• product_cart
    0

Tóm tắt quy hoạch du lịch tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050

  • 17 Tháng 2, 2025
  • Phát triển du lịch đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế, bảo tồn văn hóa và nâng cao chất lượng cuộc sống. Trước hết, du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, tạo ra nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước và cơ hội việc làm cho hàng triệu lao động. Bên cạnh đó, du lịch góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, thu hút đầu tư và thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa các quốc gia. Ngoài ra, việc phát triển du lịch bền vững còn giúp bảo tồn các giá trị lịch sử, văn hóa, cảnh quan thiên nhiên, đồng thời nâng cao ý thức cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường. Do đó, đầu tư vào du lịch không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn tạo động lực phát triển bền vững cho xã hội. Vậy nên trong bài viết này senvang sẽ tóm tắt quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Sơn La trong giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050.

    I. Tổng quan tỉnh Sơn La

    1. Vị trí địa lý 

    Tỉnh Sơn La nằm ở tọa độ từ 20o39’ đến 22o02’ vĩ độ Bắc; từ 103o11’ đến 105o02’ kinh độ Đông, thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ; Cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 320km về phía Đông; cách Vĩnh Phúc khoảng 255 km về phía Đông Bắc; cách thành phố Lào Cai khoảng 250km về phía Tây Bắc, thành phố Điện Biên Phủ khoảng 155 km về phía Tây Bắc. Sơn La có đường biên giới giáp Lào dài 274,065 km. Diện tích tự nhiên là 14.109,83 km2, chiếm 4,26% diện tích cả nước, đứng thứ 3 trong số 63 tỉnh thành trong cả nước. Tỉnh Sơn La có 12 đơn vị hành chính cấp huyện gồm: Thành phố Sơn La và 11 huyện (trong đó có huyện Vân Hồ mới được thành lập từ năm 2013 theo Nghị quyết số 72/NQ-CP ngày 10/06/2013 của Thủ tướng Chính phủ). 

    Tổng quan vị trí địa lý tỉnh Sơn La_ Nguồn: senvang tổng hợp 

    Xem thêm: Báo cáo nghiên cứu thị trường tỉnh Sơn La

    Tỉnh Sơn La có tuyến QL.6 là tuyến giao thông quan trọng, kết nối tỉnh với thủ đô Hà Nội và các tỉnh Hòa Bình, Điện Biên; kết hợp với các tuyến quan trọng khác như: QL.37, QL.43, QL.279 nối liền các tỉnh từ Tây Bắc sang Đông Bắc. Ngoài ra còn có cảng hàng không Nà Sản (hiện đang xây dưng đề án cải tạo, nâng cấp) và đường thủy nội địa trên sông Đà.

    Sơn La có 3 hệ thống núi chính chạy song song theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Địa hình bị chia cắt sâu bởi các dãy núi cao, thung lũng; 2 cao nguyên nối tiếp nhau và 2 con sông lớn là sông Đà, sông Mã; tạo cho Sơn La những vùng đất có đặc trưng sinh thái rõ rệt: (1) Vùng trục QL.6 là vùng động lực chính có điều kiện thiên nhiên ưu đãi để phát triển đa ngành, đa lĩnh vực (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ thương mại) các sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, hàng hóa… làm tiền đề cho Sơn La phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến nông, lâm sản như: chè, cà phê, sữa… (2) Vùng lòng hồ sông Đà là khu vực tiềm năng để phát triển rừng nguyên liệu, một số cây công nghiệp, cây ăn quả: …(3) Vùng cao biên giới là khu vực phát triển kinh tế nông nghiệp, thương mại kinh tế mậu biên gắn liền đảm bảo quốc phòng, an ninh. Với 97% diện tích tự nhiên thuộc lưu vực sông Đà, sông Mã đã tạo tiềm năng, lợi thế cho Sơn La trong việc tập trung phát triển thủy điện, tuy nhiên việc phát triển thủy điện cũng sẽ có những tác động tới điêu kiện tự nhiên và môi trường sinh thái của địa phương.

    Bản đồ vị trí tỉnh Sơn La_ Nguồn: senvang tổng hợp 

    Vị trí như vậy nên tỉnh Sơn La có nhiều điều kiện và tiềm năng, đồng thời cũng có không ít những thách thức trong chiến lược

    1. Tình hình dân số

    Tỉnh Sơn La có dân số trung bình khoảng 1.300.130 người, chiếm 1,31% dân số cả nước và xếp thứ 27 về quy mô dân số trong cả nước. Với diện tích 14.110 km², mật độ dân số của tỉnh đạt 92 người/km², cho thấy mức độ phân bố dân cư khá thưa thớt so với nhiều tỉnh thành khác.

    Tốc độ tăng dân số của Sơn La đạt 0,96%, trong đó tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 12,10‰, phản ánh mức độ sinh sản vẫn ở mức tương đối cao với tỷ suất sinh 2,34 con/phụ nữ. Tuy nhiên, tỉnh đang đối mặt với tình trạng di cư ròng âm, thể hiện qua tỷ suất di cư thuần -4,12‰, cho thấy nhiều người dân rời khỏi tỉnh để tìm kiếm cơ hội phát triển ở các khu vực khác.

    Tổng quan dân số tỉnh Sơn La_ Nguồn: senvang tổng hợp 

    Xem thêm: Báo cáo nghiên cứu thị trường tỉnh Sơn La

    Về cơ cấu giới tính, Sơn La có tỷ lệ 103,04 nam/100 nữ, mức chênh lệch này vẫn trong ngưỡng cân bằng sinh học. Tuổi thọ trung bình của người dân trong tỉnh đạt 70,94 tuổi, phản ánh chất lượng cuộc sống và hệ thống y tế đang dần được cải thiện nhưng vẫn thấp hơn mức trung bình cả nước.

    Nhìn chung, dân số Sơn La có xu hướng tăng nhưng với tốc độ không quá cao, trong khi tình trạng di cư vẫn là một thách thức lớn. Để đảm bảo sự phát triển bền vững, tỉnh cần có các chính sách phù hợp nhằm giữ chân lao động, cải thiện chất lượng dịch vụ y tế, giáo dục và nâng cao đời sống cho người dân.

    Tình hình dân số tỉnh Sơn La_ Nguồn: senvang tổng hợp 

    1. Kinh tế 

    Tỉnh Sơn La ghi nhận mức tăng trưởng kinh tế 6,30% trong năm 22024 ước tính đạt 36,274,729 triệu đồng, cho thấy sự phát triển ổn định và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực. Trong đó, công nghiệp và xây dựng có mức tăng trưởng ấn tượng 19,39%, khẳng định vai trò động lực trong nền kinh tế tỉnh. Ngành dịch vụ cũng phát triển mạnh với mức tăng 6,42%, phản ánh sự mở rộng của hoạt động thương mại và du lịch. Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản tuy có mức tăng 4,32%, nhưng vẫn cần các chính sách hỗ trợ để phát triển bền vững.

    Tổng quan tình hình kinh tế tỉnh Sơn La_ Nguồn: senvang tổng hợp 

    Về cơ cấu kinh tế, năm 2024 quy mô kinh tế đạt 76,626,373 triệu đồng. Trong đó lĩnh vực dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất 40,48%, tiếp theo là công nghiệp và xây dựng với 32,02%, và nông, lâm nghiệp, thủy sản đóng góp 21,94%. Đặc biệt, thuế sản phẩm trừ trợ cấp chiếm 5,56%, cho thấy tầm quan trọng của nguồn thu thuế trong ngân sách địa phương.

