Tóm tắt quy hoạch khu công nghiệp – cụm công nghiệp TP Đà Nẵng giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050

  • 8 Tháng sáu, 2024
  • Đà Nẵng, thành phố biển nổi tiếng nằm ở miền Trung Việt Nam, đang không ngừng nỗ lực phát triển để trở thành trung tâm kinh tế quan trọng của khu vực. Trong đó, việc quy hoạch và phát triển các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN) đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy nền kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, và giải quyết nhu cầu việc làm cho người dân địa phương. Bài viết này sẽ tóm tắt những nét chính trong quy hoạch các khu công nghiệp tại Đà Nẵng, bao gồm các khu vực hiện có, kế hoạch mở rộng và phát triển mới, cùng với những chiến lược và chính sách liên quan nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững và hiệu quả. Qua đó, chúng ta sẽ có cái nhìn toàn diện hơn về tầm quan trọng của quy hoạch KCN đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của Đà Nẵng trong tương lai.

    Tổng quan chung về Tỉnh Đà Nẵng

    Đà Nẵng là một trung tâm kinh tế quan trọng của Việt Nam. Thành phố này có cảng biển sâu cảng Cửa Hàn và là cơ sở của nhiều doanh nghiệp và khu công nghiệp. Ngành du lịch cũng đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế Đà Nẵng, với nhiều điểm đến hấp dẫn như bãi biển Mỹ Khê và Ngũ Hành Sơn.

    Đà Nẵng có vị trí địa lý

    • Phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế 
    • Phía Nam và Tây giáp tỉnh Quảng Nam
    • Phía Đông giáp biển Đông. 

    Với vị trí trung độ của cả nước, Đà Nẵng cách Hà Nội 765km về phía Bắc và thành phố Hồ Chí Minh 964km về phía Nam.Các trung tâm kinh doanh – thương mại của các nước vùng Đông Nam Á và Thái Bình Dương đều nằm trong phạm vi bán kính 2000km từ thành phố Đà Nẵng.

    Tóm tắt quy hoạch khu công nghiệp - cụm công nghiệp TP Đà Nẵng giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050

    Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Một số chỉ số xã hội, kinh tế của TP Đà Nẵng

    Dân số

    Tóm tắt quy hoạch khu công nghiệp - cụm công nghiệp TP Đà Nẵng giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050

    Nguồn: Senvangdata.com

    Chỉ số kinh tế

    Tại họp báo mới nhất của Cục thống kê Thành phố Đà Nẵng, cho biết tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2023 của Đà Nẵng ước tăng 2,58% so cùng kỳ năm 2022; quy mô nền kinh tế Thành phố năm 2023 ước đạt hơn 134.000 tỷ đồng, tăng thêm gần 10.000 tỷ đồng so với năm 2022.

    Về quy mô GRDP, Đà Nẵng tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu 5 địa phương Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; vị trí thứ 3/14 tỉnh, thành phố vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung; thứ 4/5 thành phố trực thuộc Trung ương và xếp thứ 17/63 địa phương trên cả nước.

    Bình quân cả năm 2023, CPI tăng 5,08% so với năm 2022, cao hơn mức tăng 4,32% của năm 2022 và cao nhất trong vòng 10 năm qua, kể từ năm 2014.

    Tổng chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn sơ bộ đến 20-12-2023 đạt 25.035 tỷ đồng, tăng 5,0% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, chi đầu tư phát triển đạt 8.585 tỷ đồng, tăng 1,0%; hoạt động chi thường xuyên đạt 16.408 tỷ đồng, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm 2022.

    Theo báo cáo, năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 127.000 tỷ đồng, tăng 16,8% so với năm 2022; số lượng khách do cơ sở lưu trú phục vụ ước đạt 7,94 triệu lượt, tăng 98,4%.

