Quy hoạch vùng tỉnh An Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

  • 31 Tháng mười, 2022
  • Là một tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long, An Giang sở hữu diện tích khá lớn ở miền Tây Nam Bộ, trong đó có nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, có sông nước mênh mông, có núi non kỳ vĩ, có rừng tràm, có đồng ruộng bát ngát,… Trong xu hướng phát triển vùng ven, An Giang cũng là điểm đến của nhiều nhà đầu tư bất động sản. Chi tiết quy hoạch tỉnh An Giang được nêu đầy đủ và rõ ràng trong Quyết định số 783/QĐ-TTg ngày 08/6/2020 về việc Phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch tỉnh An Giang thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

    Dưới đây, hãy cùng Sen Vàng Group tìm hiểu về quy hoạch vùng tỉnh An Giang để có cái nhìn tổng quan trước khi đưa ra những quyết định đầu tư vào thị trường này.

    Cánh cổng chùa Koh Kas (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Mục tiêu quy hoạch – Quy hoạch tỉnh An Giang

    Quy hoạch An Giang nhằm mục tiêu cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng ở cấp tỉnh về không gian các hoạt động kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, hệ thống đô thị và phân bố dân cư nông thôn, kết cấu hạ tầng, phân bổ đất đai, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên cơ sở kết nối quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn.

    Phạm vi quy hoạch – Quy hoạch tỉnh An Giang

    Phần lãnh thổ tỉnh An Giang với tổng diện tích tự nhiên là 3,526.7 km2.

    • Phía Tây Bắc giáp Vương quốc Campuchia;

    • Phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang;

    • Phía Đông Nam giáp thành phố Cần Thơ;

    • Phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp.

    Những điểm nổi bật trong quy hoạch vùng tỉnh An Giang đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

    1. Định hướng phát triển không gian

    Theo quy hoạch chung xây dựng vùng tỉnh An Giang đến năm 2030, tầm nhìn năm 2050, An Giang được chia thành 3 tiểu vùng:

    • Tiểu vùng 1: Tiểu vùng trung tâm bao gồm TP. Long Xuyên, Huyện Châu Thành và Huyện Thoại Sơn; phát triển đô thị, công nghiệp tập trung, thương mại – dịch vụ, du lịch và nông nghiệp công nghệ cao, khai thác nuôi trồng thủy sản.

    • Tiểu vùng 2: Tiểu vùng nông nghiệp – thủy sản bao gồm TX. Tân Châu, Huyện Phú Tân, Huyện Chợ Mới và một phần Huyện An Phú (ranh giới là bờ Đông sông Hậu); phát triển nông nghiệp chuyên canh, nuôi trồng thủy sản, phát triển du lịch sinh thái, du lịch vùng sông nước, bảo tồn sinh học và phát triển kinh tế cửa khẩu qua cửa khẩu Vĩnh Xương.

    • Tiểu vùng 3: Bao gồm TP. Châu Đốc, TX. Tịnh Biên, Huyện Châu Phú, Huyện Tri Tôn, một phần huyện An Phú (ranh giới là bờ Tây sông Hậu); phát triển công nghiệp tập trung, khai thác khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản; phát triển thương mại dịch vụ cửa khẩu; phát triển du lịch văn hóa tín ngưỡng, du lịch sinh thái, dịch vụ tham quan mua sắm và phát triển nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản.

    Quy hoạch tỉnh An Giang

    Biểu đồ phân vùng phát triển không gian tỉnh An Giang (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Trong đó, thành phố Long Xuyên chủ trương phát triển trên nền tảng “02 Trục Động Lực và 04 Trung Tâm Chính” nhằm kết nối vùng tỉnh mạnh mẽ, kết nối nông nghiệp với đô thị và dành nhiều không gian cho nước.

    Đến năm 2030, quy mô đất xây dựng đô thị của An Giang dự báo đạt 15,000-16,000ha, quy ô đất xây dựng công nghiệp dự báo đạt 2,000-2,200ha.

    Quy hoạch tỉnh An Giang

    Cơ cấu sử dụng đất tỉnh An Giang (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Thành phố Long Xuyên đóng vai trò là trung tâm phát triển tỉnh Long An. Cơ cấu đất nội thị của thành phố Long Xuyên đến năm 2035 có sự thay đổi rõ rệt so với năm 2025, cụ thể: tỷ lệ đất dân dụng tăng 8.1%, đất ngoài dân dụng tang 3.4%, đất khác 11.51%. Diện tích đất khác thay đổi đáng kể là do sự thay đổi của diện tích đất nông nghiệp, giảm 1,227.32 ha.

    3. Hạ tầng giao thông

    3.1 Đường bộ – đường không

    Theo Quy hoạch vùng Đồng bằng Sông Cửu Long thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn năm 2050, tỉnh An Giang có 7 quốc lộ đi qua, gồm 3 tuyến quốc lộ hiện hữu (QL91, QL91C, tuyến N1) và 4 QL quy hoạch mới: tuyến N2, QL80B (hiện hữu là TL942, 954, 952), QL80C (hiện hữu là TL945), QL91D.

    Dự án cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – An Giang  (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Sân bay An Giang nằm ở vị trí xã Cần Đăng, huyện Châu Thành được quy hoạch giai đoạn sau năm 2020 sẽ tiếp nhận loại máy bay A321 và tương đương, đạt tiêu chuẩn sân bay cấp 4C đối với hoạt động dân dụng và sân bay cấp II đối với hoạt động quân sự.

