Thị Trường Bất Động Sản trung du miền núi phía bắc : Cơ Hội Đầu Tư Với Bất Động Sản Nông Nghiệp Đa Dụng

  • 1 Tháng Ba, 2024
  • Trung du và miền núi phía Bắc của Việt Nam, với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp và văn hóa dân tộc đa dạng, đang là điểm nóng thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư trong lĩnh vực bất động sản. Trong bối cảnh nền kinh tế phát triển và nhu cầu về nhà ở, khu đô thị, cũng như nhu cầu về sản phẩm nông sản ngày càng tăng cao, thị trường bất động sản trung du miền núi phía Bắc đang mở ra những cơ hội đầu tư mới, đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản nông nghiệp đa dụng.

    Với tiềm năng về đất đai phong phú, khí hậu thuận lợi và sự đa dạng về nguồn tài nguyên, việc đầu tư vào bất động sản nông nghiệp đa dụng không chỉ mang lại lợi nhuận kinh doanh mà còn đóng góp vào sự phát triển bền vững của vùng đất này. Chính vì vậy, trong bài viết này, Sen Vàng sẽ đi sâu khám phá cơ hội đầu tư với bất động sản nông nghiệp đa dụng ở Trung du và miền núi phía Bắc.

    Thị trường bất động sản ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc của Việt Nam, đặc biệt là trong các khu vực nông thôn, sản xuất nông lâm nghiệp kết hợp du lịch, đang trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư. Dưới đây là một số cơ hội đầu tư mà thị trường bất động sản nông nghiệp đa dụng này mang lại:

    Tiềm năng phát triển du lịch nông nghiệp đa dụng – du lịch sinh thái vùng Trung du và miền núi phía Bắc 

    • Tiềm năng phát triển của Vùng :

    Tại Việt Nam, vùng trung du và miền núi phía Bắc là vùng trung du lớn nhất cả nước, bao gồm các tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Bắc Giang…Vùng trung du và miền núi phía Bắc có địa hình đa dạng, bao gồm cả đồi núi thấp, đồng bằng, cao nguyên và thung lũng. Trung Du Miền núi phía Bắc thời gian gần đây được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm về lượng tài nguyên khoáng sản và đặc biệt là đất hiếm

    Khí hậu mát mẻ, ôn hòa, thích hợp cho việc trồng trọt các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, cây lương thực,… 

    Cảnh quan, môi trường trong lành và một hệ thống rừng quy mô lớn là đặc trưng nổi bật của vùng. Đây vừa là tiềm năng nổi bật để thu hút du lịch và kiến tạo môi trường sống chất lượng cao, vừa là nền tảng cho vai trò trọng yếu của vùng, là nơi bảo vệ đa dạng sinh học và rừng đầu nguồn.

    Giải thưởng Travelers’ Choice Best of the Best Destinations (Điểm đến tốt nhất trong số những điểm đến tốt nhất do du khách bình chọn) của nền tảng du lịch trực tuyến hàng đầu thế giới Tripadvisor đã vinh danh vịnh Hạ Long và Sa Pa lần lượt ở vị trí thứ 3 và thứ 5 trong 25 điểm đến thịnh hành nhất thế giới 2024.

     

    So với các vùng kinh tế tại Việt Nam, Vùng trung du và miền núi phía bắc là vùng khá đặc biệt với toàn bộ các tỉnh trong vùng đều không giáp biển, có địa hình cao hơn so với toàn quốc, các mùa tại Vùng trung du và miền núi phía bắc cũng được chia rất rõ rệt, đây cũng là vùng có đường biên giới tiếp giáp với Trung Quốc lớn nhất Việt Nam. Với địa hình đồi núi, khí hậu thay đổi các mùa rõ rệt, đầu tư các hệ thống đường cảng hàng không, tuyến đường cao tốc, đường sắt tốc độ cao là khá lớn và khó khăn, do vậy, Trung du và miền núi phía Bắc khá khó phù hợp với định hướng phát triển các Khu công nghiệp lớn. Tuy nhiên, Trung du và miền núi phía Bắc lại rất phù hợp với việc phát triển là Vùng phát triển nông lâm sản, du lịch sinh thái và khai thác đất hiếm lớn nhất toàn quốc. 

