Thông tin quy hoạch vùng tỉnh Sóc Trăng đến năm 2030 tầm nhìn 2050

  • 1 Tháng mười một, 2022
  • Sóc Trăng là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long là cửa ngõ quan trọng ra vào biển Đông của các tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Nhờ vị trí địa lý thuận lợi, Sóc Trăng có lợi thế so sánh để phát triển hệ thống cảng biển, logistics. Thông tin quy hoạch tỉnh cũng thu hút sự quan tâm rất lớn của các nhà đầu tư bất động sản. Chi tiết quy hoạch được nêu đầy đủ và chi tiết tại Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 27/04/2020 về Phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh Sóc Trăng đến năm 2030 tầm nhìn 2050 và Báo cáo thuyết minh Quy hoạch tỉnh Sóc Trăng thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

    Trong bài viết này, Sen Vàng Group sẽ tổng hợp lại một số điểm nổi bật để bạn đọc có thể nhanh chóng nắm bắt được tổng quan về quy hoạch vùng tỉnh Sóc Trăng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

    Tỉnh Sóc Trăng (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Mục tiêu quy hoạch – Quy hoạch tỉnh Sóc Trăng

    Mục tiêu của tỉnh là nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh kinh tế tỉnh trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, nhất là tăng dần kinh tế số. Phát triển mạnh kinh tế biển và ven biển. Xây dựng hệ thống đô thị thành các trung tâm kinh tế, đô thị thông minh; các khu cụm công nghiệp và dịch vụ. Trung tâm đầu mối. Ứng dụng khoa học công nghệ và lựa chọn phát triển những điểm đột phá xanh trong các cụm ngành trọng điểm.

    Mục tiêu tổng quát của quy hoạch là từng bước thu hẹp và tiến kịp quá trình phát triển chung của cả nước, đưa Sóc Trăng trở thành một tỉnh phát triển khá, có mức sống sung túc, đáng sống của Vùng và cả nước. Xây dựng Sóc Trăng trở thành tỉnh có công nghiệp, nông nghiệp và thương mại – dịch vụ phát triển; có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ; phát triển bền vững về kinh tế, công bằng về xã hội, có trách nhiệm đối với môi trường và đảm bảo quốc phòng – an ninh.

    Phạm vi quy hoạch – Quy hoạch tỉnh Sóc Trăng

    Phạm vi nghiên cứu bao gồm toàn tỉnh Sóc Trăng với tổng diện tích là 3,223km2  và 11 đơn vị hành chính gồm 1 thành phố Sóc Trăng, 2 thị xã Vĩnh Châu và Ngã Năm; 8 huyện gồm Mỹ Xuyên, Huyện Trần Đề, Long Phú, Kế Sách, Cù Lao Dung, Châu Thành, Mỹ Tú, Thạnh Trị.

    Những thông tin nổi bật trong quy hoạch vùng tỉnh Sóc Trăng năm 2030 tầm nhìn 2050 -Quy hoạch tỉnh Sóc Trăng

    1. Định hướng phát triển không gian 

    Theo Đồ án quy hoạch tỉnh Sóc Trăng đến 2030, tầm nhìn đến 2050, quy hoạch phát triển tỉnh Sóc Trăng theo mô hình các hành lang kinh tế:

    (1) Thành phố Hồ Chí Minh – Cần Thơ – Sóc Trăng – Cà Mau. Đây sẽ là hành lang vận tải đường bộ quan trọng nhất của cả nước, kết nối xuyên suốt đất nước. Đồng thời, đây cũng là hành lang vận tải quan trọng nhất của tỉnh Sóc Trăng. Nơi có trọng tâm phát triển các khu đô thị, khu công nghiệp; cụm công nghiệp; Phát triển đồng bộ các loại hình dịch vụ, trọng tâm là các dịch vụ chất lượng cao, có đóng góp lớn cho kinh tế của tỉnh.

    Quy hoạch vùng tỉnh Sóc Trăng (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    (2) Cần Thơ – Sóc Trăng – Cà Mau (theo QL. Quản Lộ – Phụng Hiệp) với tính chất có ý nghĩa quan trọng trong việc rút ngắn khoảng cách vận chuyển giữa Cần Thơ với Cà Mau, do vậy nơi đây định hướng thu gom nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, mở rộng chân hàng cho cảng nước sâu.

    (3) Hành lang ven biển Sóc Trăng – Bạc Liêu. Đây là hành lang kết nối tỉnh Sóc Trăng với Bạc Liêu, thông qua tuyến đường bộ ven biển. Trọng tâm phát triển: Phát triển đô thị ven biển là thị xã Vĩnh Châu, thị trấn Trần Đề. Phát triển các khu đô thị, khu dân cư hiện đại dọc hai bên tuyến đường ven biển; Xây dựng khu công nghiệp Vĩnh Châu, Trần Đề, Nam Sông Hậu; thu hút một số cơ sở công nghiệp chế biến thủy sản, hình thành các khu nuôi thả thủy sản tập trung, ứng dụng công nghệ cao gắn với chế biến sản phẩm và xử lý môi trường, tạo thế và lực cho khu vực ven biển phát triển về kinh tế hàng hải và nghề cá.

