Xem video trực tiếp tại: Vùng động lực quốc gia và trục hành lang kinh tế Việt Nam| Tiêu điểm & Bình luận
Một trong những quan điểm quan trọng về phát triển và tổ chức không gian phát triển đất nước khi lập Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 – 2030 chính là phát triển quốc gia theo một thể thống nhất, không bị chia cắt cũng như không bị ràng buộc bởi các địa giới hành chính. Dựa trên chính tầm nhìn đó mà không gian quốc gia bắt đầu được hình thành. Các vùng kinh tế động lực, hành lang kinh tế, trung tâm kinh tế, đô thị chiến lược, mạng lưới hạ tầng kết nối, bộ khung kết cấu hạ tầng quốc gia… bắt đầu được hoạch định trong Quy hoạch tổng thể quốc gia.
Trong bài viết này, Sen Vàng sẽ cung cấp cho quý vị những thông tin cơ bản về các Vùng động lực quốc gia và trục hành lang kinh tế Việt Nam trên thị trường hiện nay:
6 vùng phát triển theo quy hoạch tổng thể quốc gia
Theo Nghị quyết số 138/NQ-CP, ngày 25/10/2022 về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 đã phân chia đất nước thành 6 vùng phát triển bao gồm: Vùng Trung du và miền núi phía bắc gồm 14 tỉnh, thành phố; Vùng đồng bằng sông Hồng gồm 11 tỉnh, thành phố; Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền trung gồm 14 tỉnh, thành phố; Vùng Tây Nguyên gồm 5 tỉnh; Vùng Đông Nam Bộ gồm 6 tỉnh, thành phố và Vùng đồng bằng sông Cửu Long gồm 13 tỉnh, thành phố.
Cũng theo Nghị quyết số 138, một số địa bàn có điều kiện thuận lợi nhất để hình thành các vùng động lực quốc gia bao gồm: Vùng động lực phía Bắc (Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh); Vùng động lực phía Nam (Tp.HCM – Bình Dương – Đồng Nai – Bà Rịa – Vũng Tàu); Vùng động lực miền Trung (khu vực ven biển Thừa Thiên – Huế – Đà Nẵng – Quảng Nam – Quảng Ngãi) và Vùng động lực Đồng bằng sông Cửu Long. Các cực tăng trưởng tương ứng của mỗi vùng là Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, giữ vai trò quan trọng trong liên kết thúc đẩy phát triển các vùng, các khu vực và kết nối với quốc tế. Bổ sung tại Nghị quyết số 81/NQ-CP ngày 09/01/2022, triển khai từng bước xây dựng và hình thành thêm vùng động lực tại vùng trung du và miền núi phía Bắc; khu vực Bắc Trung Bộ các tỉnh Thanh Hóa – Nghệ An – Hà Tĩnh kết nối giữa miền Trung và đồng bằng sông Hồng; vùng Tây Nguyên; khu vực duyên hải Nam Trung Bộ ( Khu vực Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận và phụ cận).
Với lợi thế có hơn 3000 km đường biển, Việt Nam đã mở ra nhiều hành lang kinh tế để kết nối với các nước bạn, phát triển trên nhiều lĩnh vực như: thương mại, hàng hóa, du lịch… Dưới đây sẽ là chiến lược phát triển các hành lang kinh tế ưu tiên trong giai đoạn đến năm 2030 mà các nhà đầu tư bất động sản cần quan tâm trong thời gian tới.
Phát triển hành lang kinh tế Bắc – Nam trên cơ sở trục giao thông Bắc – Nam phía Đông, kết nối các vùng động lực, các đô thị lớn, trung tâm kinh tế, đóng góp lớn cho phát triển kinh tế – xã hội của cả nước, tạo tác động lan tỏa thúc đẩy sự phát triển của dải ven biển và khu vực phía Tây đất nước, kết nối với hành lang kinh tế Nam Ninh – Singapore. Xây dựng phương án, bố trí không gian phát triển các đô thị, khu công nghiệp, trung tâm logistics gắn với hành lang kinh tế Bắc – Nam trong các quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh.
Phát triển hành lang kinh tế Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, là trục kết nối chủ đạo của vùng động lực phía Bắc, kết nối vùng trung du và miền núi phía Bắc với các trung tâm kinh tế, cảng biển lớn của cả nước, hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh; thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư giữa các địa phương của Việt Nam và khu vực phía Tây Nam Trung Quốc.