    Tăng trưởng kinh tế tỉnh Sơn La_ Nguồn: senvang tổng hợp 

    Với đà tăng trưởng hiện tại, tỉnh Sơn La đang từng bước khẳng định vị thế của mình trong nền kinh tế khu vực. Để duy trì sự phát triển bền vững, tỉnh cần tiếp tục thu hút đầu tư, đẩy mạnh công nghiệp hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ. Đồng thời, việc cải thiện chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp sẽ giúp cân bằng sự phát triển giữa các ngành, tạo nền tảng vững chắc cho sự tăng trưởng kinh tế trong tương lai.

    II.Tình hình phát triển du lịch tỉnh Sơn La.

    1. Thực trạng 

    Sơn La là một trong những điểm đến du lịch hấp dẫn của khu vực Tây Bắc, sở hữu cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, văn hóa đa dạng và nhiều di tích lịch sử quan trọng. Hiện nay, du lịch Sơn La đang có sự phát triển mạnh mẽ với sự gia tăng về lượng khách du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng và du lịch nghỉ dưỡng. Những địa danh nổi tiếng như Mộc Châu, Ngọc Chiến, Tà Xùa, hồ Sông Đà cùng các khu di tích lịch sử như Nhà tù Sơn La thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước.

    Tổng quan du lịch tỉnh Sơn La_ Nguồn: senvang tổng hợp

    Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch ngày càng được cải thiện với hệ thống giao thông kết nối thuận lợi hơn, nhiều khách sạn, khu nghỉ dưỡng cao cấp được đầu tư. Đặc biệt, tỉnh đẩy mạnh quảng bá du lịch qua các nền tảng số và tổ chức nhiều lễ hội văn hóa đặc sắc như Lễ hội Hoa Ban, Tết Độc Lập Mộc Châu, tạo điểm nhấn thu hút du khách.

    Tuy nhiên, du lịch Sơn La vẫn đối mặt với một số thách thức như chưa khai thác tối đa tiềm năng, chất lượng dịch vụ chưa đồng đều, và cần chiến lược phát triển bền vững hơn. Để tiếp tục đà tăng trưởng, tỉnh cần tập trung đầu tư vào hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, đa dạng hóa sản phẩm du lịch và tăng cường hợp tác quảng bá thương hiệu du lịch Sơn La trên bản đồ du lịch Việt Nam.

    Hiện trạng các khu du lịch tại tỉnh Sơn La 

    Khu du lịch QG Mộc châu – Vân hồ: Đây là cụm du lịch quan trọng nhất tỉnh Sơn La, giá trị nổi bật của cụm du lịch là điều kiện khí hậu thuận lợi của cao nguyên Mộc Châu cùng cảnh quan nông nghiệp, cảnh quan địa hình và bản làng văn hóa. Chính vì vậy loại hình du lịch nổi bật gồm du lịch nghỉ dưỡng; du lịch chữa bệnh; du lịch nông nghiệp; du lịch sinh thái kết hợp văn hóa, nông nghiệp, chăm sóc sức khỏe, du lịch cộng đồng và du lịch tham quan. Trong đó khu trung tâm của Khu du lịch quốc gia Mộc Châu có diện tích 1.502 ha (thuộc địa bàn huyện Mộc Châu 920 ha và huyện Vân Hồ 582 ha). 

    Tổng quan du lịch tỉnh Sơn La_ Nguồn: senvang tổng hợp 

    Khu du lịch lòng hồ thủy điện Sơn La: gồm hai phân khu là Khu du lịch lòng hồ huyện Mường La và Khu du lịch lòng hồ huyện Quỳnh Nhai có các sản phẩm du lịch đặc thù như du lịch tham quan văn hoá lịch sử; du lịch cộng đồng; du lịch khám phá và thể thao mạo hiểm. Đặc biệt hệ sinh thái tại khu bảo tồn thiên nhiên Mường La và KBTTN COPIA 

    Khu du lịch Bắc yên – Tà xùa:  quy mô 13.000 ha(thiên đường săn mây) nổi bật với giá trị tài nguyên du lịch văn hóa như bản làng văn hóa, cảnh quan văn hóa, di tích lịch sử) kết hợp tài nguyên du lịch nhiên tạo nên sự hấp dẫn du lịch cho vùng phía Đông tỉnh Sơn La.  

    Khu du lịch xã Ngọc Chiến huyện Mường La cách nhà máy thủy điện Sơn La khoảng 40km có suối nước nóng nổi tiếng. Có thể xem đây là khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, tắm khoáng chữa bệnh và vui chơi giải.

    Khu du lịch Đèo Pha Đin có độ cao hơn 1.000 mét so với mực nước biển, cách trung tâm văn hoá lịch sử Tp. Sơn La 50km, được mệnh danh là một trong “tứ đại đỉnh đèo” vùng Tây Bắc với vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng, nhiều ngọn núi cao hòa quyện với mây trời. 

    1. Hiện trạng cơ sở hạ tầng tại các du lịch trong tỉnh Sơn La

    a. Cơ sở lưu trú 

     Giai đoạn 2010 – 2015: Du lịch phát triển ổn định và ngày càng có vị trí quan trọng, các sản phẩm được mở rộng, thu hút đầu tư; do đó hệ thống cơ sở lưu trú tăng nhanh, ổn định từ 103 cơ sở lên 150 cơ sở, dần xuất hiện các khách sạn 1, 2 và 3 sao. Trong đó khách sạn xếp hàng 1 đến 3 sao chiếm 16,7% trong năm 2015. 

    Từ năm 2015 – 2020, chương trình mục tiêu phát triển hạ tầng du lịch đã triển khai nâng cấp, cải tạo và xây dựng các tuyến đường giao thông trục chính, đường giao thông nội bộ, điện, công viên, quảng trường… với tổng vốn 21,358 tỷ đồng. Ngoài ra các huyện, thành phố tự bố trí vốn đầu tư và kêu gọi xã hội hóa đầu tư, cải tạo đường giao thông kết nối với các khu, điểm du lịch trên địa bàn huyện, thành phố với tổng vốn ngân sách địa phương 121,457 tỷ đồng (UBND tỉnh Sơn La, 2021). 

    Các hạng mục lưu trú tại Sơn La_ Nguồn: senvang tổng hợp 

    Năm 2018 số cơ sở lưu trú tăng gấp đôi sau 3 năm, trong đó tỷ lệ cơ sở được xếp hạng và đạt chuẩn chiếm 27,54%. Bắt đầu từ năm 2018 ở Sơn La đã bắt đầu có khách sạn cao cấp (khách sạn 4-5 sao). Số cơ sở tăng đều từ 2018 đến 2020 nhưng đột phá vào năm 2021, cụ thể tổng số cơ sở là 531 trong đó tỷ lệ cơ sở được quản lý đạt 28,06%. Số buồng lưu trú cũng tăng mạnh từ 1900 buồng năm 2015 lên 5705 cơ sở năm 2021, tức là tăng hơn 3 lần trong giai đoạn 7 năm. Tuy nhiên, hiện nay, tỷ lệ cơ sở lưu trú được xếp hạng sao của tỉnh thấp, thiếu cơ sở lưu trú cao cấp (luxury) có chất lượng cao phục vụ khách du lịch.

    b. Cơ sở vui chơi giải trí, ăn uống, thương mại.

    Các cơ sở vui chơi giải trí, ăn uống, thương mại dịch vụ tập trung chủ yếu ở 2 khu vực là Mộc Châu và Thành phố Sơn La, ở những khu vực này đã đảm bảo phục vụ nhu cầu của du khách. Khu vực các huyện như Quỳnh Nhai-Mường La; Bắc Yên còn thiếu về cả số lượng và chất lượng. 

