Tóm tắt quy hoạch du lịch tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn năm 2050

  • 14 Tháng bảy, 2024
  • Hưng Yên, mảnh đất địa linh nhân kiệt, sở hữu tiềm năng du lịch phong phú và đa dạng, đang trên đà bứt phá mạnh mẽ hướng đến mục tiêu trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn, đẳng cấp trên bản đồ du lịch Việt Nam. Quy hoạch du lịch tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn năm 2050 vạch ra lộ trình phát triển du lịch bền vững, đưa du lịch Hưng Yên lên tầm cao mới. Bài viết này Sen Vàng sẽ tóm tắt những điểm chính trong quy hoạch du lịch, để du khách và các nhà đầu tư có cái nhìn tổng quan về tiềm năng và định hướng phát triển du lịch của Hưng Yên trong những năm tới.

    senvangdata.com

     

    TỔNG QUAN 

    Vị trí địa lý

    Hưng Yên là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, cách Thủ đô Hà Nội 54 km về phí Đông Nam, cách thành phố Hải Dương 50km về phía Tây Nam. Phía Bắc, Hưng Yên giáp tỉnh Bắc Ninh, phí Đông giáp tỉnh Hải Dương, phía Tây giáp Thủ đô Hà Nội và tỉnh Hà Nam, phía Nam giáp tỉnh Thái Bình.

    senvangdata.com

    Vị trí địa lý của tỉnh Hưng Yên có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa và đô thị hóa. Ngoài ra, Hưng Yên còn có vai trò rất quan trọng đối với vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước trong việc kết nối với các địa phương khác về giao thông, du lịch, văn hoá, phối hợp sử dụng nguồn nhân lực với các địa phương lân cận.

    Dân số

    senvangdata.com

    Dân số trung bình tỉnh Hưng Yên năm 2015 là 1.202.010 người (chiếm 1,31% dân số của cả nước), đến năm 2020 là 1.269.090 người, chiếm 5,54% dân số vùng Đồng bằng sông Hồng và 1,30% dân số của cả nước. Giai đoạn 2011- 2015 tốc độ tăng dân số trung bình là 1,07%/năm, tăng bình quân 12.815 người/năm; giai đoạn 2016-2020 tăng bình quân khoảng 13.416 người/năm tương ứng tốc độ tăng dân số trung bình 1,09%/năm.

    senvangdata.com

    Điều kiện kinh tế

    GRDP

    Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân thời kỳ 2011-2020 của Hưng Yên đạt 7,9%, trong đó giai đoạn 2011-2015 đạt 7,5%/năm; giai đoạn 2016-2020 đạt 8,3%/năm. Trong giai đoạn 2016-2020, nông nghiệp – thủy sản tăng bình quân 2,8%/năm, công nghiệp – xây dựng tăng 10,1%/năm; khu vực dịch vụ tăng 7,0%/năm, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 8,1%/năm. Năm 2020 kinh tế của tỉnh đạt được tăng trưởng ở mức khá cao (6,26%) mặc dù chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh năm 2021 ước đạt 6,52%, cao hơn nhiều mức tăng của cả nước là 2,58%.

    senvangdata.com

     

    Quy mô GRDP (theo giá thực tế) năm 2020 của tỉnh Hưng Yên sơ bộ đạt gần 100 nghìn tỷ VND (tăng gấp 1,69 lần so với năm 2015), đứng thứ 7 trong vùng ĐBSH, chiếm 4,2% GRDP toàn vùng.

    Cơ cấu kinh tế 

    Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp – xây dựng, giảm tỷ trọng nông nghiệp – thủy sản. Cơ cấu kinh tế năm 2020 đạt tương ứng: Công nghiệp, xây dựng 61,3% – nông nghiệp, thủy sản 9,3% – dịch vụ 29,4%.

    Về cơ cấu kinh tế, so với các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Hưng Yên có tỷ trọng công nghiệp đứng thứ 2 (sau Bắc Ninh), tỷ trọng nông nghiệp cao thứ 2 (thấp hơn Hải Dương) và tỷ trọng dịch vụ thấp thứ 2 (cao hơn Bắc Ninh) trong cơ cấu GRDP năm 2020.

    senvangdata.com

    Trong cơ cấu ngành công nghiệp, tiểu ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng lớn (khoảng 94% năm 2010 và 2015 và 91% năm 2020); ngành khai khoáng chiếm tỷ trọng nhỏ và ngày càng có xu hướng giảm dần (từ 0,15% năm 2010 xuống 0,07% năm 2020).

    TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ HẠ TẦNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH 

    Tài nguyên thiên nhiên

    1. Tài nguyên đất

    Diện tích đất tự nhiên của tỉnh Hưng Yên tính đến 31/12/2020 là 930,22 km2, hiện đang khai thác sử dụng 99,86% diện tích, trong đó sử dụng vào các mục đích nông nghiệp 58.876,9 ha (63,3% diện tích tự nhiên); vào các mục đích phi nông nghiệp là 34.012,4 ha (36,56% diện tích tự nhiên) 

    senvangdata.com

    2. Tài nguyên nước

    a) Nguồn nước mặt

    Nằm trong hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, là hai hệ thống sông lớn nhất ở miền Bắc nên Hưng Yên có nguồn nước mặt rất dồi dào. Sông Hồng nằm ở phía tây của tỉnh dài 58km, sông Luộc nằm ở phía nam của tỉnh dài 25km và hệ thống trung đại thuỷ nông Bắc Hồng Hải nằm đều trên các huyện của tỉnh gồm các sông: Cửu An, Kim Sơn, Sặt, Kim Ngưu, Tân Hưng, Điện Biên, Sậy,… Riêng sông Hồng có lưu lượng dòng chảy 6.400 m3/s, chiếm gần 15% tổng lượng nước sông cả nước và các sông khác trong nội đồng là điều kiện rất thuận lợi không chỉ cho sản xuất nông nghiệp mà còn cho cả công nghiệp, sinh hoạt và giao thông đường thủy.

    senvangdata.com

    b) Nguồn nước ngầm

    Nguồn nước ngầm củ Hưng Yên khá phong phú. Theo kết quả điều tra, trong địa phận Hưng Yên có những mỏ nước ngầm lớn, chất lượng tốt, nhất là khu vực dọc Quốc lộ 5 từ Như Quỳnh đến Quán Gỏi, không chỉ đáp ứng cho yêu cầu phát triển công nghiệp, đô thị, sinh hoạt của nhân dân trong tỉnh mà còn có đủ trữ lượng để cung cấp với khối lượng lớn cho các khu vực lân cận. Tổng trữ lượng nước ngầm trên địa bàn tỉnh Hưng Yên là hơn 880.000 m3/ngày đêm và nhu cầu khai thác sử dụng nước ngầm đến năm 2020 là xấp xỉ 520.000 m3/ngày đêm, trong đó nhu cầu nước ngầm dành cho sinh hoạt là gần 200.000 m3/ngày đêm; nhu cầu dành cho khu công nghiệp, khu đô thị là hơn 320.000 m3/ngày đêm. Hiện nay, việc khai thác nước ngầm cho sản xuất công nghiệp  được quản lý chặt chẽ, đang là nguy cơ đe dọa, ảnh hưởng lớn đến môi trường.

    3. Tài nguyên khoáng sản

    senvangdata.com

    Hưng Yên là tỉnh có khoáng sản hạn chế về chủng loại. Theo điều tra của Tổng cục Địa chất và Khoáng sản, hiện nay tỉnh Hưng Yên có khoảng 16 mỏ khoáng sản hoặc điểm khoáng sản, trong đó có 1 mỏ than nâu thuộc bể than nâu vùng đồng bằng sông Hồng, 1 mỏ nước khoáng, còn lại là vật liệu xây dựng thông thường.

    Mỏ than nâu thuộc bể than nâu vùng đồng bằng sông Hồng có trữ lượng 30 tỷ tấn, phân bố ở độ sâu từ 600 -1000m, hiện chƣ đƣợc khai thác, đây là một tiềm năng lớn cho phát triển ngành công nghiệp khai thác than. Tuy nhiên, đối với than nâu, điều kiện khai thác phức tạp về kỹ thuật và công nghệ, nhất là liên quan đến lún sụt do hạ thấp mực nước ngầm… Riêng mỏ than nâu Khoái Châu (thuộc bể thận trên) phân bố ở độ sâu hơn 300 m, điều kiện khai thác cũng gặp nhiều khó khăn về xử lý địa chất thủy văn, địa chất công trình, mặt đất nông nghiệp, hơn nữa vỉa than mỏng, khai thác không hiệu quả nên hiện chưa có khả năng khai thác loại tài nguyên này.

