Nằm ở khu vực Tây Nguyên, tỉnh Lâm Đồng không chỉ nổi bật với cảnh quan thiên nhiên thơ mộng và khí hậu ôn hòa, mà còn có tiềm năng lớn trong việc phát triển hạ tầng giao thông. Nhằm tận dụng tối đa các lợi thế này, tỉnh đã triển khai Quy hoạch giao thông giai đoạn 2021-2030, với tầm nhìn mở rộng đến năm 2050. Quy hoạch này tập trung vào việc cải thiện và nâng cấp hạ tầng giao thông hiện tại, mở rộng mạng lưới giao thông và nâng cao sự kết nối giữa các khu vực kinh tế, khu dân cư, cũng như các trung tâm du lịch, nông nghiệp công nghệ cao và công nghiệp quan trọng trong tỉnh. Trong bài viết này, Sen Vàng sẽ tóm tắt những nội dung chủ đạo trong quy hoạch giao thông của tỉnh Lâm Đồng, bao gồm các mục tiêu, phương hướng và giải pháp chiến lược, từ đó tạo nền tảng vững chắc cho một tương lai phát triển toàn diện và bền vững.
Lâm Đồng là một trong năm tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, tiếp giáp với vùng kinh tế trọng điểm phía nam. Nằm trên cao nguyên cao nhất của Tây Nguyên là Lâm Viên – Di Linh với độ cao 1,500 mét so với mực nước biển và là tỉnh duy nhất ở Tây Nguyên không có đường biên giới quốc tế. Tỉnh lỵ là thành phố Đà Lạt nằm cách Thành phố Hồ Chí Minh 300 km về hướng Bắc, đồng thời cách cảng biển Nha Trang 210 km về hướng Tây.
Vị trí địa lý tỉnh Lâm Đồng. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp.
Năm 2021 KV1 (Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản) là 41.09%, đến năm 2022 giảm còn 38.62%; KV2 (Công nghiệp và xây dựng) là 20.03%, tăng lên 20.38%; Trong khi đó KV3 (Dịch vụ) năm 2021 là 38.88%, trong khi đó con số của năm 2022 là 41%
Chỉ tiêu kinh tế tỉnh Lâm Đồng. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp.
Chỉ số GRDP của tỉnh Lâm Đồng. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp.
Chỉ số FDI của tỉnh Lâm Đồng. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp.
Chỉ số PCI tỉnh Lâm Đồng. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp.
Chỉ số HDI tỉnh Lâm Đồng. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp.
Bên cạnh đó, 3 tháng đầu năm 2023, giá trị xuất khẩu toàn tỉnh ước đạt 211,4 triệu USD tăng 8,45% so với cùng kỳ năm 2022 và đạt 22,76% kế hoạch năm 2023. Trong đó, doanh nghiệp trong nước ước đạt 131,07 triệu USD, tăng 12,07% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 62% kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 80,33 triệu USD, tăng 3,03% so cùng kỳ năm trước, chiếm 38% kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh.
Đi sâu vào phân tích góc độ mặt hàng xuất khẩu, ngành Công thương tỉnh nhận định về cơ cấu ngành hàng, nhóm công nghiệp chế biến – chế tạo (bao gồm nhóm công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp) trong 5 năm qua chiếm tỷ trọng khoảng 50% trong tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa hiện nay và đóng góp chính vào giá trị của nhóm này là giá trị xuất khẩu của alumin. Trong nhóm nông sản, cà phê nhân hạt xanh vẫn là sản phẩm đóng góp nhiều giá trị nhất.
Xem thêm: Quy hoạch tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2021 – 2030: Phát triển nhanh, toàn diện và bền vững
Mạng lưới giao thông đường bộ đến nay có tổng chiều dài khoảng 9.389 km gồm 19,2 km đường cao tốc loại B; 588 km đường QL (đã được rải bê tông nhựa và láng nhựa toàn bộ, hệ thống đường QL đạt tiêu chuẩn cấp IV đến cấp III miền núi); 729 km đường tỉnh (nhựa là 85,7%, cấp phối đá dăm 6,3%, đất là 8%); 651 km đường đô thị (nhựa là 86,5%, bê tông xi măng 8,5%, cấp phối đá dăm 5%); khoảng 7.491 km đường huyện, xã và đường giao thông nông thôn, số km được cứng hóa khoảng 6.637km đạt tỉ lệ 88%. Số lượng cầu 504 cầu (trong đó 353 cầu nhỏ, 138 cầu trung, 13 cầu lớn).
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp.
– Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tuy đã được cải thiện nhưng chưa đồng bộ, chưa có sự kết nối thông suốt giữa giao thông đối ngoại và đối nội (đoạn cao tốc Dầu Giây – Đà Lạt chậm đầu tư, nhiều tuyến đường QL, đường tỉnh lộ chậm đầu tư, nâng cấp nên ngày càng hư hỏng, xuống cấp).
