Thành phố Hạ Long là thủ phủ, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, thương mại, dịch vụ của tỉnh Quảng Ninh. Đến nay thành phố đã có những bước phát triển mạnh mẽ trên các mặt kinh tế – xã hội với tốc độ đô thị hóa nhanh, bộ mặt đô thị, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và dịch vụ đã có sự thay đổi nhanh chóng, đồng bộ và hiện đại, là đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh. Quy hoạch chi tiết vùng thành phố Hạ Long được xác định theo Quyết định số 710/QĐ-TTg ngày 07/06/2019 của Thủ tướng chính phủ về Quyết định Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Hạ Long đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050.
Trong bài viết này, Sen Vàng Group sẽ tổng hợp lại một số điểm nổi bật để bạn đọc có thể nhanh chóng nắm bắt được tổng quan về quy hoạch vùng thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2040 và tầm nhìn đến năm 2050.
Nâng cao vai trò, vị thế của thành phố Hạ Long nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung trong khu vực và quốc tế. Xây dựng thành phố Hạ Long theo hướng phát triển bền vững, phù hợp với yêu cầu tăng cường xanh và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Xây dựng, phát triển thành phố Hạ Long trở thành thành phố du lịch biển văn minh, thân thiện, là trung tâm dịch vụ – du lịch đẳng cấp quốc tế với hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội đồng bộ, hiện đại gắn với bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long.
Một góc thành phố Hạ Long (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Phạm vi lập quy hoạch bao gồm ranh giới hành chính thành phố Hạ Long, có diện tích tự nhiên khoảng 27,735.9ha. Phạm vi nghiên cứu tiếp giáp gồm các khu vực lân cận thành phố Hạ Long như: huyện Hoành Bồ, thị xã Quảng Yên và thành phố Cẩm Phả.
Thành phố phát triển theo mô hình đa cực, gắn với các hành lang phát triển gồm 5 cực (Vịnh Hạ Long, Vùng phía Đông, Vùng phía Tây và Vùng phía Bắc Vịnh Cửa Lục và Khu vực đồi núi phía Bắc), 1 hành lang ven vịnh Hạ Long và lấy vịnh Cửa Lục làm trung tâm kết nối.
Vùng I – Vịnh Hạ Long: Vịnh Hạ Long được quy hoạch bảo tồn phát triển theo dự án riêng, mở rộng không gian phát triển thành không gian di sản thiên nhiên đặc sắc.
Vùng II – Vùng phía Đông: Là trung tâm hành chính – chính trị, văn hóa cấp Tỉnh, Trung tâm tổng hợp của Thành phố Hạ Long; đô thị dịch vụ du lịch. Khu vực có vùng khai thác than.
Vùng III – Vùng phía Tây: Là trung tâm dịch vụ, du lịch và vui chơi giải trí quốc tế, đô thị dịch vụ hỗ trợ, dịch vụ cảng và công nghiệp công nghệ cao.
Vùng IV – Vùng phía Bắc Vịnh Cửa Lục: Là khu dịch vụ du lịch sinh thái, văn hóa, vui chơi giải trí, khu dự trữ phát triển các trung tâm dịch vụ công cộng cấp tỉnh như y tế, giáo dục, văn hóa, thể dục thể thao.
Vùng V – Vùng Đồi núi phía Bắc: Là Khu bảo tồn sinh thái, khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; khu du lịch sinh thái cộng đồng.
Bản đồ định hướng phát triển không gian thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Quy hoạch sử dụng đất vùng thành phố Hạ Long, Với cơ cấu sử dụng đất thành phố Hạ Long năm 2020 là 75.3% đất nông nghiệp, 21.6% đất phi nông nghiệp và 3.1% đất chưa sử dụng. Tuy nhiên theo quy hoạch sử dụng đất, đến năm 2030 tỷ trọng đất nông nghiệp chiếm 74.6%, đất phi nông nghiệp chiếm 24.1% và đất chưa sử dụng giảm xuống còn 1.3%.
Cơ cấu sử dụng đất thành phố Hạ Long năm 2020 và định hướng đến năm 2030 (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Quy hoạch đến năm 2030, diện tích đất nông nghiệp và phi nông nghiệp đều tăng nhờ chuyển đổi từ diện tích đất chưa sử dụng. Trong đó diện tích đất phi nông nghiệp tăng nhiều hơn so với diện tích đất nông nghiệp do định hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng hiện đại.
Hiện nay, mạng lưới giao thông đến thành phố Hạ Long chủ yếu bằng 3 tuyến đường: QL18, QL 279, đường tỉnh 327, ngoài ra kết nối với các tuyến trên qua đường tỉnh 328 vẫn đáp ứng được nhu cầu vận tải. Vì vậy, trong quy hoạch, thành phố xây dựng mạng lưới đường chính đô thị đáp ứng lưu lượng và khả năng thông hành; cải tạo nâng cấp đường liên khu vực hiện có.
