Quy hoạch vùng tỉnh Lai Châu đến năm 2030 tầm nhìn 2050 

  • 31 Tháng mười, 2022
  • Lai Châu là một trong những tỉnh nằm ở chốn biên cương của tổ quốc. Và cũng là nơi chứng kiến biết bao giai đoạn lịch sử thăng trầm của dân tộc. Ngày nay, tỉnh Lai Châu đang trên đà phát triển theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, phù hợp với sự phát triển chung của cả nước. Chi tiết quy hoạch vùng tỉnh Lai Châu được nêu đầy đủ và cụ thể trong Nghị quyết số 119/NQ-CP ngày 27/9/2021 về các nhiệm vụ và giải pháp để nâng cao chất lượng và đẩy nhanh tiến độ lập các quy hoạch thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

    Trong bài viết này, Sen Vàng Group sẽ tổng hợp lại một số điểm nổi bật để bạn đọc có thể nhanh chóng nắm bắt được tổng quan về quy hoạch vùng tỉnh Lai Châu đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

    Thành phố Lai Châu từ góc nhìn flycam (Sen Vàng tổng hợp)

    Mục tiêu quy hoạch vùng tỉnh Lai Châu đến năm 2030 tầm nhìn 2050 

    Với vị trí địa lý thuận về kinh tế (phát triển vùng kinh tế cửa khẩu, phát triển du lịch…) và về chính trị – quốc phòng, toàn tỉnh quyết tâm quy hoạch góp phần phát triển kinh tế, Tạo bước đột phá về phát triển hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, đô thị, hạ tầng thương mại cửa khẩu. Huy động các nguồn lực, thu hút đầu tư nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế phát triển 02 vùng kinh tế trên địa bàn tỉnh. Tận dụng vị trí địa lý, phát triển thương mại, dịch vụ, kinh tế cửa khẩu.

    Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực thông qua thu hút nhân tài và đào tạo nhân lực tại chỗ, khơi dậy khát vọng phát triển, đẩy mạnh đổi mới sáng tạo và hỗ trợ khởi nghiệp. Phát triển hạ tầng thông tin và tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ trên các lĩnh vực. Củng cố thế trận quốc phòng toàn dân, xây dựng khu vực phòng thủ biên giới vững chắc; mở rộng, phát triển quan hệ đối ngoại xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, phát triển.

    Phạm vi nghiên cứu quy hoạch vùng tỉnh Lai Châu đến năm 2030 tầm nhìn 2050 

    Phạm vi nghiên cứu bao gồm toàn tỉnh Lai Châu với diện tích là 9,059 km2 với 8 đơn vị hành chính cấp huyện và tương đương gồm 1 thành phố (Lai Châu) và 7 huyện là huyện Mường Tè, Sìn Hồ, Nậm Nhùn, Tam Đường, Phong Thổ, Tân Uyên, Than Uyên.

    Những điểm nổi bật trong quy hoạch vùng tỉnh Lai Châu tới năm 2030 tầm nhìn 2050

    1. Định hướng phát triển không gian 

    Không gian phát triển của tỉnh Lai Châu định hướng theo: “MỘT TRỤC – HAI VÙNG – BA TRỤ CỘT”. Là trục trọng yếu phát triển kinh tế dọc theo quốc lộ 32 – quốc lộ 4D – quốc lộ 12 nối đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai qua quốc lộ 279, kết nối Than Uyên – Tân Uyên – Tam Đường – Thành phố Lai Châu – Phong Thổ ra cửa khẩu Ma Lù Thàng. 

    Định hướng phát triển không gian tỉnh Lai Châu (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    1.1. Vùng kinh tế động lực bao gồm các huyện và thành phố: Than Uyên, Tân Uyên, Tam Đường, TP. Lai Châu, và Phong Thổ.

