Tóm tắt quy hoạch khu công nghiệp-cụm công nghiệp tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050

  • 29 Tháng Sáu, 2024
  • Hòa Bình  là một tỉnh miền Bắc, những năm gần đây phát triển ngày càng mạnh mẽ trên nhiều phương diện. Đóng góp vào sự phát triển chung đó, không thể không kể đến ngành công nghiệp nói chung, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp nói riêng. Để đạt được nhiều kết quả khả quan về việc phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp, ban lãnh đạo tỉnh Hòa Bình đã đưa ra nhiều phương án quy hoạch phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp phù hợp, nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp nói riêng và kinh tế toàn tỉnh nói chung. 

    • Tổng quan 

     

    1. Vị trí địa lý 

     

    Hoà Bình là tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc, tiếp giáp với vùng đồng bằng sông Hồng (cách thủ đô Hà Nội khoảng 75km, cách sân bay quốc tế Nội Bài khoảng 90 km và cách cảng biển Hải Phòng khoảng 170 km), phía Đông giáp thành phố Hà Nội, phía Bắc giáp tỉnh Phú Thọ; phía Tây giáp tỉnh Sơn La và Thanh Hoá, phía Đông Nam giáp tỉnh Hà Nam, Ninh Bình. Nằm ở vị trí cửa ngõ của vùng Tây Bắc, Hòa Bình tiếp giáp với thủ đô Hà Nội; đặc biệt có tuyến đường Hòa Lạc – Hòa Bình và đường QL 6 chạy qua địa bàn tỉnh, khiến cho việc kết nối giữa Hoà Bình với các tỉnh trong khu vực khá thuận lợi.

    Tóm tắt quy hoạch khu công nghiệp-cụm công nghiệp tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050

    Nguồn: Senvangdata.com

    Tóm tắt quy hoạch khu công nghiệp-cụm công nghiệp tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050

    Nguồn: Sen vàng tổng hợp 

     

    2. Dân cư 

    Dân số trung bình tỉnh Hoà Bình năm 2010 là 792.800 người tăng lên 824.325 người năm 2015, đến năm 2020 là 861.216 người (quy mô dân số lớn thứ 2 trong vùng Tây Bắc, sau tỉnh Sơn La), chiếm 6,76% dân số vùng TDMNBB và 0,88% dân số của cả nước. Trung bình cả giai đoạn 2010-2020, tốc độ tăng dân số của tỉnh không cao, trung bình chỉ tăng 0,83%/ năm, là mức tăng thấp nhất so với các tỉnh vùng Trung du miền núi phía Bắc và cả nước.

     

    Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên cao, năm 2010 là 597.478 người chiếm 75,4% dân số, năm 2015 là 554.975 người (67,0%) và đạt 531.015 (chiếm 61,7%) năm 2020. Lao động chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn, số lao động ở khu vực thành thị chỉ chiếm 12,41% (năm 2015) và 19,97% (năm 2020).

    Tóm tắt quy hoạch khu công nghiệp-cụm công nghiệp tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050

    Nguồn: Senvangdata.com

    Tóm tắt quy hoạch khu công nghiệp-cụm công nghiệp tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050

    Nguồn: Senvangdata.com

     

    3. Kinh tế 

    Nguồn: Senvangdata.com

    Năm 2020, quy mô GRDP tỉnh Hòa Bình theo giá hiện hành là 51.962 tỷ đồng, theo giá so sánh là 29.351 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (tính theo giá so sánh 2010) của cả thời kỳ 2011 – 2020 đạt bình quân 5,9%/năm, trong đó giai đoạn 2011 – 2015 đạt 5,5%/năm, giai đoạn 2016 – 2020 đạt 6,3%/năm (riêng giai đoạn 2016-2019 đạt 6,9%/năm). Về tăng trưởng thời kỳ 2011 – 2020, CN – XD là khu vực có tốc độ tăng trưởng cao nhất, đạt 6,9%/năm; dịch vụ tăng 5,9%/năm; NLTS tăng3,9%/năm.

    Tóm tắt quy hoạch khu công nghiệp-cụm công nghiệp tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050

    Tăng trưởng GRDP theo ngành của tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2011 – 2020. Nguồn: Senvangdata.com

    Năm 2020, quy mô GRDP (giá hiện hành) tỉnh Hòa Bình xếp thứ 6 trong số 14 tỉnh thuộc vùng TDMNBB, chiếm 7,7% GRDP toàn vùng. So với năm 2015, thứ hạng về quy mô GRDP của tỉnh trong vùng đã giảm từ vị trí thứ 5 xuống vị trí thứ 6, sau các tỉnh Bắc Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Lào Cai, Sơn La. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình giai đoạn 2016 – 2020 của tỉnh Hòa Bình (6,3%/năm) xếp thứ 6 trong vùng và còn thấp hơn so với mức trung bình của vùng (8,5%/năm). Về tăng trưởng theo thành phần kinh tế, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất, bình quân 17,5%/năm. Các khu vực khác có mức tăng trưởng thấp hơn tăng trưởng chung của kinh tế tỉnh.