    Nước khoáng nước nóng tập trung ở trung tâm thôn An Cầu và Trà Dương thuộc xã Tống Trân, huyện Phù Cừ trong tầng chứa nước lỗ hổng trầm tích Pleistocen dưới ở độ sâu 50-85 m có nhiệt độ nƣớc nóng từ 30-38,50C, hàm lượng silic từ 50-72,76 mg/l với trữ lượng 6.852 m3/ngày trong đó trữ lượng khai thác tối đa 5.700 m3/ngày và trong tầng Neogen tương ứng là 3.298 m3/ngày và 1.000 m3/ngày. Độ tổng khoáng hóa của nước vào tháng 8-12/2017 đạt 1,0-1,72g/l thuộc thể loại nước khoáng ấm

    Văn hóa – làng nghề

    Hưng Yên là tỉnh có hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú, đa dạng. Toàn tỉnh có 1.802 di tích, trong đó, 03 di tích, khu di tích được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt; 172 di tích, cụm di tích xếp hạng quốc gia, 257 di tích, cụm di tích xếp hạng cấp tỉnh; 06 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận là bảo vật quốc gia … Nổi bật nhất là Phố Hiến phát triển trong 2 thế kỷ XVI và XVII, nổi danh trong và ngoài nước với thương cảng lớn nhất ở Đàng Ngoài. Ngoài ra, những di tích đặc sắc của Hưng Yên, đền Dạ Trạch (Khoái Châu) gắn liền với truyền thuyết Chử Đồng Tử – Tiên Dung; đền Ủng (Ân Thi) thờ tướng quân Phạm Ngũ Lão; đền thờ đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (Yên Mỹ). Làng Nôm ở xã Đại Đồng (Văn Lâm) – một làng cổ thuần Việt… có giá trị lớn về mặt lịch sử văn hóa và kiến trúc.

    senvangdata.com

    Quy mô làng nghề TTCN: Hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh có 55 làng nghề và làng có nghề trong đó có 37 làng nghề đã được công nhận (trong đó 08 làng nghề truyền thống) đang hoạt động. Trong đó, huyện Văn Lâm có 6 làng nghề; Khoái Châu, Văn Giang mỗi huyện có 5 làng nghề; Tiên Lữ, TX. Mỹ Hào, TP. Hƣng Yên mỗi huyện, thành phố, thị xã có 4 làng nghề; Yên Mỹ, Kim Động mỗi huyện có 3 làng nghề; Phù Cừ có 2 làng nghề; Ân Thi có 1 làng nghề. Tổng số cơ sở sản xuất, kinh doanh tại 55 làng nghề là 13.616 cơ sở, trong đó quy mô, hình thức hộ gia đình chủ yếu 13.298 cơ sở (97,66%); có 307 doanh nghiệp (2,25%); 11 HTX, THT (0,09%).

    senvangdata.com

    Hạ tầng phát triển du lịch

    senvangdata.com

    Tài nguyên du lịch văn hóa tỉnh Hưng Yên khá nổi bật và đa dạng, bao gồm các di tích lịch sử, văn hoá, nghệ thuật, kiến trúc, những sản phẩm thủ công mỹ nghệ, làng nghề truyền thống, những giá trị văn hoá phi vật thể như văn nghệ dân gian, lễ hội

    Bên cạnh đó, các cảnh quan ven sông Hồng, sông Luộc thích hợp phát triển du lịch cuối tuần kết hợp sinh thái trang trại, nông nghiệp, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, thư giãn, du lịch đường sông kết nối với Hà Nội và một số tỉnh đồng bằng sông Hồng. Ngoài ra, Hưng Yên là tỉnh có nhiều làng nghề, đặc sản nông nghiệp như nhãn lồng, gà Đông Tảo, tương Bần… hấp dẫn khách du lịch. Trong điều kiện tài nguyên du lịch tự nhiên không đa dạng, đặc sắc, các di tích lịch sử, văn hóa , công trình kiến trúc hiện đang xuống cấp, công tác bảo tồn, còn hạn chế nên việc phát triển thành sản phẩm du lịch còn khó khăn.

    senvangdata.com

     PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH 

    Mục tiêu

    Phát triển du lịch đạt tốc độ nhanh, phấn đấu đến năm 2030 du lịch Hưng Yên trở thành ngành kinh tế có vị trí quan trọng với hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ; sản phẩm du lịch có chất lượng, đa dạng, có thương hiệu, mang bản sắc văn hoá của Phố Hiến – Hưng Yên và củ vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, thân thiện với môi trường, đưa Hưng Yên trở thành một điểm đến du lịch hấp dẫn, có khả năng cạnh tranh và trở thành trong những địa phương đạt mức trung bình khá về du lịch.

