Quy hoạch vùng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thời kỳ 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050

  • 31 Tháng Mười, 2022
  • Bà Rịa – Vũng Tàu là một tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Nam Bộ, Việt Nam. Được thiên nhiên ưu ái ban tặng nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú (đặc biệt là dầu khí) thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng, quy mô kinh tế liên tục tăng, giá trị sản xuất vượt trội… đã giúp tỉnh trở thành một trong những tỉnh, thành phát triển vượt trội trên cả nước. Chi tiết quy hoạch vùng thành phố được nêu đầy đủ và cụ thể trong Quyết định số 1442 QĐ/TTg ngày 23/09/2020 của Thủ tướng chính phủ Quyết định về Phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

    Trong bài viết này, Sen Vàng Group sẽ tổng hợp lại một số điểm nổi bật để bạn đọc có thể nhanh chóng nắm bắt được tổng quan về quy hoạch vùng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thời kỳ 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050. 

    Một góc thành phố Vũng Tàu (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Mục tiêu quy hoạch Bà Rịa – Vũng Tàu

    Cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về không gian các hoạt động kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, hệ thống đô thị và phân bổ dân cư nông thôn, kết cấu hạ tầng, phân bổ đất đai, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên cơ sở kết nối quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn. 

    Phạm vi nghiên cứu quy hoạch Bà Rịa – Vũng Tàu

    Phạm vi quy hoạch Bà Rịa Vũng Tàu có tổng diện tích là 1,988.64 km2. Sau đây là ranh giới quy hoạch của tỉnh:

    • Phía Đông: giáp Bình Thuận

    • Phía Tây: giáp TP. HCM

    • Phía Nam: giáp biển Đông

    • Phía Bắc: giáp Đồng Nai

    Những điểm nổi bật trong quy hoạch vùng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050

    Tỉnh định hướng phát triển không gian cho các hoạt động kinh tế – xã hội hướng đến mục tiêu phát triển bền vững cả 3 trụ cột kinh tế –  xã hội  – môi trường, phù hợp với bối cảnh quốc tế. 

    Bố trí không gian phát triển kinh tế của tỉnh hiện nay cơ bản đảm bảo phân vùng phát triển hợp lý, hình thành 4 vùng lãnh thổ phát triển, tương ứng với các trụ cột phát triển kinh tế của tỉnh: 

    • Vùng phát triển kinh tế công nghiệp – cảng biển

    • Vùng phát triển kinh tế du lịch – dịch vụ

    • Vùng phát triển nông nghiệp và cân bằng sinh thái

    • Vùng phát triển kinh tế biển – hải đảo 

    Bản đồ tổ chức không gian và phân vùng chức năng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2030 (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Theo quy hoạch, trong tương lai, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ mở rộng thêm 1000ha  nhằm phát triển các khu đảo, khu đô thị hiện hữu, khu công nghiệp – cảng, khu Bắc Vũng Tàu và khu phát triển du lịch ven biển. 

    Biểu đồ Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2025, năm 2030 (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Theo quy hoạch đến năm 2030, cơ cấu sử dụng đất của tỉnh có sự thay đổi như sau: tỷ trọng đất nông nghiệp giảm, tỷ trọng đất phi nông nghiệp tăng lên. Điều này là phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế công nghiệp – dịch vụ, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế trọng điểm số 1 của tỉnh. 

    3.1. Đường bộ

    Những năm qua, hệ thống giao thông của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu từng bước được đầu tư hoàn chỉnh, đồng bộ, hiện đại. Theo quy hoạch đến năm 2030, tỉnh sẽ dành gần 1 tỷ USD để đầu tư, xây dựng và hoàn thiện 20 dự án công trình giao thông quan trọng giúp kết nối, tạo điều kiện thuận lợi trong giao thông giao thương giữa tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và các khu vực lân cận, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh.

    Bản đồ định hướng phát triển giao thông tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Theo đó, xây mới CT28 thuộc tuyến Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, CT.41 – Cao tốc Vành đai 4, Tuyến tránh QL.55 và QL.51, Đường Ven Biển (ĐT.994). 

    Về tỉnh lộ, Quy hoạch giữ nguyên số lượng, vị trí của 12 đường tỉnh theo hiện trạng, tiến hành đầu tư xây dựng các đoạn tuyến chưa được hình thành, tạo thành mạng lưới giao thông thông suốt. Nâng cấp cải tạo các đoạn tuyến đi qua khu vực đô thị theo tiêu chuẩn đường đô thị như: ĐT.991, ĐT.992, ĐT.993, ĐT.995, ĐT.995B, ĐT.996…

    3.2. Đường không

    Định hướng, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ có 03 sân bay:

    • Sân bay Côn Đảo: sân bay dùng chung dân dụng và quân sự.

    • Sân bay Đất Đỏ (Hồ Tràm): mục đích đưa đón khách du lịch từ các sân bay nội địa đến dự hội thảo, tham quan nghỉ dưỡng và sử dụng các dịch vụ tại Hồ Tràm Strip.

    • Sân bay Gò Găng: thay thế sân bay Vũng Tàu hiện hữu, sẽ là sân bay trực thăng cấp III, sân bay quân sự cấp II khi có nhu cầu và sân bay dân dụng cấp 3C (ICAO).

    QUY HOẠCH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

    Hình ảnh đảo Gò Găng (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Các sân bay này nằm trong mục tiêu chiến lược phát triển vận tải hàng không đến năm 2030 và định hướng 2050 của ngành Hàng không Việt Nam là từng bước vững chắc mở rộng thị trường trên cơ sở cân đối quan hệ cung – cầu, hoàn chỉnh chính sách hợp tác kinh doanh toàn cầu.

