Tóm tắt quy hoạch du lịch tỉnh Long An giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn năm 2050 

  • 14 Tháng bảy, 2024
  • Tọa lạc tại cửa ngõ phía Tây Nam của Thành phố Hồ Chí Minh, Long An nổi lên như một điểm đến du lịch tiềm năng với nhiều lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên phong phú và văn hóa độc đáo. Nhằm khai thác tiềm năng to lớn này, tỉnh Long An đã ban hành Quy hoạch du lịch tỉnh Long An giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn năm 2050, vạch ra chiến lược phát triển du lịch bài bản, đồng bộ và hiệu quả, hướng đến mục tiêu biến Long An thành điểm đến du lịch hấp dẫn, đẳng cấp tầm quốc tế. Bài viết này sẽ tóm tắt những điểm chính của Quy hoạch du lịch tỉnh Long An giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn năm 2050, giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về định hướng phát triển du lịch của địa phương trong những năm tới.

    senvangdata.com

    TỔNG QUAN 

    Vị trí địa lý

    Long An là một trong 13 tỉnh, thành thuộc vùng ĐBSCL, đồng thời cũng là một trong 8 địa phương thuộc vùng KTTĐ phía Nam. Sự đặc biệt đó một phần là do tỉnh nằm trong khu vực địa lý chuyển tiếp từ Đông Nam Bộ sang Tây Nam Bộ, với tọa độ địa lý từ 10°23’40” đến 11°02’00” vĩ độ Bắc và từ 105°30’30” đến 106°47’02” kinh độ Đông. Cụ thể, Long An:

    Phía Bắc giáp Vương quốc Campuchia và tỉnh Tây Ninh.

    Phía Nam giáp tỉnh Tiền Giang.

    Phía Đông giáp Thành phố Hồ Chí Minh (Tp. HCM).

    Phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp.

    senvangdata.com

    Long An giữ một vị trí địa lý – kinh tế – chính trị chiến lược quan trọng của nước ta trong mối quan hệ, tương tác với các nước thuộc khối ASEAN, châu Á và thế giới. Vị trí địa lý của Long An đem đến cho tỉnh nhiều thuận lợi cũng như khó khăn, thách thức trong việc khai thác yếu tố đối với sự phát triển của tỉnh trong giai đoạn tới.

    Dân số

    Theo số liệu của niên giám thống kê 2020, tổng dân số tại tỉnh Long An sơ bộ là 1.713.658 người, trong đó dân số (DS) nam chiếm 49,92% và DS nữ chiếm 50,08%. Long An xếp thứ 48/63 tỉnh, thành phố về DS, xếp thứ 10/13 tỉnh, thành phố tại vùng ĐBSCL. Trên địa bản, có 6 huyện có số dân trên 100.000 người, riêng huyện Đức Hòa có số dân cao nhất tỉnh với 324.150 người (chiếm 18,92%); huyện Mộc Hóa có số dân thấp nhất tỉnh với 28.366 người (chiếm 1,66%).

    senvangdata.com

    Trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2020, quy mô DS tỉnh tăng thêm 244.415 người, với tốc độ tăng bình quân DS giai đoạn 2010-2020 là 1,55%/năm, so với giai đoạn 10 năm trước (1999-2009) là 1,0%/năm, thể hiện xu hướng tăng về mặt dân số qua thời gian tại tỉnh Long An. Đối với tỷ lệ giới tính, nhìn chung tỷ số giới tính có xu hướng cân bằng dần qua thời gian.

