Yên Bái là tỉnh miền núi thuộc tiểu vùng Đông Bắc và nằm sâu trong nội địa. Sau hơn 122 năm thành lập tỉnh, giờ đây diện mạo của tỉnh đã thay đổi đáng kể, đặc biệt là phát triển du lịch và nông nghiệp. Không chỉ vậy, tỉnh Yên Bái được chú trọng trong việc quy hoạch tỉnh cũng như thành phố và khu du lịch Thác Bà. Vậy đâu là điểm nổi bật làm nên sự khác biệt của tỉnh? Chi tiết quy hoạch vùng tỉnh Yên Bái được nêu đầy đủ tại quyết định số 2598/QĐ-UBND ngày 25/12/2014 về việc phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Yên Bái năm 2030 tầm nhìn 2050.
Trong bài viết này, Sen Vàng Group sẽ tổng hợp lại một số điểm nổi bật để bạn đọc có thể nhanh chóng nắm bắt được tổng quan về quy hoạch vùng tỉnh Yên Bái đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
Thành phố Yên Bái qua góc nhìn flycam (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Tỉnh có mục tiêu khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế và cơ hội, đi đôi với từng bước đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng hội nhập, phát triển toàn diện, bền vững các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh; xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội theo hướng đồng bộ, hiện đại.
Phấn đấu đến năm 2020, Yên Bái trở thành tỉnh phát triển khá trong vùng trung du và miền núi phía Bắc; đến năm 2030 tỉnh Yên Bái trở thành một trong những trung tâm công nghiệp, dịch vụ, văn hóa, xã hội của vùng trung du và miền núi phía Bắc.
Phạm vi nghiên cứu bao gồm toàn tỉnh Yên Bái với diện tích 6,887.7 km2, với các đơn vị hành chính tương đương là 01 thành phố (thành phố Yên Bái); 01 thị xã (thị xã Nghĩa Lộ); Yên Bình, Lục Yên, Văn Chấn, Văn Yên, Trấn Yên, Trạm Tấu, Mù Cang Chải.
Những điểm nổi bật trong quy hoạch vùng tỉnh Yên Bái năm 2030 tầm nhìn 2050
Hiện tại tỉnh Yên Bái chưa có văn bản quyết định quy hoạch phát triển không gian toàn tỉnh tới năm 2030, tầm nhìn 2050. Tuy nhiên, tỉnh đã có văn bản quy hoạch phát triển không gian thành phố Yên Bái và khu du lịch hồ Thác Bà năm 2030 tầm nhìn 2050.
Tỉnh dự kiến quy mô thành phố Yên Bái đến năm 2030 có diện tích khoảng 58,923 ha và dân số đạt tới ngưỡng: 205,000 (2030) và đạt khoảng 260,000 vào năm 2040. Quy hoạch tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 – 2030 tập trung vào lập quy hoạch thành phố Yên Bái với diện tích tự nhiên là 108.15 km².
Tính chất quy hoạch của thành phố là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế – văn hoá, khoa học của tỉnh Yên Bái; là đô thị sinh thái đặc trưng của các tỉnh miền núi phía Bắc; là đầu mối giao thông quan trọng của các tỉnh phía Tây Bắc và Đông Bắc; là trung tâm du lịch của vùng Bắc Bộ và của tỉnh Yên Bái.
Quy hoạch thành phố Yên Bái (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Tỉnh quy hoạch thành phố thành 6 vùng chức năng, trong đó 4 vùng, đó là:
– Vùng đô thị trung tâm: bao gồm các khu vực đô thị hiện hữu và các khu vực đô thị phát triển mới lấy trục sông Hồng làm trung tâm phát triển năng động.
– Vùng công nghiệp – dịch vụ tại nút giao đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai, nằm tiếp giáp với vùng đô thị trung tâm, tại đây thúc đẩy phát triển công nghiệp, dịch vụ logistic và thương mại dịch vụ, du lịch.
– Vùng công nghiệp: Là vùng công nghiệp phía Đông Nam vùng đô thị trung tâm, phát triển trên cơ sở tiếp tục đầu tư xây dựng KCN Phía Nam Thành phố Yên Bái.