    Tóm tắt quy hoạch khu công nghiệp - cụm công nghiệp TP Đà Nẵng giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050

    Nguồn: Senvangdata.com

    Thực trạng phát triển hạ tầng phục vụ khu công nghiệp

    Giao thông vận tải

    Đường bộ

    Thành phố Đà Nẵng hiện có 11 tuyến xe buýt trợ giá với 85 xe đang hoạt động, trong đó tuyến dài nhất là 32,63km và tuyến ngắn nhất là 10,4km. Giờ tan tầm, tại các trường học và khu công nghiệp, một số trạm dừng xe buýt đã có lượng khách chờ ổn định, đa dạng cả về độ tuổi và nghề nghiệp.

    Sáng 30/1/2024, UBND TP. Đà Nẵng khánh thành 3 công trình giao thông lớn của Thành phố, gồm: Dự án nâng cấp, cải tạo đường ĐT601; tuyến đường ĐH2 và tuyến đường Vành đai phía Tây 2.

    Tóm tắt quy hoạch khu công nghiệp - cụm công nghiệp TP Đà Nẵng giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050

    Nguồn: Senvangdata.com

    Đường sắt

    Tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua Thành phố có chiều dài khoảng 37 km, với 06 ga: Đà Nẵng, Thanh Khê, Kim Liên, Hải Vân Nam, Lệ Trạch. Ngoài các chuyến tàu Bắc – Nam, ga Đà Nẵng còn có thêm những chuyến tàu địa phương đáp ứng lượng khách

    rất lớn giữa các tỉnh, Đà Nẵng – Huế, Đà Nẵng – Quảng Bình, Đà Nẵng – Vinh, Đà Nẵng – Quy Nhơn, Đà Nẵng – Thành phố Hồ Chí Minh. Ga Đà Nẵng nằm trên địa bàn quận Thanh Khê là ga trung tâm và là đầu mối giao thông đường sắt chính của Thành phố Đà Nẵng.

    Đường thủy

    Tóm tắt quy hoạch khu công nghiệp - cụm công nghiệp TP Đà Nẵng giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050

    Nguồn: Senvangdata.com

    Đường hàng không

    Tóm tắt quy hoạch khu công nghiệp - cụm công nghiệp TP Đà Nẵng giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050

    Nguồn: Senvangdata.com

    Tóm tắt quy hoạch khu công nghiệp - cụm công nghiệp TP Đà Nẵng giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050

    Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Xem thêm: Đà Nẵng – Khánh Hòa – Đặt lên bàn cân so sánh về Tự nhiên, Xã hội, Kinh tế và Bất động sản

    Hạ tầng kỹ thuật

    Hệ thống thoát nước

    Đến nay, 100% các KCN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã xây dựng hệ thống thoát nước mưa tách riêng với nước thải và hoàn thành hệ thống thu gom, trạm XLNT tập trung xử lý nước thải đạt Quy chuẩn Việt Nam QCVN 40:2011 trước khi xả thải ra môi trường. Quản lý chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại được doanh nghiệp phân loại, lưu giữ đúng nơi quy định và hợp đồng với đơn vị có chức năng tiến hành thu gom, vận chuyển và xử lý.

    Khu CNC đã xây dựng hệ thống thoát nước mưa tách riêng với nước thải. Trạm

    xử lý nước thải của khu CNC cũng đã được đầu tư với công suất thiết kế 4.500

    m3/ngày đêm, đạt Quy chuẩn Việt nam QCVN 40:2011 (Cột A). Nguồn cấp nước giai

    đoạn 1 đạt 10.000m3/ngày đêm; tiến hành trồng cây xanh trên tất cả các tuyến đường

    của khu CNC; bố trí khu vực lưu giữ chất thải rắn đúng quy định và hợp đồng với

    Hiện trạng thu gom và xử lý nước thải

    – Khối lượng nước thải thu gom đạt khoảng 60%

    – Hệ thống thu gom nước thải chủ yếu sử dụng hệ thống thoát nước chung:

    + Mạng thu gom cấp 2: Mạng thu gom nước thải chủ yếu là các tuyến cống chung

    thu gom cả nước thải và nước mưa dẫn đến giếng tách (CSO) hoặc xả ra nguồn tiếp nhận.

    + Mạng thu gom cấp 1 (tuyến cống bao): Tách dẫn nước thải về trạm xử lý nước thải (XLNT) tập trung.

