Thành phố Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) – mệnh danh Hòn Đảo Ngọc nằm ở điểm cực tây nam của lãnh hải Việt Nam, là khu vực có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về quốc phòng – an ninh và phát triển kinh tế. Đặc biệt, vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên tạo cho Phú Quốc bức tranh “sơn thủy hữu tình” với tiềm năng du lịch dồi dào, phong phú hấp dẫn. Chi tiết quy hoạch TP Phú Quốc đến năm 2030 được nêu đầy đủ và cụ thể trong các văn bản pháp luật gồm:
Trong bài viết này, Sen Vàng Group sẽ tổng hợp lại một số điểm nổi bật để bạn đọc có thể nhanh chóng nắm bắt được tổng quan về quy hoạch thành phố Phú Quốc giai đoạn đến năm 2030.
Thông tin quy hoạch thành phố Phú Quốc đến năm 2030 (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Mục tiêu quy hoạch thành phố Phú Quốc đến năm 2030 phát triển bền vững; hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa và bảo vệ môi trường; bảo đảm an ninh, quốc phòng vùng và quốc gia. Đưa Phú Quốc từng bước trở thành một thành phố biển đảo, trung tâm du lịch và dịch vụ cao cấp; trung tâm khoa học công nghệ của quốc gia và khu vực Đông Nam Á.
Về tính chất, xây dựng Phú Quốc là khu kinh tế – hành chính đặc biệt; trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí cao cấp quốc gia và quốc tế; trung tâm tài chính tầm cỡ khu vực. Đồng thời là đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và hàng không quốc tế; là trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ chuyên ngành; trung tâm bảo tồn sự đa dạng sinh học rừng và biển của quốc gia và khu vực và giữ vị trí đặc biệt về an ninh và quốc phòng.
Phạm vi lập điều chỉnh Quy hoạch gồm toàn bộ huyện Đảo Phú Quốc với các đô thị: thị trấn Dương Đông, thị trấn An Thới và 8 xã: Cửa Cạn, Gành Dầu, Bãi Thơm, Hàm Ninh, Cửa Dương, Dương Tơ, Thổ Châu và xã Hòn Thơm (gồm toàn bộ cụm đảo phía Nam An Thới) với tổng diện tích đất tự nhiên là 58,923 ha.
Định hướng phát triển không gian thành phố Phú Quốc đến năm 2030 theo cấu trúc chuỗi tập trung, đa trung tâm. Trong tổng diện tích thành phố Phú Quốc là 58,923 ha, phân chia cơ cấu các vùng chức năng cụ thể như sau:
Biểu đồ cơ cấu các vùng chức năng đến năm 2030 của thành phố Phú Quốc (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Theo QĐ 486/QĐ-TTg (2021) “Điều chỉnh cục bộ điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2030”, có 8 khu vực điều chỉnh (riêng KV4 không thay đổi cơ cấu) với quy mô điều chỉnh là 674.53 ha.
Quy mô sử dụng đất của Phú Quốc đến năm 2030 được điều chỉnh theo hướng bao gồm:
Theo quy hoạch điều chỉnh đến năm 2030, Phú Quốc sẽ có 3 khu đô thị lớn, 15 khu du lịch sinh thái, 2 quần thể du lịch và 5 cánh đồng vàng.
Cơ cấu sử dụng đất thành phố Phú Quốc đến năm 2030 (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Dựa trên những điều kiện về vị trí địa lý, địa hình và điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển du lịch, quy hoạch sử dụng đất thành phố Phú Quốc đến năm 2030 phù hợp để phát triển khu vực này theo hướng tích cực, toàn diện, hợp lý, nhằm đảm bảo an sinh xã hội và phát triển kinh tế – xã hội. Bên cạnh đó phát triển đồng bộ để thu hút đầu tư và tăng lượng khách du lịch đến tham quan; đưa Phú Quốc phát triển đúng với định hướng là trung tâm du lịch sinh thái, trung tâm thương mại tầm cỡ khu vực và quốc tế.
Phú Quốc hiện có 8 tuyến đường bộ chính bao quanh thành phố, số lượng ít, phân bố thưa. Các tuyến đường này được phân bố đi qua các khu đô thị đã hình thành và được quy hoạch hoặc các đường bờ biển đẹp, dễ kết nối với cảng biển để đón khách du lịch. Trong khi đó, các tuyến đường nội khu thì có phần đa dạng hơn nhưng thường nhỏ và khá hẹp.
Bản đồ giao thông thành phố Phú Quốc (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Trong giai đoạn đến năm 2030, Phú Quốc chủ trương quy hoạch hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ bằng cách xây mới, mở rộng, cải tạo các tuyến đường trên địa bàn thành phố. Trong đó, mở rộng nhiều tuyến đường với lộ giới lên đến 50m-60m, mở rộng số làn đường…
Đơn cử như dự án nâng cấp, mở rộng đường Dương Đông – Cửa Cạn – Gành Dầu trở thành trục đường chính, giảm áp lực giao thông qua khu trung tâm Phường Dương Đông, kết nối thuận tiện giữa trung tâm hành chính – khu trung tâm thương mại – cảng hàng hải.