Đối với giao thông đối ngoại, tiến hành mở rộng, nâng cấp QL18 từ 4 làn xe lên 8 làn xe; quy hoạch, xây dựng tuyến đường kết nối thành phố Hạ Long với thành phố Cẩm Phả; hoàn chỉnh tuyến bao biển khu vực phía Đông. Mở rộng tuyến cao tốc Hải Phòng – Vân Đồn, xây dựng hoàn chỉnh các nút giao tạo điều kiện thuận lợi vào các khu vực trung tâm của thành phố Hạ Long.
Bản đồ quy hoạch hạ tầng giao thông đường bộ Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Việc cải tạo và xây mới các tuyến đường có thể đáp ứng được nhu cầu mật độ giao thông đang tăng cao, quy hoạch phát triển hạ tầng giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt là cần thiết để phù hợp với sự phát triển của thành phố đến năm 2040, tầm nhìn 2050.
Với lợi thế là bờ biển dài, cùng với một số vịnh nước sâu, do đó, mật độ và số lượng cảng rất nhiều, phân bố chủ yếu ở khu vực Trung tâm thành phố và cầu Bãi Cháy.
Theo quy hoạch, tỉnh tiến hành cải tạo nâng cấp các cảng Bãi Cháy, Tuần Châu, xây mới cảng Hà Phong để phục vụ vận tải hành khách quốc tế và hoạt động du lịch trên vịnh Hạ Long.
Đồng thời, bố trí các cảng hành khách, bến thuyền tại các cụm công trình công cộng ven biển, các điểm du lịch ven biển để hỗ trợ hoạt động giao thông đường thủy. Phát triển hệ thống giao thông đường thủy thành giao thông đặc trưng thuận tiện cho du lịch tại Hạ Long.
Bản đồ quy hoạch hạ tầng giao thông đường thủy Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Đường bao biển Hạ Long – Cẩm Phả có tổng chiều dài 18.7km, thiết kế 6 làn xe, tổng mức đầu tư gần 2,300 tỷ đồng từ nguồn ngân sách tỉnh Quảng Ninh.
Hình ảnh dự án trọng điểm đường bao biển Hạ Long – Cẩm Phả (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Việc hoàn thiện tuyến đường này có ý nghĩa hết sức quan trọng, không chỉ là đầu nối kết nối nhanh giữa 2 thành phố lớn nhất của Quảng Ninh, giảm tải áp lực cho QL18, mà còn mở ra một không gian phát triển mới cho Quảng Ninh, nhất là lợi thế về mặt biển.
Cầu Cửa Lục 1 là dự án trọng điểm, được đầu tư nhằm từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông theo quy hoạch, phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân; khai thác hợp lý các tiềm năng, lợi thế đất đai trong khu vực; phát triển và mở rộng không gian đô thị thành phố Hạ Long nhằm thu hút đầu tư vào địa bàn…
Công trình do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Quảng Ninh làm chủ đầu tư. Với chiến lược phát triển mới của TP Hạ Long theo hướng theo mô hình đa cực, lấy vịnh Cửa Lục là trung tâm kết nối, tỉnh Quảng Ninh quyết định đầu tư 3 cầu bắc qua vịnh Cửa Lục, gồm: cầu Cửa Lục 1, Cửa Lục 2 và Cửa Lục 3.
Bản đồ quy hoạch vị trí dự kiến xây dựng các cầu Cửa Lục (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Trên đây là những thông tin tổng quan về “Quy hoạch vùng Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050” do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng với những thông tin trên giúp chủ đầu tư, nhà đầu tư và doanh nghiệp bất động sản có cái nhìn tổng quan về tình hình quy hoạch vùng thành phố Hạ Long trong tương lai sắp tới. Ngoài ra để xem thêm các bài viết về vùng Đồng bằng Sông Hồng, anh chị, bạn đọc có thể truy cập trang web https://senvangdata.com.vn/.
|
Xem thêm nội dung các bài viết liên quan R&D chính: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực R&D
Xem thêm báo cáo thị trường các tỉnh, thành vùng ĐBSH: Báo cáo nghiên cứu thị trường Quận Tây Hồ
Khóa học R&D bạn không nên bỏ qua: https://nghiencuuphattrien.senvangdata.com/khoahock-2
Nguồn tổng hợp: Sen Vàng Group – BTV Thương Trần
Thông tin liên hệ:
Website: https://senvangdata.com/
Hotline: 0948.48.48.59
Copyright © 2022 Bản quyền thuộc về SEN VÀNG GROUP