    Hệ thống các tuyến đường thủy phát triển đa dạng, tạo thành mạng lưới đường thủy đặc trưng của tỉnh An Giang.

    Ngoài ra, tỉnh quy hoạch, xem xét nâng cấp và hoàn thiện các cảng chuyên dùng phục vụ xuất, nhập các sản phẩm xăng, dầu, xi măng như: Cảng nhà máy xi măng An Giang; Cảng xăng dầu Vịnh Tre, Long Xuyên, Thoại Sơn, Mỹ Thới, Cảng công ty CP bê tông ly tâm An Giang, cảng Phú Tân với các bến trung tâm: Chi Lăng, Tri Tôn, Núi Sập, Châu Thành, Bình Đức, Vàm Cống. 

    Biểu đồ định hướng phát triển giao thông tỉnh An Giang (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Địa hình, thủy văn tỉnh tạo nên hệ thống cảng bến dày đặc, phục vụ nhu cầu vận tải hàng hóa và di chuyển nội ngoại tỉnh, tuy nhiên quy mô nhỏ.

    Theo Quyết định số 456/QĐ-TTg, ngày 22/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đồ án quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế cửa khẩu An Giang đến năm 2030, quy mô đất xây dựng tập trung sẽ đạt khoảng 3,600 ha – 3,700 ha, trong đó: 

    • Đất xây dựng khu vực cửa khẩu (gồm các khu dịch vụ, quản lý, phi thuế quan và phụ trợ): 500 ha – 520 ha; 

    • Đất xây dựng và phát triển đô thị: 3100 ha – 3200 ha; 

    • Đất xây dựng các khu dân cư nông thôn: 2250 ha – 2300 ha.

    Quy hoạch tỉnh An Giang

    Sơ đồ Khu kinh tế cửa khẩu An Giang (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Mục tiêu xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu An Giang nhằm hình thành khu quản lý, kiểm soát cửa khẩu và khu phi thuế quan tại các cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương, Tịnh Biên và cửa khẩu chính Khánh Bình. Đồng thời, đảm bảo an ninh quốc phòng, tạo môi trường đầu tư thu hút các nhà đầu tư và phát triển chuỗi đô thị gồm Tân Châu, Tịnh Biên, Nhà Bàng.

    Hiện tại, kinh tế cửa khẩu chưa thể trở thành động lực phát triển kinh tế của tỉnh, hoạt động của các khu kinh tế cửa khẩu khá trầm lắng, tốc độ tăng trưởng thấp. Do đó, cần nhanh chóng thực hiện tốt quy hoạch, dần phát huy thế mạnh đường biên giới dài, vị trí cửa ngõ của tỉnh An Giang.

    Theo quyết định số 2098/QĐ-TTg ngày 27/12/2017 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Núi Sam, tỉnh An Giang đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, dự án Khu Du lịch Quốc gia Núi Sam có quy mô 1,487 ha tại phường Núi Sam, TP. Châu Đốc tập trung phát triển khu du lịch với 8 phân khu chức năng chính bao gồm:

    • Phân khu đô thị cũ, để bảo tồn kiến trúc, văn hóa truyền thống Châu Đốc;

    • Phân khu công trình công cộng, nhà ở kết hợp dịch vụ du lịch; 

    • Phân khu công viên văn hóa  du lịch, vui chơi giải trí, thể thao, nghỉ dưỡng;

    • Phân khu du lịch sinh thái kết hợp dịch vụ; phân khu cơ sở lưu trú nghỉ dưỡng;

    • Phân khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái; phân khu nghỉ dưỡng kết hợp nông nghiệp sạch (Eco-Farm); 

    • Phân khu du lịch văn hóa  – tâm linh, lễ hội núi Sam.

    Quy hoạch tỉnh An Giang

    Khu du lịch Cáp treo Núi Sam (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Dự án có mục tiêu trước năm 2025 phát triển khu du lịch Núi Sam đáp ứng các tiêu chí của Khu Du lịch Quốc gia đến năm 2030, Khu Du lịch Quốc gia Núi Sam trở thành trung tâm du lịch đặc sắc về văn hóa tâm linh của vùng đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.

    Trên đây là những thông tin tổng quan về quy hoạch tỉnh An Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Mong rằng những thông tin trên giúp cho các nhà đầu tư có cái nhìn sơ bộ về tỉnh trước khi đưa ra các quyết định để tham gia đầu tư vào thị trường khu vực này.

    Ngoài ra, để có thể nắm rõ chi tiết thông tin tổng hợp và phân tích quy hoạch vùng tỉnh An Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 với các bản đồ và dữ liệu chính xác, chất lượng, bạn đọc có thể liên hệ tại địa chỉ Cổng thông tin  Bất động sản Senvangdata. 

    Nguồn tổng hợp: Sen Vàng Group – BTV Đàm Hằng

    Thông tin liên hệ: 

    Website: hhttps://senvangdata.com/

    Hotline: 0948.48.48.59

    Thẻ : quy hoạch tỉnh An Giang, cơ cấu sử dụng đất an giang, bản đồ quy hoạch an giang,

      ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VỚI SEN VÀNG GROUP

      Nội dung Qúy công ty cần tư vấn :

      "Cảm ơn Qúy công ty, sau khi điền thông tin, Sen Vàng sẽ liên hệ với Qúy công ty để xác nhận trong thời gian 48h!
      Chúc Qúy công ty ngày càng phát triển và thịnh vượng!

      Qúy công ty có thể liên hệ trực tiếp số Hotline Sen Vàng Group 0948484859 nếu cần gấp!

      Trân trọng! "

      TOP
      error: Content is protected !!