    Kinh tế 

    GRDP

    senvangdata.com

    GRDP của tỉnh Long An theo giá hiện hành và giá so sánh năm 2010 có xu hướng tăng trong giai đoạn 2011-2020. Quy mô GRDP (theo giá hiện hành) năm 2020 của Long An đạt gần 132 nghìn tỷ đồng (tương ứng 5,7 tỷ USD), đứng đầu ĐBSCL (chiếm 13,5% GRDP toàn Vùng) và thứ 5 toàn khu vực Nam Bộ.

    senvangdata.com

     

    Cơ cấu kinh tế 

    Cơ cấu các ngành của Long An có sự dịch chuyển khá mạnh trong giai đoạn 2011-2020, đặc biệt là ngành công nghiệp – xây dựng với tỷ trọng lên tới 54% vào năm 2020 (tăng 21% so với năm 2010). Trong khi đó, các ngành dịch vụ (29%) và ngành nông nghiệp (17%) đã có xu thế giảm, lần lượt là -7% và -14% so với năm 2010.

    senvangdata.com

    Trong cả thời kỳ 2010 – 2020, lao động ở tỉnh Long An có xu thế rút khỏi các ngành nông, lâm và thủy sản để đa phần sang làm việc ở các ngành công nghiệp và một bộ phận lao động chuyển dịch sang làm việc ở khu vực các ngành dịch vụ, xu thế này rõ nét nhất là trong giai đoạn 2015 – 2020. Tỷ trọng lao động làm việc ở nhóm ngành nông, lâm và thủy sản đã giảm từ 44% năm 2015 xuống còn 30% năm 2020; tỷ trọng lao động làm việc tại các ngành công nghiệp tăng tương ứng, từ 24% năm 2015 lên 31% năm 2020; tỷ trọng lao động làm việc tại khối ngành dịch vụ tăng khoảng 6 điểm %; tỷ trọng lao động hoạt động tại ngành xây dựng so với toàn nền kinh tế gần như không đổi trong 10 năm qua.

    Lũy kế FDI

    senvangdata.com

     

    Vốn đầu tư ngoài nhà nước tăng giá trị, năm 2020 tăng gấp 2,5 lần năm 2011. Tuy nhiên tỷ trọng thay đổi không đáng kể, từ 59,1% vào năm 2011 lên 60,2% vào năm 2020. Bình quân trong giai đoạn 2011 – 2020, tỷ trọng vốn ngoài nhà nước trong tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội chiếm 58,5%. Tỷ trọng vốn khu vực FDI có sự biến động, giảm từ 27,2% vào năm 2011, xuống 14,7% năm 2015, tăng lên 25,8% năm 2017 và giảm xuống 20,9% vào năm 2020. Bình quân trong giai đoạn 2011 – 2020, tỷ trọng vốn FDI trong tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội chiếm 22,8% tổng vốn.

     TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ HẠ TẦNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH

    Tài nguyên thiên nhiên

    senvangdata.com

    1. Tài nguyên đất

    Long An có địa hình đơn giản, tương đối bằng phẳng. Dải đất cao phía đông bắc nối tiếp với địa hình giồng cát cổ phía ven biển (miền Hạ) tạo ra hình vành khăn ôm lấy vùng trũng ngập nước Đồng Tháp Mười phía tây bắc của tỉnh. Hơn một nửa diện tích Long An là đất ngập nước. Khu vực Đồng Tháp Mười địa hình thấp, trũng, chiếm 298,243 ha diện tích tự nhiên toàn tỉnh, thường xuyên bị ngập lụt hàng năm. Theo con nước hàng năm mà ở Đồng tháp Mười có 2 thời kỳ dậy phèn: một vào đầu mùa mưa (tháng 4 đến tháng 7) và một vào cuối mùa mưa (tháng 11 đến tháng 1 năm sau). Mặc dù tài nguyên đất trên địa bàn tỉnh Long An dù có nhiều hạn chế nhưng lại có tiềm năng khá lớn về khả năng đa dạng hoá các loại cây trồng, vật nuôi. 

    2. Tài nguyên rừng

    Tài nguyên rừng của Long An có tiềm năng khai thác phát triển tổng hợp lâm – ngư nghiệp kết hợp du lịch sinh thái, nhằm khôi phục lại môi trường, sẽ giúp cho việc tăng số lượng và chủng loại sinh vật dưới tán rừng một cách bền vững. Hiện Long An có diện tích rừng 22.605,58 ha, tập trung chủ yếu ở các huyện thuộc khu vực Đồng Tháp Mười, Tân Hưng, Tân Thạnh, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa… các loại cây được trồng chủ yếu là tràm. 