    Hiện trạng phòng chống thiên tai và thủy lợi

    Toàn Thành phố hiện có 16 nhà phòng, chống thiên tai cộng đồng.

    Hệ thống đê, kè

    Hệ thống đê, kè biển, đê, kè cửa sông, kè sông có tổng chiều dài khoảng 52km bảo vệ các khu dân cư, cơ sở hạ tầng chịu ảnh hưởng của thiên tai

    Hiện trạng hạ tầng thủy lợi

    Trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hiện có 73 công trình thủy lợi (bao gồm 19 hồ chứa thủy lợi, 27 đập dâng, 27 trạm bơm tưới, 406 km kênh mương khai thác nguồn nước trên lưu vực sông Yên, Túy Loan, Vĩnh Điện, Quá Giáng, Cu Đê phục vụ sản xuất nông nghiệp khoảng 5.700ha/năm).

    Tóm tắt quy hoạch khu công nghiệp - cụm công nghiệp TP Đà Nẵng giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050

    Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Các ngành nghề ưu tiên

    Phát triển các lĩnh vực công nghiệp ưu tiên 

    Công nghiệp ô tô

    Công nghiệp hàng không

    Công nghiệp du thuyền (đóng mới du thuyền, thuyền đua; sửa chữa, bảo dưỡng du thuyền

    Các sản phẩm, hàng hóa cung ứng cho các lĩnh vực du lịch, dịch vụ liên quan đến du thuyền)

    Sản xuất linh kiện, cụm linh kiện, bộ phận, phụ tùng, nội thất, trang thiết bị và các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ khác phục vụ du thuyền

    Công nghiệp điện tử, cơ khí chế tạo (kết cấu công trình; khuôn mẫu; thiết bị điện; máy móc, thiết bị thông dụng và chuyên dụng trong các lĩnh vực y tế, hàng hải, công nghiệp chế biến…)

    Công nghiệp hóa dược, hóa mỹ phẩm; công nghiệp thực phẩm, đồ uống (theo hướng sản xuất, chế biến tinh)

    Công nghiệp thời trang (gắn với thiết kế mẫu và sản xuất xuất khẩu)

    Công nghiệp chế biến chế tạo khác có giá trị gia tăng cao (đồ dùng thể thao: dụng cụ chơi goft…)

    Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp

    Tiềm năng đất đai của Thành phố cho phát triển công nghiệp

    Tiềm năng đất đai cho phát triển ngành công nghiệp được xác định đến năm 2030 khoảng 3.200 ha (trong đó tiềm năng mở rộng diện tích khoảng 1.800 ha), tầm nhìn 2050 khoảng 5.200 ha. 

    Mục tiêu ngành công nghiệp

    Giai đoạn 2021-2030, nâng cao chất lượng và hiệu quả tăng trưởng công nghiệp; đảm bảo cơ cấu tổng sản phẩm và nguồn thu ngân sách thành phố; xây dựng Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp hỗ trợ của khu vực miền Trung, Tây Nguyên và cả nước. Tốc độ tăng trưởng các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt bình quân trên 12%/năm. Cơ cấu ngành công nghiệp tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành sử dụng kỹ thuật – công nghệ trung và cao, sản xuất sản phẩm có hàm lượng cao về công nghệ, tri thức, có giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường. Tỷ trọng các ngành này trong cơ cấu toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đến năm 2030 chiếm gần 50%.

    Tầm nhìn đến năm 2050: Tập trung phát triển mạnh công nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đến năm 2050 đưa Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm lớn của cả nước trong việc sản xuất và lắp ráp linh kiện điện tử, viễn thông và công nghệ thông tin, sản xuất dược phẩm và các loại vật liệu mới. Ưu tiên phát triển các thế hệ mới của ngành công nghiệp công nghệ thông tin và viễn thông; phổ cập công nghệ kỹ thuật số, tự động hoá, thiết bị cao cấp, vật liệu mới, công nghệ sinh học (Bền vững và Thịnh vượng).