    Hiện nay các dịch vụ ăn uống tại Sơn La đã từng bước phát triển nhưng phân bố chưa đều: thành phố Sơn La có khoảng 134 cơ sở ăn uống; Mộc Châu hơn 300 cơ sở; huyện Mai Sơn hơn 10 cơ sở còn các huyện khác ít hạ tầng cơ sở, dịch vụ còn nhiều hạn chế. Một số cơ sở được nâng cấp đầu tư không gian rộng, quy mô khá lớn. Quy mô phục vụ có thể đáp ứng được từ 1.000 đến 2.000 lượt khách.  

    Khu vui chơi giải trí_ Nguồn: senvang tổng hợp 

    Hạ tầng cơ sở và dịch vụ phục vụ để phát triển du lịch chưa đồng bộ, chỉ tập trung tại các cực phát triển Mộc Châu và thành phố Sơn La. Những vùng xa không chỉ yếu về chất lượng mà còn thiếu về số lượng, hạn chế khả năng thu hút du khách. Chất lượng cơ sở hạ tầng chưa cao, đặc biệt là hệ thống cấp nước, do đó hạn chế phát triển các khu vực xa trung tâm. Nhiều khu vực có tiềm năng lớn nhưng khả năng cấp nước kém dẫn tới khó khai thác, không thu hút được khách du lịch cao cấp và khách đoàn có số lượng lớn.

    c. Tài nguyên du lịch

    Sơn La là tỉnh miền núi, cách Hà Nội hơn 300 km về phía Tây Bắc với nhiều tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng. Khí hậu đặc trưng của Sơn La mát mẻ, phù hợp phát triển du lịch nghỉ dưỡng, đặc biệt là vùng cao nguyên Mộc Châu. Mùa xuân, mùa đông, Mộc Châu trở thành xứ sở của hoa đào, hoa mận, hoa cải càng lôi cuốn du khách về hội tụ. Địa hình đồi núi đá vôi cũng tạo cho Sơn La nhiều hang động kỳ thú như hang Dơi, ngũ động bản Ôn (Mộc Châu); hang Nhả Nhung, Chi Đảy (Yên Châu); hang Hua Bó (Mường La)… Hệ thống sông, suối, hồ phong phú, dồi dào tạo nên những cảnh quan đẹp như thác Dải Yếm (Mộc Châu), thác Tạt Nàng (Chiềng Yên, Vân Hồ); hệ thống sông Đà, hồ thủy điện Sơn La; suối nước nóng bản Mòng (TP. Sơn La), Mước Bú (Mường La)… Sơn La còn có các điểm đến nổi tiếng như đồi chè Mộc Sương; Happy Land; cầu kính Bạch Long; rừng thông bản Áng…

    Một số địa điểm du lịch tại tỉnh Sơn La_ Nguồn: senvang tổng hợp 

    Sơn La có 12 dân tộc, có thể khai thác tạo thành những sản phẩm du lịch văn hóa. Nhiều làng bản bước đầu khai thác du lịch cộng đồng phát huy những khác biệt và tương đồng trong văn hóa đặc trưng Sơn La. Sơn La cũng có nhiều di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng; đặc biệt là di tích nhà tù Sơn La do thực dân Pháp xây dựng năm 1908 trên đồi Khau Cả, là nơi từng giam giữ nhiều cán bộ chủ chốt của cách mạng Việt Nam như Tô Hiệu, Lê Duẩn, Trường Chinh… Văn bia Quế Lâm, đền thờ vua Lê Thái Tông, đồn Mộc Lỵ, kỳ đài Thuận Châu, cứ điểm Nà Sản, tháp Mường Và… cho phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa, trải nghiệm

    Đến thời điểm hiện tại, tỉnh Sơn La hiện có 91 di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh được đưa vào danh mục, trong đó: có 02 di tích quốc gia đặc biệt, 15 di tích quốc gia, 46 di tích cấp tỉnh, 28 di tích chưa được xếp hạng; Bảo tàng tỉnh đang lưu giữ hơn 23.000 tư liệu, hiện vật. Trong đó có nhiều bộ sưu tập, hiện vật quý như sách Thái cổ, Dao cổ, trống đồng, trang phục truyền thống…

    Từ năm 2011-2016, tỉnh Sơn La đã tiến hành công tác kiểm kê di sản văn hóa của các dân tộc trên địa bàn tỉnh để nhận diện đầy đủ đặc trưng văn hóa của các dân tộc, các ngành và các nhóm địa phương với 9 dân tộc bao gồm: Thái, Mông, Dao, Mường, Xinh Mun, Khơ Mú, La Ha, Lào, Kháng; 

    – Hệ thống di sản văn hóa phi vật thể của Sơn La rất đa dạng, mang đậm bản sắc văn hóa, thể hiện ở các loại hình: văn hóa luật tục; văn hóa cư trú; lễ hội và các loại nhạc cụ dân tộc, nghệ thuật dân gian, ẩm thực, trang phục, thổ cẩm. 

    – Hiện nay Sơn La đang lưu giữ hàng ngàn cuốn sách chữ Thái cổ, Dao cổ chứa đựng những bản trường ca, sử thi, lịch sử xây dựng bản mường, những thiên tình sử của người Thái. Và những dân vũ như: xòe (dân tộc Thái); múa chuông (dân tộc Dao); múa khèn, ô (dân tộc Mông)… Hay các làn điệu dân ca như: Khắp (dân tộc Thái), Đang (dân tộc Mường); dân ca Mông; Tơm (dân tộc Khơ Mú); Páo Dung (dân tộc Dao) với các loại nhạc cụ dân tộc: trống, chiêng, các loại sáo, khèn…

    Ngoài ra còn các nghi lễ và lễ hội đặc sắc như: Lễ hội Hoa Ban, Lễ hội Mừng cơm mới, Lễ Hết Chá của người Thái; lễ Pang A của người La Ha; lễ Mạng Ma của người Xinh Mun. Nghiên cứu, lập hồ sơ khoa học được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận và đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia 12 di sản văn hóa tiêu biểu; Đến nay Nghệ thuật Xòe Thái đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

    Động thực vật đa dạng tại tỉnh Sơn La_Nguồn: senvang tổng hợp 

    Sự đa dạng sinh vật phong phú của tỉnh Sơn La, với nhiều loài côn trùng, chim, bò sát và lưỡng cư quý hiếm, không chỉ có ý nghĩa lớn trong công tác bảo tồn mà còn mang tiềm năng to lớn cho phát triển du lịch sinh thái. Việc sở hữu nhiều loài động vật được ghi nhận trong Sách Đỏ Việt Nam và Nghị định 84/2021/NĐ-CP tạo điều kiện để xây dựng các mô hình du lịch bền vững như du lịch khám phá thiên nhiên, du lịch trải nghiệm tại các khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Copia, Tà Xùa, Sốp Cộp, Xuân Nha… Sự phong phú về hệ động vật cũng giúp Sơn La trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà khoa học, nhiếp ảnh gia và du khách yêu thiên nhiên. Để phát huy tiềm năng này, tỉnh cần đẩy mạnh công tác bảo tồn song song với phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái, đảm bảo khai thác hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên nhằm duy trì tính bền vững và bảo vệ môi trường.

    III. Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050. 

    1. Mục tiêu 

    Sơn La đặt mục tiêu phát triển du lịch bền vững, đa dạng hóa sản phẩm, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn vào năm 2030 với đóng góp 10-13% GRDP và tăng lên 15-18% GRDP vào năm 2050. Tỉnh hướng đến việc trở thành điểm đến an toàn, hấp dẫn của vùng biên giới Việt Nam – Lào và Trung du miền núi Bắc Bộ, có sức cạnh tranh cao và thương hiệu du lịch mạnh.