    Theo số liệu kiểm kê, tổng diện tích rừng hiện có trên địa bàn tỉnh là 22.608,8 ha; trong đó, rừng sản xuất 16.417,4 ha; rừng phòng hộ 2.050,5 ha và rừng đặc dụng 1.961,4 ha; phân bố chủ yếu ở các huyện Thạnh Hóa, Đức Huệ, Tân Hưng, Tân Thạnh, Thủ Thừa, Mộc Hóa, có quy mô trên 2 ngàn ha; thành phố Tân An và các huyện Châu Thành, Tân Trụ, Cần Giuộc không có rừng, các huyện còn lại có quy mô <500 ha.

    3. Tài nguyên cát 

    Đối với cát xây dựng tập trung ở phần trung lưu và thượng nguồn sông VCĐ, sông VCT, tạo thành dải hẹp (200-250 m) kéo dài từ vài trăm mét đến vài ngàn mét; cát san lấp phân bố ở phần hạ lưu các sông VCĐ, VCT và sông Vàm Cỏ, rộng từ 200-380 m, kéo dài từ 6-14 km. Do tình trạng sạt lở bờ sông nên từ năm 2004

    đã dừng khai thác cát.

    4. Tài nguyên khoáng sản 

    – Các nguồn tài nguyên khoáng sản của tỉnh bao gồm:

    + Than bùn: Tập trung ở khu vực Mỏ Vẹt và rải rác ở Đức Huệ, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Tân Hưng, Thủ Thừa; có hàm lượng khoáng cao, mùn cao, độ tro thấp nên dùng làm nguyên liệu để sản xuất phân vi sinh. Trữ lượng than bùn thay đổi theo từng khu vực với trữ lượng ước tính khoảng gần 1,3 triệu tấn.

    + Đất sét: một số mỏ đất sét phân bố ở Đức Hòa, Mộc Hóa, Đức Huệ, Vĩnh Hưng, Tân Hưng, Thạnh Hóa, Cần Giuộc, Cần Đước, Châu Thành nhưng chủ yếu tập trung ở Đức Hòa (Lộc Giang). Đất sét được khai thác phục vụ sản xuất vật liệu xây dựng, đặc biệt là gạch ngói.

    + Nước khoáng tự nhiên: Phân bố ở Mộc Hóa, Thạnh Hóa, Tân Thạnh, Đức Huệ, Đức Hòa và Tân An.

    + Cát sông: tập trung ở lưu vực hai sông VCĐ và VCT, trữ lượng khoảng 11 triệu tấn.

    Văn hóa – làng nghề

    senvangdata.com

    Long An là một trong những địa bàn của Nam Bộ, từ lâu đã có cư dân sinh sống. Địa bàn tỉnh Long An có tới hơn 100 di chỉ văn hoá Óc Eo được khai quật, nghiên cứu, gồm ba cụm di tích: Gò Xoài, Gò Đồn và Gò Năm Tước. Hiện tỉnh có 121 di tích, trong đó 100 di tích cấp tỉnh và 21 di tích cấp quốc gia như: Lăng mộ và đền thờ ông Nguyễn Huỳnh Đức ở Tân An, cụm di tích khảo cổ ở huyện Đức Hoà, Nhà trăm cột ở huyện Cần Đước, Vàm Nhật Tảo ở Tân Trụ… Đây là nguồn tài nguyên du lịch quan trọng, rất có ý nghĩa trong việc định hướng khai thác và quy hoạch phát triển du lịch, có khả năng thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước quan tâm đến các di tích văn hóa phi vật thể.

    senvangdata.com

    Về thực trạng phát triển làng nghề: Hiện nay, Long An có 8 làng nghề và 4 nghề truyền thống được công nhận là: (i) 8 làng nghề: trồng mai (huyện Thạnh Hóa), bịt trống Bình An (huyện Tân Trụ); dệt chiếu Long Cang (huyện Cần Đước); bánh tráng Nhơn Hòa (TP. Tân An); chằm nón lá An Hiệp (huyện Đức Hòa); đan cần xé Hòa Hiệp (huyện Đức Hòa); dệt chiếu An Nhựt Tân (huyện Tân Trụ); và mây tre đan Tân Mỹ (huyện Đức Hòa); (ii) 4 nghề truyền thống: rèn Nhị Thành (huyện Thủ Thừa); bánh in Long Hựu Đông và bánh in Long Hựu Tây (huyện Cần Đước); mộc Bình An (huyện Thủ Thừa).

