Tuyên Quang là một tỉnh thuộc vùng Trung du và Miền núi Bắc Bộ. Với cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, các di tích lịch sử, văn hóa phong phú và giàu bản sắc dân tộc làm cho nơi đây đã và đang dần trở thành tâm điểm chú ý của khách du lịch cũng như các nhà đầu tư. Chi tiết quy hoạch vùng tỉnh Tuyên Quang được nêu đầy đủ và chi tiết tại Quyết định số 99/QĐ-UBND ngày 28/02/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang về việc Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Tuyên Quang đến năm 2025.
Trong bài viết này, Sen Vàng Group sẽ tổng hợp lại một số điểm nổi bật để bạn đọc có thể nhanh chóng nắm bắt được tổng quan về quy hoạch tỉnh Tuyên Quang trước khi đưa ra quyết định đầu tư bất động sản vào thị trường này.
Hồ Na Hang (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Mục tiêu quy hoạch của tình là cụ thể hóa các chủ trương chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của Chính phủ với vùng Trung du miền núi Bắc Bộ và quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020. Phát huy, khai thác có hiệu quả mối quan hệ đối nội, ngoại vùng, thế mạnh về du lịch, tài nguyên khoáng sản, nông lâm nghiệp, văn hóa, sinh thái, vị trí địa lý phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.
Đồng thời, tỉnh sẽ đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, tạo sự liên kết và hỗ trợ phát triển giữa đô thị và nông thôn.
Phạm vi quy hoạch toàn tỉnh Tuyên Quang với tổng diện tích tự nhiên là 5,867km2 với 07 đơn vị hành chính, bao gồm: Thành phố Tuyên Quang và 6 huyện: Sơn Dương, Yên Sơn, Hàm Yên, Chiêm Hóa, Na Hang và Lâm Bình.
Theo quy hoạch, toàn tỉnh Tuyên Quang chia thành 3 vùng với tính chất khác nhau, cụ thể:
Định hướng phát triển không gian tỉnh Tuyên Quang (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Theo quy hoạch, toàn thành phố Tuyên Quang chia thành 4 vùng với tính chất khác nhau, cụ thể:
Định hướng phát triển không gian thành phố Tuyên Quang (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Cơ cấu sử dụng đất từ năm 2020 – 2030 nhìn chung không biến đổi nhiều. Xu hướng vẫn là tăng tỷ trọng đất ở đô thị và phi nông nghiệp, giảm tỷ trọng đất nông nghiệp. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển dịch vụ, đô thị để tăng nguồn thu cho ngân sách; đẩy mạnh việc đấu giá quyền sử dụng đất.
Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Tuyên Quang (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Bên cạnh đó tỉnh còn khuyến khích sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả, khắc phục tình trạng bỏ hoang đất đã giao và cho thuê. Tổ chức quản lý, giám sát chặt chẽ quỹ đất được quy hoạch phát triển đô thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đất cơ sở sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp nhằm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả quỹ đất.
Trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang có 6 đoạn, tuyến quốc lộ là: Quốc lộ 2, quốc lộ 2C, quốc lộ 3B, quốc lộ 37, quốc lộ 29 và quốc lộ 280 với tổng chiều dài 564 km, chiếm tỷ lệ 9,18% tổng chiều dài đường toàn tỉnh.
Bản đồ giao thông tỉnh Tuyên Quang (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang có 05 bến xe liên tỉnh, cụ thể:
Với hệ thống sông ngòi dày đặc và chảy qua vùng địa hình dốc đóng vai trò to lớn trong việc phát triển thủy điện. Không chỉ vậy, phần phía nam của tỉnh sông ngòi có thể phát triển giao thông đường thủy, cụ thể:
– Sông Lô: Sông Lô có khả năng vận tải lớn trên đoạn từ thành phố Tuyên Quang về xuôi, các phương tiện vận tải có thể đi lại dễ dàng vào mùa mưa (trọng tải trên 100 tấn) và cả mùa khô (trọng tải khoảng 50 tấn).
– Sông Gâm: Đoạn khai thác vận tải được khoảng 70 km.
– Sông Phó Đáy: Lưu lượng dòng chảy không lớn, sông hẹp, nông, ít có khả năng vận tải đường thuỷ.
Hồ Thủy Điện Tuyên Quang (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Vùng hồ thủy điện Tuyên Quang (Huyện Na Hang): Hiện tại, phương tiện thủy chủ yếu là hoạt động vận tải khách du lịch.
Về hiện trạng Cảng thuỷ nội địa: Trên sông Lô có 03 cảng hàng hoá (Cục ĐTNĐ công bố, địa phương quản lý), bao gồm cảng Tuyên Quang (Phường Minh Xuân, thành phố Tuyên Quang, bờ Phải), cảng An Hòa (xã Cấp Tiến, huyện Sơn Dương, bờ Trái), cảng Tam Sơn (xã Thái Long, thành phố Tuyên Quang, bờ Phải).
Bến thuỷ nội địa: Trên địa bàn tỉnh có 52 bến, trong đó có 45 bến khách ngang sông (28 bến khách ngang sông do Trung ương quản lý; 17 bến khách ngang sông do địa phương quản lý); 16 bến bốc xếp hàng hoá.
Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Tuyên Quang – Phú Thọ kết nối với cao tốc Nội Bài – Lào Cai có chiều dài hơn 42 km kết nối giữa các khu công nghiệp quan trọng của các tỉnh Tuyên Quang, Phú Thọ với Khu công nghệ cao Hà Nội; bảo đảm kết nối thông thương giữa các địa phương, rút ngắn thời gian di chuyển từ Hà Giang, Tuyên Quang và các huyện Đoan Hùng, Thanh Ba, Phù Ninh của tỉnh Phú Thọ về Hà Nội. Dự án được phân kỳ đầu tư thành hai giai đoạn.
Tuyến đường cao tốc Tuyên Quang – Phú Thọ (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 3,713 tỷ đồng với thời gian thực hiện giai đoạn 1 từ 2021 – 2023 và giai đoạn 2 từ sau 2025.
Ba dự án thuộc quy hoạch vành đai thành phố Tuyên Quang bao gồm:
Một góc thành phố Tuyên Quang (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Trên đây là những thông tin nổi bật về quy hoạch vùng tỉnh Tuyên Quang đến năm 2025. Hy vọng rằng, bài viết trên đã có thể giúp bạn đọc có thêm nhiều thông tin trước khi quyết định đầu tư sinh lời tại địa phương này. Bạn muốn tìm hiểu và đọc thêm nhiều bạn viết truy cập vào website: https://senvangdata.com.vn/
Nguồn tổng hợp: Sen Vàng Group – BTV Quang Linh
Thông tin liên hệ:
Website: http://senvangadata.com/
Hotline: 0948.48.48.59
Copyright © 2022 Bản quyền thuộc về SEN VÀNG GROUP