48 ha.
Dự kiến bố trí đất phát triển các KCN theo các trục như sau:
(1) Trục Cao tốc Hà Nội – Hải Phòng – đường nối cao tốc Hà Nội – Hải Phòng với cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình
(2) Trục Quốc lộ 5
(3) Trục kết nối Quốc lộ 5 với cao tốc Hà Nội – Hải Phòng
(4) Trục đường tỉnh 387 kết nối với cao tốc Hà Nội – Hải Phòng
(5) Trục Tân Phúc – Võng Phan.
Phân bố các cụm công nghiệp theo hướng về cơ bản các địa phương trên địa bàn tỉnh đều có CCN. Đến năm 2030, dự kiến trên địa bàn tỉnh Hưng Yên có tổng số 39 CCN với tổng diện tích 2.440 ha.
KCN Phố Nối A nằm trên địa bàn huyện Yên Mỹ, Văn Lâm, thị xã Mỹ Hào của tỉnh Hưng Yên – được nhận định là vị trí vô cùng thuận lợi nằm tại km19, giáp quốc lộ 5 và cách Hà Nội 24km, cảng Hải Phòng 75km. Với quy mô tương đối lớn lên đến 688,94 ha nên KCN Phố Nối A đang tập trung phát triển chủ yếu một số ngành nghề, lĩnh vực đang thu hút hiện nay đó là sản xuất, lắp ráp điện, điện tử, cơ khí, ô tô, xe máy, sản xuất thép, vật liệu xây dựng, nông sản, thực phẩm,…
KCN Thăng Long II hiện đang tọa lạc tại địa bàn huyện Yên Mỹ và xã Mỹ Hào, tiếp giáp với quốc lộ 5, cảng Hải Phòng từ 50-70km nên KCN này được đánh giá cao với nhiều lợi thế phát triển nhanh chóng. Xét về quy mô, KCN Thăng Long có diện tích lớn là 525,7 ha, hiện đã được đầu tư và lấp đầy. Hiện nay, KCN Thăng Long đang phát triển các ngành có liên quan đến sản xuất điện tử, cơ khí, máy móc, giao thông, sản xuất khí công nghiệp,…
KCN Minh Quang nằm tại xã Mỹ Hào, thuộc ở km32 quốc lộ 5 (tuyến đường Hà Nội – Hải Phòng) và cách Hà Nội 35km, sân bay Nội Bài 58km, cảng Hải Phòng 65km. Mặc dù sở hữu diện tích không quá lớn chỉ với 115 ha nhưng KCN đã tập trung phát triển đa dạng các ngành nghề như công nghiệp nhẹ, sản xuất bao bì, hàng tiêu dùng, điện tử, điện lạnh,…
Trên đây là những thông tin tổng quan về “Tóm tắt Quy hoạch phát triển khu công nghiệp – cụm công nghiệp tỉnh Hưng Yên” do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng với những thông tin trên giúp chủ đầu tư, nhà đầu tư và doanh nghiệp có thêm những thông tin về một trong những tiêu chí cần cân nhắc, xem xét trước khi đầu tư. Ngoài ra để xem thêm các bài viết về tư vấn phát triển dự án, anh chị, bạn đọc có thể truy cập trang web https://senvangdata.com.vn/. |
————————–
Xem thêm các dịch vụ / tài liệu khác của Sen Vàng :
————————–
Khóa học Sen Vàng:
Xây dựng tiêu chí lựa chọn Bất động sản
Khóa học R&D – Nghiên cứu và phát triển bất động sản
Hoạch định chiến lược đầu tư bất động sản cá nhân
—————————
Bất động sản Sen Vàng – Đơn vị tư vấn phát triển dự án bất động sản uy tín, chuyên nghiệp Việt Nam
Website: https://senvanggroup.com/
Website: https://senvangdata.com/
Youtube: https://tinyurl.com/vt82l8j
Hotline: 0948 48 48 59
Group cộng đồng Kênh đầu tư Sen Vàng : https://zalo.me/g/olgual210
#senvanggroup #senvangrealestate #kenhdautusenvang #dịch_vụ_tư_vấn_phát_triển_dự_án #thị_trường_bất_động_sản_2023 #phat_triển_dự_án #tư_ vấn_chiến _ lược_kinh_doanh #xây_dựng_kế_hoạch_phát_triển #chiến_lược_tiếp_thị_dự_án
Copyright © 2022 Bản quyền thuộc về SEN VÀNG GROUP