Được coi là trái tim của khu vực Bắc Trung Bộ, Thanh Hóa đang dần trở thành một địa bàn rất có tiềm năng để phát triển trở thành một khu vực kinh tế trọng điểm của cả nước. Quy hoạch vùng tỉnh Thanh Hoá đến năm 2035, tầm nhìn tới năm 2065 đã được thủ tướng chính phủ ra quyết định 1026/QĐ-Ttg phê duyệt.
Trong bài viết này, Sen Vàng Group sẽ tổng hợp lại một số điểm nổi bật để bạn đọc có thể nhanh chóng nắm bắt được tổng quan về quy hoạch vùng tỉnh Thanh Hoá đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2065.
Hình ảnh thành phố Thanh Hóa nhìn từ trên cao ( Nguồn: Sen Vàng tổng hợp )
Mục tiêu đầu tiên tỉnh Thanh Hóa trở thành một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục đào tạo, y tế, thể thao, khoa học công nghiệp của khu vực Bắc Trung Bộ cũng như cả nước;
Ngoài ra, tỉnh còn hướng đến việc phát triển kinh tế theo chiều sâu và đặc biệt là vào nền kinh tế tiêu dùng, phát triển kinh tế tri thức với các ngành sản xuất có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường; hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; phát triển cân bằng giữa đô thị và nông thôn…
Phạm vi nghiên cứu là toàn bộ tỉnh Thanh Hoá với tổng diện tích là 11,114.6 km². Trong đó bao gồm 27 đơn vị hành chính với 2 thành phố trực thuộc ( thành phố Thanh Hóa và thành phố Sầm Sơn ); 2 thị xã ( Bỉm Sơn, Nghi Sơn ); 23 huyện ( Bá Thước, Cẩm Thuỷ, Đông Sơn, Hà Trung, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Lang Chánh, Mường Lát, Nga Sơn, Ngọc Lặc, Như Thanh, Như Xuân, Nông Cống, Quan Hoá, Quang Sơn, Quảng Xương, Thạch Thành, Thiệu Hoá, Thọ Xuân, Triệu Sơn, Vĩnh Lộc, Yên Định).
Bản đồ hành chính tỉnh Thanh Hoá ( Nguồn: Sen Vàng tổng hợp )
Định hướng phát triển không gian vùng của tỉnh đến năm 2030, đặc biệt là giai đoạn 2021 đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 là phân chia không gian phát triển của tỉnh theo mô hình 4 – 6 – 6. Trong đó chi tiết bao gồm:
Bản đồ tổng thể phát triển không gian vùng của Thanh Hoá ( Nguồn Sen Vàng tổng hợp )
Việc sở hữu định hướng phát triển kinh tế rõ ràng đã và đang giúp Thanh Hoá tạo ra những thế và lực mới cho sự phát triển trong thời kỳ quy hoạch.
Theo báo cáo sử dụng của tỉnh Thanh Hoá năm 2020, phần lớn đất của tỉnh đang được sử dụng cho mục đích phi nông nghiệp với 7,728.28 ha chiếm 53.17% trong cơ cấu sử dụng đất của tỉnh. Tiếp đó, phần đất có mục đích nông nghiệp của tỉnh đứng thứ 2 trong tỷ trọng sử dụng đất tỉnh Thanh Hoá với tổng diện tích là 6,575.59 ha chiếm 45.28%. Còn lại là phần đất hiện tại chưa được sử dụng với tổng diện tích là 230.70 ha với tỷ lệ là 1.55%.
Vào năm 2030 tỉnh dự kiến tổng diện tích đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng sẽ giảm xuống chỉ còn 2,785.60 ha và 148.70 ha. Chiếm lần lượt 19.17 % và 1.02 % trong tổng cơ cấu sử dụng đất của tỉnh. Điều đó có nghĩa là phần đất phi nông nghiệp sẽ tăng rất lớn với ước tính là 11,600.27 ha, chiếm 79.81% tổng cơ cấu sử dụng đất của tỉnh. Trong đó phần đất chiếm diện tích lớn nhất là phần đất phục vụ việc du lịch với tổng diện tích là 4,147.04 ha.
Biểu đồ so sánh cơ cấu và chỉ tiêu sử dụng đất của tỉnh Thanh Hóa năm 2020 và năm 2030
( Nguồn Sen Vàng tổng hợp )
Với vị trí là cầu nối giữa các tỉnh miền Bắc và các tỉnh phía trong nên Thanh Hoá hiện sở hữu tổng cộng 13 tuyến quốc lộ và rất nhiều dự án là các tuyến đường trọng điểm của cả nước có thể liệt kê như:
Trục quốc lộ 1A: Từ thị xã Bỉm Sơn đi thành phố Thanh Hóa đến khu kinh tế Nghi Sơn, ưu tiên phát triển các khu công nghiệp xanh, sạch, kết nối các tuyến đường ngang nối quốc lộ 1A với các khu du lịch ven biển.
Cảnh tuyến đường cao tốc Bắc – Nam ( Nguồn: Sen Vàng tổng hợp )
Trục đường Hồ Chí Minh từ Thạch Thành đi Cẩm Thủy, Ngọc Lặc, Lam Sơn – Sao Vàng, Bãi Trành, với hạt nhân là đô thị Lam Sơn – Sao Vàng.