+ Hệ thống QL: Theo đầu tư trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025, Bộ GTVT đã dự kiến ưu tiên 1 và thu xếp nguồn vốn cho dự án cải tạo, nâng cấp QL.28B đoạn Km0 – Km69 và dự án nâng cấp, cải tạo toàn tuyến qua đèo Mimoza và 1 số công trình trên QL.20; trong điều kiện nguồn lực NSNN hạn hẹp, chưa thể cân đối nguồn vốn để thực hiện dự án Cải tạo, nâng cấp QL.27 đoạn Km0 – Km174 và dự án cải tạo, nâng cấp QL 55 trong giai đoạn trung hạn 2021 – 2025; Dự án tuyến tránh phía Nam TP Bảo Lộc thuộc Dự án khôi phục, cải tạo QL 20 đoạn Km0-Km123+105,17 hiện đang tạm dừng.
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp.
+ Hệ thống đường tỉnh: Ngoài tuyến đường tỉnh ĐT.721, ĐT.724, ĐT.725 đã được đầu tư, các tuyến ĐT.722, ĐT.726, ĐT.727. ĐT.728 và ĐT.729 chậm đầu tư nâng cấp theo định hướng quy hoạch, chỉ khai thác từng đoạn, chất lượng khai thác công trình nền mặt đường, cầu cống thấp.
+ Hệ thống đường địa phương bao gồm đường huyện, xã và GTNT nhìn chung chất lượng còn thấp, tỷ lệ cầu, cống mặt đường xây dựng kiên cố chưa đạt yêu cầu, nhất là khu vực vùng sâu, vùng xa.
+ Hạ tầng giao thông đô thị còn nhiều bất cập, ách tắc giao thông diễn ra thường xuyên, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của thành phố.
+ Để xây dựng hệ thống đường bộ phục vụ vận chuyển cho Tổ hợp nhà máy Bô xít Tân Rai, thực hiện chủ trương đầu tư của Chính phủ và Bộ GTVT, năm 2016 tỉnh Lâm Đồng đã hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư và tiến hành công tác GPMB thực hiện dự án đầu tư xây dựng tuyến đường tránh phía Tây TP Bảo Lộc (vốn NSTW hỗ trợ 80% tổng mức đầu tư dự án), tuy nhiên đến nay dự án đã tạm dừng triển khai vì chưa được bố trí vốn.
Tuyến đường sắt từ ga Tháp Chàm đến ga Đà Lạt dài 84 km, có 8 ga, một số hầm, trong đó có đoạn đường răng cưa dài 10km vượt đèo độ dốc hơn 12% để về TP Đà Lạt. Đường được xây dựng vào năm 1931, có hướng tuyến gần song song với QL 27. Hiện nay, chỉ khai thác đoạn từ ga Đà Lạt đến Trại Mát khoảng 7km, phục vụ cho các đoàn tàu khách kéo từ 2 đến 4 toa nhẹ và ga Đà Lạt với 4 đường đón, tuyến chỉ phục vụ vận chuyển khách du lịch.
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp.
Lâm Đồng chỉ có một Cảng Hàng không Liên Khương (dân dụng và quân sự) đạt cấp sân bay 4D theo tiêu chuẩn ICAO, có thể tiếp thu các loại tàu bay tầm A320, A321, B737 và tương đương, công suất 2 triệu HK/năm, có thể đảm bảo phục vụ hơn 800 hành khách/giờ cao điểm, 3.000 tấn hàng hóa/năm (số lượng thông quan 2019: 7.321 tấn hàng hóa/năm).
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp.
Hiện đang khai thác thường lệ 10 tuyến bay nội địa, quốc tế đi, đến Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Huế, Hải Phòng, Vinh, Vũ Hán (Trung Quốc), BangKok (Thái Lan), Incheon (Hàn Quốc), Muan (Hàn Quốc) và nhiều chuyến bay thuê chuyến quốc tế khác đi Seoul (Hàn Quốc), Singapore, Lào, Campuchia… của các Hãng hàng không Vietnam Airline, Vietjet air, Korean Air, Silk Air, DHT Aviations… Tần suất khai thác từ 28-30 chuyến/ngày. Sản lượng khai thác vận tải qua Cảng Hàng không Liên Khương những năm gần đây luôn tăng trưởng cao (vận tải hành khách tăng trung bình 30%/năm, vận tải hàng hóa tăng trung bình 32%/năm, số lần bay tăng trung bình 20%/năm).
Do địa hình của tỉnh đồi núi cao, không có địa hình biển. Trên địa bàn chỉ có hồ, đập thuỷ điện, sông, suối có độ dốc lớn, mùa mưa nước chảy xiết và mùa nắng nhiều đoạn sông khô cạn nên không phát triển được giao thông thuỷ nội địa, chỉ có một số phương tiện thuỷ nội địa công suất dưới 25 khách hoạt động du lịch nội bộ trong lòng hồ, phương tiện khai thác cát.
– Hệ thống QL: phối hợp với Bộ Giao thông vận tải đầu tư hoàn chỉnh, đồng bộ các trục giao thông QL.