     

    II. Thực trạng phát triển hạ tầng phục vụ khu công nghiệp

     

    1. Hạ tầng giao thông 

     

    GTVT của tỉnh Hòa Bình hiện tại có 2 phương thức là đường bộ và đường thủy nội địa, trong đó đường bộ đóng vai trò chủ đạo. Với địa hình đồi núi phức tạp và thực trạng là khu vực kinh tế tương đối khó khăn, Hòa Bình rất khó phát triển các loại hình vận tải khác. Giao thông đường thủy nội địa có luồng tuyến nhưng hạ tầng chưa đầy đủ nên không giảm tải được nhiều cho đường bộ. Trong khoảng 20 năm trở lại đây, phương thức vận tải đường thuỷ nội địa có phát triển hơn nhờ vào các vùng hồ thuỷ điện trên sông Đà. Nhưng đường bộ vẫn đóng vai trò không thể thiếu trong kết nối dân cư, vận chuyển hàng hoá, hành khách, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Đường thuỷ nội địa trên các vùng hồ mới phát triển, chưa đóng góp được nhiều cho mục đích giao thông cũng như thúc đẩy các lĩnh vực kinh tế như du lịch. Hiện tại, đường bộ và đường thuỷ hoạt động cơ bản độc lập với nhau, do các tuyến đường thuỷ hình thành chủ yếu dựa trên khu vực vùng hồ là chính, chưa đảm bảo luồng lạch để khai thác các đoạn dài theo lòng sông mà chỉ khai thác cục bộ. 

    Tóm tắt quy hoạch khu công nghiệp-cụm công nghiệp tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050

    Nguồn: Senvangdata.com

    Phân bố mạng lưới đường bộ không đồng đều. Mạng lưới đường tập trung chủ yếu phía đông. Kết cấu các tuyến trục ngang bị hạn chế bởi địa hình đồi núi. Khu vực thành phố và các huyện phía đông giáp Hà Nội có địa hình thuận lợi hơn. Toàn tỉnh có 7 tuyến quốc lộ là QL 6, Hòa Lạc – Hòa Bình, QL 70B, QL 15, QL 12B, QL.21 và đường Hồ Chí Minh. Tuyến đường bộ quan trọng nhất kết nối trung tâm tỉnh hướng về thủ đô Hà Nội là cao tốc Hòa Lạc – Hòa Bình (đoạn qua địa bàn tỉnh là quốc lộ đợi nâng cấp thành cao tốc).

    Tóm tắt quy hoạch khu công nghiệp-cụm công nghiệp tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050

    Nguồn: Senvangdata.com

    2. Hạ tầng cấp điện 

    Nhà máy thủy điện Hòa Bình có công suất 1.920MW gồm có 8 tổ máy, hàng năm thủy điện Hòa Bình phát vào hệ thống 500, 220kV quốc gia với sản lượng trên 8 tỷ kWh.

    Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh hiện có 10 nhà máy thủy điện nhỏ với tổng công suất lắp đặt 38,15 MW đang vận hành và phát điện. Thông số các dự án đang phát điện cụ thể xem trong phần Phụ lục về hạ tầng.

    Tóm tắt quy hoạch khu công nghiệp-cụm công nghiệp tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050

    Nguồn: Senvangdata.com

    Trạm 500kV thủy điện Hòa Bình công suất (2x450MVA), trạm truyền tải công suất thủy điện Hòa Bình vào lưới điện Quốc gia thông qua các cấp điện áp 500kV và 220kV.

    Trạm 220kV Hòa Bình công suất 2x63MVA là trạm nguồn chính cấp cho tỉnh Hòa Bình trực tiếp từ các trạm nguồn 110kV (Chi tiết xem trong Phụ lục về Hạ tầng kỹ thuật54).

    Tỉnh Hòa Bình được cấp điện từ 9 trạm 110kV/14 MBA với tổng suất đặt 381MVA, trong đó có 02 TBA 110kV cấp cho khách hàng chuyên dùng là TBA 110kV Vĩnh Sơn (16MVA) và XM X18. Ngoài ra, tỉnh Hòa Bình còn được hỗ trợ cung cấp điện từ các tỉnh thành lân cận (Hà Nội, Ninh Bình và Sơn La).