    Quy hoạch phát triển Khu công nghiệp

    Phương án phát triển các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin và các cụm công nghiệp

    Mục tiêu phát triển

    Giai đoạn 2021-2030

    – Hình thành và phát triển các công nghiệp tập trung, công nghiệp sinh thái, công nghiệp – dịch vụ, công nghiệp – đô thị để đóng vai trò “đòn bẩy” cho phát triển sản xuất công nghiệp. Đến năm 2030 có từ 1-2 KCN đạt tiêu chuẩn KCN sinh thái theo tiêu chí quốc gia.

    – Ưu tiên thu hút đầu tư vào các KCN này theo hướng công nghiệp chuyên sâu, hình thành các cụm liên kết công nghiệp với các KCN hiện hữu, đảm bảo tính kết nối hạ tầng kỹ thuật chung giữa các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố.

    Tầm nhìn đến năm 2050

    – Phát triển khu CNC trở thành một khu đẳng cấp quốc tế theo mô hình hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, trở thành hạt nhân của của các cụm ngành công nghiệp CNC khu vực, là đầu mối kết nối kinh tế miền Trung vào các chuỗi giá trị trong nước và quốc tế, dẫn dắt quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng dựa vào công nghệ ở miền Trung và cả nước.

    – Hoàn thành chuyển đổi tất cả các KCN, CCN trên địa bàn theo mô hình khu, cụm công nghiệp sinh thái. Nghiên cứu khả năng quy hoạch lại các KCN tổng hợp đa ngành nghề hiện có theo hướng hình thành trong lòng các KCN này các phân khu chức năng theo mô hình cụm liên kết ngành với các cụm nhà xưởng xây dựng sẵn để cho thuê nhằm làm tăng hiệu quả sử dụng đất của KCN. Phấn đấu tỷ lệ lấp đầy các KCN đến năm 2050 đạt trên 80%, các CCN đạt 100%.

    – Mở rộng diện tích một số KCN, phát triển thêm các khu CNTT mới tùy theo dự báo nhu cầu đất cho phát triển công nghiệp trong các giai đoạn tiếp theo và cân đối quỹ đất còn lại của Thành phố. Xem xét, tạo điều kiện di dời các hoạt động sản xuất không đảm bảo điều kiện công nghệ và môi trường tại các KCN thành phố Đà Nẵng đến các KCN khác trong khu vực.

    Phương án phát triển các khu công nghiệp

    Đối với các KCN hiện có

    – Triển khai Đề án chuyển đổi KCN Dịch vụ thủy sản Đà Nẵng theo hướng kết hợp giữa chế biến thủy sản, thương mại dịch vụ hậu cần và logistics nhằm phát triển có hiệu quả về kinh tế gắn với bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái, trong đó: chuyển đổi các dự án tiếp giáp khu vực dân cư thành các dự án thương mại dịch vụ hậu cần và logistics; khu vực tiếp giáp với khu dịch vụ âu thuyền Thọ Quang tiếp tục bố trí các dự án sản xuất trên cơ sở đầu tư nâng cấp công nghệ sản xuất tiên tiến, đảm bảo tốt về môi trường, cải tạo cảnh quan trở thành điểm tham quan, du lịch, đồng thời nghiên cứu hình thành Cụm công nghiệp dịch vụ thuỷ sản Thọ Quang trên cơ sở các cơ sở hiện có và rà soát đáp ứng điều kiện thực tiễn, đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp và các quy định pháp lý liên quan.

    – Chuyển đổi KCN Hòa Khánh đáp ứng tiêu chí mô hình KCN sinh thái. Trên cơ sở thực tiễn áp dụng tại KCN Hòa Khánh, nghiên cứu ứng dụng cho KCN Hòa Khánh mở rộng và KCN Hòa Cầm giai đoạn 1 trong điều kiện nguồn lực cho phép. Trong dài hạn, cần kết hợp xây dựng lộ trình chuyển đổi công nghệ, di dời, điều chỉnh, bổ sung ngành nghề thu hút dầu tư theo định hướng áp dụng sản xuất sạch hơn và chuyên sâu hơn trong công nghiệp. Khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện hợp tác để hình thành các mạng lưới cộng sinh công nghiệp.