    Hạ tầng du lịch

    senvangdata.com

    Long An được xác định là một trong những địa điểm du lịch sinh thái quan trọng của vùng du lịch phía Nam. Từ nhiều năm nay, các ngành chức năng và doanh nghiệp kinh doanh lữ hành Long An luôn quan tâm, thường xuyên quảng bá thông tin, hình ảnh hoạt động du lịch trên báo, đài, cung cấp trên trang web tỉnh thông tin về các tour mới, sản phẩm mới theo mùa vụ, giới thiệu nhiều chương trình giảm giá tour cho từng mùa vụ nhằm kích cầu đối với khách du lịch. Việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch chính là một yếu tố quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững của ngành du lịch, nên tạo ra sự đa dạng về sản phẩm du lịch đang là vấn đề được tỉnh quan tâm. Ngoài việc kết hợp với các tỉnh bạn, Long An cũng chú ý khả năng kết hợp với nước ngoài như nước bạn Campuchia nhằm tạo thêm sản phẩm du lịch cho tỉnh nhà. Trước đại dịch COVID-19 xảy ra, số lượt khách du lịch đến Long An tăng liên tục, song đa phần là khách trong nước, chiếm khoảng 98,7% (năm 2020); khách quốc tế đa phần là khách vãng lai và có thời gian lưu trú thấp.

    Công trình nổi bật 

    – Các khu, điểm phát triển du lịch trọng điểm

    Trên địa bàn tỉnh Long An, có 3 điểm du lịch quan trọng là: Trung tâm nghiên cứu bảo tồn và phát triển dược liệu Đồng Tháp Mười (Mộc Hóa), Khu văn hóa đa năng ngoài công lập Làng nổi Tân Lập (Mộc Hóa) và Khu bảo tồn tồn đất ngập nước Láng Sen (Tân Hưng).

    senvangdata.com

    – Các khu, cụm du lịch mang tính liên vùng

    + Cụm du lịch Tân An – Bến Lức: Trung tâm tài chính, mua sắm tại thành phố Tân An; Trung tâm giải trí tại Bến Lức. Xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng ven sông VCĐ và VCT. Du lịch văn hóa lịch sử tham quan Bảo tàng tỉnh Long An, Công viên Tượng đài Long An “Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc”, làng nghề bánh tráng Nhơn Hòa, Di tích lăng mộ và đền thờ Nguyễn Huỳnh Đức (thành phố Tân An); Khu lưu niệm Luật sư Nguyễn Hữu Thọ, Khu phức hợp vui chơi giải trí HappyLand, điểm du lịch sinh thái giáo dục trải nghiệm Chavi (xã Thạnh Lợi), tham quan làng nghề truyền thống nấu rượu Gò Đen (huyện Bến Lức).

    senvangdata.com

    + Cụm du lịch Thủ Thừa – Tân Trụ – Châu Thành: trải nghiệm gói bánh tét tại

    Làng nghề gói bánh tét Bình An, Chùa Long Thạnh, Đình Vĩnh Phong, Chợ Thủ Thừa, kết nối du lịch sinh thái cù lao Mỹ Phước (huyện Thủ Thừa); tham quan di tích lịch sử Vàm Nhựt Tảo, con đường hạnh phúc tỉnh Long An – Hàng cau vua Tân Trụ, nghề làm trống Bình An (huyện Tân Trụ); Khu lưu niệm Nguyễn Thông, Khu lưu niệm Giáo sư Trần Văn Giàu, Cụm nhà cổ Thanh Phú Long, Lễ hội làm Chay, Du lịch nông nghiệp tham quan vườn thanh long, thưởng thức các sản phẩm từ thanh long như rượu, mứt, thanh long sấy …(huyện Châu Thành).

