Quãng Ngãi là một tỉnh ven biển nằm ở phía bắc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, miền Trung Việt Nam. Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp là yếu tố quan trọng đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế thuộc tỉnh. Vậy nên, việc quy hoạch khu công nghiệp, cụm công nghiệp sao cho hợp lý và đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất là điều vô cùng cần thiết. Bài viết dưới đây sẽ tóm tắt về quy hoạch khu công nghiệp, cụm công nghiệp của tỉnh Quãng Ngãi.
Bản đồ tỉnh Quảng Ngãi. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Xem bản full quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi tại: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tỉnh Quảng Ngãi
Quảng Ngãi tựa vào dãy núi Trường Sơn hướng ra biển Đông. Nằm ở vị trí trung độ của cả nước, Quảng Ngãi cách thủ đô Hà Nội 883 km về phía Bắc và cách thành phố Hồ Chí Minh 838 km về phía Nam.
Năm 2020, dân số toàn tỉnh Quảng Ngãi là 1.233.396 người, trong vòng 10 năm từ 2010-2020, dân số Quảng Ngãi có tỷ lệ tăng ổn định từ 0,10% đến 0,14% Quy mô dân số về giới tính: Dân số trung bình nam đến năm 2020 là 609.700/1.233.396 người, chiếm 49,43% dân số toàn tỉnh; Dân số trung bình nữ đến năm 2020 là 623.696/1.233.396 người, chiếm 50,57% dân số toàn tỉnh.
Giai đoạn 2011-2020 nguồn lao động và lao động đang làm việc của năm sau luôn tăng so với năm trước. Năm 2020 nguồn lao động khoảng 731.688 người, chiếm khoảng 59,32% dân số trung bình của tỉnh. Trong đó, lực lượng lao động ở khu vực thành thị chiếm 20,14%; lực lượng lao động ở nông thôn chiếm 79,86%.
Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) rà soát năm 2020 của tỉnh Quảng Ngãi là 55.810
tỷ đồng (theo giá so sánh 2010), bằng 1,8 lần GRDP năm 2011. Động lực tăng trưởng GRDP chính của tỉnh Quảng Ngãi trong 10 năm qua là ngành lọc hoá dầu. Hệ quả là tăng trưởng của tỉnh trong giai đoạn 2011-2020 kém ổn định. Năm 2013, tăng trưởng GRDP đạt mức 12,8%, chủ yếu do sản lượng của Nhà máy lọc dầu (NMLD)
Dung Quất vượt kế hoạch 12,7%. Năm 2015, GRDP của sản phẩm lọc hoá dầu tăng 2.287 tỷ đồng so với năm 2014, góp phần quyết định đưa mức tăng trưởng năm 2015 của tỉnh lên 11,9%. Ngược lại, năm 2014 và 2017, tăng trưởng GRDP của tỉnh duy trì ở mức thấp, 0,7% và 1,2%, do Nhà máy tạm dừng sản xuất để tiến hành bảo dưỡng tổng thể. Trong năm 2017, sản lượng của NMLD Dung Quất giảm 697 nghìn tấn so với năm 2016 và đóng góp GRDP của ngành lọc hoá dầu chỉ đạt 15.262 tỷ đồng, thấp hơn 1.737 tỷ đồng so với năm 2016. Nếu không tính sản phẩm lọc hoá dầu, tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2017 của tỉnh đạt 7,9%. Những năm gần đây, mặc dù tỷ trọng của ngành lọc hoá dầu đang có xu hướng giảm nhưng vẫn chiếm 38,4% GRDP tỉnh năm 2015 và 26,3% năm 2020.
Nguồn: Senvangdata.com
Nguồn: Senvangdata.com
Nguồn: Senvangdata.com
Đối với hạ tầng giao thông: Đã thực hiện đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh tương đối đồng bộ, đáp ứng được tình hình phát triển kinh tế – xã hội và nhu cầu đi lại của Nhân dân; các tuyến đường hiện nay về cơ bản đã đảm bảo kết nối giữa tỉnh Quảng Ngãi với các tỉnh trong khu vực; đảm bảo kết nối trung tâm của
tỉnh tới trung tâm các huyện, khu kinh tế và các khu công nghiệp.