    Vùng kinh tế động lực này tập trung phát triển nông nghiệp hàng hóa, nông nghiệp hữu cơ chất lượng cao gắn với công nghiệp chế biến nông sản; khai thác tài nguyên khoáng sản; phát triển dịch vụ du lịch, vận tải; phát triển đô thị…

    Trong phạm vi vùng kinh tế này, chú trọng hình thành 02 chuỗi đô thị động lực. Một là, chuỗi đô thị thị trấn Tam Đường – TP. Lai Châu – thị trấn Phong Thổ; hai là chuỗi đô thị thị trấn Than Uyên đến thị trấn Tân Uyên.

    1.2. Vùng kinh tế nông – lâm sinh thái Sông Đà

    Gồm các huyện: Sìn Hồ, Nậm Nhùn, Mường Tè. Đây là vùng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong bảo đảm an ninh quốc gia, an ninh nguồn nước, bảo tồn cũng như bảo vệ rừng. Chú trọng bảo vệ tài nguyên, bảo tồn văn hóa truyền thống, phát triển kinh tế – xã hội tại vùng này.

    Tỉnh phát triển dựa trên ba trụ cột chính là: nông nghiệp (tập trung phát triển nông nghiệp đa giá trị, nông nghiệp hàng hóa tập trung công nghệ cao, thủy sản lòng hồ và kinh tế dưới tán rừng); Công nghiệp (tập trung phát triển công nghiệp năng lượng, vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản) và Dịch vụ (tập trung phát triển du lịch và thương mại).

    2. Quy hoạch sử dụng đất

    Kế hoạch sử dụng đất của tỉnh Lai Châu năm 2020 tầm nhìn năm 2030 có sự thay đổi khá lớn trong cơ cấu sử dụng đất. Cụ thể, năm 2020, toàn tỉnh có 70% đất nông nghiệp, 3.93% công nghiệp và 26.07% đất chưa sử dụng. 

    Tầm nhìn năm 2030, tỷ trọng đất nông nghiệp và đất công nghiệp có xu hướng tăng. Cụ thể, tỷ trọng đất nông nghiệp tăng từ 70% lên 76.41%. Bên cạnh đó, đất công nghiệp tăng từ 3.93% lên 5.58%. Đây là một tín hiệu rất tốt cho sự phát triển kinh tế của tỉnh nói riêng và tiểu vùng Tây Bắc nói chung. 

    Quy hoạch vùng tỉnh Lai ChâuQuy hoạch sử dụng đất tỉnh Lai Châu (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Phần lớn, nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi này chủ yếu do chính sách phát triển kinh tế, tầm nhìn xa của UBND tỉnh cũng như các Bộ, Ban, Ngành, Đoàn thể. Đưa đất chưa sử dụng vào để tăng thêm diện tích phát triển kinh tế. 

    3. Hạ tầng giao thông 

    3.1. Đường bộ

    Trên địa bàn tỉnh Lai Châu có 07 tuyến quốc lộ chạy qua là với tổng chiều dài 515.44 km.  Cụ thể, quốc lộ 4D (xuất phát Huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu, SaPa qua thành phố Lào Cai, Mường Khương); quốc lộ 12 (nối Lai Châu và Điện Biên); quốc lộ 100 (tuyến dài 20km, có chất lượng mặt đường tốt); quốc lộ 32 (nối Hà Nội, Phú Thọ, Yên Bái, Lai Châu); quốc lộ 279 ( tuyến đường huyết mạch liên tỉnh nối các tỉnh miền núi phía Bắc là Quảng Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai); quốc lộ 279D (được nâng lên từ ĐT.131, tuyến qua địa bàn tỉnh dài 28.3 km, có chất lượng mặt đường xấu); quốc lộ 4H (kết nối Điện Biên với Lai Châu, chất lượng mặt đường trung bình, xấu, rất xấu).

    Hiện tại, tỉnh Lai Châu có 10 tuyến đường tỉnh với tổng chiều dài 540.65 km, gồm đường tỉnh 127; 128; 129; 129B; 130; 132; 133; 134; 135;136 (đường tỉnh 131 đã được chuyển thành quốc lộ 279D).