    Sơn La hiện là vựa nông sản trái cây lớn nhất miền Bắc

    Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái – tiền đề phát triển bất động sản du lịch nông nghiệp đa dụng – du lịch sinh thái 

    Vùng Trung du và miền núi phía Bắc của Việt Nam được biết đến với cảnh quan thiên nhiên đẹp mê hồn và văn hóa dân tộc đa dạng, tạo nên tiềm năng lớn cho phát triển du lịch sinh thái. Dưới đây là một số điểm nổi bật về tiềm năng phát triển du lịch sinh thái ở khu vực này:

    • Cảnh quan thiên nhiên đa dạng: Trung du và miền núi phía Bắc có nhiều địa danh nổi tiếng như Sa Pa, Mộc Châu, Hà Giang, Cao Bằng với các dãy núi, thác nước, hồ nước và đồng cỏ xanh mướt, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển du lịch sinh thái.
    • Văn hóa dân tộc phong phú: Khu vực này là nơi sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số với văn hóa truyền thống đa dạng. Du khách có cơ hội khám phá văn hóa, phong tục, truyền thống và ẩm thực độc đáo của các dân tộc thiểu số.
    • Hoạt động du lịch mạo hiểm: Địa hình núi non đồi dọc, hẻo lánh của Trung du và miền núi phía Bắc tạo điều kiện cho các hoạt động mạo hiểm như leo núi, trekking, đạp xe địa hình, leo đèo, thám hiểm hang động, và thậm chí là leo núi Fansipan – điểm cao nhất của Việt Nam.
    • Dân cư mến khách: Người dân ở vùng này thường rất mến khách, hiếu khách và thân thiện với du khách, tạo một môi trường thoải mái và ấm áp cho du khách khám phá.
    • Bảo tồn và phát triển bền vững: Phát triển du lịch sinh thái ở Trung du và miền núi phía Bắc cần phải đi đôi với việc bảo tồn môi trường và văn hóa địa phương, đảm bảo sự cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.
    • Tiềm năng phát triển hạ tầng: Việc nâng cao hạ tầng giao thông và các dịch vụ du lịch như khách sạn, nhà hàng, hướng dẫn viên du lịch sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho du khách khi tham quan và khám phá vùng này.

    Phát triển các dự án du lịch nghỉ dưỡng: Với cảnh quan tự nhiên hữu ích, nhiều dự án du lịch nghỉ dưỡng đang được triển khai ở các vùng nông thôn. Điều này tạo ra cơ hội đầu tư lớn trong lĩnh vực bất động sản du lịch.

    Theo Tiến sĩ Phạm Quang Tiến, Viện Khoa học và Giáo dục Việt Nam: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có những nét riêng biệt không hề có ở các vùng lãnh thổ khác trên đất nước ta. Vùng này bao gồm nhiều dãy núi trùng điệp, hùng vĩ như dãy núi Hoàng Liên Sơn được mệnh danh là “mái nhà của Đông Dương”, với đỉnh cao nhất là Phanxipang 3.142m và hàng chục đỉnh núi khác có độ cao trên dưới 3.000m. Những dãy núi nơi đây có đặc điểm bị chia cắt rất mạnh và có tính phân bậc, vì thế tạo nên nhiều cảnh quan đẹp và di tích tự nhiên bao gồm các thác nước, những thung lũng mở rộng và vực thẳm. Ngoài Sapa là thị trấn du lịch nổi tiếng nằm ở độ cao 1.500m thuộc tỉnh Lào Cai, các địa danh khác như cao nguyên Mẫu Sơn (Lạng Sơn), Đồng Văn, Quảng Bạ (Hà Giang), Bắc Hà (Lào Cai), Mộc Châu (Sơn La)…được ví như bức tranh tuyệt tác vừa hùng vĩ, vừa thơ mộng của núi rừng, có đầy đủ mọi điều kiện tự nhiên thuận lợi để xây dựng các khu du lịch miền núi.