– Hệ thống đường tỉnh: phát triển các trục giao thông đường tỉnh theo các hướng Bắc Nam, Đông Tây tạo thành mạng lưới giao thông liên hoàn giữa các vùng, khu vực trong tỉnh, kết nối với hệ thống QL. Tiếp tục đầu tư, hoàn thành các công trình trọng điểm. Đến năm 2030, các tuyến đường tỉnh đạt tiêu chuẩn tối thiểu cấp IV.
– Hệ thống giao thông đô thị: tập trung một số tuyến giao thông có tính chất quan trọng cho sự phát triển TP Đà Lạt, TP Bảo Lộc, TX Liên Nghĩa, và một số huyện, ưu tiên cho các tuyến tránh đô thị và đường kết nối.
– Hệ thống đường huyện: đảm bảo phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, kết nối giao thông tỉnh, QL với các địa phương và đường xã, liên xã, gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM. Hỗ trợ có mục tiêu cho cấp huyện đầu tư hạ tầng giao thông nông thôn góp phần hoàn thành tiêu chí huyện NTM. Đến năm 2030, 100% đường huyện được cứng hóa, đạt tiêu chuẩn tối thiểu cấp V.
– Hệ thống đường giao thông nông thôn: gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, NTM nâng cao. Đến năm 2030, 70% các tuyến đường xã được cứng hóa, đạt tối thiểu cấp VI.
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp.
– Hệ thống đường thủy: phát triển đường thủy đa mục tiêu, vừa đảm bảo nhu cầu vận tải hàng hóa phục vụ phát triển kinh tế của tỉnh, vừa đảm bảo phục vụ phát triển du lịch, nghỉ dưỡng,… vừa phối hợp với ngành thủy lợi đảm bảo nhu cầu nước tưới tiêu, sinh hoạt và dự trữ nước cho khu vực Tây Nguyên. Phát huy thế mạnh của giao thông vận tải đường thủy, nhằm giảm giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của hàng hóa.
– Hệ thống công trình phục vụ vận tải: Đầu tư nâng cấp và xây mới tại các điểm tập kết, trung tâm điều phối, trung chuyển để đảm bảo trật tự an toàn giao thông và phục vụ nhu cầu bảo dưỡng phương tiện. Đảm bảo kết nối thuận tiện giữa phương thức vận tải.
Phát triển đột phá mạng lưới đường bộ, nâng cao chất lượng mật độ mạng lưới giao thông đường bộ. Tập trung đầu tư hoàn thiện hệ thống đường cao tốc, quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường vành đai đô thị; ưu tiên mở mới các tuyến giao thông nội vùng và liên vùng kết nối phục vụ phát triển công nghiệp, phát triển đô thị, dân cư, du lịch. Tiếp tục đẩy mạnh phát triển đường hàng không, đường sắt, đường sắt đô thị để đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa, hành khách, chia sẻ thị phần hợp lý với vận tải đường bộ. Đẩy mạnh phát triển dịch vụ logistics, vận tải hành khách công cộng, công trình đầu mối giao thông (bến bãi, kho lưu trữ hàng hóa) trên địa bàn tỉnh.
Xem thêm:
Quy hoạch tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2021 – 2030: Phát triển nhanh, toàn diện và bền vững
Tóm tắt quy hoạch Tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
Tiềm năng phát triển Bất động sản Tỉnh Lâm Đồng
Trên đây là những thông tin tổng quan về “Tóm tắt quy hoạch giao thông tỉnh Lâm Đồng giai đoạn năm 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050” do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng với những thông tin trên giúp chủ đầu tư, nhà đầu tư và doanh nghiệp có thêm những thông tin về một trong những tiêu chí cần cân nhắc, xem xét trước khi đầu tư. Ngoài ra để xem thêm các bài viết về tư vấn phát triển dự án, anh chị, bạn đọc có thể truy cập trang web https://senvangdata.com.vn/. |
————————–
Xem thêm các dịch vụ / tài liệu khác của Sen Vàng :
————————–
Khóa học Sen Vàng:
Xây dựng tiêu chí lựa chọn Bất động sản
Khóa học R&D – Nghiên cứu và phát triển bất động sản
Hoạch định chiến lược đầu tư bất động sản cá nhân
—————————
Bất động sản Sen Vàng – Đơn vị tư vấn phát triển dự án bất động sản uy tín, chuyên nghiệp Việt Nam
Website: https://senvanggroup.com/
Website: https://senvangdata.com/
Youtube: https://tinyurl.com/vt82l8j
Hotline: 0948 48 48 59
Group cộng đồng Kênh đầu tư Sen Vàng : https://zalo.me/g/olgual210
#senvanggroup #senvangrealestate #kenhdautusenvang #dịch_vụ_tư_vấn_phát_triển_dự_án #thị_trường_bất_động_sản_2023 #phat_triển_dự_án #tư_ vấn_chiến _ lược_kinh_doanh #xây_dựng_kế_hoạch_phát_triển #chiến_lược_tiếp_thị_dự_án
Copyright © 2022 Bản quyền thuộc về SEN VÀNG GROUP