    Du lịch Sơn La sẽ phát triển trên nền tảng kế thừa và hoàn thiện 5 loại hình du lịch: sinh thái – nông nghiệp, văn hóa – lịch sử, cộng đồng, nghỉ dưỡng – giải trí – sức khỏe, và du lịch chuyên đề. Hạ tầng dịch vụ du lịch được đầu tư đồng bộ, hiện đại, đảm bảo thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, giảm nghèo, bảo vệ an ninh – quốc phòng.

    Lộ trình phát triển:

    🔹 Giai đoạn 2021-2030: Xây dựng Sơn La thành điểm đến hấp dẫn của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, phát triển sản phẩm du lịch chuyên nghiệp, bền vững và hội nhập quốc tế. Khai thác tiềm năng thiên nhiên và văn hóa dân tộc để tạo điểm nhấn cho du lịch.

    • Đến 2025: Mộc Châu được công nhận là Khu du lịch Quốc gia, giữ vững danh hiệu “Điểm đến du lịch thiên nhiên hàng đầu thế giới”.
    • Đến 2030: Phát triển các khu du lịch cấp tỉnh như lòng hồ thủy điện Sơn La (Quỳnh Nhai – Mường La), Bắc Yên (Tà Xùa), đèo Pha Đin (Thuận Châu), Ngọc Chiến (Mường La), hướng đến việc công nhận khu du lịch quốc gia.

    🔹 Giai đoạn 2030-2050: Tăng cường đầu tư và mở rộng các trọng điểm du lịch:

    • Thành phố Sơn La, Mộc Châu, lòng hồ thủy điện Sơn La, Pha Đin, Ngọc Chiến, các KBTTN Xuân Nha, Sốp Cộp, Tà Xùa.
    • Đẩy mạnh đào tạo nhân lực, chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ hiện đại vào quản lý và vận hành du lịch thông minh.

    Mục tiêu tổng thể là phát triển Sơn La thành điểm đến du lịch có thương hiệu, chuyên nghiệp, cạnh tranh, và đóng góp quan trọng vào kinh tế tỉnh.

    Mục tiêu cụ thể phát triển du lịch Sơn La

    Khách du lịch:

    • Năm 2025: Sơn La dự kiến đón 5,2 triệu lượt khách, bao gồm 160 nghìn lượt khách quốc tế và 5,04 triệu lượt khách nội địa.
    • Năm 2030: Lượng khách tăng lên 12,2 triệu lượt, trong đó có 365 nghìn lượt khách quốc tế và 11,835 triệu lượt khách nội địa.

    Cơ sở lưu trú:

    • Năm 2025: Toàn tỉnh có 605 cơ sở lưu trú với 6.650 buồng.
    • Năm 2030: Số lượng cơ sở lưu trú tăng lên 1.468 với tổng số 16.150 buồng.

    Tổng thu từ du lịch:

    • Năm 2025: Doanh thu từ du lịch ước đạt 5.800 tỷ đồng, với tốc độ tăng trưởng hàng năm từ 10-20% trong giai đoạn 2020-2025.
    • Năm 2030: Tổng thu đạt 14.432 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân 20-30%/năm.

    Lao động trong ngành du lịch:

    • Năm 2025: Ngành du lịch tạo ra từ 7.000 – 10.000 việc làm, trong đó có khoảng 3.000 việc làm trực tiếp, với mức tăng trưởng lao động từ 10 – 15%/năm.
    • Năm 2030: Số việc làm tăng lên khoảng 13.000 – 15.000, trong đó 6.000 là việc làm trực tiếp, với tốc độ tăng trưởng lao động từ 20 – 30%/năm.

    Giai đoạn 2030-2050:
    Tỉnh tiếp tục xây dựng thương hiệu, nâng cấp cơ sở hạ tầng và hoàn thiện hệ thống du lịch, liên kết chặt chẽ các điểm đến trong tỉnh và mở rộng kết nối trong nước cũng như quốc tế với Lào, Trung Quốc và các quốc gia tiểu vùng Mê Kông. Khu du lịch lòng hồ thủy điện Sơn La tại Quỳnh Nhai – Mường La sẽ được phát triển thành khu du lịch cấp quốc gia. Sơn La hướng tới trở thành một điểm đến hấp dẫn trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2030-2050, góp phần đưa Việt Nam vào nhóm ba quốc gia dẫn đầu về du lịch trong khu vực Đông Nam Á và thuộc top 30 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch cao nhất thế giới.

    1. Quan điểm phát triển

    Phát triển du lịch Sơn La được định hướng phù hợp với Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 và các chính sách hiện hành của tỉnh, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững và hiệu quả. Du lịch được xác định là ngành kinh tế trọng điểm, đóng vai trò động lực thúc đẩy các lĩnh vực khác, góp phần hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại, đồng thời tăng cường liên kết vùng trong nước và quốc tế để khai thác tối đa tiềm năng du lịch. Để nâng cao sức hút, tỉnh tập trung đa dạng hóa sản phẩm du lịch bằng cách khai thác có chọn lọc tài nguyên thiên nhiên, văn hóa, lịch sử, hình thành các tuyến du lịch đặc thù, đầu tư phát triển hạ tầng và gia tăng giá trị mới cho ngành. Việc phát triển du lịch cũng gắn liền với bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ di sản vật thể và phi vật thể, đồng thời thúc đẩy du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và du lịch cộng đồng nhằm tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh đó, Sơn La hướng tới phát triển du lịch chuyên nghiệp, chất lượng cao bằng cách ứng dụng công nghệ 4.0, nâng cao nguồn nhân lực, mở rộng thị trường du lịch nội địa và quốc tế, cũng như thúc đẩy xuất khẩu tại chỗ thông qua du lịch. Đặc biệt, tỉnh chú trọng liên kết với các địa phương trong khu vực Tây Bắc, các trung tâm du lịch lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM và mở rộng hợp tác với các tỉnh Bắc Lào để tạo ra những sản phẩm du lịch đặc thù, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

    1. Định hướng phát triển 

    Phát triển các loại hình du lịch tại Sơn La

    a. Du lịch sinh thái và nông nghiệp

    Du lịch sinh thái và nông nghiệp là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, kết hợp với bản sắc văn hóa địa phương và có sự tham gia của cộng đồng. Theo Luật Du lịch 2017, loại hình này không chỉ mang lại trải nghiệm tham quan, dã ngoại, khám phá thiên nhiên mà còn góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Du lịch sinh thái, nông nghiệp hướng đến phát triển bền vững, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và bảo tồn các giá trị văn hóa.

    Việc phát triển du lịch sinh thái cần gắn liền với bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, khuyến khích du khách bảo vệ môi trường và thúc đẩy cộng đồng địa phương tham gia quản lý, bảo vệ hệ sinh thái. Điều này giúp nâng cao chất lượng du lịch, tăng thu nhập cho người dân và xã hội hóa nguồn thu từ du lịch.