    – Tiếp tục rà soát, thu hồi các dự án chậm triển khai, sử dụng không đúng mục đích trong các KCN; phối hợp rà soát quỹ đất chưa khai thác tại các KCN Liên Chiểu, Hòa Cầm giai đoạn 1 để tiếp tục phối hợp xúc tiến đầu tư.

    – Tiếp tục rà soát các vấn đề liên quan đến khoảng cách ly an toàn vệ sinh, ô nhiễm môi trường; triển khai các hoạt động đầu tư nâng cấp, cải tạo hệ thống hạ tầng kỹ thuật như: cấp nước, thoát nước, xử lý chất thải, hệ thống giao thông nội khu…, trong đó chú trọng đầu tư hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải tại tập trung tại KCN Hòa Khánh, Hòa Khánh mở rộng (nâng cấp Trạm từ 5.000 lên 10.000 m3/ngày đêm) theo quy chuẩn xả thải QCVN 40:2011 (Cột A) hoặc cao hơn theo tiêu chuẩn hiện hành trước năm 2025.

    Đối với các Khu công nghiệp mới

    – Hoàn thành các thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt kết quả sơ tuyển lựa chọn nhà đầu tư và nghiên cứu vị trí bố trí khu tái định cư phục vụ giải tỏa cho quy hoạch KCN Hòa

    Cầm – giai đoạn 2, Hòa Ninh, Hòa Nhơn để sớm tổ chức đấu thầu dự án có sử dụng đất, lựa chọn nhà đầu tư hạ tầng cho các KCN này. Ưu tiên thu hút đầu tư vào các KCN theo hướng công nghiệp chuyên sâu, hình thành các cụm liên kết công nghiệp với các KCN hiện hữu.

    – Ưu tiên lựa chọn KCN Hòa Cầm giai đoạn 2 và KCN Hòa Ninh để đầu tư trước vì đây là các KCN có điều kiện thuận lợi nhất trong việc thu hồi mặt bằng và triển khai đầu tư, đáp ứng nhu cầu hạ tầng công nghiệp trước mắt cho thành phố Đà Nẵng. Nghiên cứu quy hoạch bổ sung 01 KCN mới để bố trí di dời các dự án công nghiệp tại KCN Liên Chiểu trong trường hợp chuyển đổi để phát triển dịch vụ logistic phục vụ cảng Liên Chiểu.

    – Quy hoạch khu chế xuất hàng xuất khẩu liên hợp gắn với tổ hợp Khu Công nghệ cao Đà Nẵng theo mô hình công xưởng cao tầng (tăng hệ số sử dụng đất,tiết kiệm diện tích đất và nâng cao mật độ kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng đất).

    – Khi lập, phê duyệt quy hoạch xây dựng của các KCN mới cần lưu ý việc bố trí diện tích đất phù hợp để xây dựng nhà ở cho công nhân, thiết chế của công đoàn, đảm bảo đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội để phục vụ công nhân, người lao động làm việc tại các KCN.

    Phương án phát triển khu công nghệ cao

      Hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng trên toàn bộ diện tích KCNC giai đoạn 3 trong năm 2021; Tranh thủ sự ủng hộ của Chính phủ, các Bộ, ngành về nguồn vốn đầu tư từ ngân sách TW, kết hợp với nguồn đầu tư ODA để tập trung nguồn lực hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật Khu CNC theo hướng đồng bộ và hiện đại, đáp ứng nhu cầu nghiên cứu – phát triển, sáng tạo, khởi nghiệp, thương mại hóa công nghệ, thúc đẩy hợp tác giữa các tổ chức nghiên cứu và các doanh nghiệp.

    – Kết nối Khu CNC và các khu, cụm công nghiệp để hình thành các khu, cụm công nghiệp vệ tinh, liên kết hỗ trợ sản xuất với Khu Công nghệ cao.