    Định hướng phát triển không gian Thành phố Sóc Trăng 

    Theo đồ án điều chỉnh quy hoạch xây dựng thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050. Toàn thành phố có quy hoạch với diện tích 18,424.68 ha. Tính chất: Trở thành đô thị loại II, là đô thị trung tâm, cửa ngõ của tỉnh và là một cực phát triển của vùng đồng bằng sông Cửu Long.

    Định hướng phát triển không gian thành phố Sóc Trăng (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Toàn thành phố sẽ có 7 Phân khu chức năng, cụ thể: Các khu ở; Các khu công cộng, cơ quan khác thuộc quản lý của đô thị; Các khu cây xanh, thể dục thể thao, công viên, quảng trường; Các khu – cụm công nghiệp, khu dịch vụ cảng và kho tàng; Các khu vực an ninh quốc phòng; Các khu dự trữ phát triển đô thị; Các khu phát triển nông nghiệp công nghệ cao và phát triển du lịch sinh thái.

    Đáng chú ý, quy hoạch phân khu của thành phố Sóc Trăng đạt 89.37%, là cơ sở để thành phố lập quy hoạch chi tiết triển khai các dự án đầu tư phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm cho thành phố Sóc Trăng phát triển đúng hướng đô thị loại II và là nền tảng cơ bản để thành phố trở thành 1 trong 6 đô thị loại I của vùng đồng bằng sông Cửu Long.

    2. Cơ cấu sử dụng đất 

    Theo đồ án quy hoạch. Cơ cấu sử dụng đất năm 2025 của tỉnh Sóc Trăng có 82.94% đất nông nghiệp; 16.86% đất nông nghiệp và 0.2% là đất chưa sử dụng. Tuy nhiên, theo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030, tỉ lệ đất phi nông nghiệp của toàn tỉnh sẽ chiếm đến 18.05%, đất nông nghiệp còn là 18.1%, đất chưa sử dụng vẫn giữ nguyên còn 0.2%.

     

    Quy hoạch tỉnh Sóc Trăng

    Cơ cấu sử dụng đất tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2025 – 2030 (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Phần lớn, quỹ đất nông nghiệp của tỉnh chủ yếu là trồng lúa, nuôi trồng thủy sản. Năm 2030, diện tích đất phi nông nghiệp tăng do chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang sử dụng trong công nghiệp.

    Tải và xem đầy đủ bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 tỉnh Sóc Trăng tại đây.

    3. Hạ tầng giao thông

    3.1. Đường bộ 

    Tính đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh có 5 tuyến quốc lộ chạy qua. Cụ thể: quốc lộ 1A; quốc lộ 60 (từ ngã ba Trung Lương, Mỹ Tho, Tiền Giang đi qua tỉnh Bến Tre, Trà Vinh và kết thúc tại Thành phố Sóc Trăng); quốc lộ 61B (Điểm đầu giao với Quốc lộ 61 tại ngã ba Vĩnh Tường (Hậu Giang) nối với thị xã Ngã Năm đến thị trấn Phú Lộc, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng và đổ ra Quốc lộ 1); quốc lộ Nam Sông Hậu (từ Cần Thơ, tới Hậu Giang, Sóc Trăng và kết thúc lại cầu Bạc Liêu 2); quốc lộ Quản lộ – Phụng Hiệp (toàn tuyến đi qua 4 tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau). 

    Quy hoạch tỉnh Sóc Trăng

    Tuyến quốc lộ 1A (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đồng bộ, cầu Đại Ngãi chưa được đầu tư xây dựng, quốc lộ 1 chỉ lưu thông được 2 làn xe, ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của địa phương. Do đó, tỉnh cần phải đầu tư nâng cấp, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông để phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương trong phát triển logistics.

    3.2. Đường thủy 

    Nhờ lợi thế về địa lý, Sóc Trăng có lợi thế đặc biệt là về phát triển kinh tế biển và ven biển, là đầu nút giao thông quan trọng trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Theo quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam, định hướng đến năm 2030, thì hệ thống cảng biển Sóc Trăng là cảng tổng hợp địa phương khu vực sông Hậu loại II.

    Quy hoạch tỉnh Sóc Trăng

    Tuyến tàu cao tốc Sóc Trăng – Côn Đảo (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Cảng biển Sóc Trăng đã được phê duyệt với định hướng phát triển thành cảng biển đặc biệt, sẽ đảm nhận vai trò là cửa ngõ xuất nhập khẩu hàng hóa trực tiếp cho vùng và quốc tế khi được hình thành.