    Sơn La có tiềm năng lớn để phát triển du lịch sinh thái với hai nhóm chính:

    • Du lịch sinh thái thiên nhiên núi và hồ: Khu du lịch Mộc Châu, vùng lòng hồ Sông Đà, suối nước nóng Bản Mòng, Hua La (TP. Sơn La), Bản Lướt, Ngọc Chiến (Mường La)…
    • Du lịch sinh thái rừng: Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha, Pa Cốp và các điểm tham quan nổi bật như thác Dải Yếm, hang Dơi (Mộc Châu), hang vợ chồng A Phủ (Bắc Yên)…

    Khu du lịch Mộc Châu_ Nguồn: senvang tổng hợp 

    Du lịch nông nghiệp, một phân nhánh của du lịch sinh thái, cho phép du khách tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp như tham quan trang trại, thu hoạch nông sản, chăm sóc vật nuôi, mang lại trải nghiệm thú vị cho trẻ em, học sinh và du khách yêu thích thiên nhiên. Một số điểm đến nổi bật gồm:

    • Chimi Farm (Mộc Châu) với trải nghiệm hái dâu tây và thưởng thức sản phẩm từ dâu VietGAP.
    • Thung lũng mận Nà Ka, Mu Náu – nơi du khách có thể tham gia thu hoạch mận, mơ.
    • Dairy Farm Mộc Châu – trải nghiệm chăm sóc bò sữa.
    • Vườn cam tại Mường Thải (Phù Yên), Vân Hồ, Chiềng Ban (Mai Sơn).
    • Đồi chè cổ thụ Tà Xùa (Bắc Yên) kết hợp tìm hiểu quy trình sản xuất chè của người Mông.
    • Các sự kiện như Ngày hội hái quả, hội thi Hoa hậu Bò sữa, Ngày hội Xoài (Yên Châu), Nhãn (Sông Mã), Cà phê (Mai Sơn)…

    b. Du lịch văn hóa và lịch sử

    Du lịch văn hóa, lịch sử giúp du khách khám phá, mở rộng kiến thức về các giá trị truyền thống, phong tục tập quán, di tích lịch sử – văn hóa. Sơn La có tiềm năng lớn với 4 nhóm chính:

    • Lễ hội truyền thống: Gồm lễ hội của 12 dân tộc, tiêu biểu như Lễ hội Hoa Ban, Mừng Cơm Mới, Hết Chá (người Thái), Lễ Pang A (người La Ha)…
    • Di tích lịch sử – văn hóa: Sơn La có 12 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, 63 di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh, nổi bật nhất là Nhà tù Sơn La, di tích cách mạng Việt Nam – Lào.
    • Văn hóa dân gian: Thể hiện qua nếp sống nương rẫy, trang phục, các làng du lịch cộng đồng, homestay, chợ phiên… UNESCO đã công nhận nghệ thuật Xòe Thái là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
    • Di tích lịch sử cách mạng: Bao gồm Di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La, Trung đoàn Tây Tiến, Văn bia Quế Lâm ngự chế, Đồn Mộc Lỵ, Kỳ Đài Thuận Châu, Tập đoàn cứ điểm Nà Sản…

    Lễ hội Hoa Ban_ Nguồn: senvang tổng hợp 

    c. Du lịch cộng đồng

    Du lịch cộng đồng là một loại hình du lịch dựa trên các giá trị văn hóa bản địa, do chính cộng đồng tổ chức, quản lý và khai thác nhằm phục vụ du khách. Theo Luật Du lịch 2017, đây là hình thức du lịch mang lại lợi ích trực tiếp cho người dân địa phương, đồng thời giúp du khách trải nghiệm văn hóa, ẩm thực, danh lam thắng cảnh và nét đẹp truyền thống của từng vùng miền. Mô hình này đặc biệt phù hợp với cộng đồng dân tộc thiểu số và đang được phát triển mạnh mẽ dưới nhiều hình thức như du lịch sinh thái, nông nghiệp, làng nghề, văn hóa, nghệ thuật và hàng thủ công mỹ nghệ.

    Điểm đặc trưng của du lịch cộng đồng là khai thác những giá trị văn hóa, truyền thống địa phương, mang đến cho du khách cơ hội thưởng thức đặc sản vùng miền, tham gia các hoạt động dân gian và hòa mình vào thiên nhiên. Các mô hình lưu trú kiểu gia đình còn giúp du khách hiểu sâu hơn về phong tục tập quán và đời sống của người dân bản địa.

    Bên cạnh những lợi ích kinh tế, xã hội như tạo việc làm, thúc đẩy thương mại và bảo tồn văn hóa, du lịch cộng đồng cũng có thể gây ra những tác động tiêu cực như tăng chi phí sinh hoạt, phá vỡ môi trường tự nhiên hoặc ảnh hưởng đến bản sắc văn hóa.

    Với 12 dân tộc sinh sống cùng phong tục tập quán độc đáo, Sơn La là địa phương giàu tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng. Hiện nay, tỉnh đã xây dựng hơn 10 bản du lịch tiêu biểu như: Bản Hua Tạt (Vân Hồ), bản Áng, bản Dọi, bản Vặt (Mộc Châu), bản Bó (Chiềng An), bản Mòng (Hua La), bản Lướt (Mường La), bản Bon (Quỳnh Nhai)… Những điểm du lịch này không chỉ giúp nâng cao đời sống người dân mà còn đóng góp vào chuỗi giá trị du lịch của tỉnh.

    d. Phát triển du lịch nghỉ dưỡng, giải trí và sức khỏe

    Du lịch nghỉ dưỡng là loại hình giúp con người phục hồi sức khỏe, giải tỏa căng thẳng và có thể kết hợp với chăm sóc sức khỏe hoặc điều trị bệnh. Hình thức này ngày càng được ưa chuộng, đặc biệt tại những khu vực có khí hậu trong lành, cảnh quan thiên nhiên đẹp và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp đa dạng. Loại hình này thường được kết hợp với du lịch sinh thái, văn hóa, tâm linh để tăng giá trị trải nghiệm.

    Sơn La sở hữu hệ thống suối khoáng nóng tự nhiên giàu khoáng chất, thích hợp cho các hoạt động thư giãn và trị liệu, như: Suối khoáng nóng bản Mòong (TP. Sơn La), suối khoáng bản Bon (Quỳnh Nhai), suối khoáng bản Lướt (Mường La), suối khoáng bản Chiếu (Phù Yên)… Bên cạnh đó, tỉnh còn có hệ sinh thái rừng đa dạng, thung lũng rộng lớn và cảnh quan thiên nhiên độc đáo, rất phù hợp để phát triển du lịch nghỉ dưỡng gắn với sinh thái, văn hóa và chữa bệnh.

    Du lịch vui chơi giải trí cũng ngày càng phát triển, đáp ứng nhu cầu trải nghiệm đa dạng của du khách. Một số điểm đến nổi bật tại Sơn La bao gồm:

    • Khu du lịch Mộc Châu Island (huyện Mộc Châu): Cầu kính Bạch Long, nhà hàng Tabamboo bằng tre, hang Chim Thần, Zipline, Air Sline, khu vui chơi Bouncing Cloud…
    • Happy Land Mộc Châu: Thảm hoa rực rỡ, chợ phiên vùng cao, trang trại cừu Happy Farm và các trò chơi mạo hiểm như bóng lăn cỏ, lăn nước…
    • Rừng thông bản Áng (Phonix Mộc Châu): Khu nông nghiệp công nghệ cao, nhà kính trồng dâu tây Nhật Bản, dưa Nam Mỹ, khu tập golf 3 tầng…
    • Chợ đêm Mộc Châu: Không gian giao lưu văn hóa và trải nghiệm ẩm thực đặc trưng.

    Chợ đêm Mộc Châu ( Sơn La)_ Nguồn: senvang tổng hợp 

    Ngoài ra, Sơn La còn có những khu du lịch trọng điểm như TP. Sơn La và vùng phụ cận (trung tâm điều phối du lịch, du lịch văn hóa – lịch sử), lòng hồ sông Đà (định hướng phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng).