     

    III. Thực trạng phát triển ngành công nghiệp 

    Tăng trưởng công nghiệp thời kỳ 2011-2020 đạt bình quân 6,2%/năm; trong đó giai đoạn 2011-2015 đạt 5,5%/năm, giai đoạn 2016-2020 đạt 7,0%/năm (riêng giai đoạn 2016-2019 đạt 8,0%/năm). Trong đó, nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng trưởng cao, đạt tốc độ 11,7%/năm trong cả thời kỳ 10 năm, riêng giai đoạn 2016-2020 đạt 18,8%/năm. Tăng trưởng ngành sản xuất và phân phối điện đạt 5,4%/năm (giai đoạn 2016-2020 chỉ đạt 1,8%/năm). Ngành cung cấp nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong cả thời kỳ 2011-2020 (14,2%/năm) nhưng chủ yếu tăng trưởng tập trung vào giai đoạn 2011-2015. Ngành khai khoáng tăng trưởng âm (- 7,1%/năm).

    Quy mô GRDP công nghiệp (giá hiện hành) tỉnh Hòa Bình năm 2020 đạt 17,7 nghìn tỷ đồng. Trong đó, ngành sản xuất và phân phối điện chiếm tỷ trọng cao nhưng đang có xu hướng giảm dần, từ mức 70,6% năm 2015 và xuống còn 56,4% GRDP năm 202016; Công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 38,6% GRDP công nghiệp; Ngành cung cấp nước, xử lý rác thải chỉ chiếm khoảng 3-4%. Tỷ trọng ngành khai khoáng đã giảm từ 8% GRDP khu vực công nghiệp năm 2010 xuống còn 2,8% năm 2015 và 1,9% năm 2020.

    Tóm tắt quy hoạch khu công nghiệp-cụm công nghiệp tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050

    Nguồn: Senvangdata.com

     

    IV. Thực trạng phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp 

    Tóm tắt quy hoạch khu công nghiệp-cụm công nghiệp tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050

    Nguồn: Senvangdata.com

    1. Khu công nghiệp 

    Đến năm 2020, toàn tỉnh có 08 KCN được quy hoạch với tổng diện tích đất là

    1.507,43 ha. Diện tích quy hoạch từng KCN như sau:

    Tóm tắt quy hoạch khu công nghiệp-cụm công nghiệp tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050

    Nguồn: Senvangdata.com

    Đến nay, có 4/8 KCN đã có chủ đầu tư hạ tầng là Lương Sơn, Bờ Trái Sông

    Đà, Yên Quang, Nhuận Trạch71. Có 02 KCN đang trình Thủ tướng Chính phủ quyết

    định chủ trương đầu tư: Mông Hóa, Lạc Thịnh. Hai KCN Nam Lương Sơn và Thanh

    Hà hiện chưa có chủ đầu tư hạ tầng.

    2. Cụm công nghiệp 

    Trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã quy hoạch 21 CCN đến năm 2020, định hướng đến năm 202572 với tổng diện tích đất là 866,605 ha. Đến nay, có 16/21 CCN đã được UBND tỉnh quyết định thành lập với diện tích là 683,225ha73. Trong số 16 CCN có

    quyết định thành lập, mới có 06 CCN tại thành phố Hòa Bình và các huyện Lạc Thủy,

    Tân Lạc và Mai Châu (là các CCN: Tiên Tiến, Đồng Tâm, Phú Thành II, Thanh Nông,

    Đông Lai – Thanh Hối và Chiềng Châu) đã đi vào hoạt động, thu hút 28 dự án thứ cấp

    đầu tư sản xuất kinh doanh (bao gồm cả các dự án đang hoạt động và các dự án đăng

    ký đầu tư) với tổng diện tích đã cho thuê là 77,36 ha; tổng số vốn đăng ký khoảng

    2.594,7 tỷ đồng; tạo việc làm trên 1.300 lao động.

    Tuy nhiên, số lượng các dự án đã hoạt động trên thực tế còn ít (08 dự án), chủ

    yếu thuộc các ngành nghề như chế biến gỗ, chế biến nông sản, sản xuất phân bón,

    may mặc, sản xuất đồ chơi; nhiều dự án vẫn đang trong giai đoạn chuẩn bị triển khai.