    Mục tiêu của tỉnh là đầu tư nâng cấp, mở rộng hệ thống cảng thủy nội địa, nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo đủ năng lực thực hiện bốc xếp, chuyển tiếp hàng hóa cho khu vực và liên hiệp vận chuyển giữa đường thủy nội địa, đường bộ. Ngoài ra, xây dựng các bến khách trung tâm tỉnh, trung tâm các huyện, các khu du lịch theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa của người dân.

    4. Dự án trọng điểm 

    4.1. Dự án Cảng Trần Đề 

    Cửa Trần Đề là một trong chín cửa của sông Cửu Long đổ ra Biển Đông. Siêu cảng Trần Đề có tổng mức đầu tư dự án 15 tỷ USD đầu tư bởi Tập đoàn Dầu khí Millennium Mỹ. Theo quy hoạch, cảng biển Trần Đề có tổng diện tích 4.960 ha. Bao gồm diện tích quy hoạch bến cảng ngoài khơi là 960 ha (giai đoạn 1 là 580 ha), diện tích khu dịch vụ, hậu cần, cảng logistics, cảng trung chuyển hàng hóa phía bờ là 4,000 ha (giai đoạn 1 khoảng 1,000 ha). 

    Quy hoạch tỉnh Sóc Trăng

    Dự án siêu cảng Trần Đề (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Ngoài phục vụ cho các khu công nghiệp, khu chế xuất tại địa phương, khu bến cảng ngoài khơi Trần Đề sẽ đảm nhận phần lớn hàng hóa xuất nhập khẩu trực tiếp của vùng ĐBSCL đang thực hiện tiếp chuyển đến các cảng khu vực Đông Nam bộ. Bên cạnh đó, khu bến cảng này còn trung chuyển than cho các trung tâm điện lực khu vực ĐBSCL thay thế bến cảng trung chuyển than tại Duyên hải. 

    Với những lợi thế về vị trí địa lý, bến cảng Trần Đề sau khi quy hoạch được công bố và kêu gọi đầu tư thành công sẽ là bước đi quan trọng hướng đến việc hình thành một điểm kết nối hàng hải đầu mối cho khu vực, góp phần tăng cường vị thế của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu, mở cánh cửa ra thế giới cho toàn vùng, thúc đẩy các lĩnh vực ngành nghề khác cùng phát triển.

    4.2. Dự án cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng 

    Dự án cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng là hành lang kinh tế Tây Bắc – Đông Nam, có điểm đầu kết nối Quốc lộ 91 (thuộc thành phố. Châu Đốc, tỉnh An Giang), điểm cuối tại cảng Trần Đề (tỉnh Sóc Trăng), với tổng chiều dài trên 188 km. Trong giai đoạn 1, tuyến được đầu tư với quy mô 4 làn xe, có tổng mức đầu tư hơn 44,690 tỷ đồng. Dự kiến sẽ khởi công vào năm 2022 và hoàn thành vào năm 2025. Dự án được kiến nghị phân chia thành 4 dự án thành phần để thuận lợi trong việc phân cấp ủy quyền cho các địa phương.

    Dự án tuyến cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Tuyến cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng là 1 trong 3 tuyến cao tốc trục ngang trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải trên tuyến hành lang dọc theo sông Hậu, kết nối các cửa khẩu quốc tế, cảng biển nước sâu Trần Đề, các trung tâm kinh tế, tạo động lực để phát triển các khu đô thị, khu công nghiệp mới trong vùng. 

    Trên đây là những thông tin nổi bật về quy hoạch vùng tỉnh Sóc Trăng 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Hy vọng rằng, bài viết trên đã có thể giúp bạn đọc có thêm nhiều thông tin trước khi quyết định đầu tư vào địa phương này. 

    Ngoài ra, để có thể nắm rõ chi tiết thông tin tổng hợp và phân tích quy hoạch vùng tỉnh Sóc Trăng năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với các bản đồ và dữ liệu chính xác, chất lượng, bạn đọc có thể liên hệ tại địa chỉ Cổng thông tin Senvangdata.

    Nguồn tổng hợp: Sen Vàng Group – BTV Quang Linh

    Thông tin liên hệ: 

    Website: https://senvangdata.com/

    Hotline: 0948.48.48.59

    Thẻ : bản đồ quy hoạch tỉnh sóc trăng, Quy hoạch tỉnh Sóc Trăng, cơ cấu sử dụng đất sóc trăng, bản đồ quy hoạch sóc trăng, định hướng phát triển không gian tỉnh sóc trăng,

      ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VỚI SEN VÀNG GROUP

      Nội dung Qúy công ty cần tư vấn :

      "Cảm ơn Qúy công ty, sau khi điền thông tin, Sen Vàng sẽ liên hệ với Qúy công ty để xác nhận trong thời gian 48h!
      Chúc Qúy công ty ngày càng phát triển và thịnh vượng!

      Qúy công ty có thể liên hệ trực tiếp số Hotline Sen Vàng Group 0948484859 nếu cần gấp!

      Trân trọng! "

      TOP
      error: Content is protected !!