    Bản đồ khu vực trọng điểm phát triển ngành du lịch tại Sơn La_ Nguồn: senvang tổng hợp 

    e. Phát triển du lịch chuyên đề

    Du lịch chuyên đề kết hợp khám phá, vui chơi với các hoạt động chuyên sâu theo lĩnh vực như thể thao, hội nghị, ẩm thực và teambuilding. Một số hình thức phổ biến bao gồm:

    • Du lịch thể thao: Kết hợp các hoạt động vận động ngoài trời như trekking, leo núi, đua thuyền…
    • Du lịch hội nghị (MICE): Tổ chức hội thảo, hội nghị kết hợp tham quan, nghỉ dưỡng.
    • Du lịch ẩm thực: Khám phá đặc sản địa phương, trải nghiệm chế biến món ăn truyền thống.
    • Du lịch teambuilding: Tăng cường gắn kết đội nhóm thông qua các hoạt động tập thể.

    Nhờ sự đa dạng về cảnh quan và văn hóa, Sơn La có tiềm năng phát triển mạnh các loại hình du lịch này, góp phần gia tăng trải nghiệm cho du khách và nâng cao giá trị du lịch địa phương.

    Phát triển không gian du lịch tỉnh Sơn La

    a. Các trọng điểm du lịch

    Trong giai đoạn phát triển du lịch, tỉnh Sơn La tiếp tục kế thừa và mở rộng các trọng điểm đã hình thành. Ba khu vực trọng điểm bao gồm: (1) Thành phố Sơn La và khu vực phụ cận, (2) Khu du lịch Mộc Châu gắn với vùng du lịch Mộc Châu và phụ cận, (3) Vùng lòng hồ thủy điện Sông Đà. Trong đó, hai trọng điểm chính là thành phố Sơn La và Mộc Châu đóng vai trò động lực phát triển du lịch chủ đạo đến năm 2030. Các khu vực còn lại sẽ được đẩy mạnh trong giai đoạn 2030 – 2050.

    b. Các khu, điểm du lịch

    Bên cạnh các trọng điểm du lịch, tỉnh tiếp tục mở rộng và phát triển các khu, điểm du lịch đã có định hướng hoặc đang phát huy tác dụng.

    • Khu vực thành phố Sơn La và phụ cận: Với lợi thế về địa hình và văn hóa, khu vực này tập trung vào phát triển du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp, nghỉ dưỡng, chữa bệnh và du lịch văn hóa – lịch sử. Một số điểm nhấn quan trọng bao gồm các làng bản dân tộc thiểu số, hệ thống di tích lịch sử như Nhà tù Sơn La, đình, đền, chùa, cùng với các cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch hội nghị và hội thảo quốc tế.

     

    Các khu điểm du lịch tiêu biểu tại trọng điểm Thành phố Sơn La và phụ cận_ Nguồn: senvang tổng hợp 

    • Khu vực Mộc Châu và phụ cận: Là hạt nhân du lịch quan trọng nhất tỉnh Sơn La, khu vực này bao gồm huyện Mộc Châu và huyện Vân Hồ với tổng diện tích 205.405 ha. Đặc biệt, khu trung tâm của Khu du lịch quốc gia Mộc Châu rộng 1.502 ha, thuộc địa bàn xã Vân Hồ, xã Chiềng Khoa (huyện Vân Hồ) và xã Phiêng Luông (huyện Mộc Châu). Với điều kiện khí hậu thuận lợi cùng cảnh quan thiên nhiên đặc sắc, khu vực này phát triển mạnh các loại hình du lịch như nghỉ dưỡng, chữa bệnh, du lịch nông nghiệp, du lịch sinh thái kết hợp văn hóa và chăm sóc sức khỏe.

    Các điển du lịch tại Mộc Châu- Vân hồ_ Nguồn: senvang tổng hợp

    Để đáp ứng sự phát triển trong tương lai, quy hoạch tổng thể Khu du lịch quốc gia Mộc Châu đến năm 2030 sẽ bao gồm 15 khu vực quan trọng. Một số khu vực tiêu biểu như phía Nam xã Mường Sang (huyện Mộc Châu), tiểu khu 8 thuộc xã Chiềng Sơn (huyện Mộc Châu) và xã Chiềng Xuân (huyện Vân Hồ) – nơi dự kiến xây dựng ga cáp treo, đô thị du lịch, nghỉ dưỡng, sân golf. Ngoài ra, các khu vực khác như đỉnh Pha Luông, khu vực dọc Quốc lộ 6, bản Áng, xã Đông Sang và khu vực xã Hua Păng cũng sẽ được đầu tư phát triển.

    Sơ đồ các dự án quy hoạch KDL quốc gia Mộc Châu_ Nguồn: senvang tổng hợp 

    • Vùng lòng hồ thủy điện Sơn La: Đây là khu vực có tiềm năng du lịch lớn nhờ vào tài nguyên thiên nhiên và văn hóa đặc sắc. Hiện nay, tỉnh đang triển khai “Đề án định hướng phát triển Vùng lòng hồ thủy điện Sơn La trở thành Khu du lịch quốc gia thời kỳ 2021-2030” nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng sẵn có.
    • Các khu vực du lịch khác: Bên cạnh các khu vực trên, Sơn La còn có nhiều điểm du lịch quan trọng khác đang được phát triển, bao gồm Khu du lịch Ngọc Chiến, Khu bảo tồn thiên nhiên Mường La kết hợp với trung tâm Ngọc Chiến, Khu du lịch Bắc Yên – Tà Xùa với các điểm tham quan nổi bật như Pu Nhi, Tà Xùa, Háng Đồng. Ngoài ra, khu vực Suối Bàng (huyện Vân Hồ) với di tích hang mộ Tạng Mè, khu du lịch sinh thái Hồ Tiền Phong, Hồ Chiềng Khoi và các điểm du lịch tại Thuận Châu, Yên Châu, Mai Sơn cũng sẽ được mở rộng nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch của tỉnh.

    Một số điểm du lịch khác tại Sơn La_ Nguồn: senvang tổng hợp 

    c) Các tuyến du lịch

    c.1. Các tuyến du lịch nội tỉnh

    • Tuyến du lịch theo quốc lộ 6: Khám phá du lịch sinh thái cao nguyên kết hợp văn hóa, đô thị và di sản, bao gồm cao nguyên Vân Hồ – Mộc Châu và thành phố Sơn La. Tuyến này kết nối Sơn La với thị trường chính là Hà Nội, gắn với các sản phẩm du lịch chủ đạo.
    • Tuyến du lịch theo quốc lộ 37: Liên kết các điểm du lịch tại TP. Sơn La – Mai Sơn – Yên Châu – Bắc Yên – Phù Yên. Tuyến hướng đến du khách nội tỉnh và nhóm khách yêu thích khám phá, trải nghiệm vào cuối tuần. Các sản phẩm du lịch chính bao gồm du lịch cộng đồng, khám phá thiên nhiên và văn hóa di sản, sinh thái núi cao.
    • Các tuyến du lịch đường bộ khác:
      1. Tuyến theo quốc lộ 279: TP. Sơn La – Thuận Châu – Quỳnh Nhai – Lai Châu – Lào Cai.
      2. Tuyến tỉnh lộ 103: Kết nối đến chân núi hang Chi Đảy (Yên Sơn, Yên Châu).
      3. Tuyến theo quốc lộ 4G: TP. Sơn La – Mai Sơn – Sông Mã – Sốp Cộp hoặc nối đến Điện Biên.
      4. Tuyến tỉnh lộ 109: Từ thị trấn Ít Ong (Mường La) – Nghĩa Lộ (Yên Bái), kết nối với quốc lộ 32.
    • Tuyến du lịch thủy – bộ kết hợp: Kết nối TP. Sơn La – Quỳnh Nhai – Mường La thông qua tuyến đường DT107 và QL.279D đến Quỳnh Nhai hoặc DT106 đến Mường La. Kết hợp với tuyến du lịch đường thủy Mường La – Quỳnh Nhai, khai thác các sản phẩm du lịch tham quan đô thị, di tích lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng và trải nghiệm sông Đà.
    • Tuyến du lịch đường thủy: Tập trung khai thác tiềm năng du lịch hồ thủy điện Sơn La, gồm:
      1. Tuyến Quỳnh Nhai – Nhà máy thủy điện Sơn La (Mường La).
      2. Tuyến cảng bản Két (thị trấn Ít Ong) – cảng bản Áng (xã Chiềng Lao).

