Quy hoạch vùng tỉnh Đồng Tháp đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050

  • 31 Tháng mười, 2022
  • Tỉnh Đồng Tháp là đầu mối giao thương quốc tế và có vai trò quan trọng trong chiến lược quốc phòng an ninh của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Chi tiết quy hoạch vùng tỉnh Đồng Tháp được nêu đầy đủ và cụ thể trong Quyết định số 620/QĐ-UBND ngày 04/07/2014 về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Đồng Tháp đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050. 

    Trong bài viết này, Sen Vàng Group sẽ tổng hợp lại một số điểm nổi bật để bạn đọc có thể nhanh chóng nắm bắt được tổng quan về quy hoạch vùng tỉnh Đồng Tháp trong giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. 

    Cầu Vàm Cống – Đồng Tháp (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Mục tiêu quy hoạch – Quy hoạch tỉnh Đồng Tháp

    Mục tiêu quy hoạch tỉnh Đồng Tháp nhằm cụ thể hóa quy hoạch xây dựng vùng và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tích hợp chiến lược phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Sớm đưa vị thế phát triển của Đồng Tháp thành một trong những tỉnh dẫn đầu của vùng đồng bằng sông Cửu Long có kết cấu hạ tầng đô thị và nông thôn theo hướng hiện đại, văn minh.

    Định hướng tổ chức không gian toàn vùng đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050 làm cơ sở để chỉ đạo các ngành, các cấp trong việc lập các dự án quy hoạch chuyên ngành, các chương trình đầu tư và hoạch định các chính sách phát triển. Làm công cụ quản lý kiểm soát phát triển hài hòa và bền vững, tạo cơ hội thu hút đầu tư.

    Phạm vi nghiên cứu – Quy hoạch tỉnh Đồng Tháp

    Phạm vi nghiên cứu bao gồm toàn bộ địa giới hành chính tỉnh Đồng Tháp với tổng diện tích tự nhiên 3,376.95 km2, bao gồm thành phố Cao Lãnh, thành phố Sa Đéc, thị xã Hồng Ngự và 09 huyện: Tân Hồng, Hồng Ngự, Tam Nông, Thanh Bình, Tháp Mười, Cao Lãnh, Lấp Vò, Lai Vung và Châu Thành.

    Những điểm nổi bật trong quy hoạch vùng tỉnh Đồng Tháp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

    1. Định hướng phát triển không gian

    Định hướng phát triển không gian đô thị – công nghiệp vùng tỉnh Đồng Tháp đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 chia thành 5 vùng là: 

    • Vùng đô thị – công nghiệp trung tâm vùng tỉnh. Bao gồm thành phố Cao Lãnh, thị trấn Mỹ Thọ, thị trấn Thanh Bình gắn với khu vực phát triển các KCN Trần Quốc Toản, KCN Ba Sao. 
    • Vùng đô thị – công nghiệp Sa Đéc. Bao gồm các đô thị như TP. Sa Đéc, TT. Cái Tàu Hạ liên kết thành vùng đô thị; các khu CCN tại Sa Đéc và dọc tuyến QL80 là những yếu tố góp phần thúc đẩy quá trình đô thị hóa.
    • Vùng đô thị khu kinh tế cửa khẩu Đồng Tháp. Bao gồm vùng phát triển đô thị TP. Hồng Ngự, TT. Sa Rài và các đô thị mới như TT. Thường Thới (huyện Hồng Ngự), đô thị mới Thường Phước, đô thị mới Dinh Bà. Bên cạnh đó là vùng phát triển kinh tế cửa khẩu có khu phi thuế quan, các khu CCN tập trung, cảng sông.
    • Vùng đô thị Phía Đông, trong đó vùng phát triển đô thị bao gồm ĐT. Mỹ An là đô thị cửa ngõ phía Đông của tỉnh, ĐT. Trường Xuân liên kết thành vùng phát triển đô thị dọc QL30B. CCN tập trung tại ĐT. Mỹ An và ĐT. Trường Xuân tạo động lực phát triển cho khu vực phía Đông của tỉnh.
    • Vùng đô thị – công nghiệp Sông Hậu. Bao gồm vùng phát triển đô thị TT. Lấp Vò, ĐT. Phong Hòa, ĐT Định Yên và ĐT Tân Thành là chuỗi đô thị – công nghiệp dọc Sông Hậu, phát triển dọc QL54 với các khu KCN tập trung thúc đẩy đô thị hóa, tạo động lực phát triển kinh tế cho vùng phía Nam.