    Bên cạnh đó, vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ còn có những rừng cọ, đồi chè, vườn cây ăn quả, những đỉnh đồi lượn sóng theo thung lũng và cánh đồng ngát xanh men theo các dòng sông đỏ nặng phù sa, tạo nên một cảnh sắc thân thuộc gắn liền với lịch sử dựng nước của dân tộc Việt Nam. Bằng vẻ hùng vĩ cộng với không gian khoáng đạt, cảnh vật tĩnh mịch, êm đềm và môi trường trong lành, vùng này đã tạo nên những ấn tượng mạnh mẽ và cảm xúc sâu đậm cho mọi du khách.

     

    Phát triển đô thị hóa: Một số khu vực nông thôn đang trải qua quá trình đô thị hóa, với sự phát triển của cơ sở hạ tầng và các dịch vụ công cộng. Điều này tạo ra nhu cầu về nhà ở và các dịch vụ phụ trợ.

    Theo báo cáo tóm tắt của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch tại Quyết định số 495/QĐ-TTg ngày 20/4/2022. Quy hoạch được nghiên cứu phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội đất nước thời kỳ 2021 – 2030, Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

    Trên cơ sở phân tích tiềm năng, lợi thế, cơ hội và thách thức, Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc đặt mục tiêu đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 xây dựng Vùng phát triển xanh, bền vững và toàn diện. Trong đó, tầm nhìn đến năm 2050 có khoảng 50% số tỉnh nằm trong nhóm các tỉnh phát triển khá trong cả nước. Bản sắc văn hoá các dân tộc được bảo tồn và phát huy, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao, quốc phòng an ninh được bảo đảm vững chắc.

    Mục tiêu cụ thể, tốc độ tăng trưởng GRDP của Vùng bình quân giai đoạn 2021 – 2030 đạt 8 – 9%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực đến năm 2030, trong đó, khu vực nông – lâm – thuỷ sản chiếm khoảng 12 – 13%, công nghiệp – xây dựng chiếm 45 – 46% và dịch vụ chiếm 37 – 38%. GRDP bình quân đầu người đạt 140 triệu đồng/người/năm vào năm 2030, tổng thu ngân sách nhà nước đạt khoảng 190 nghìn tỷ đồng.

    Quy hoạch cũng tổ chức không gian phát triển và xác định phương hướng phát triển các ngành kinh tế, hình thành các hành lang phát triển, liên kết hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu, du lịch, phát triển hệ thống đô thị, nông thôn và hệ thống cửa khẩu…

    Phát triển nông nghiệp và nông thôn thông minh: 

    Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến hết năm 2021, khu vực Trung du, miền núi phía Bắc có 3.371 HTX, chiếm 24,15% số HTX trong cả nước. Trong đó, số HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, nông nghiệp, thủy sản) chiếm hơn 60%, còn lại hơn 30% hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ.

    HTX có nhiệm vụ tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm, đồng thời cung ứng các sản phẩm đầu vào như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, con giống. Các thành viên trong HTX đều tự sản xuất và thu lợi nhuận, sau đó, thành viên trích một phần lập quỹ để chi trả nguyên vật liệu đầu vào.

    Về năng lực ứng dụng công nghệ cao trong khu vực HTX vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Trung du và miền núi phía Bắc. Thời gian qua, phát triển kinh tế tập thể là một trong những chính sách quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao mức sống cho người dân trên cả nước.  Đặc biệt đối với các tỉnh vùng Trung du và miền núi phía Bắc, nơi có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số cao. Đáng chú ý, các HTX có thành viên, nông dân liên kết là người dân tộc thiểu số đã có những bước phát triển vượt bậc cả về số lượng và quy mô.

    Theo khảo sát của nhóm nghiên cứu tạp chí Kinh Doanh (cơ quan của Liên minh HTX Việt Nam), về thực trạng và nhu cầu, khả năng tiếp cận công nghệ nói chung của các HTX vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại khu vực Trung du và miền núi Bắc Bộ, dù đã có những chuyển biến tích cực nhưng còn nhiều rào cản cần tháo gỡ để phát triển và nâng cao hiệu quả.