Tỷ lệ đất giao thông so với đất đô thị: Đối với đô thị loại II như thành phố Quảng
Ngãi đạt: 28,92% so với chỉ tiêu đề ra là 20%; đối với đô thị loại IV và loại V, tiêu chí
này chưa đạt so với chỉ tiêu đề ra là hơn 20% (cao nhất là đô thị loại IV Đức Phổ chỉ đạt được 19,73%).
Bản đồ hệ thống giao thông tỉnh Quảng Ngãi.Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Trục dọc: là các trục đường chạy dọc theo chiều dài của tỉnh, điểm đầu xuất phát từ ranh giới Quảng Nam, kết thúc ở ranh giới BÌnh. Định và song song với QL1, đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi và các trục dọc phía Tây của tỉnh
Trục ngang: là các tuyến chạy cắt qua QL1, xuất phát từ tuyến ven biển đến trục dọc miền núi và nối tiếp lên tỉnh Quảng Nam, Kon Tum và nối sang Lào
Nguồn: Senvangdata.com
Nguồn: Senvangdata.com
Nguồn: Senvangdata.com
Giai đoạn 2011 – 2020, ngành công nghiệp – xây dựng (CN-XD) nói chung và ngành
công nghiệp (CN) nói riêng là một trong những cột trụ quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế toàn tỉnh Quảng Ngãi, tuy nhiên, đóng góp của ngành CN-XD vào tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) toàn tỉnh đang có xu hướng giảm trong những năm gần đây. Cụ thể, tỷ trọng GRDP của ngành CN-XD trên GRDP toàn lĩnh vực kinh tế của tỉnh biến động quanh khoảng 49,2% – 62,0% trước khi còn khoảng 52,0% vào năm 2019 và 2020.
Theo số liệu thống kê báo cáo, tính đến tháng 6 năm 2023 trên địa bàn tỉnh có 24 cụm công nghiệp (CCN) đã thành lập, tổng diện tích 451,76 ha, trong đó: 15 CCN diện tích 277,18 ha đã đi vào hoạt động; 03 CCN diện tích 85 ha, chưa đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, chưa có doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh, hiện nay đang thu hút doanh nghiệp/hợp tác xã vào đăng ký đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật; 04 CCN diện tích 15,48 ha đã thành lập, phê duyệt quy hoạch chi tiết từ trước năm 2009 nhưng chưa triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng, chưa có doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh, đã đề xuất loại bỏ khỏi phương án phát triển CCN giai đoạn 2021-2030; 01 CCN thành lập mới năm 2022 gắn liền với lựa chọn chủ đầu tư là doanh nghiệp, diện tích 50,4ha, đã được UBND huyện phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500, hiện nay đang triển khai công tác bồi thường, GPMB dự án và 01 CCN đã điều chỉnh chủ đầu tư từ nhà nước sang doanh nghiệp, diện tích 23,7ha, hiện đang triển khai công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án.
Nguồn: Senvangdata.com
Phát huy lợi thế hiện có về vị trí địa lý chiến lược gồm:
– KKT Dung Quất có được lợi thế gắn với cảng nước sâu Dung Quất, Cảng Sa Kỳ,
có bờ biển dài và nằm trong vùng tuyến hàng hải quốc tế.
– Phát triển cộng sinh với KKT mở Chu Lai: 2 KKT tạo thành cụm kinh tế động lực
quan trọng; Cảng hàng không quốc tế Chu Lai là đầu mối giao thông quan trọng kết nối KKT với các tỉnh/thành phố lớn của cả nước (Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh,) và quốc tế trong tương lai;
– Phối hợp với TP Quảng Ngãi hình thành khu vực động lực kinh tế mũi nhọn của
tỉnh Quảng Ngãi. Cùng TP Quảng Ngãi phát triển mạng lưới đô thị phía BắcTỉnh: Vạn
Tường, Châu Ổ-Bình Long, Tịnh Phong, Lý Sơn.
– Nâng cao vai trò là 01 cửa biển của Vùng Tây Nguyên: Tăng cường tuyến Cao tốc
Tây Nguyên, trục hành lang Bắc Nam kết nối Quảng Ngãi với Chu Lai theo các tuyến CT,QL1, Tuyến đường sắt Hà Nội – thành phố Hồ Chí Minh, CT22, v.v.
– Phát triển kinh tế biển gồm 2 mũi nhọn chính: hàng hóa công nghiệp và du lịch
nghỉ dưỡng biển.