     

    V. Phương án quy hoạch phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp 

     

    1. Khu công nghiệp

    Tổng cộng có 14 khu công nghiệp trong quy hoạch phát triển thời kỳ 2021-

    2030, tầm nhìn đến năm 2050 với tổng diện tích quy hoạch dự kiến là 3.525 ha; trong

    đó có 08 KCN đã có trong quy hoạch hiện hành được giữ nguyên diện tích và có 06

    KCN bổ sung mới (định hướng ngành nghề thu hút vào các KCN được nêu tại Bảng

    dưới đây). Số lượng KCN và diện tích đất quy hoạch này chưa bao gồm các KCN sẽ

    được hình thành trong các khu vực được quy hoạch là khu vực phát triển sản xuất

    công nghiệp tập trung.

    — Đối với các KCN đã có trong quy hoạch từ giai đoạn trước:

    Tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhà

    đầu tư trong KCN Lương Sơn (hiện đã lấp đầy 100%); tăng cường thu hút đầu tư để

    nhanh chóng lấp đầy KCN Bờ Trái Sông Đà. Thúc đẩy triển khai đầu tư hạ tầng các

    KCN Mông Hóa, Yên Quang, Nhuận Trạch và Lạc Thịnh, sớm có mặt bằng thu hút

    nhà đầu tư thứ cấp. Thu hút, lựa chọn nhà đầu tư hạ tầng có đủ năng lực, kinh nghiệm

    để sớm triển khai các KCN Nam Lương Sơn và Thanh Hà.

    — Đối với các KCN bổ sung vào quy hoạch:

    (1) KCN – đô thị – dịch vụ Bảo Hiệu, xã Bảo Hiệu, xã Đa Phúc và xã Lạc

    Lương, huyện Yên Thủy: diện tích 530 ha (diện tích khu công nghiệp là 424 ha).

    (2) KCN Yên Thịnh, xã Lạc Thịnh, huyện Yên Thủy và xã Yên Nghiệp, huyện

    Lạc Sơn: diện tích 233 ha.

    (3) KCN Tân Phong, xã Hương Nhượng và xã Tân Mỹ, huyện Lạc Sơn: diện

    tích 495 ha.

    2. Cụm công nghiệp

    Dự kiến có 26 CCN trong quy hoạch phát triển thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn

    đến năm 2050; trong đó có 14 CCN đã có trong quy hoạch hiện hành (8 CCN giữ

    nguyên diện tích, 6 CCN mở rộng diện tích) và 12 CCN được bổ sung mới. Số lượng

    này chưa bao gồm các CCN sẽ được hình thành trong các khu vực được quy hoạch là

    khu vực phát triển sản xuất công nghiệp tập trung (nêu tại mục c. Khu vực sản xuất

    công nghiệp tập trung).

    — Tiếp tục thực hiện theo quy hoạch từ giai đoạn trước đối với các CCN:

    CCN Tiên Tiến (TP. Hòa Bình); CCN Chăm Mát – Dân Chủ (TP. Hòa Bình); CCN

    Xóm Rụt, CCN Hòa Sơn (huyện Lương Sơn); CCN Phú Thành II, CCN Môi trường

    công nghệ cao Hòa Bình (huyện Lạc Thủy); CCN Đầm Đuống (huyện Lạc Sơn);

    CCN Phong Phú (huyện Tân Lạc);

    — Mở rộng diện tích quy hoạch các CCN đã có trong quy hoạch từ giai

    đoạn trước: CCN Phú Thành II, CCN Môi trường công nghệ cao Hòa Bình (huyện

    Lạc Thủy); CCN Tây Phong (huyện Cao Phong); CCN Đông Lai – Thanh Hối (huyện

    Tân Lạc); CCN Đà Bắc (huyện Đà Bắc); CCN Chiềng Châu (huyện Mai Châu).

    — Quy hoạch mới các CCN: CCN Mông Hóa, CCN Kỳ Sơn (TP. Hòa

    Bình); CCN Tiến Sơn 1, CCN Tiến Sơn 2, CCN Cao Dương (huyện Lương Sơn);

    CCN Thống Nhất (huyện Lạc Thủy); CCN Dũng Phong (huyện Cao Phong); CCN

    Đú Sáng (Kim Bôi); CCN Nuông Dăm (Kim Bôi); CCN Khoang Rào (huyện Lạc

    Sơn); CCN Thanh Hối (huyện Tân Lạc); CCN Tu Lý (huyện Đà Bắc);

    — Đưa ra khỏi quy hoạch, không phát triển các CCN: CCN Chăm Mát –

    Dân Chủ, CCN Yên Mông (TP. Hòa Bình); CCN Khoang U (huyện Lạc Sơn); CCN

    Hàng Trạm (huyện Yên Thủy); CCN Xăm Khòe, CCN Mai Hạ (huyện Mai Châu).