    – Phối hợp với Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư, nhất là với các thị trường trọng điểm; tranh thủ kết hợp với các chuyến đi công tác nước ngoài của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và lãnh đạo Thành phố để tăng cường hợp tác với các đối tác trong nước và ngoài nước nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư vào Khu CNC

    – Thúc đẩy triển khai Chương trình 36/CTr-TU của Thành ủy về phát triển công nghiệp công nghệ cao, xây dựng Đà Nẵng thành trung tâm khởi nghiệp – đổi mới sáng tạo tầm quốc gia

    – Trên cơ sở dự báo sử dụng đất của đề án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, triển khai nghiên cứu phương án mở rộng Khu CNC, xác định vị trí mở rộng lập quy hoạch phân khu Khu CNC mở rộng TL1/2.000 và xây dựng chiến lược phát triển đến năm 2050. Dự kiến, mở rộng Khu CNC khi thành phố được bổ sung chỉ tiêu quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất.

    Tóm tắt quy hoạch khu công nghiệp - cụm công nghiệp TP Đà Nẵng giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050

    Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Phương án phát triển các khu công nghệ thông tin

    – Hỗ trợ quỹ đất và nguồn vốn vay ưu đãi của Quỹ đầu tư phát triển thành phố Đà Nẵng để xây dựng, mở rộng không gian hoạt động cho Khu Công nghệ thông tin (CNTT) tập trung CVPM số 1 tại địa điểm mới (ngoài địa điểm cũ tại địa chỉ 02 và 15 Quang Trung).

    – Sớm hoàn thành thủ tục đầu tư và triển khai xây dựng, đưa vào hoạt động Khu CVPM số 2 (giai đoạn 1), Trung tâm chia chọn tự động và kho bãi, Không gian đổi mới sáng tạo tại phường Hoà Xuân. Hoàn thiện Khu CNTT tập trung số 1 (giai đoạn 2) và Khu CNTT tập trung số 2 cũng như đẩy mạnh xã hội hóa các Khu công viên phần mềm do các nhà mạng Viễn thông – CNTT làm chủ đầu tư.

    – Hỗ trợ các doanh nghiệp CNTT trong các khu CNTT, CVPM được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế, hạ tầng, thủ tục hải quan, xuất nhập khẩu hàng hóa theo các quy

    định của Nhà nước; hỗ trợ doanh nghiệp CNTT tiếp cận các quỹ tài trợ, như Quỹ Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Đầu tư phát triển Đà Nẵng, Quỹ KHCN, các quỹ đầu tư mạo hiểm…

    – Xúc tiến đầu tư cho các khu CNTT: Tổ chức các đoàn xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước với sự tham gia của lãnh đạo Thành phố, Hiệp hội Doanh nghiệp phần mềm Đà Nẵng, Hội Tin học và các doanh nghiệp CNTT có liên quan, nhằm xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại cho công nghiệp CNTT; ưu tiên thị trường Nhật Bản, Mỹ.

    – Xây dựng bộ tài liệu, video giới thiệu các khu CNTT, CVPM và các chính sách ưu đãi đầu tư của thành phố Đà Nẵng bằng tiếng Anh, tiếng Nhật để phục vụ công tác xúc tiến thương mại, thu hút đầu tư.

    – Đẩy mạnh hoạt động của các tổ chức ươm tạo doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố để ươm tạo ít nhất 20 sản phẩm khởi nghiệp thành các doanh nghiệp CNTT.

    Tóm tắt quy hoạch khu công nghiệp - cụm công nghiệp TP Đà Nẵng giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050

    Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Phương án phát triển các cụm công nghiệp

    Đối với các CCN làng nghề hiện hữu

    Đối với Làng nghề điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước: Di dời hoạt động tập kết nguyên vật liệu, các công đoạn chế tác thô và các hoạt động sản xuất gây ô nhiễm môi trường tại làng nghề vào khu, cụm công nghiệp phù hợp (KCN Hòa Nhơn); tập trung chỉnh trang và phát triển làng nghề ở địa điểm hiện tại theo hướng chế tác tinh, trình diễn kỹ thuật, trưng bày và bán sản phẩm phục vụ du lịch; tiến hành thủ tục thành lập

    CCN làng nghề theo quy định; không tiếp tục mở rộng quy mô diện tích làng nghề này.

    Đối với Làng nghề đá chẻ Hòa Sơn: Tiến hành thủ tục thành lập CCN làng nghề theo quy định; Tập trung hoàn thành đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và bố trí di dời toàn bộ các cơ sở sản xuất đá chẻ vào làng nghề theo quy hoạch; nghiên cứu mở rộng quy mô diện tích làng nghề theo nhu cầu phát triển sản xuất thực tế.