    c.2. Các tuyến du lịch liên tỉnh

    Tăng cường kết nối du lịch giữa Sơn La với các tỉnh Tây Bắc và các khu vực lân cận như Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ. Đồng thời, đẩy mạnh liên kết với các tỉnh trung du miền núi phía Bắc có tiềm năng du lịch như Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Thái Nguyên.

    Tuyến du lịch đường bộ liên tỉnh
    1. Tuyến quốc lộ 6 và quốc lộ 5: Kết nối Sơn La – Hòa Bình – Hà Nội – các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc. Khai thác thị trường khách từ Hà Nội và các tỉnh đồng bằng. Sơn La là điểm đến sinh thái cao nguyên, di sản và văn hóa cộng đồng trong tuyến.
    2. Tuyến TP. Sơn La – Mai Sơn – Sông Mã – Điện Biên (theo QL 4G): Tập trung vào du lịch lịch sử, văn hóa cách mạng kết hợp nghỉ dưỡng cộng đồng và suối khoáng nóng, hướng tới khách công vụ và du lịch về nguồn.
    3. Tuyến TP. Sơn La – Thuận Châu – Quỳnh Nhai – Lai Châu (tỉnh lộ 279).
    4. Tuyến Hòa Bình – Sơn La – Lai Châu (QL6): Hành trình khám phá sông Đà huyền thoại kết hợp du lịch thủy bộ, phù hợp với khách trẻ, khách quốc tế và những người yêu thích trải nghiệm sáng tạo.
    5. Tuyến TP. Sơn La – Mường La – Yên Bái – Lào Cai – Hà Nội: Theo tỉnh lộ 109, kết nối thị trấn Ít Ong với Nghĩa Lộ (Yên Bái) và quốc lộ 32, có khả năng mở rộng sang Cao Bằng, Lạng Sơn và các tỉnh Đông Bắc.
    6. Tuyến TP. Sơn La – Mai Sơn – Bắc Yên – Phù Yên – Yên Bái (QL 37).
    7. Tuyến TP. Sơn La – Mai Sơn – Bắc Yên – Phù Yên – Phú Thọ (tỉnh lộ 32D).
    8. Tuyến Sơn La – Yên Bái – Lai Châu: Kết nối thủy điện Sơn La, Ngọc Chiến (Mường La) – Mù Cang Chải (Yên Bái) – Than Uyên (Lai Châu).
    9. Tuyến Bắc Yên (Sơn La) – Trạm Tấu (Yên Bái): Khai thác cảnh quan thiên nhiên Tây Bắc, hướng đến du lịch khám phá, trải nghiệm và nghỉ dưỡng.
    10. Tuyến TP. Sơn La – Hòa Bình – Ninh Bình – Thanh Hóa và các tỉnh phía Nam: Sử dụng quốc lộ 6, quốc lộ 12A và cao tốc Hồ Chí Minh.
    Tuyến du lịch đường thủy liên tỉnh
    1. Tuyến Hòa Bình – Phù Yên (Sơn La) – Mai Sơn – Mường La – Quỳnh Nhai – Mường Lay (Điện Biên).
    2. Tuyến Quỳnh Nhai – Mường Lay (Điện Biên)

    c) Các tuyến du lịch

    c.1. Tuyến du lịch nội tỉnh

    Các tuyến du lịch nội tỉnh gắn với hệ thống đường quốc lộ, bao gồm:

    1. Tuyến du lịch theo quốc lộ 6: Trải nghiệm du lịch sinh thái cao nguyên, văn hóa đô thị và di sản, kết nối từ cao nguyên Vân Hồ – Mộc Châu đến thành phố Sơn La. Tuyến này gắn với thị trường khách du lịch chính từ Hà Nội, tập trung khai thác các sản phẩm du lịch chủ đạo.
    2. Tuyến du lịch theo quốc lộ 37: Liên kết các điểm du lịch tại TP. Sơn La – Mai Sơn – Yên Châu – Bắc Yên – Phù Yên, phù hợp với khách du lịch nội tỉnh và nhóm du khách khám phá, trải nghiệm cuối tuần. Tuyến này phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa cộng đồng, di sản và sinh thái núi cao.
    3. Các tuyến du lịch đường bộ khác:
      • Quốc lộ 279: TP Sơn La – Thuận Châu – Quỳnh Nhai – Lai Châu – Lào Cai.
      • Tỉnh lộ 103: Kết nối đến chân núi hang Chi Đảy (Yên Sơn, Yên Châu).
      • Quốc lộ 4G: TP Sơn La – Mai Sơn – Sông Mã – Sốp Cộp – Điện Biên.
      • Tỉnh lộ 109: Từ thị trấn Ít Ong (Sơn La) kết nối Nghĩa Lộ (Yên Bái) với quốc lộ 32.
    4. Tuyến du lịch kết hợp thủy – bộ: Kết nối TP Sơn La – Quỳnh Nhai – Mường La qua tuyến DT107, QL.279D và DT106, kết hợp với du lịch đường thủy trên sông Đà, phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái hồ – núi, nghỉ dưỡng, khám phá và thể thao nước.
    5. Tuyến du lịch đường thủy: Phát triển tuyến du lịch trên hồ thủy điện Sơn La, kết nối Quỳnh Nhai – nhà máy thủy điện Sơn La (Mường La) và cảng bản Két (Ít Ong) – cảng bản Áng (Chiềng Lao).

    c.2. Tuyến du lịch liên tỉnh

    Tăng cường kết nối giao thông giữa Sơn La và các tỉnh Tây Bắc như Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, mở rộng hướng phát triển du lịch đến các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc như Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Thái Nguyên. Một số tuyến liên tỉnh quan trọng gồm:

    1. Tuyến theo quốc lộ 6 & 5: Kết nối Sơn La – Hòa Bình – Hà Nội – đồng bằng sông Hồng – duyên hải Đông Bắc, thu hút khách từ các khu vực đô thị lớn.
    2. Tuyến TP Sơn La – Mai Sơn – Sông Mã – Điện Biên theo quốc lộ 4G, hướng tới du lịch lịch sử, văn hóa cách mạng và suối khoáng nóng.
    3. Tuyến TP Sơn La – Thuận Châu – Quỳnh Nhai – Lai Châu theo tỉnh lộ 279.
    4. Tuyến Hòa Bình – Sơn La – Lai Châu (QL6): Du lịch khám phá kết hợp giao thông thủy bộ trên sông Đà, hướng đến khách trẻ và khách quốc tế.
    5. Tuyến TP Sơn La – Mường La – Yên Bái – Lào Cai – Hà Nội theo tỉnh lộ 109.
    6. Tuyến TP Sơn La – Mai Sơn – Bắc Yên – Phù Yên – Yên Bái theo quốc lộ 37.
    7. Tuyến TP Sơn La – Mai Sơn – Bắc Yên – Phù Yên – Phú Thọ theo tỉnh lộ 32D.
    8. Tuyến Sơn La – Yên Bái – Lai Châu (Mù Cang Chải, Than Uyên).
    9. Tuyến Bắc Yên (Sơn La) – Trạm Tấu (Yên Bái): Khám phá cảnh quan thiên nhiên Tây Bắc.
    10. Tuyến TP Sơn La – Hòa Bình – Ninh Bình – Thanh Hóa – các tỉnh phía Nam, khai thác quốc lộ 6, 12A và cao tốc Hồ Chí Minh.