     

    VI. Các dự án khu công nghiệp trọng điểm 

     

    Khu công nghiệp Lương Sơn 

    Tóm tắt quy hoạch khu công nghiệp-cụm công nghiệp tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050

    Nguồn: Sen vàng tổng hợp 

    Khu công nghiệp Bờ Trái Sông Đà

    Tóm tắt quy hoạch khu công nghiệp-cụm công nghiệp tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050

    Nguồn: Sen vàng tổng hợp 

    Khu công nghiệp Bình Phú 

    Tóm tắt quy hoạch khu công nghiệp-cụm công nghiệp tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050

    Nguồn: Sen vàng tổng hợp 

    Khu công nghiệp Yên Quang 

    Tóm tắt quy hoạch khu công nghiệp-cụm công nghiệp tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050

    Nguồn: Sen vàng tổng hợp 

    Khu công nghiệp Nhuận Trạch

    Tóm tắt quy hoạch khu công nghiệp-cụm công nghiệp tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050

    Nguồn: Sen vàng tổng hợp 

    Khu công nghiệp Lạc Thịnh

    Tóm tắt quy hoạch khu công nghiệp-cụm công nghiệp tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050

    Nguồn: Sen vàng tổng hợp 

    Khu công nghiệp Nam Lương Sơn 

    Tóm tắt quy hoạch khu công nghiệp-cụm công nghiệp tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050

    Nguồn: Sen vàng tổng hợp 

    Khu công nghiệp Thanh Hà 

    Tóm tắt quy hoạch khu công nghiệp-cụm công nghiệp tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050

    Nguồn: Sen vàng tổng hợp 

    Xem thêm: QUY HOẠCH VÙNG TỈNH HÒA BÌNH ĐẾN NĂM 2020 TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

       

          Trên đây là những thông tin tổng quan về “Tóm tắt quy hoạch KCN-CNN tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050” do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng với những thông tin trên giúp chủ đầu tư, nhà đầu tư và doanh nghiệp có thêm những thông tin về một trong những tiêu chí cần cân nhắc, xem xét trước khi đầu tư. Ngoài ra để xem thêm các bài viết về tư vấn phát triển dự án, anh chị, bạn đọc có thể truy cập trang web senvangdata.com/. 

     

    ————————–

    Xem thêm các dịch vụ / tài liệu khác của Sen Vàng : 

    Dịch vụ tư vấn  

    Tài liệu

    Báo cáo nghiên cứu thị trường

    ————————–

    Khóa học Sen Vàng: 

    Xây dựng tiêu chí lựa chọn Bất động sản

    Khóa học R&D – Nghiên cứu và phát triển bất động sản

    Hoạch định chiến lược đầu tư bất động sản cá nhân 

    —————————

    Bất động sản Sen Vàng – Đơn vị tư vấn phát triển dự án bất động sản uy tín, chuyên nghiệp Việt Nam

    Website: https://senvanggroup.com/

    Website: https://senvangdata.com/

    Youtube: https://tinyurl.com/vt82l8j

    Hotline: 0948 48 48 59

    Group cộng đồng Kênh đầu tư Sen Vàng : https://zalo.me/g/olgual210

    #senvanggroup, #senvangrealestate, #kenhdautusenvang  #dịch_vụ_tư_vấn_phát_triển_dự_án.\, #thị_trường_bất_động_sản_2023, #phat_triển_dự_án, #tư_ vấn_chiến _ lược_kinh_doanh, #xây_dựng_kế_hoạch_phát_triển, #chiến_lược_tiếp_thị_dự_án

    Thẻ : #thị_trường_bất_động_sản_2023, #senvangrealestate, #kenhdautusenvang  #dịch_vụ_tư_vấn_phát_triển_dự_án, #tư_ vấn_chiến _ lược_kinh_doanh, senvanggroup, phat_triển_dự_án, #xây_dựng_kế_hoạch_phát_triển, #chiến_lược_tiếp_thị_dự_án,

      ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VỚI SEN VÀNG GROUP

      Nội dung Qúy công ty cần tư vấn :

      "Cảm ơn Qúy công ty, sau khi điền thông tin, Sen Vàng sẽ liên hệ với Qúy công ty để xác nhận trong thời gian 48h!
      Chúc Qúy công ty ngày càng phát triển và thịnh vượng!

      Qúy công ty có thể liên hệ trực tiếp số Hotline Sen Vàng Group 0948484859 nếu cần gấp!

      Trân trọng! "

      TOP