– Vùng đô thị dịch vụ du lịch hồ Thác Bà: đa dạng các loại hình du lịch sinh thái phát huy thiên nhiên của hồ Thác Bà; phát triển mở rộng đô thị tại thị trấn Yên Bình trở thành đô thị thương mại dịch vụ hậu cần cho Khu du lịch hồ Thác Bà.
Đầu năm 2022, Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch hồ Thác Bà, tỉnh Yên Bái đến năm 2040. Dự kiến quy mô của khu du lịch vào khoảng 53,000 ha. Gồm toàn bộ diện tích mặt nước hồ Thác Bà và vùng phụ cận thuộc địa giới hành chính huyện Yên Bình và huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.
Hồ Thác Bà (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Định hướng: đây sẽ là Khu du lịch quốc gia trọng tâm của vùng Trung du và miền núi Bắc bộ với sản phẩm du lịch đặc trưng gắn với giá trị văn hóa dân tộc và hệ sinh thái lòng hồ Thác Bà. Không chỉ vậy, xây dựng khu du lịch sẽ phát huy tối đa tiềm năng du lịch của hồ Thác Bà, góp phần thúc đẩy kinh tế và các loại hình BĐS hỗ trợ và vùng đô thị mới.
Năm 2020, cơ cấu sử dụng đất của tỉnh Yên Bái có sự không đồng đều. Chiếm tỷ trọng nhiều nhất vẫn là đất nông nghiệp (85.6%), sau đó là diện tích đất phi nông nghiệp (chiếm 10.1% diện tích đất toàn tỉnh). Nhìn chung, đây là nơi có tỷ trọng đất chưa sử dụng khá ít, hầu hết đã được đưa vào sản xuất nông nghiệp, công nghiệp để phục vụ phát triển kinh tế.
Cơ cấu sử dụng đất tỉnh Yên Bái năm 2020 (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Phần lớn, đời sống sản xuất của tỉnh vẫn phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp. Bên cạnh đó, tỉnh còn có các chính sách, huy động người dân khai hoang, lập làng, mở ấp vừa nhằm mục đích phát triển kinh tế, vừa tận dụng tối đa nguồn tài nguyên mà thiên nhiên ban tặng
Xương sống của trục đường bộ tỉnh Yên Bái là các tuyến cao tốc và tuyến đường tỉnh gồm: Cao tốc Nội Bài – Lào Cai; quốc lộ 70; quốc lộ 32; quốc lộ 37; đường tỉnh Yên Bái – Khe Xanh, đường tỉnh Yên Thế – Vĩnh Kiên… và 217.23 km đường đô thị.
Mạng lưới giao thông đường bộ với tổng chiều dài 6,981 km hình thành và phân bố tương đối hợp lý so với địa hình, song chưa hoàn chỉnh, chưa có đường tiêu chuẩn kỹ thuật cao, phần lớn là đường cấp IV, V, VI, nhiều tuyến chưa vào cấp, giao thông nông thôn chưa thông xe được 4 mùa, mùa mưa lũ thường xuyên xảy ra tình trạng ngập hoặc sạt lở nghiêm trọng, còn thiếu một số tuyến ngang.
Các tuyến đường đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của tỉnh. Tăng cường sự giao lưu của tỉnh với các tỉnh khác. Phát huy nội lực, thu hút mọi thành phần kinh tế, từ nhiều nguồn khác nhau, nhiều hình thức tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông; dành quỹ đất hợp lý để phát triển, đầu tư xây dựng giao thông; đảm bảo hành lang an toàn giao thông và bảo vệ môi trường, cảnh quan.
Tuyến cao tốc Nội Bài – Lào Cai (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Về việc nâng cấp hệ thống giao thông đường bộ, tỉnh tập trung hoàn thiện cải tạo, sửa chữa, nâng cấp quốc lộ 32, quốc lộ 37, quốc lộ 70, quốc lộ 32C, quốc lộ 2D.