    3.3. Đường thủy

    Theo quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam, định hướng đến năm 2030, cảng biển Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc loại cảng biển đặc biệt. Quy hoạch được thực hiện tại các khu: Khu bến Cái Mép (trong đó bao gồm bến cảng Cái Mép Hạ lưu); Khu bến Thị Vải; Khu bến Long Sơn; Khu bến sông Dinh; Bến cảng Côn Đảo; các bến cảng dầu khí ngoài khơi; các bến phao, khu neo đậu chuyển tải, tránh, trú bão. 

    Đến năm 2030 lượng hàng thông qua cảng biển Bà Rịa-Vũng Tàu dự kiến đạt khoảng từ 167-198 triệu tấn/năm; trong đó hàng container khoảng từ 8-9.5 triệu TEU/năm.

    Cảng biển Gemalink tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    3.4. Đường sắt

    Tại QH mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, hệ thống đường sắt đi qua tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được đầu tư xây mới, cụ thể là 2 dự án đường sắt Thủ Thiêm – Long Thành và Biên Hòa – Vũng Tàu.

    QUY HOẠCH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

    Vị trí 2 dự án đường sắt tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Dự án đường sắt nhẹ Thủ Thiêm – Long Thành là một trong những dự án động lực nhằm tăng cường các phương thức vận tải kết nối với Cảng Hàng không quốc tế Long Thành. Lộ trình đầu tư trong giai đoạn đến năm 2030 với tổng vốn đầu tư 40,566 tỷ đồng.

    Dự án đường sắt Biên Hòa – Vũng Tàu là một trong những dự án trọng điểm giúp giải quyết hiện trạng giao thông đang quá tải của QL.51 hiện nay, đồng thời có ý nghĩa quan trọng trong việc khai thác tối ưu được lợi thế của cụm cảng Cái Mép – Thị Vải trong vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu. Dự án thực hiện từ năm 2022, vận hành trước năm 2023 với tổng vốn đầu tư 50,882 tỷ đồng.

    4.1. Cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu

    Dự án đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu thuộc quy hoạch phát triển mạng lưới đường cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tuyến có tổng chiều dài 53.7km trong đó đoạn trên địa phận tỉnh BRVT dài 19.5km, quy mô 4-6 làn xe sau đó dần mở rộng lên 6-8 làn xe với tổng vốn đầu tư 17,837 tỷ đồng. 

    QUY HOẠCH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

    Hướng tuyến cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng sẽ trở thành tuyến đường huyết mạch trong kết nối giao thông đa phương thức kết nối các trung tâm kinh tế, khu công nghiệp, hệ thống cảng biển bao gồm kết nối và khai thác đồng bộ với đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông, từ đó, phát triển vùng Đông Nam bộ.

    4.2. Khu đô thị sinh thái Tây Nam TP. Bà Rịa

    Dự án Khu đô thị Tây Nam được quy hoạch với tính chất là khu đô thị sinh thái cao cấp, hiện đại bố trí đa dạng các tiện ích xã hội, thân thiện với môi trường và cảnh quan thiên nhiên. Cơ sở hạ tầng đồng bộ, xây dựng các công trình nhà ở theo hướng thông minh bền vững, quy mô dân số tối đa không quá 45,000 người.

    QUY HOẠCH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

    Phối cảnh Khu du lịch sinh thái Tây Nam TP. Bà Rịa (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Khu đô thị Tây Nam Bà Rịa được quy hoạch, xây dựng mang tính công cộng, giữ được nguyên hiện trạng tự nhiên của rừng ngập mặn sinh thái, đồng thời tích hợp nhiều dịch vụ nội khu sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu trong đời sống của cư dân. 

    Trên đây là những thông tin nổi bật về quy hoạch vùng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thời kỳ 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Hy vọng rằng, bài viết trên đã có thể giúp bạn đọc có thêm nhiều thông tin trước khi quyết định đầu tư vào địa phương này. 

    Ngoài ra, để có thể nắm rõ chi tiết thông tin tổng hợp và phân tích quy hoạch vùng  tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 với các bản đồ và dữ liệu chính xác, chất lượng, bạn đọc có thể liên hệ tại địa chỉ Cổng thông tin Bất động sản Senvangdata. 

     

    Nguồn tổng hợp: Sen Vàng Group – BTV Thương Trần

    Thông tin liên hệ: 

    Website: https://senvangdata.com/

    Hotline: 0948.48.48.59

    Để không bỏ lỡ những thông tin chi tiết về Kinh tế - Xã hội, Quy hoạch và Thị trường Bất động sản tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, quý vị vui lòng tham khảo Báo cáo nghiên cứu thị trường tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hoặc Đăng ký/ Đăng nhập vào Website Sen Vàng Data để truy cập được hơn 10,000 dữ liệu Bất động sản.

    Thẻ : quy hoạch vùng tỉnh, bà rịa - vũng tàu, quy hoạch tỉnh bà rịa vũng tàu, hạ tầng giao thông, dự án trọng điểm bà rịa vũng tàu,

      ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VỚI SEN VÀNG GROUP

      Nội dung Qúy công ty cần tư vấn :

      "Cảm ơn Qúy công ty, sau khi điền thông tin, Sen Vàng sẽ liên hệ với Qúy công ty để xác nhận trong thời gian 48h!
      Chúc Qúy công ty ngày càng phát triển và thịnh vượng!

      Qúy công ty có thể liên hệ trực tiếp số Hotline Sen Vàng Group 0948484859 nếu cần gấp!

      Trân trọng! "

      TOP