    + Cụm du lịch Cần Giuộc – Cần Đước: Chùa Tôn Thạnh – Khu di tích Nghĩa sĩ Cần Giuộc, Di tích khảo cổ Rạch Núi (huyện Cần Giuộc); Nhà Cổ Trăm Cột, Di tích lịch sử văn hóa Đồn Rạch Cát, Di tích lịch sử văn hóa Đình Vạn Phước, Di tích lịch sử Ngã Tư Rạch Kiến (huyện Cần Đước), tham quan làng nghề kim hoàn, nghề truyền thống dệt chiếu, nghệ thuật chạm khắc gỗ, nghề đóng ghe…

    + Cụm du lịch Đức Hòa – Đức Huệ: Du lịch nghỉ dưỡng ven sông VCĐ, du lịch văn hóa lịch sử tham quan Cụm di tích khảo cổ quy mô lớn thuộc văn hóa Óc Eo ở Bình Tả, Khu di tích lịch sử Ngã Tư Đức Hòa, điểm du lịch văn hóa thể thao Phước Lộc Thọ, Vườn thú Mỹ Quỳnh, Điểm du lịch thể thao Khu sân West Laker Gold và Villass Long An (huyện Đức Hòa), Khu di tích lịch sử Cách mạng tỉnh Long An (huyện Đức Huệ).

    senvangdata.com

    + Cụm du lịch Mộc Hóa – Vĩnh Hưng: Khu du lịch sinh thái ven sông VCT, Căn cứ Xứ ủy và Ủy ban Hành chính kháng chiến Nam Bộ (huyện Tân Thạnh), Trung tâm nghiên cứu, bảo tồn và phát triển dược liệu Đồng Tháp Mười, Làng nổi Tân Lập (huyện Mộc Hóa); Khu di tích Núi Đất, tham quan mua sắm tại cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp (thị xã Kiến Tường); Khu di tích lịch sử văn hóa Chùa Nổi, Di tích khảo cổ Gò Ô Chùa. Di tích lịch sử quốc gia khu vực Đồn Long Khốt (huyện Vĩnh Hưng); Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen (huyện Tân Hưng).

    + Khu trung tâm du lịch ở Đồng Tháp Mười: Khu du lịch thành phố Tân An – Bến Lức – Thủ Thừa là trung tâm mua sắm, giải trí, du lịch cảnh quan với các cơ sở lưu trú ven sông VCĐ và VCT kết hợp với nhiều di tích văn hoá lịch sử. Cụm du lịch Cần Giuộc – Cần Đước, cụm du lịch Đức Hòa – Đức Huệ, cụm du lịch Mộc Hóa. Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen thuộc huyện Tân Hưng và Trung tâm nghiên cứu bảo tồn và phát triển dược liệu Đồng Tháp Mười thuộc huyện Mộc Hóa bảo tồn đa dạng sinh học và cảnh quan thiên nhiên của vùng Đồng Tháp Mười cả hai khu vực này đều là khu vực bảo tồn quan trọng của tỉnh Long An.

    Thương mại dịch vụ

    senvangdata.com

    Thương mại-dịch vụ: Song song với phát triển công nghiệp, ngành thương mại dịch vụ cũng phát triển theo để phục vụ công nghiệp và nhu cầu dịch vụ đô thị; trong tương lai sẽ hình thành các khu dịch vụ đô thị công nghiệp gắn với các khu công nghiệp lớn; đất cho nhu cầu thương mại dịch vụ khu cửa khẩu là rất lớn. Mặt khác phát triển dịch vụ du lịch gắn với các khu di tích (di tích văn hoá Óc Eo, quần thể di tích Bình Tả, các điểm di tích văn hóa, lịch sử,…), du lịch khám phá cộng đồng, du lịch sinh thái rừng ngập mặn,.. Nhu cầu đất phục vụ cho phát triển thương mại dịch vụ khả năng đáp ứng đủ về số lượng cũng như chất lượng trong giai đoạn tới. Tiềm năng đất phát triển KKT cửa khẩu chủ yếu tại huyện Mộc Hóa và Vĩnh Hưng.

    PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH

    Mục tiêu phát triển 

    Ngành dịch vụ tại Long An trở thành khu vực chủ chốt, chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong nền kinh tế, với chất lượng và năng lực cạnh tranh ngày càng được cải thiện, phù hợp với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Khu vực dịch vụ trên địa bàn tỉnh phát triển phấn đấu đạt vị trí nhóm các địa phương dẫn đầu trong vùng ĐBSCL vào năm 2025 và phấn đấu đến năm 2030 trở thành tỉnh có khu vực dịch vụ phát triển bằng với nhóm khá trong vùng Đông Nam Bộ. Căn cứ luận chứng kịch bản phát triển và lựa chọn phương án phát triển, mục tiêu phát triển của ngành dịch vụ như sau:

    – Tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm của ngành đạt 7,5%-8%/năm giai đoạn 2021-2030 và 8%-8,5%/năm giai đoạn 2031-2050.

    – Tỷ trọng khu vực dịch vụ trong GRDP chiếm 25,5% năm 2030 và 27,8% năm 2050.

    – Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng bình quân 13- 14%/năm giai đoạn 2021 – 2030 và đạt 15-16%/năm giai đoạn 2031 – 2050 (chưa loại trừ yếu tố trượt giá).

    – Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu 14%/năm giai đoạn 2021 – 2025, đạt 13%/năm giai đoạn 2026-2030 và đạt 9%/năm giai đoạn 2031-2050.

    – Phấn đấu đến năm 2050 du lịch là một trong lĩnh vực hoạt động có tỷ trọng đóng góp đáng kể vào GRDP của tỉnh Long An. Đồng thời hoạt động du lịch còn góp phần tích cực trong vai trò cầu nối marketing hình ảnh địa phương và các di sản văn hóa phi vật thể của ĐBSCL.

    – Phấn đấu giai đoạn 2021 – 2025, tỉnh đón 411 ngàn lượt khách quốc tế, 14 triệu lượt khách du lịch nội địa, doanh thu ước đạt 3.000 tỷ đồng.

    – Ước đến năm 2030, đón 180 ngàn lượt khách quốc tế và 4,6 triệu lượt khách du lịch nội địa. Tổng thu từ du lịch ước đạt 7.000 tỷ đồng.

    – Đến năm 2050: Đón 300 ngàn lượt khách quốc tế, 8 triệu lượt khách du lịch nội địa. Tổng thu từ du lịch ước đạt 17.000 tỷ đồng.

    Phương án phát triển 

    – Phát triển, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, gồm: Du lịch cắm trại tại các khu sinh thái, khu vui chơi giải trí; Du ngoạn thiên nhiên sinh thái như Du thuyền đường thủy trên sông Vàm Cỏ, thăm quan khu sinh thái Đồng Tháp Mười, mùa nước nổi, du lịch nghiên cứu, du lịch chăm sóc sức khỏe; Vui chơi cuối tuần, du lịch tham quan, du lịch nông thôn, giải trí tại khu tổ hợp Happyland và các tụ điểm khác; tìm hiểu văn hóa – lịch sử – lễ hội nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch văn hóa to lớn của tỉnh Long An; tổ chức sự kiện kèm với tham quan các di tích lịch sử trên địa bàn.

    senvangdata.com

    – Phát triển tuyến/điểm du lịch, chú trọng các tuyến du lịch kết nối nội vùng, liên vùng quốc gia và quốc tế.

    + Các tuyến liên tỉnh (tuyến Tân An – TP. Hồ Chí Minh; Tân An – Cần Thơ – các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long; Long An – Tiền Giang – Đồng Tháp; Tân An – cửa khẩu Bình Hiệp…); các tuyến nội tỉnh (tuyến du lịch Tân An – Mộc Hóa – Tân Hưng; Tuyến du lịch Tân An – Đức Hòa – Đức Huệ; Tuyến du lịch Tân An – Cần Đước – Cần Giuộc; tuyến đường sông Vàm Cỏ…);