    Tuyến du lịch đường thủy liên tỉnh:

    1. Hòa Bình – Phù Yên – Mai Sơn – Mường La – Quỳnh Nhai – Mường Lay (Điện Biên).
    2. Quỳnh Nhai – Mường Lay (Điện Biên).

    c.3. Tuyến du lịch quốc tế

    Đẩy mạnh phát triển tuyến đường bộ qua các cửa khẩu Nậm Lạnh, Lóng Sập, Chiềng Khương, kết nối Sơn La với Lào và ASEAN trong khuôn khổ Hợp tác Tiểu vùng Mekong Mở rộng (GMS). Các tuyến chính gồm:

    1. TP Sơn La – Mai Sơn – Sông Mã – Sốp Cộp – Lào (QL4G, cửa khẩu Nậm Lạnh).
    2. TP Sơn La – Mai Sơn – Sông Mã – Lào (QL4G, cửa khẩu Chiềng Khương).
    3. TP Sơn La – Mai Sơn – Mộc Châu – Lào (QL43, cửa khẩu Lóng Sập).

    d) Phát triển hệ thống khách sạn

    • Giai đoạn 2020 – 2025: Tập trung nâng cấp các nhà nghỉ thành khách sạn đạt tiêu chuẩn hoặc chuyển đổi công năng với mục tiêu đưa vào hoạt động khoảng 15 khách sạn 3 – 4 sao.
    • Giai đoạn 2026 – 2030: Nâng tổng số khách sạn cao cấp lên 26 khách sạn, tập trung tại ba trung tâm du lịch chính:
      1. Thành phố Sơn La và khu vực lân cận.
      2. Khu du lịch Mộc Châu và vùng phụ cận.
      3. Khu vực lòng hồ thủy điện Sông Đà.

    Dự báo nhu cầu lưu trú tại tỉnh Sơn La_ Nguồn: senvang tổng hợp 

    Như vậy ta có thể thấy được quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, hướng đến xây dựng Sơn La trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn của vùng Tây Bắc, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội bền vững. Với định hướng khai thác lợi thế tự nhiên, văn hóa bản địa và hạ tầng du lịch ngày càng hoàn thiện, Sơn La sẽ phát triển các tuyến du lịch nội tỉnh, liên tỉnh và quốc tế, đồng thời nâng cấp hệ thống cơ sở lưu trú đạt chuẩn. Việc quy hoạch bài bản, đầu tư đồng bộ và thu hút nguồn lực xã hội hóa sẽ giúp Sơn La trở thành trung tâm du lịch sinh thái, văn hóa và nghỉ dưỡng hàng đầu khu vực, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của ngành du lịch Việt Nam.

     

    Trên đây là những thông tin tổng quan về ” Tóm tắt quy hoạch du lịch tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050” do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng với những thông tin trên giúp chủ đầu tư, nhà đầu tư và doanh nghiệp có thêm những thông tin về một trong những tiêu chí cần cân nhắc, xem xét trước khi đầu tư. Ngoài ra để xem thêm các bài viết về tư vấn phát triển dự án, anh chị, bạn đọc có thể truy cập trang web senvangdata.com

    thumbnail

    Xem thêm các bài viết :

    Quy hoạch tỉnh Sơn La thời kỳ 2021 – 2030,tầm nhìn đến năm 2050

    Tóm tắt quy hoạch du lịch Tỉnh Yên Bái giai đoạn năm 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 – Sen Vàng Data – Cổng thông tin Bất động sản hàng đầu Việt Nam

    Tóm tắt quy hoạch du lịch tỉnh Ninh Thuận  giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 – Sen Vàng Data – Cổng thông tin Bất động sản hàng đầu Việt Nam

    _______________

    Xem thêm các dịch vụ / tài liệu khác của Sen Vàng :

    Dịch vụ tư vấn : https://senvangdata.com.vn/dich-vu/dich-vu-tu-van

    Tài liệu : https://senvangacademy.com/collections/tai-lieu/

    Báo cáo nghiên cứu thị trường : https://senvangdata.com/reports

    ————————–

    Khóa học Sen Vàng:

    Xây dựng tiêu chí lựa chọn Bất động sản : https://senvangacademy.com/…/xay-dung-tieu-chi-lua…/

    Khóa học R&D – Nghiên cứu và phát triển bất động sản : https://senvangacademy.com/…/khoa-hoc-rd-nghien-cuu-va…/

    Hoạch định chiến lược đầu tư bất động sản cá nhân : https://senvangacademy.com/…/hoach-dinh-chien-luoc-dau…/

    —————————

    Bất động sản Sen Vàng – Đơn vị tư vấn phát triển dự án bất động sản uy tín, chuyên nghiệp Việt Nam

    Website: https://senvanggroup.com/

    Website Cổng thông tin dữ liệu : https://senvangdata.com/

    Youtube: https://tinyurl.com/vt82l8j

    Group cộng đồng Kênh đầu tư Sen Vàng : https://zalo.me/g/olgual210

    Fanpage: https://www.facebook.com/bds.senvangdata

    Linkedin: https://www.linkedin.com/in/ngocsenvang/

    TikTok: https://www.tiktok.com/@senvanggroup

    Hotline liên hệ: 0948.48.48.59

    Email: info@senvanggroup.com

    ————————————————————————–

    © Bản quyền thuộc về : Kênh Đầu Tư Sen Vàng

    © Copyright by “Kenh Dau Tu Sen Vang” Channel ☞ Do not Reup

    #senvanggroup, #kenhdautusenvang, #phattrienduan, #phattrienbenvung, #realcom, #senvangdata,#congtrinhxanh, #taichinhxanh #proptech, #truyenthongbatdongsan #thuonghieubatdongsan,

    #công_ty_tư_vấn_phát_triển_dự_án

    #chủ_đầu_tư_bất_động_sản

    #R_D_Nghiên_cứu_phát_triển_dự_án_bất_động_sản

    #phân_tích_chuyên_gia_bất_động_sản

    #tiêu_điểm_bình_luận_thị_trường_bất_động_sản

    #thị_trường_bất_động_sản_2024

    #MA_dự_án_Bất_động_sản

    Thẻ : báo cáo quy hoạc, du lịch sơn la, phát triển du lịch sơn la, quy hoạch du lịch sơn la, báo cáo quy hoạch tỉnh sơn la, sơn la, phát triển kinh tế sơn la, bất động sản sơn la, kinh tế sơn la, tỉnh sơn la, phát triển du lịch, báo cáo quy hoạch, Tổng quan du lịch,

      ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VỚI SEN VÀNG GROUP

      Nội dung Qúy công ty cần tư vấn :

      "Cảm ơn Qúy công ty, sau khi điền thông tin, Sen Vàng sẽ liên hệ với Qúy công ty để xác nhận trong thời gian 48h!
      Chúc Qúy công ty ngày càng phát triển và thịnh vượng!

      Qúy công ty có thể liên hệ trực tiếp số Hotline Sen Vàng Group 0948484859 nếu cần gấp!

      Trân trọng! "

      TOP