    Bản đồ định hướng phát triển không gian vùng tỉnh Đồng Tháp (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp) 

    2. Quy hoạch sử dụng đất 

    Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 Đồng Tháp xác định ranh giới và công khai diện tích đất trồng lúa, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng cần bảo vệ nghiêm ngặt; bảo đảm lợi ích giữa các khu vực có điều kiện phát triển công nghiệp, đô thị, dịch vụ với các khu vực giữ nhiều đất trồng lúa. Quản lý sử dụng đất theo đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, nhất là khu vực sẽ chuyển mục đích sử dụng đất.

    Cơ cấu sử dụng đất năm 2020 của tỉnh Đồng Tháp là 81.91% đất nông nghiệp và 18.01% là đất phi nông nghiệp. Theo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030, tỷ lệ đất phi nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp tăng nhẹ lên 20.63%, đất nông nghiệp giảm nhẹ còn 79.37%. 

    Diện tích đất nông nghiệp quy hoạch đến năm 2030 là 268,438 ha, giảm 8,611 ha tương ứng với 2.54% so với cơ cấu sử dụng đất năm 2020. Nhìn chung, diện tích đất nông nghiệp ở tỉnh Đồng Tháp chiếm phần trăm tương đối lớn, cơ cấu sử dụng đất tỉnh Đồng Tháp quy hoạch đến năm 2030 không thay đổi nhiều so với hiện trạng năm 2020.

    Biểu đồ Cơ cấu sử dụng đất năm 2020 và Quy hoạch sử dụng đất năm 2030 của tỉnh Đồng Tháp (Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi Trường) 

    Việc chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất năm 2030 về cơ bản phù hợp với định hướng phát triển của vùng tỉnh Đồng Tháp, ứng với mục tiêu tập trung cho phát triển kinh tế và chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển dịch vụ, đô thị để tăng nguồn thu cho ngân sách; đẩy mạnh việc đấu giá quyền sử dụng đất.

    3. Hạ tầng giao thông 

    3.1. Đường bộ 

    Giai đoạn đến năm 2030 tỉnh Đồng Tháp xác định mạng lưới giao thông là huyết mạch nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng. Trong năm qua, Đồng Tháp đã triển khai thực hiện nhiều dự án đầu tư xây dựng, nâng cấp và mở rộng nhiều tuyến đường giao thông quan trọng theo hướng đồng bộ, kết nối liên vùng.

    Các công trình lớn của Trung ương và của tỉnh đã hoàn thành và dự kiến hoàn thành, góp phần rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn. Trong đó, có thể kể đến các dự án như: nâng cấp Quốc lộ 30 đoạn Cao Lãnh – Hồng Ngự; hệ thống giao thông kết nối hạ tầng du lịch và nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp; đường Sở Tư pháp kết nối đường Tân Việt Hòa; đường ĐT 846 đoạn từ Tân Nghĩa đến Quốc lộ 30; dự án cao tốc Mỹ An – Cao Lãnh, đường cao tốc An Hữu – Cao Lãnh.

     

    Bảng thống kê hệ thống giao thông chính tỉnh Đồng Tháp (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Theo dự kiến đầu tư của Bộ Giao thông vận tải, dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc An Hữu – Cao Lãnh sẽ khởi công trong năm 2023, cơ bản hoàn thành trong năm 2025 và đưa vào sử dụng vào năm 2026. Đường có chiều dài gần 27.43 km, đi qua địa phận hai tỉnh Đồng Tháp và Tiền Giang, tổng mức vốn đầu tư dự kiến 6,029 tỷ đồng.