    Cụ thể, cuộc khảo sát (theo phương thức điều tra xã hội học) được thực hiện tại 52 HTX có thành viên là đồng bào dân tộc thiểu số, phân bổ đều tại 14 tỉnh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Trong đó, có 60% là các HTX nông nghiệp (ngành nghề chính là trồng trọt và chăn nuôi), 40% là các HTX phi nông nghiệp (mây tre đan, dệt may, thêu ren, đồ gỗ và các sản phẩm từ gỗ).

    Kết quả cho thấy, chỉ có khoảng 30% HTX (tương đương 16 đơn vị) đang ứng dụng một phần công nghệ cao vào sản xuất; 60% HTX (tương đương 32 đơn vị) sẵn sàng tiếp nhận chuyển giao và ứng công nghệ cao, chuyển đổi số, đổi mới hoạt động sản xuất, kinh doanh theo hướng hiện đại. Số còn lại chưa từng tiếp cận và cũng chưa sẵn sàng đổi mới, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, kinh doanh do những hạn chế về thông tin, năng lực tài chính, trình độ nhân lực, đất đai, điều kiện vật chất, cùng nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác.

    Trung du và miền núi phía Bắc của Việt Nam có tiềm năng lớn để phát triển Bất Động Sản Nông Nghiệp Đa Dụng, đồng thời cũng đem lại cơ hội phát triển kinh tế và cải thiện điều kiện sống cho cộng đồng địa phương.

       

          Trên đây là những thông tin tổng quan về “Thị Trường Bất Động Sản trung du miền núi phía bắc : Cơ Hội Đầu Tư Với Bất Động Sản Nông Nghiệp Đa Dụng” do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng với những thông tin trên giúp chủ đầu tư, nhà đầu tư và doanh nghiệp có những định hướng mới cho chiến lược đầu tư tại Vùng Đông Nam Bộ. Ngoài ra để xem thêm các bài viết về tư vấn phát triển dự án, anh chị, bạn đọc có thể truy cập trang web senvangdata.com/. 

     

    ————————–

    Dịch vụ tư vấn Báo cáo phát triển bền vững: Xem chi tiết

    Xem thêm các dịch vụ / tài liệu khác của Sen Vàng : 

    Dịch vụ tư vấn  

    Tài liệu

    Báo cáo nghiên cứu thị trường

    ————————–

    Khóa học Sen Vàng: 

    Xây dựng tiêu chí lựa chọn Bất động sản

    Khóa học R&D – Nghiên cứu và phát triển bất động sản

    Hoạch định chiến lược đầu tư bất động sản cá nhân 

    —————————

    Bất động sản Sen Vàng – Đơn vị tư vấn phát triển dự án bất động sản uy tín, chuyên nghiệp Việt Nam

    Website: https://senvanggroup.com/

    Website: https://senvangdata.com/

    Youtube: https://tinyurl.com/vt82l8j

    Hotline: 0948 48 48 59

    Group cộng đồng Kênh đầu tư Sen Vàng : https://zalo.me/g/olgual210

    #senvanggroup #senvangrealestate #kenhdautusenvang  #dịch_vụ_tư_vấn_phát_triển_dự_án #thị_trường_bất_động_sản_2023 #phat_triển_dự_án #tư_ vấn_chiến _ lược_kinh_doanh #xây_dựng_kế_hoạch_phát_triển #chiến_lược_tiếp_thị_dự_án

    Thẻ : đất nông nghiệp đa dụng, Quy hoạch vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, Quy hoạch sử dụng đất Trung du miền núi Bắc Bộ, lựa chọn bds, Trung du và Miền núi phía Bắc, hướng nghiệp và cơ hội mới, BĐS đồi núi, Vùng đồi núi,

      ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VỚI SEN VÀNG GROUP

      Nội dung Qúy công ty cần tư vấn :

      "Cảm ơn Qúy công ty, sau khi điền thông tin, Sen Vàng sẽ liên hệ với Qúy công ty để xác nhận trong thời gian 48h!
      Chúc Qúy công ty ngày càng phát triển và thịnh vượng!

      Qúy công ty có thể liên hệ trực tiếp số Hotline Sen Vàng Group 0948484859 nếu cần gấp!

      Trân trọng! "

      TOP