    Tổng chiều dài đường bộ hiện có trên địa bản tỉnh là 7,117.41 km phân theo các  loại đường gồm: quốc lộ (515 km), đường tỉnh (540.65 km), đường huyện (930.83 km), đường tuần tra biên giới (206.85 km), đường xã (3,250.92 km), đường đô thị (206.85 km) và đường chuyên dùng (1,387.64 km). 

     

    Quy hoạch vùng tỉnh Lai ChâuSơ đồ giao thông đường bộ tỉnh Lai Châu (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Hiện tại, dự án đường cao tốc Bảo Hà – Lai Châu đang được đầu tư và là điểm sáng của tỉnh, đây là đường cao tốc đầu tiên ở Lai Châu. Điểm đầu từ nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai đến thành phố Lai Châu và cửa khẩu Ma Lù Thàng, dài 165 km, quy mô 4 làn xe. Giai đoạn quy hoạch sau 2030.

    Bên cạnh đó, một đường quốc lộ cũng được đầu tư. Đó là quốc lộ 4H3 với điểm đầu giao 4H tại Pắc Ma, Mường Tè, tỉnh Lai Châu; Điểm cuối: Cửa khẩu U Ma Tu Khoòng, Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Đây là một điều kiện rất thuận lợi để tỉnh Lai Châu phát triển kinh tế và giao lưu với các tỉnh thành khác. 

    3.2. Đường thủy – đường không

    Tỉnh Lai Châu có các con sông lớn chảy qua như sông Đà, sông Nậm Mu, sông Nậm Na, sông Nậm So… tỉnh đã có một số những công trình làm cầu bắc qua các con sông trên để phục vụ việc đi lại và khai thác tiềm năng ở nơi đây, phục vụ cho việc phát triển kinh tế. Cụ thể, trên sông Đà có 05 cầu (Pắc Ma, Nậm Khao, Pá Mô, Nậm Nhùn, Hang Tôm). Trên sông Nậm Na: 07 cầu (Lai Hà, Nậm Pì, Pá Bon, Nậm Ban, Pa Tần, Huổi Luông, Pa Nậm Cúm). Trên sông Nậm So: 02 cầu (cầu Pa So, cầu trung tâm huyện Phong Thổ).

    Quy hoạch vùng tỉnh Lai ChâuVị trí sông Đà chảy vào đất Việt (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Về cảng và bến thủy: Hiện tại tỉnh mới chỉ có 01 bến phà (phà Pá Ngừa, xã Tà Mít, huyện Than Uyên) trên vùng hồ thủy điện Bản Chát đã được đầu tư theo quy hoạch. Các bến thủy và cảng còn lại vẫn chưa được đầu tư theo quy hoạch do chưa có nguồn lực đầu tư, nhu cầu chưa cao, việc thu hút xã hội hóa còn gặp nhiều khó khăn. 

    Về tình hình phát triển đường hàng không của tỉnh. Theo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc đang được trình phê duyệt: cảng hàng không Lai Châu được quy hoạch đạt cấp 3C, công suất thiết kế 0.5 triệu hành khách, lộ trình xây dựng đến năm 2030.

    4. Dự án trọng điểm

    4.1. Tuyến kết nối Lai Châu với cao tốc Nội Bài – Lào Cai

    Quy mô dự án gồm 2 tuyến. Tuyến 1 kết nối Lai Châu với cao tốc Nội Bài – Lào Cai với chiều dài khoảng 147km, quy mô cấp 3 miền núi. Điểm đầu dự án tại nút giao IC16 của đường cao tốc Nội Bài – Lào, điểm cuối tại thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu. Tuyến 2 kết nối Nghĩa Lộ (Yên Bái) với cao tốc Nội Bài – Lào Cai có chiều dài khoảng 53km, đường cấp 4 miền núi.

    Quy hoạch vùng tỉnh Lai ChâuDự án tuyến cao tốc Nội Bài –  Lào Cai (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Tổng vốn đầu tư: Dự án được đầu tư bằng nguồn vốn của Ngân hàng phát triển châu Á, Chính phủ Australia và nguồn vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam, với tổng mức đầu tư hơn 5,300 tỷ đồng.