    Trong số đó, dự án thành phần 1 triển khai trên địa bàn huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, dài gần 18.2 km, vốn đầu tư 4,307 tỷ đồng; dự án thành phần 2 thuộc huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, dài gần 9.23 km, vốn đầu tư 1,722 tỷ đồng. Giai đoạn 1, công trình có quy mô 4 làn xe cao tốc hạn chế, bề rộng nền đường 17 m. Giai đoạn hoàn thiện, đường có 4 làn xe cao tốc hoàn chỉnh, bề rộng nền đường 24.75 m. Nhu cầu sử dụng đất toàn dự án gần 141 ha, trong đó nhu cầu sử dụng đất đoạn qua địa bàn tỉnh Đồng Tháp gần 87.41 ha.

    quy hoạch tỉnh đồng tháp

     Sơ đồ định hướng phát triển hệ thống giao thông đường bộ tỉnh Đồng Tháp (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Giai đoạn đến năm 2025 tỉnh Đồng Tháp sẽ ưu tiên đầu tư hoàn chỉnh các tuyến giao thông kết nối trọng điểm mang tính kết nối liên vùng, các tuyến giao thông chính, các trục chính đô thị, trực tuyến kết nối các đô thị, khu cụm công nghiệp.

    3.2. Đường thủy

    Hệ thống cảng biển hiện hữu bao gồm: Cảng Trần Quốc Toản tiếp nhận tàu có tải trọng đến 3,000 DWT; Cảng Sa Đéc tiếp nhận tàu có tải trọng đến 5,000 DWT; Cảng xăng dầu Trần Quốc Toản tiếp nhận tàu có tải trọng đến 5,000 DWT

    quy hoạch tỉnh đồng tháp

    Sơ đồ định hướng phát triển đường thủy tỉnh Đồng Tháp (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Hệ thống cảng sông bao gồm: Khu bến Lấp Vò nằm trên sông Hậu gần phà Vàm Cống, có khả năng bốc dỡ cho tàu 10,000 DWT với diện tích khoảng 11.6 ha; Cảng Bảo Mai tiến hành nâng cấp đạt quy mô 25,000 m2; Cảng Phong Hòa nằm trên sông Hậu gần vị trí giao với kênh Mương Khai – Đốc Phủ Hiền,có khả năng bốc dỡ cho tàu 10,000 DWT với diện tích khoảng 20 ha; Cảng Hồng Ngự nằm trên sông Hậu thuộc xã An Bình A – TX. Hồng Ngự,có khả năng bốc dỡ cho tàu 10,000 DWT. Các cảng hiện hữu (khu bến Cao Lãnh, khu bến Sa Đéc, cảng sông Sa Đéc, cảng xăng dầu Cao Lãnh) được nâng cấp để đảm bảo cho tàu 10,000 DWT trở lên thông qua.

    quy hoạch tỉnh đồng tháp

    Một góc Cảng Sa Đéc tỉnh Đồng Tháp (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    4. Dự án trọng điểm 

    4.1. Dự án Mekong Smart City

    Mekong Smart City nằm tại thị xã Tân Châu (An Giang) và huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp). Đây là siêu dự án hiện đại với 11 dự án thành phần được triển khai tại ĐBSCL, gồm hàng loạt các dự án con như khu đô thị, khu du lịch, khu chế xuất, khu nhà ở, khu công nghiệp, khu nông nghiệp, làng nghề, cảng biển, trung tâm dịch vụ hậu cần, trung tâm nghiên cứu.