ảnh
Hiện tại phần lớn các khu công nghiệp đều nằm trong KKT Dung Quất, ngoài KKT
Dung Quất thì có 2 KCN, KCN Quảng Phú (quy mô 74,5 ha) tại TP Quảng Ngãi và KCN Phổ Phong (quy mô 1,08 ha) tại TP Quảng Ngãi. Theo định hướng sắp tới, ngoài các KCN trong KKT Dung Quất và 2 KCN nói trên, sẽ phát triển thêm 2 KCN mới: Khu công nghiệp, đô thị và dịch vụ An Phú (xã Nghĩa Kỳ, huyện Tư Nghĩa), Khu công nghiệp đa ngành Bình Long (xã Bình Long, Bình Hiệp, huyện Bình Sơn). Các khu công nghiệp nên phát triển chuyên môn hóa dựa trên đặc điểm về cơ sở hạ tầng- xã hội và định hướng không gian phát triển kinh tế xã hội chung của toàn tỉnh.
(Theo quy định các cụm công nghiệp không thuộc các khu chức năng, tuy nhiên nội
dung này được đưa vào thuyết minh tổng hợp để có góc nhìn tổng thể của mạng lưới không gian phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, làng nghề toàn tỉnh)
Với chức năng cung cấp hạ tầng sản xuất cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, phục
vụ cho mục tiêu phát triển các ngành tiểu thủ công nghiệp tại mỗi huyện, thị xã, thành phố của Tỉnh. Trong giai đoạn 2021-2030, tỉnh Quảng Ngãi cần đẩy mạnh tiến độ để hoàn thiện hạ tầng tại các cụm công nghiệp đã được quy hoạch, đồng thời xem xét loại bỏ một số cụm công nghiệp ra khỏi quy hoạch. Giai đoạn 2031 trở đi, tại các cụm công nghiệp, tiếp tục định hướng phát triển các ngành công nghiệp gắn với vị trí địa lý, tiềm năng nguyên liệu như như đã nêu trên, trong đó chú trọng phát triển công nghiệp hỗ trợ, đồng thời đẩy mạnh chuyển dịch một số ngành như chế biến nông lâm thủy sản, dệt may da giày v.v. từ vùng KKT Dung Quất và các khu công nghiệp sang, từ đó hình thành và phát triển sự liên kết chặt chẽ giữa các CCN và KKT Dung Quất. Bên cạnh đó, có thể xem xét mở rộng quy mô các cụm công nghiệp để phù hợp với nhu cầu hạ tầng để mở rộng hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp khi đó.
Nguồn: Sen vàng tổng hợp
Nguồn: Sen vàng tổng hợp
Nguồn: Sen vàng tổng hợp
Nguồn: Sen vàng tổng hợp
Nguồn: Sen vàng tổng hợp
Trên đây là những thông tin tổng quan về “Tóm tắt quy hoạch Khu công nghiệp – Cụm công nghiệp tỉnh Quãng Ngãi, giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 ” do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng với những thông tin trên giúp chủ đầu tư, nhà đầu tư và doanh nghiệp có thêm những thông tin về một trong những tiêu chí cần cân nhắc, xem xét trước khi đầu tư. Ngoài ra để xem thêm các bài viết về tư vấn phát triển dự án, anh chị, bạn đọc có thể truy cập trang web senvangdata.com/.
|
————————–
Xem thêm các dịch vụ / tài liệu khác của Sen Vàng :
————————–
Khóa học Sen Vàng:
Xây dựng tiêu chí lựa chọn Bất động sản
Khóa học R&D – Nghiên cứu và phát triển bất động sản
Hoạch định chiến lược đầu tư bất động sản cá nhân
—————————
Bất động sản Sen Vàng – Đơn vị tư vấn phát triển dự án bất động sản uy tín, chuyên nghiệp Việt Nam
Website: https://senvanggroup.com/
Website: https://senvangdata.com/
Youtube: https://tinyurl.com/vt82l8j
Hotline: 0948 48 48 59
Group cộng đồng Kênh đầu tư Sen Vàng : https://zalo.me/g/olgual210
#senvanggroup, #senvangrealestate, #kenhdautusenvang, #dịch_vụ_tư_vấn_phát_triển_dự_án, #thị_trường_bất_động_sản_2023, #phat_triển_dự_án, #tư_ vấn_chiến _ lược_kinh_doanh, #xây_dựng_kế_hoạch_phát_triển, #chiến_lược_tiếp_thị_dự_án
Copyright © 2022 Bản quyền thuộc về SEN VÀNG GROUP