Ngoài ra còn có các dự án xây dựng mới nhánh nối với đường trục Nam – Bắc; đường trung tâm Bãi Trường đoạn 3 và các đường nhánh tại TP Phú Quốc với gần 1,500 tỷ đồng nhằm đảm bảo có quỹ đất ven biển lớn và tuyến đường dọc bờ biển xuyên suốt phục vụ nhu cầu đi lại giải trí, du lịch cho người dân và du khách.
Phú Quốc hiện có 1 sân bay phục vụ giao thông hàng không là Sân bay Phú Quốc. Đây cũng là một trong 9 cảng hàng không quốc tế của Việt Nam; là cửa ngõ thông thương kinh tế quốc tế của Phú Quốc với các nước khác và khu vực lân cận.
Sân bay Phú Quốc có các đường bay thẳng đến các TP.Hà Nội, TP.HCM, Cần Thơ, Rạch Giá, Cam Ranh và một số nước như: Nga, Singapore, HongKong, Thái Lan, Malaysia… Có thể nói Sân bay Phú Quốc có mối quan hệ chặt chẽ, tương hỗ với phát triển kinh tế – xã hội, an ninh – quốc phòng của vùng biển đảo phía Nam và Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Hệ thống giao thông đường không của thành phố Phú Quốc (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Phú Quốc có hệ thống giao thông đường thủy phát triển với các cảng tiêu biểu là: Cảng Dương Đông (cảng cá lớn nhất Phú Quốc); Cảng Vịnh Đầm (cảng hàng hóa trọng điểm và duy nhất tại Phú Quốc); Cảng Bãi Vòng (Cảng hành khách); Cảng An Thới Phú Quốc (Cảng giao thông thương mại và lớn nhất Phú Quốc); Cảng Hàm Ninh.
Các cảng biển tại thành phố Phú Quốc (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Với tốc độ phát triển du lịch ngày càng mạnh mẽ, nhiều dự án cơ sở hạ tầng đã được thực hiện để kết nối Phú Quốc với đất liền và các điểm đến quốc tế khác. Trong đó, Dự án Cảng hành khách quốc tế Phú Quốc đã góp phần nâng tầm giá trị của khu vực này, đồng thời đáp ứng phục vụ đưa đón khách du lịch quốc tế tới du lịch với sức chở 5,000 – 6,000 hành khách và còn có thể kết hợp tiếp nhận tàu chở hàng hoặc các tàu cho mục đích an ninh – quốc phòng.
Dự án được UBND tỉnh Kiên Giang phê duyệt đầu tư theo QĐ số 555/QĐ-UBND ngày 20/3/2015, với diện tích 179.3 ha, trên địa bàn phường Dương Đông bao gồm các hạng mục: đê chắn sóng; cầu cảng; luồng và vũng quay tàu cho khách. Khu nhà ga hành khách và các công trình phụ trợ gồm: nhà bảo vệ, trạm cấp điện, trạm cấp nước, bãi đỗ xe, đường nội bộ…
Dự án cảng hành khách quốc tế Phú Quốc (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Theo văn bản số 570/UBND-KT ngày 10/5/2021 của (UBND) tỉnh Kiên Giang về việc điều chỉnh Quy hoạch xây dựng Cảng hàng không quốc tế (CHKQT) Phú Quốc đề nghị mở rộng phát triển thêm hệ thống đường cất hạ cánh, sân đỗ tàu bay; nâng cấp, mở rộng nhà ga hành khách, nhà ga hàng hóa với sức chứa lớn hơn và mở rộng sân đỗ tàu bay…
Quy hoạch cảng hàng không quốc tế Phú Quốc (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Trên đây là những thông tin nổi bật về quy hoạch thành phố Phú Quốc đến năm 2030. Hy vọng rằng, bài viết trên đã có thể giúp bạn đọc có thêm nhiều thông tin trước khi quyết định đầu tư vào địa phương này.
Ngoài ra, để có thể nắm rõ chi tiết thông tin tổng hợp và phân tích quy hoạch thành phố Phú Quốc đến năm 2030 với các bản đồ và dữ liệu chính xác, chất lượng, bạn đọc có thể liên hệ tại địa chỉ Cổng thông tin Senvangdata.
Nguồn: Tổng hợp Sen Vàng Group – BTV Phương Hà
Thông tin liên hệ:
Website: https://senvangdata.com/
Hotline: 0948.48.48.59
Copyright © 2022 Bản quyền thuộc về SEN VÀNG GROUP