    Trong đó, 4 dự án được ưu tiên triển khai thực hiện thủ tục đầu tư giai đoạn 2022 – 2025 gồm có: Khu đô thị thông minh Rồng Xanh, Khu du lịch làng nghề Bùi Thanh Thuỷ, Khu đô thị 250 ha tại Cồn Chính Sách và Cảng biển Mekong (Thường Phước).

    quy hoạch tỉnh đồng tháp

    Mặt bằng dự án Khu đô thị thông minh Rồng Xanh, Làng nghề Du lịch Bùi Thanh Thủy (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Dự án với ý nghĩa mở ra nhiều cơ hội mới về phát triển du lịch, thu hút du khách ghé thăm An Giang và Đồng Tháp, tạo thêm công ăn việc làm cho lao động địa phương, đồng thời thu hút lực lượng lao động chuyên gia từ nước ngoài, nâng cao thu nhập và ổn định đời sống cho người dân nơi tiểu vùng sông Mekong.

    4.2. Dự án khu đô thị Mỹ Hòa và khu đô thị Đốc Minh Kiều 

    Hai khu đô thị Mỹ Hòa và Đốc Minh Kiều Kiều với diện tích hơn 550 ha, đều nằm trong khu vực trung tâm xã Mỹ Hòa và xã Đốc Binh Kiều, thuộc huyện Tháp Mười, được quy hoạch theo tiêu chí đô thị loại V. 

    KĐT mới Mỹ Hòa:

    • Phạm vi lập quy hoạch: 255 ha trên tổng diện tích 3,433 ha toàn xã.
    • Khu vực nghiên cứu dự kiến: vùng bán kính 10 – 20 km tính từ trung tâm xã Mỹ Hòa, gồm vùng thị trấn Mỹ An – Trường Xuân và vùng lân cận của huyện Tân Thạnh, Tân Hưng, tỉnh Long An.
    • Tính chất: trung tâm hành chính, kinh tế, văn hoá xã hội, thương mại dịch vụ của xã Mỹ Hoà.

    KĐT Đốc Binh Kiều:

    • Phạm vi lập quy hoạch: 305 ha trên tổng diện tích 3,345 ha toàn xã.
    • Khu vực nghiên cứu: vùng bán kính 10 – 20 km tính từ trung tâm xã Đốc Binh Kiều, bao gồm vùng xã Mỹ An – thị trấn Mỹ An, vùng lân cận huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang và vùng lân cận của huyện Tân Thạnh, Tân Phước, tỉnh Long An.
    • Tính chất: là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa xã hội, thể dục thể thao của xã Đốc Binh Kiều và là đô thị kinh tế, thương mại – dịch vụ phía Đông huyện Tháp Mười.quy hoạch tỉnh đồng tháp

    Thị trấn Mỹ An, Huyện Tháp Mười (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Dự án nhằm mục đích cụ thể hóa quy hoạch xây dựng vùng huyện Tháp Mười gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

    Trên đây là những thông tin nổi bật về quy hoạch vùng tỉnh Đồng Tháp đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050. Hy vọng rằng, bài viết trên đã có thể giúp bạn đọc có thêm nhiều thông tin trước khi quyết định đầu tư vào địa phương này. 

    Ngoài ra, để có thể nắm rõ chi tiết thông tin tổng hợp và phân tích quy hoạch vùng tỉnh Đồng Tháp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với các bản đồ và dữ liệu chính xác, chất lượng, bạn đọc có thể liên hệ tại địa chỉ Cổng thông tin Senvangdata.

    Nguồn tổng hợp: Sen Vàng Group – BTV Huyền Lan

    Thông tin liên hệ: 

    Website: http://senvangdata.com/

    Hotline: 0948.48.48.59

    Thẻ : quy hoạch tỉnh đồng tháp, cơ cấu sử dụng đất đồng tháp, bản đồ quy hoạch đồng tháp,

      ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VỚI SEN VÀNG GROUP

      Nội dung Qúy công ty cần tư vấn :

      "Cảm ơn Qúy công ty, sau khi điền thông tin, Sen Vàng sẽ liên hệ với Qúy công ty để xác nhận trong thời gian 48h!
      Chúc Qúy công ty ngày càng phát triển và thịnh vượng!

      Qúy công ty có thể liên hệ trực tiếp số Hotline Sen Vàng Group 0948484859 nếu cần gấp!

      Trân trọng! "

      TOP
      error: Content is protected !!