Ưu tiên đầu tư xây dựng mới một số tuyến đường kết nối các vùng trong tỉnh, các tỉnh trong khu vực với đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai như: đường nối quốc lộ 32 (thị xã Nghĩa Lộ) với đường tỉnh 174, huyện Trạm Tấu; đường Trạm Tấu – Bắc Yên; đường nối thị xã Nghĩa Lộ với nút giao IC14 cao tốc Nội Bài – Lào Cai; đường nối Mường La (Sơn La), Than Uyên, Tân Uyên (Lai Châu), Mù Cang Chải, Văn Chấn, Văn Yên (Yên Bái) với đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC15)…
Hệ thống đường thủy của tỉnh gồm 2 tuyến chủ yếu:
– Tuyến sông Hồng dài 115 km, trong đó có 10 km đoạn Văn Phú – Yên Bái do Trung ương quản lý, còn lại 105 km chưa được khai thông luồng lạch và xây dựng bến cảng, kho bãi.
– Tuyến hồ Thác Bà dài 83 km, trong đó có 50 km đoạn cảng Hương Lý – Thác Bà – Cẩm Nhân. Hiện đã có hệ thống báo hiệu đường thủy trên một số tuyến chính, các phương tiện đi lại dễ dàng quanh năm và có bến tàu khách đảm bảo vận chuyển hành khách đi lại và tham quan du lịch.
Nhà máy thủy điện Thác Bà (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Phát triển hệ thống giao thông đường thủy là một trong những dự án cần được quan tâm, vì phát triển hệ thống giao thông đường thủy vừa tăng trưởng kinh tế, giảm áp lực đối với các tuyến đường bộ, chi phí thấp… Hơn nữa, ở phần phía Tây Bắc của tỉnh Yên Bái có địa hình hiểm trở, đây là một lợi thế lớn để xây dựng các công trình thủy điện. Tuy nhiên, xây dựng các nhà máy thủy điện cần quan tâm đến môi trường, tránh làm mất cân bằng hệ sinh thái.
Về việc nâng cấp hệ thống giao thông đường thủy. Cần nâng cấp luồng tuyến trên sông Hồng đoạn từ Việt Trì – Yên Bái (dài 125 km) đạt cấp III; nâng cấp đoạn từ Yên Bái đến Ngã ba Nậm Thi, Lào Cai (dài 166 km) đạt cấp IV. Xây dựng cảng Văn Phú và cảng Âu Lâu. Đường thủy Hồ Thác Bà; xây dựng cảng Hương Lý, cảng Mông Sơn, cảng hành khách trên hồ Thác Bà.
Đường sắt: tuyến Hà Nội – Lào Cai – Trung Quốc chạy qua Yên Bái dài 83 km, qua địa phận 20 xã, phường, thị trấn. Các yếu tố địa hình, địa chất thủy văn, hệ thống thông tin tín hiệu lạc hậu, hệ thống cảnh báo đường ngang không an toàn, khổ đường hẹp (1.1 mét), lạc hậu so với các khu vực. Vận tốc tàu chạy thấp, hệ thống nhà ga, kho bãi, các dịch vụ còn ở mức thấp.
Tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai – Trung Quốc (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Về quy hoạch nâng cấp hệ thống giao thông đường sắt, Ga Yên Bái chuyển lên khu vực xã Tuy Lộc, tuyến đường sắt sẽ được nắn chạy song song với đường Lý Thường Kiệt qua ngã tư Nam Cường.
Đường hàng không: Sân bay quân sự Yên Bái tại huyện Trấn Yên, đủ điều kiện thuận lợi để có thể sử dụng kết hợp phát triển kinh tế và quốc phòng.
Trên đây là những thông tin nổi bật về quy hoạch vùng tỉnh Yên Bái đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050. Hy vọng rằng, bài viết trên đã có thể giúp bạn đọc có thêm nhiều thông tin trước khi quyết định đầu tư vào địa phương này. Ngoài ra, bạn để đọc thêm các bài viết quy hoạch các tỉnh thành trên cả nước có thể truy cập website: https://senvangdata.com.vn/
Nguồn tổng hợp: Sen Vàng Group – BTV Quang Linh
Thông tin liên hệ:
Website: http://senvangdata.com/
Hotline: 0948.48.48.59
Copyright © 2022 Bản quyền thuộc về SEN VÀNG GROUP