    Đối với các CCN thành lập mới

    – Triển khai đầu tư xây dựng và sớm đưa vào hoạt động các CCN đã có trong quy hoạch gồm: CCN Cẩm Lệ, CCN Hòa Nhơn, CCN Hòa Khánh Nam.

    – Đưa KCN hỗ trợ công nghệ cao ra khỏi quy hoạch các KCN cả nước để hình thành Cụm công nghiệp Hòa Liên (gần Khu Công nghệ cao).

    – Bổ sung quy hoạch các CCN mới trên địa bàn huyện Hòa Vang và quận Liên Chiểu (chủ yếu tại các khu vực đã quy hoạch là đất công nghiệp, kho tàng, đất sản xuất phi nông nghiệp và một phần hiện trạng là đất rừng, đất khai khoáng, đất mồ mả, đất ở…) nhằm tạo điều kiện thuận lợi về mặt bằng để thúc đẩy đầu tư phát triển sản xuất của khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa và bố trí di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi các khu dân cư trên địa bàn thành phố, trong đó bao gồm 02 làng nghề dự kiến sẽ thành lập CCN làng nghề là: Làng nghề điều khắc đá mỹ nghệ Non Nước và Làng nghề đá chẻ Hòa Sơn. Nghiên cứu hình thành một số cụm công nghiệp có diện tích phù hợp tại các mỏ khoáng sản sau khi đóng cửa trên địa bàn thành phố, đảm bảo điều kiện về địa chất, địa hình, hạ tầng và bảo vệ môi trường.

    Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Các dự án KCN – CCN đã triển khai

    Tính đến năm 2020, thành phố Đà Nẵng có 06 khu công nghiệp (diện tích 1.066,52 ha), 01 khu công nghệ cao (tổng diện tích 1.413,46 ha) và 01 cụm công nghiệp (diện tích 29,6 ha) đang hoạt động.

    STT

    Tên khu công nghiệp

    Địa chỉ

    Diện tích quy hoạch (ha)

    Lĩnh vực đầu tư

    1

    Khu Công nghệ cao Đà Nẵng

    Huyện Hòa Vang

    1.129,76

    – Công nghệ sinh học phục vụ y tế, nông nghiệp, thủy sản

    – Công nghệ vi điện tử, cơ điện tử và quang điện tử

    – Tự động hóa và cơ khí chính xác

    – Công nghệ vật liệu mới, công nghệ nano, năng lượng mới – Công nghệ thông tin, truyền thông; phần mềm tin học

    – Công nghệ môi trường, công nghệ phục vụ hóa dầu và một số công nghệ đặc biệt khác.

    2

    Khu Công nghiệp Đà Nẵng

    Quận Sơn Trà

    50

    – Cơ khí lắp ráp

    – Công nghiệp hóa chất, nhựa, sản phẩm sau hóa dầu

    – Chế biến nông, lâm, hải sản

    – Sản xuất giấy và bao bì

    – Sản xuất vật liệu xây dựng

    3

    Khu Công nghiệp Hòa Khánh

    Quận Liên Chiểu

    395,72

    – Cơ khí lắp ráp, điện tử, may mặc

    – Sản phẩm sau hóa dầu như bao bì, nhựa

    – Chế biến nông, lâm, hải sản

    – Vật liệu xây dựng cao cấp với quy mô trung bình và nhỏ

    4

    Khu công nghiệp dịch vụ Thủy Sản Đà Nẵng

    Quận Sơn Trà

    57,9

    – Công nghiệp chế biến thủy sản

    – Dịch vụ hậu cần cảng cá.