    Tầm nhìn năm 2050

    Về phát triển ngành du lịch: Phấn đấu đến năm 2025 đón được khoảng 2 triệu lượt khách du lịch (trong đó có 30 – 35 nghìn lượt khách du lịch quốc tế), tổng thu đạt khoảng 2.300 tỷ đồng, đóng góp 0,93% vào GRDP của tỉnh; đến năm 2030 đón được khoảng 4 – 4,5 triệu lượt khách du lịch (trong đó có 50 – 55 nghìn lượt khách du lịch quốc tế), tổng thu đạt khoảng 6.000 tỷ đồng, đóng góp 1,46% vào GRDP của tỉnh. Phấn đấu đến năm 2050, số lượt khách du lịch đến Hưng Yên tăng gấp đôi so với năm 2030.

    Phương án phát triển du lịch 

    a) Phương án phát triển sản phẩm du lịch

    Phát triển đa dạng các loại hình du lịch trên cơ sở khai thác tối đa các tài nguyên hiện có để thu hút khách du lịch ở các phân khúc khác nhau, tập trung vào giai đoạn 2021 – 2025, tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm ở các giai đoạn sau năm 2025. Dự kiến tập trung phát triển các loại hình du lịch sau:

    – Du lịch văn hóa: Phát triển trên cơ sở khai thác các giá trị di tích lịch sử – văn hóa gắn với văn minh lúa nước sông Hồng, bao gồm:

    + Du lịch tham quan hệ thống di tích lịch sử – văn hóa, làng nghề truyền thống kết hợp giáo dục, tri ân. Một số di tích, cụm di tích tiêu biểu như: Cụm di tích Phố Hiến ở thành phố Hưng Yên

    senvangdata.com

    – Bãi Sậy thuộc huyện Khoái Châu; Cụm di tích Hải Thượng Lãn Ông – Phố Nối thuộc huyện Yên Mỹ; Cụm di tích đền Phù Ủng, huyện Ân Thi; Cụm di tích Tống Trân – Cúc Hoa, huyện Phù Cừ…

    senvangdata.com

    + Du lịch lễ hội, tâm linh: Dòng sản phẩm này được khai thác gắn với các đình, đền, chùa (đền Mẫu, đền Trần, chùa Chuông, Văn Miếu Xích Đằng, đền Chử Đồng Tử, chùa Nôm…), các lễ hội (các lễ rước gắn liền với sông Hồng như lễ hội Đền Mẫu, Đền Dạ Trạch,…).

    senvangdata.com

    + Du lịch cộng đồng, trải nghiệm nông nghiệp, nông thôn gắn với các làng nghề; thực hành trải nghiệm các hoạt động nông nghiệp kết hợp tham quan và trải nghiệm ở các làng nghề (Làng nghề làm tương Bần – đặc sản, Làng nghề đúc đồng Lộng Thượng, Làng nghề làm hương Cao Thôn, Làng nghề chạm bạc thôn Huệ Lai, Làng nghề long nhãn Hồng Nam…).

    + Du lịch văn hóa ẩm thực gắn với các làng nghề truyền thống, đặc sản tự nhiên: Đây là loại hình du lịch rất phù hợp bởi Hưng Yên là quê hương của nhiều đặc sản nổi tiếng, hấp dẫn khách du lịch như: Gà Đông Tảo (hay Đông Cảo), bánh khúc Bình Minh (huyện Khoái Châu); Nhãn lồng, sen, bún thang lươn Phố Hiến (thành phố Hưng Yên); tương Bần (thị xã Mỹ Hào); ếch om Phượng Tường (huyện Tiên Lữ), Bánh cuốn Mễ Sở, bánh dày làng Gàu Cửu Cao, bánh Tẻ (Răng bừa) Phụng Công (huyện Văn Giang).

    – Du lịch cuối tuần kết hợp sinh thái, vui chơi giải trí, mua sắm, ẩm thực: Đây là hướng phát triển để phát huy ưu thế về vị trí củ Hưng Yên gần thủ đô Hà Nội. Để phát triển dòng sản phẩm du lịch này cần kết hợp với phát triển các trang trại nông nghiệp, các khu sinh thái nông nghiệp, các khu vui chơi giải trí gắn với cảnh quan ven sông Hồng, sông Luộc.