    + Các điểm vui chơi giải trí (Khu du lịch vui chơi giải trí “Happyland”, điểm du lịch Phước Lộc Thọ thuộc khu vực ấp 2, xã Hựu Thạnh, huyện Đức Hòa); điểm thăm quan mua sắm tại khu thương mại cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp.

    senvangdata.com

    + Các điểm du lịch tìm hiểu văn hóa, lịch sử, khảo cứu: với 121 di tích lịch sử và 3 công trình văn hóa có tính lịch sử, gồm 21 di tích cấp quốc gia và 100 di tích cấp tỉnh như di tích lịch sử văn hóa đồn rạch cát, di tích lịch sử ngã tư Rạch Kiến, nhà cổ trăm cột (huyện Đức Hòa); di tích lịch sử ngã tư Đức Hòa, đình Đức Hòa (thị trấn Đức Hòa, huyện Đức Hòa), cụm di tích khảo cổ học Bình Tả (Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa)…

    + Điểm du lịch tham quan: Khu bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen nằm tại địa hình vùng trũng của Đồng Tháp Mười trên diện tích các xã Vĩnh Lợi, Vĩnh Đại và Vĩnh Châu A thuộc huyện Tân Hưng, Khu du lịch sinh thái Làng nổi Tân Lập

    senvangdata.com

    + Những điểm tham quan du lịch tâm linh: Lăng mộ và đền thờ Nguyễn Huỳnh Đức (thành phố Tân An); quần thể di tích gồm đền thờ, lăng mộ và nhà trưng bày tư liệu với diện tích khoảng 1.300 m2, Chùa Nổi (Cổ Sơn Tự), Đình Vĩnh Phong…

    senvangdata.com

    – Đầu tư xây dựng chuỗi liên hợp có sự kết nối bao gồm khách sạn, nhà hàng, các khu vui chơi giải trí – thể thao, vận chuyển du lịch, các cơ sở dịch vụ du lịch khác có chất lượng cao, an toàn, hiện đại, văn minh và có trách nhiệm cao đối với du khách. Đến năm 2030: Có 8 khách sạn 2 sao, 6 khách sạn 3 sao, 5 khách sạn 4-5 sao tại các huyện: Bến Lức, Đức Hòa, Cần Giuộc, Cần Đước và thành phố Tân An. Đến 2050: Có 12 khách sạn 2 sao, 10 khách sạn 3 sao và 7 khách sạn 4-5 sao.

    – Đồng thời, công tác xúc tiến, quảng bá, liên kết phát triển du lịch với các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Cửu Long và TP. Hồ Chí Minh; công tác đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong ngành du lịch của tỉnh. Đối với quốc tế, đặc biệt quan tâm thu hút du khách thích tham quan khám phá của Mỹ và châu Âu tại các tour du lịch sông nước và miệt vườn. Đối khách châu Á hoặc Trung Quốc họ đặc biệt quan tâm nhiều đến thú vui ăn uống ẩm thực, cần quảng bá và thu hút khách này đến các điểm ẩm thực đặc sản đồng quê. Đối với khách nội địa, thị trường này rất đa dạng, từ thăm thú, ăn uống và “check in”, tuy nhiên với khách nội địa khả năng lưu trú không cao. Cần đẩy mạnh quảng bá sản phẩm và cung ứng sản phẩm đối với thị trường khách trong nước.

    – Tăng cường liên kết phát triển du lịch và quảng bá trong vùng ĐBSCL và Tp. HCM. Chú trọng quan tâm hợp tác trong lĩnh vực thông tin về tình hình phát triển du lịch; xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch; quảng bá, xúc tiến du lịch; phát triển nguồn nhân lực du lịch; phục hồi, phát triển du lịch trong trạng thái bình thường mới… Hoạt động liên kết không chỉ đem lại sự đa dạng hóa mà còn hướng tới khai thác sự nổi trội về sản phẩm du lịch giữa các địa phương. Cùng đó, liên kết phát triển du lịch góp phần thúc đẩy đầu tư nâng cấp hệ thống hạ tầng giao thông giữa Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh ĐBSCL.