Trục quốc lộ 45 và 47: Từ thị xã Sầm Sơn đi thành phố Thanh Hóa đến khu công nghiệp Lam Sơn – Sao Vàng.
Thanh hoà là một địa bàn có tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam đi qua với khổ đường là 1,435mm, đường đôi, có 23 ga, 5 khu depot bảo dưỡng, sửa chữa tàu. Chiều dài toàn tuyến khoảng 1.542 km, sẽ đi qua 20 tỉnh.
Vị trí ga Thanh Hóa trên trục đường sắt Bắc -Nam: Từ ga Ninh Bình, tuyến đi về phía nam, xuyên qua dãy núi Tam Điệp vào Thanh Hóa. Ga dự kiến đặt tại phường Đông Sơn, cách trung tâm thành phố khoảng 3-4km. Tuyến đi song song quốc lộ 1A, xuyên qua núi Thần Vũ, tiếp cận ga Vinh dự kiến tại phía tây thành phố Vinh.
Nhà ga Thanh Hoá ( Nguồn: Sen Vàng tổng hợp )
Hệ thống cảng biển trên địa bàn tỉnh thuộc nhóm cảng biển Bắc Trung bộ, gồm các cảng Nghi Sơn, Lễ Môn, Quảng Châu, Quảng Nham
Ngoài ra, dựa theo quy hoạch GĐ 2020 – 2030, Cảng Nghi Sơn được định hướng trở thành cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực loại I, tiếp nhận tàu đến 50,000 DWT. Lượng hàng hóa thông qua cảng dự kiến năm 2020 đạt khoảng 38.7 triệu tấn/năm, năm 2030 khoảng 65.6 triệu tấn/năm.
Cảng biển Nghi Sơn náo nhiệt trong đêm ( Nguồn: Sen Vàng tổng hợp )
Theo quy hoạch tỉnh Thanh Hoá, cảng hàng không Thọ Xuân được bộ Giao Thông Vận Tải đồng ý nâng cấp thành cảng hàng không quốc tế ( vào 9/2018) với cơ sở hạ tầng đáp ứng tốt khai thác. Sân bay Thọ Xuân sẽ được nâng công suất hướng đến giai đoạn đến năm 2030 sẽ đón từ 2.5 triệu khách/năm lên 5 triệu khách/năm và trở thành một trong những sân bay trọn điểm của khu vực miền trung và rộng hơn là toàn quốc.
Mô hình cảng hàng không Thọ Xuân ( Nguồn: Sen Vàng tổng hợp )
Với mục tiêu khơi dậy tiềm năng và nâng tầm du lịch biển Hoằng Hóa, ngày 4/12/2020, chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ký ban hành quyết định số 5241 nhằm phê duyệt điều chỉnh, mở rộng quy hoạch chung xây dựng đô thị Hải Tiến, huyện Hoằng Hóa đến năm 2030. Tổng diện tích quy hoạch là 2,600ha với quy mô dân số hiện trạng khoảng gần 28 nghìn người. Dự báo dân số đến năm 2030 khoảng 60 nghìn người. Dự án định hướng phát triển không gian, cải tạo đô thị theo hướng Tây và Nam, kết nối với tp Sầm Sơn để hình thành dải du lịch ven biển từ Hải Tiến đến Nghi Sơn.
Khu du lịch sinh thái, resort Hải Tiến ( Nguồn: Sen Vàng tổng hợp )
Khu vực quy hoạch có phía Bắc giáp đường quy hoạch và đất sản xuất nông nghiệp; phía Đông giáp khu dân cư hiện trạng và các công trình công cộng của xã Hoà Lộc; phía Tây giáp khu dân cư hiện trạng, đất quy hoạch thương mại; phía Nam giáp khu dân cư hiện trạng.
Quy mô lập quy hoạch khoảng 116 ha. Quy mô dân số dự kiến khoảng 5.000 – 7.000 người nhằm mục tiêu trở thành trung tâm của đô thị Hòa Lộc với các chức năng chính là trung tâm văn hóa – thể thao, dịch vụ thương mại, công viên trung tâm, khu dân cư mới với hệ thống hạ tầng đầu tư đồng bộ theo tiêu chí đô thị loại V.
Trung tâm đô thị Hoà Lộc tỉnh Thanh Hoá ( Nguồn: Sen Vàng tổng hợp )
Trên đây là những thông tin nổi bật về quy hoạch vùng tỉnh Thanh Hoá đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2065. Hy vọng rằng, bài viết trên đã có thể giúp bạn đọc có thêm nhiều thông tin trước khi quyết định đầu tư vào địa phương này.
Ngoài ra, để có thể nắm rõ chi tiết thông tin tổng hợp và phân tích quy hoạch vùng tỉnh Thanh Hoá đến năm 2035 tầm nhìn đến năm 2065 với các bản đồ và dữ liệu chính xác, chất lượng, bạn đọc có thể liên hệ tại địa chỉ https://senvangdata.com/
Nguồn tổng hợp: Sen Vàng Group – BTV Đức Hiệp
Thông tin liên hệ:
Website: https://senvangdata.com/
Hotline: 0948.48.48.59
Copyright © 2022 Bản quyền thuộc về SEN VÀNG GROUP