    – Các loại hình du lịch khác: Du lịch thương mại, công vụ, hội nghị hội thảo (MICE)…; tổ chức loại hình du lịch này gắn với những sự kiện lớn của tỉnh. Với tài nguyên du lịch củ Hưng Yên, định hướng tập trung phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng, khác biệt sau:

    – Du lịch Phố Hiến kết hợp du lịch sinh thái sông Hồng: Đây là sản phẩm du lịch quan trọng nhất, định vị cho thương hiệu du lịch Hưng Yên.

    – Du lịch tham quan, nghỉ dưỡng cuối tuần kết hợp khám phá cụm di tích Dạ Trạch – nơi thờ Chử Đồng Tử – Tiên Dung, một trong tứ thánh bất tử của người Việt. Phát huy lợi thế gần Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên tập trung đầu tư phát triển sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần thông qua việc thu hút đầu tư các khu nghỉ dƣỡng tại khu vực ven sông Hồng; phát triển mô hình homestay nhà vườn, sản phẩm du lịch trải nghiệm nông nghiệp, nông thôn.

    – Du lịch làng nghề dược liệu Nghĩa Trai kết hợp với khu di tích Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. Mục đích của phương án này nhằm phát triển sản phẩm đặc trưng, khác

    biệt, riêng có củ Hưng Yên để tạo dựng thương hiệu du lịch Hưng Yên nhằm thu hút khách du lịch có khả năng chi trả, lưu trú dài hơn tại Hưng Yên.

    b) Phương án tổ chức không gian, hệ thống khu, điểm và tuyến trải nghiệm sản phẩm du lịch

    (1) Các hướng phát triển không gian du lịch

    – Hướng thứ nhất: Phát triển dọc theo quốc lộ 38 và 39, từ thành phố Hưng Yên đi Phố Nối nhập vào tuyến du lịch quốc gia theo quốc lộ 5 ở phía Bắc và kết nối với Thái Bình về phía Đông Nam theo quốc lộ 39.

    – Hướng thứ hai: Phát triển dọc theo đường tỉnh 378 và dọc theo sông Hồng từ thành phố Hưng Yên đi Khoái Châu, Văn Giang kết nối với thủ đô Hà Nội. Đây là hướng chứ đựng tiềm năng du lịch nổi bật được định hướng là trục không gian chính.

    – Hướng thứ ba: Phát triển dọc theo quốc lộ 38B từ thành phố Hưng Yên đi Phù Cừ kết nối với Hải Dương, Hải Phòng về phí Đông, Đông Bắc và Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định về phía Tây Nam theo quốc lộ 38, 38B.

    (2) Các không gian du lịch

    Căn cứ vào đặc điểm tài nguyên du lịch, phân bố hệ thống giao thông, khu tập trung dân cư để cung cấp các dịch vụ cần thiết, định hướng phát triển du lịch Hưng Yên theo 3 không gian sau:

    – Không gian du lịch phía Nam: Gồm thành phố Hƣng Yên và các huyện Kim Động, Tiên Lữ và Phù Cừ với thành phố Hưng Yên giữ vai trò là trung tâm.

    – Không gian du lịch phía Bắc: Gồm các huyện Yên Mỹ, Văn Lâm, thị xã Mỹ Hào và Ân Thi với thị xã Mỹ Hào là trung tâm.

    – Không gian du lịch phía Tây Bắc: Gồm các huyện Khoái Châu và Văn Giang với Khoái Châu là trung tâm.

    (3) Hệ thống khu, điểm du lịch

    – Các khu du lịch: Khu du lịch Phố Hiến; Khu du lịch Dạ Trạch; Khu du lịch Cây đa và Đền thờ La Tiến; Khu du lịch sinh thái Ecopark Văn Giang.

    – Các điểm tham quan du lịch: Điểm du lịch di tích Hải thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác;  Điểm du lịch di tích Chùa Nôm; Các điểm du lịch phụ trợ khác.

    (4) Tổ chức tuyến du lịch

    – Tuyến du lịch nội tỉnh

    + Tuyến Phố Hiến – Hải Thượng Lãn Ông – Phố Nối – Phù Ủng;

    + Tuyến Phố Hiến – Đa Hoà, Dạ Trạch, Hàm Tử – Ecopark Văn Giang;

    + Tuyến Phố Hiến – di tích Cây Đa và Đền thờ La Tiến, Tống Trân – Cúc Hoa (Phù Cừ).