    5

    Khu Công nghiệp Hòa Khánh mở rộng

    Dọc quốc lộ 1A, thuộc quận Liên Chiểu

    212,12

    – Cơ khí lắp ráp

    – Công nghiệp hóa chất, nhựa, sản phẩm sau hóa dầu

    – Chế biến nông, lâm, hải sản

    – Sản xuất giấy và bao bì

    – Sản xuất vật liệu xây dựng

    6

    Khu Công nghiệp Liên Chiểu

    Phường Hòa Hiệp, quận Liên Chiểu

    289,35

    – Công nghiệp nặng

    – Công nghiệp chế tạo

    – Công nghiệp hóa chất

    – Sản xuất vật liệu xây dựng

    – Kho ngoại quan

    7

    Khu Công nghiệp Hòa Cầm

    Quận Cẩm Lệ

    136,73

    – Thiết bị điện và điện tử

    – Linh kiện, sản phẩm cơ khí chính xác

    – May mặc

    Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Các Khu công nghiệp nổi bật

    Tóm tắt quy hoạch khu công nghiệp - cụm công nghiệp TP Đà Nẵng giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050

    Nguồn: Senvangdata.com

    Tóm tắt quy hoạch khu công nghiệp - cụm công nghiệp TP Đà Nẵng giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050

    Nguồn: Senvangdata.com

    Tóm tắt quy hoạch khu công nghiệp - cụm công nghiệp TP Đà Nẵng giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050

    Nguồn: Senvangdata.com

    Tóm tắt quy hoạch khu công nghiệp - cụm công nghiệp TP Đà Nẵng giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050

    Nguồn: Senvangdata.com

    Xem thêm: Báo cáo thị trường TP Đà Nẵng

    Niên giám thông kê TP Đà Nẵng

    Danh sách dự án TP Đà Nẵng

    Trên đây là những thông tin tổng quan về “Tóm tắt quy hoạch khu công nghiệp – cụm công nghiệp TP Đà Nẵng giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050” do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng với những thông tin trên giúp chủ đầu tư, nhà đầu tư và doanh nghiệp có thêm những thông tin về một trong những tiêu chí cần cân nhắc, xem xét trước khi đầu tư. Ngoài ra để xem thêm các bài viết về tư vấn phát triển dự án, anh chị, bạn đọc có thể truy cập trang web https://senvangdata.com.vn/. 

    report-img

    ————————–

    Xem thêm các dịch vụ / tài liệu khác của Sen Vàng : 

    Dịch vụ tư vấn  

    Tài liệu

    Báo cáo nghiên cứu thị trường

    ————————–

    Khóa học Sen Vàng: 

    Xây dựng tiêu chí lựa chọn Bất động sản

    Khóa học R&D – Nghiên cứu và phát triển bất động sản

    Hoạch định chiến lược đầu tư bất động sản cá nhân 

    —————————

    Bất động sản Sen Vàng – Đơn vị tư vấn phát triển dự án bất động sản uy tín, chuyên nghiệp Việt Nam

    Website: https://senvanggroup.com/

    Website: https://senvangdata.com/

    Youtube: https://tinyurl.com/vt82l8j

    Hotline: 0948 48 48 59

    Group cộng đồng Kênh đầu tư Sen Vàng : https://zalo.me/g/olgual210

    #senvanggroup #senvangrealestate #kenhdautusenvang  #dịch_vụ_tư_vấn_phát_triển_dự_án #thị_trường_bất_động_sản_2023 #phat_triển_dự_án #tư_ vấn_chiến _ lược_kinh_doanh #xây_dựng_kế_hoạch_phát_triển #chiến_lược_tiếp_thị_dự_án

    Thẻ : đơn vị tư vấn phát triển dự án, khu công nghiệp, 2050, cụm công nghiệp, bất động sản, gen Z bất động sản, BĐS, tóm tắt quy hoạch, chủ đầu tư, 2021-2025, r&d bất động sản, TP Đà Nẵng, Nghiên cứu thị trường, senvanggroup, senvangdata,

      ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VỚI SEN VÀNG GROUP

      Nội dung Qúy công ty cần tư vấn :

      "Cảm ơn Qúy công ty, sau khi điền thông tin, Sen Vàng sẽ liên hệ với Qúy công ty để xác nhận trong thời gian 48h!
      Chúc Qúy công ty ngày càng phát triển và thịnh vượng!

      Qúy công ty có thể liên hệ trực tiếp số Hotline Sen Vàng Group 0948484859 nếu cần gấp!

      Trân trọng! "

      TOP
      error: Content is protected !!