    Theo kế hoạch, thời gian thực hiện dự án sẽ hoàn thành vào tháng 6/2024. Việc hoàn thành dự án kết nối giao thông miền núi phía Bắc sẽ nâng cao hiệu quả khai thác đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai, tăng cường khả năng liên kết giữa các tỉnh và các vùng kinh tế, tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội của khu vực.

    4.2. Dự án Hầm đường bộ qua đèo Hoàng Liên kết nối thị xã Sapa, tỉnh Lào Cai với huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu.

    Dự án có vị trí điểm đầu tại km78 quốc lộ 4D, điểm cuối dự kiến tại điểm đấu nối vào trục đường D1 theo quy hoạch chi tiết khu dân cư tổ 13, phường Ô Quý Hồ, thị xã Sapa, tỉnh Lào Cai, được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp 3 miền núi, tổng chiều dài tuyến khoảng 8,8km, trong đó chiều dài hầm 2.5km, cầu và đường dẫn dài 6.3km. 

    Tổng vốn đầu tư dự án hầm đường bộ Hoàng Liên có tổng mức đầu tư khoảng 3,300 tỷ đồng với thời gian thực hiện vào năm 2020 – 2025.

    Quy hoạch vùng tỉnh Lai Châu

    Quốc lộ 4D hiện tại qua đèo Hoàng Liên (Nguồn: Sen Vảng tổng hợp)

    Theo UBND tỉnh Lai Châu, dự án hầm đường bộ qua đèo Hoàng Liên hoàn thành sẽ giúp các phương tiện giảm được 22km đường đèo Hoàng Liên trên quốc lộ 4D. Hiện nay xe con đi 22km đường đèo mất khoảng 52 phút; xe tải, xe chở container đi qua đèo mất khoảng 120 phút. Nếu có hầm đường bộ, thời gian đi lại của các loại xe trên chỉ còn 11 phút.

    Trên đây là những thông tin nổi bật về quy hoạch vùng tỉnh Lai Châu đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Chúng tôi hy vọng rằng, bài viết trên có thể giúp bạn đọc có thêm nhiều thông tin trước khi quyết định đầu tư, gắn bó với mảnh đất này.

    Ngoài ra, để có thể nắm rõ chi tiết thông tin tổng hợp và phân tích quy hoạch vùng tỉnh Lai Châu đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với các bản đồ và dữ liệu chính xác, chất lượng, bạn đọc có thể liên hệ tại địa chỉ website: https://senvangdata.com/

    Nguồn tổng hợp: Sen Vàng Group – BTV Quang Linh

    Thông tin liên hệ: 

    Website: https://senvangdata.com/

    Hotline: 0948.48.48.59

       Để không bỏ lỡ những thông tin chi tiết về Kinh tế - Xã hội, Quy hoạch và Thị trường Bất động sản tỉnh Lai Châu, quý vị vui lòng tham khảo Báo cáo nghiên cứu thị trường tỉnh Lai Châu hoặc Đăng ký/ Đăng nhập vào Website Sen Vàng Data để truy cập được hơn 10,000 dữ liệu Bất động sản.

     

    Thẻ : quy hoạch Bắc Trung Bộ, Quy hoạch vùng tỉnh Lai Châu, Quy hoạch sử dụng đất Lai Châu, Quy hoạch hạ tầng giao thông Lai Châu, dự án trọng điểm tỉnh Lai Châu,

      ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VỚI SEN VÀNG GROUP

      Nội dung Qúy công ty cần tư vấn :

      "Cảm ơn Qúy công ty, sau khi điền thông tin, Sen Vàng sẽ liên hệ với Qúy công ty để xác nhận trong thời gian 48h!
      Chúc Qúy công ty ngày càng phát triển và thịnh vượng!

      Qúy công ty có thể liên hệ trực tiếp số Hotline Sen Vàng Group 0948484859 nếu cần gấp!

      Trân trọng! "

      TOP