Phát triển hành lang kinh tế Mộc Bài – Thành phố Hồ Chí Minh – Biên Hoà – Vũng Tàu gắn với hành lang kinh tế xuyên Á, là cửa ngõ ra biển của khu vực Đông Nam Bộ, thúc đẩy phát triển kinh tế vùng Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên.
Ngoài ra, từng bước hình thành và phát triển các hành lang kinh tế trong dài hạn. Hình thành hành lang kinh tế theo đường Hồ Chí Minh và cao tốc Bắc – Nam phía Tây qua địa bàn Tây Nguyên, Đông Nam Bộ (hành lang kinh tế Tây Nguyên – Đông Nam Bộ) nhằm thúc đẩy phát triển, liên kết vùng, gắn với tăng cường quốc phòng, an ninh; kết nối các vùng nguyên liệu cây công nghiệp, cổng nghiệp chế biến, liên kết phát triển du lịch “con đường xanh Tây Nguyên”, tăng cường tác động lan tỏa của các đô thị trung tâm vùng. Từng bước hình thành và phát triển các hành lang kinh tế Đông – Tây.
Từng bước hình thành các hành lang kinh tế Đông – Tây
Bên cạnh đó thực hiện nghiên cứu xây dựng hành lang kinh tế Bờ Y – Quảng Nam – Đà Nẵng; hành lang kinh tế Buôn Ma Thuột – Khánh Hòa; hành lang kinh tế kết nối khu vực Nam Tây Nguyên (Đắk Nông, Lâm Đồng) với khu vực duyên hải Nam Trung Bộ (Ninh Thuận, Bình Thuận).
Một số dự án hạ tầng lớn chuẩn bị khởi công
Theo bảng dữ liệu trên cho thấy có 6 dự án hạ tầng lớn đang chuẩn bị được khởi công bao gồm: Hạng mục chính Sân bay Long Thành, 12 dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2, Vành đai 4 TP Hà Nội, Vành đai 3 TP.HCM, Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, Cao tốc Dầu Giây – Liên Khương. Các dự án được triển khai với số vốn rất lớn và đảm bảo thực hiện theo đúng quy trình đề ra.
Tiến độ các dự án cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2017 – 2025
Theo tiến độ triển khai dự án, cao tốc Bắc Nam (CT01) được chia làm hai giai đoạn: giai đoạn 1 từ 2017-2020 và giai đoạn 2 từ 20221-2025. Trong thời gian của giai đoạn 2, phía Nam triển khai mạnh mẽ nhiều dự án. Cao tốc Bắc – Nam có số tổng đầu tư lên đến 229,829 tỷ đồng. Nhà đầu tư đã huy động được 136,286 tỷ đồng, nhà nước là 93,534 tỷ đồng.
Triển khai dự án cao tốc Bắc – Nam
Đường cao tốc màu đỏ biểu hiện những đường cao tốc đang sẵn có, đường màu xanh nhạt những cao tốc là sau 2030 sẽ triển khai. Đây là chính sách đang phát triển rất mạnh mẽ của đất nước ta. Trong vòng 10 năm nữa, gần hơn là năm 2026-2027 thị trường bất động sản tại Việt Nam được dự đoán sẽ mang lại một làn sóng mạnh mẽ khi các dự án cơ sở hạ tầng được triển khai không ngừng nghỉ. Để chọn lựa được thị trường bất động sản lý tưởng nhất hay top những tỉnh, thành phố được ưu tiên cơ sở hạ tầng nhất, Sen Vàng sẽ tiếp tục cập nhật những bài viết mới. Bảng dưới đây là top 10 tỉnh, thành có quy mô kinh tế lớn nhất cả nước năm 2022:
Top 10 tỉnh theo quy mô kinh tế năm 2022
Trên đây, là chia sẻ những thông tin về “Vùng động lực quốc gia và trục hành lang kinh tế Việt Nam” do Sen Vàng Group cung cấp, mong rằng những thông tin trên giúp cho các nhà đầu tư có cái nhìn sơ bộ các tiêu chỉ cần và đủ khi đánh giá các dự án tòa nhà cao tầng. Ngoài ra, để tìm hiểu thêm thông tin các bài phân tích của các tỉnh thành trên cả nước, bạn đọc có thể truy cập trang web https://senvangdata.com.vn/.
Xem thêm: Các tuyển cao tốc – Hành lang kinh tế tại Việt Nam
Copyright © 2022 Bản quyền thuộc về SEN VÀNG GROUP