Đối với ngành bất động sản, việc cạnh tranh và đạt được sự thành công không chỉ dựa trên việc mua bán và quản lý tài sản. Để tồn tại và phát triển trong một môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh, các doanh nghiệp bất động sản đang dần nhận ra tầm quan trọng của hoạt động Nghiên cứu và Phát triển (R&D).
Trong bài viết này, Sen Vàng Group sẽ cung cấp tới quý độc giả những thông tin liên quan về một trong những hoạt động R&D quan trọng đối với một doanh nghiệp bất động sản, đó là hoạt động R&D đối thủ cạnh tranh.
Đối thủ cạnh tranh của một doanh nghiệp bất động sản có thể là những cá nhân, tổ chức hoặc các doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh vực hoặc thị trường. Đối thủ cạnh tranh có thể tạo ra áp lực và đe dọa đến vị thế và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp bất động sản. Tuy nhiên, khi tiếp cận và xử lý một cách thông minh, đối thủ cạnh tranh cũng có thể trở thành một nguồn cung cấp thông tin và cơ hội học hỏi quý giá đối với doanh nghiệp. Hoạt động R&D đối thủ cạnh tranh (Nghiên cứu và phân tích đối thủ cạnh tranh) là quá trình doanh nghiệp tiến hành lựa chọn đối thủ cạnh tranh, phân tích thế mạnh, điểm yếu, điểm giống nhau và khác biệt trong sản phẩm, dịch vụ của đối thủ cũng như chiến lược bán hàng, tiếp thị của họ.
Mục tiêu của R&D đối thủ cạnh tranh là tạo ra những sản phẩm, giải pháp và dịch vụ tốt hơn so với đối thủ để chiếm lĩnh thị trường, tăng cường độ phân biệt, nhận diện thương hiệu và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Việc đầu tư vào hoạt động R&D đối thủ cạnh tranh đối với mỗi doanh nghiệp bất động sản là vô cùng cần thiết, ngoài việc tự xây dựng một phòng ban R&D riêng trong nội bộ, tham gia vào các khóa học R&D, các doanh nghiệp có thể liên hệ hợp tác với các đơn vị cung cấp dịch vụ R&D bất động sản uy tín trên thị trường hiện nay.
Theo thống kê vào của năm 2022, có 8.593 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 13,7%; số lượng doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là 2.081, tăng 56,7% và số lượng doanh nghiệp bất động sản tuyên bố phá sản, giải thể cũng tăng khoảng 38,7% so với cùng kỳ năm trước. Gần đây, Tổng cục Thống kê cho biết, trong hai tháng đầu năm 2023, số lượng doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thành lập mới là 550 doanh nghiệp, giảm 62,4% so với cùng kỳ; số lượng doanh nghiệp kinh doanh bất động sản quay trở lại hoạt động khoảng 608 doanh nghiệp, bằng 81,2% so cùng kỳ. Ngoài ra, số lượng doanh nghiệp bất động sản giải thể là 235 doanh nghiệp, tăng gần 20%.
Từ dữ liệu trên có thể thấy được bất động sản là một thị trường đông đúc và cạnh tranh gay gắt. Ở những thời điểm thị trường đang ở giai đoạn ‘đóng băng’, khó khăn, tính chất cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cũng trở nên khốc liệt hơn. Vậy nên ngoài việc cần nghiên cứu, phân tích tình thị trường thì đối thủ cạnh tranh không chỉ là một yếu tố quan trọng mà còn là chìa khóa để đạt được thành công, phát triển bền vững.
Đối thủ cạnh tranh không chỉ là những người đối đầu trực tiếp với doanh nghiệp, mà còn là một yếu tố đứng sau sự thay đổi nhanh chóng của thị trường và những xu hướng mới trong lĩnh vực bất động sản. Vậy nên nghiên cứu và phân tích đối thủ cạnh tranh cũng giúp doanh nghiệp nắm bắt thị trường, các biến động và xu hướng hiện tại, tương lai. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng sẽ thu thập được thông tin về điểm mạnh, điểm yếu cũng như các mối đe dọa đến từ đối thủ cạnh tranh, từ đó đưa ra được các kế hoạch, chiến lược để cải thiện, phát triển và vượt qua đối thủ.
Điều đầu tiên doanh nghiệp bất động sản cần triển khai đó là tìm hiểu, nghiên cứu thị trường và liệt kê ra một danh sách các đối thủ cạnh tranh, xác định những đối thủ cạnh tranh chính của doanh nghiệp.
Sau khi đã có một danh sách các đối thủ cạnh tranh chính, bước tiếp theo chính là thu thập thông tin. Thông tin mà doanh nghiệp cần thu thập về đối thủ cần trả lời được các câu hỏi bao gồm: Hiểu được bao nhiêu về đối thủ, chính sách đối thủ đang dùng là gì, chiến lược marketing họ đang sử dụng, trải nghiệm và đánh giá của khách hàng khi sử dụng sản phẩm dịch vụ của họ,…
Bước tiếp theo khi đã thu thập đủ thông tin của đối thủ đó là tiến hành sàng lọc và phân tích và tổng hợp những dữ liệu đó. Lượng thông tin thu thập được cần phải được ‘làm sạch’ và tổng kết lại ngắn gọn, chuyển đổi thành bảng biểu, mô hình sử dụng để đánh giá, chấm điểm và so sánh. Từ đó, doanh nghiệp có thể phát hiện được điểm mạnh, điểm yếu và nhận thức được hướng đi chiến lược, hướng phát triển của đối thủ.
Bước cuối cùng trong hoạt động R&D đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp sẽ tự đánh giá các hoạt động, chiến lược và kết quả thực hiện của bản thân. Qua bước này, doanh nghiệp có thể xác định được điểm giống, điểm khác biệt, những điểm đối thủ đang làm rất tốt mà doanh nghiệp có thể học tập và phân tích yếu tố doanh nghiệp đang thực hiện tốt, có tiềm năng để tập trung đầu tư và phát triển.
Ở bài viết trên, Sen Vàng Group đã cung cấp cho quý độc giả những thông tin cần biết về hoạt động R&D đối thủ cạnh tranh trong các doanh nghiệp bất động sản. Mong rằng quý độc giả đã nắm được những thông tin bản thân đang quan tâm đến. Ngoài ra để xem thêm các bài viết về R&D bất động sản, quý độc giả có thể truy cập trang web https://senvangdata.com.vn/
Xem thêm nội dung các bài viết liên quan R&D chính:
Vai trò của R&D trong bất động sản
Các xu hướng mới trong R&D bất động sản
Khóa học R&D bạn không nên bỏ qua: Nghiên cứu và phát triển BĐS
Copyright © 2022 Bản quyền thuộc về SEN VÀNG GROUP