    – Các tuyến du lịch liên tỉnh

    + Tuyến du lịch sinh thái và văn hóa đường sông Phố Hiến – Hà Nội theo sông Hồng. Tuyến này được định hướng là tuyến du lịch quan trọng và hấp dẫn nhất, tạo dựng thương hiệu du lịch Hưng Yên.

    + Tuyến du lịch sinh thái và văn hóa đường sông TP. Hưng Yên – Thái Bình (Bách Thuận) – Nam Định.

    + Tuyến đường bộ Phố Hiến (TP. Hưng Yên) – Hải Thượng Lãn Ông, Phố Nối – Hà Nội (QL39, QL5, QL5B).

    + Tuyến đường bộ Phố Hiến (TP. Hưng Yên) – Hải Thượng Lãn Ông, Phố Nối – Hải Dương – Hải Phòng – Hạ Long (QL39, QL5).

    + Tuyến đường bộ Phố Hiến (TP Hưng Yên) – Hà Nam – Hoa Lư – Tam Cốc Bích Động – Nam Định – Thái Bình – Phố Hiến (QL1, QL10, QL39).

    + Tuyến du lịch đồng quê: Phố Nối – TP. Hƣng Yên – Hải Dƣơng – Hải Phòng – TP Thái Bình – Phố Hiến (QL39, QL5, QL10, QL39).

    XEM THÊM:

    |TÓM TẮT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP – CỤM CÔNG NGHIỆP HƯNG YÊN|

    |TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN BẤT ĐỘNG SẢN KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN|

    |KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÀ Ở HƯNG YÊN|

    Trên đây là những thông tin tổng quan về “Tóm tắt quy hoạch du lịch tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến 2050” do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng với những thông tin trên giúp chủ đầu tư, nhà đầu tư và doanh nghiệp có thêm những thông tin về một trong những tiêu chí cần cân nhắc, xem xét trước khi đầu tư. Ngoài ra để xem thêm các bài viết về tư vấn phát triển dự án, anh chị, bạn đọc có thể truy cập trang web  https://senvangdata.com.vn/. 

    thumbnail

    ————————–

    Dịch vụ tư vấn Báo cáo phát triển bền vững: Xem chi tiết

    Xem thêm các dịch vụ / tài liệu khác của Sen Vàng : 

    Dịch vụ tư vấn  

    Tài liệu

    Báo cáo nghiên cứu thị trường

    ————————–

    Khóa học Sen Vàng: 

    Xây dựng tiêu chí lựa chọn Bất động sản

    Khóa học R&D – Nghiên cứu và phát triển bất động sản

    Hoạch định chiến lược đầu tư bất động sản cá nhân 

    —————————

    Bất động sản Sen Vàng – Đơn vị tư vấn phát triển dự án bất động sản uy tín, chuyên nghiệp Việt Nam

    Website: https://senvanggroup.com/

    Website: https://senvangdata.com/

    Youtube: https://tinyurl.com/vt82l8j

    Hotline: 0948 48 48 59

    Group cộng đồng Kênh đầu tư Sen Vàng : https://zalo.me/g/olgual210

    #senvanggroup #senvangrealestate #kenhdautusenvang  #dịch_vụ_tư_vấn_phát_triển_dự_án #thị_trường_bất_động_sản_2023 #phat_triển_dự_án #tư_ vấn_chiến _ lược_kinh_doanh #xây_dựng_kế_hoạch_phát_triển #chiến_lược_tiếp_thị_dự_án

    Thẻ : BĐS Hưng Yên, tin tức vùng tỉnh, phát triển vùng, hội thảo bất động sản trong thời kỳ chuyển đổi số, BĐS thương mại, xu hướng BĐS, quy hoạch tỉnh Hưng Yên, tóm tắt quy hoạch, tỉnh hưng yên, khóa học bất động sản, senvanggroup, Quy hoạch du lịch, senvangdata, tóm tắt quy hoạch du lịch, kênh đầu tư sen vàng,

      ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VỚI SEN VÀNG GROUP

      Nội dung Qúy công ty cần tư vấn :

      "Cảm ơn Qúy công ty, sau khi điền thông tin, Sen Vàng sẽ liên hệ với Qúy công ty để xác nhận trong thời gian 48h!
      Chúc Qúy công ty ngày càng phát triển và thịnh vượng!

      Qúy công ty có thể liên hệ trực tiếp số Hotline Sen Vàng Group 0948484859 nếu cần gấp!

      Trân trọng! "

      TOP
      error: Content is protected !!