    – Đẩy mạnh hợp tác với Thành phố Hồ Chí Minh triển khai hoạt động xúc tiến, quảng bá điểm đến, sản phẩm du lịch; khuyến khích, tạo điều kiện để các doanh nghiệp du lịch, cơ sở lưu trú tham gia các sự kiện, hội chợ, triển lãm, chương trình trong và ngoài nước. Đồng thời, liên kết 13 tỉnh, thành phố Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Tổng cục Du lịch, triển khai các nội dung phát triển du lịch, quảng bá, xúc tiến du lịch trong bối cảnh mới, truyền tải thông điệp “Live fully in Vietnam – Sống trọn vẹn tại Việt Nam” với thị trường quốc tế và “Du lịch an toàn -Trải nghiệm trọn vẹn” với thị trường nội địa.

    XEM THÊM:

    |QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP – CỤM CÔNG NGHIỆP LONG AN GIAI ĐOẠN 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN 2050|

    |KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÀ Ở 05 NĂM (GIAI ĐOẠN 2021-2025) VÀ CỤ THỂ NĂM 2024 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN|

    |TÓM TẮT QUY HOẠCH TỈNH LONG AN THỜI KÌ 2031 – 2030, TẦM NHÌN ĐẾN 2050|

    Trên đây là những thông tin tổng quan về “Tóm tắt quy hoạch du lịch tỉnh Long An giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến 2050” do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng với những thông tin trên giúp chủ đầu tư, nhà đầu tư và doanh nghiệp có thêm những thông tin về một trong những tiêu chí cần cân nhắc, xem xét trước khi đầu tư. Ngoài ra để xem thêm các bài viết về tư vấn phát triển dự án, anh chị, bạn đọc có thể truy cập trang web  https://senvangdata.com.vn/. 

    thumbnail

    ————————–

    Dịch vụ tư vấn Báo cáo phát triển bền vững: Xem chi tiết

    Xem thêm các dịch vụ / tài liệu khác của Sen Vàng : 

    Dịch vụ tư vấn  

    Tài liệu

    Báo cáo nghiên cứu thị trường

    ————————–

    Khóa học Sen Vàng: 

    Xây dựng tiêu chí lựa chọn Bất động sản

    Khóa học R&D – Nghiên cứu và phát triển bất động sản

    Hoạch định chiến lược đầu tư bất động sản cá nhân 

    —————————

    Bất động sản Sen Vàng – Đơn vị tư vấn phát triển dự án bất động sản uy tín, chuyên nghiệp Việt Nam

    Website: https://senvanggroup.com/

    Website: https://senvangdata.com/

    Youtube: https://tinyurl.com/vt82l8j

    Hotline: 0948 48 48 59

    Group cộng đồng Kênh đầu tư Sen Vàng : https://zalo.me/g/olgual210

    #senvanggroup #senvangrealestate #kenhdautusenvang  #dịch_vụ_tư_vấn_phát_triển_dự_án #thị_trường_bất_động_sản_2023 #phat_triển_dự_án #tư_ vấn_chiến _ lược_kinh_doanh #xây_dựng_kế_hoạch_phát_triển #chiến_lược_tiếp_thị_dự_án

    Thẻ : senvangdata, kênh đầu tư sen vàng, tin tức vùng tỉnh, phát triển vùng, hội thảo bất động sản trong thời kỳ chuyển đổi số, BĐS thương mại, xu hướng BĐS, báo cáo quy hoạch, bất động sản, tóm tắt quy hoạch, tỉnh Long An, khóa học bất động sản, senvanggroup, Quy hoạch du lịch,

      ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VỚI SEN VÀNG GROUP

      Nội dung Qúy công ty cần tư vấn :

      "Cảm ơn Qúy công ty, sau khi điền thông tin, Sen Vàng sẽ liên hệ với Qúy công ty để xác nhận trong thời gian 48h!
      Chúc Qúy công ty ngày càng phát triển và thịnh vượng!

      Qúy công ty có thể liên hệ trực tiếp số Hotline Sen Vàng Group 0948484859 nếu cần gấp!

      Trân trọng! "

      TOP
      error: Content is protected !!