Quy Hoạch phát triển khu công nghiệp – cụm công nghiệp tỉnh Bình Phước giai đoạn 2021 – 2025, tầm nhìn đến 2050

  • 24 Tháng sáu, 2024
  • Nằm ở vị trí chiến lược, là cửa ngõ giao thương giữa các vùng kinh tế trọng điểm, Bình Phước đang được định hướng trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại, phát triển giàu mạnh và văn minh. Quy hoạch phát triển khu công nghiệp – cụm công nghiệp giai đoạn 2021 – 2025, tầm nhìn đến năm 2050 đóng vai trò quan trọng trong việc hiện thực hóa mục tiêu này, góp phần thúc đẩy kinh tế – xã hội của tỉnh ngày càng phát triển bền vững. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về quy hoạch này, bao gồm định hướng phát triển, mục tiêu, và các dự án trọng điểm.

    TỔNG QUAN VỀ TỈNH BÌNH PHƯỚC

    Vị trí địa lý

    Bình Phước là tỉnh nằm ở phía Bắc vùng Đông Nam Bộ, tổng diện tích tự

    nhiên 6.875,1 km2, là tỉnh có diện tích lớn nhất miền Nam, chiếm khoảng 2% diện

    tích cả nước, 30% diện tích vùng Đông Nam Bộ ở toạ độ địa lý từ 11o07’ đến

    12o19’ độ vĩ Bắc, 106o24’ đến 107o25’ độ kinh Đông; Phía Đông giáp: Tỉnh Lâm

    Đồng, Đồng Nai; Phía Tây giáp: Tỉnh Tây Ninh, Vương Quốc Campuchia; Phía

    Nam giáp: Tỉnh Bình Dương; và Phía Bắc giáp tỉnh Đắk Nông và Vương Quốc Campuchia.

    Bình Phước có vị trí địa lý chiến lược, giữ vai trò quan trọng trong hành

    lang kinh tế mới, là 1 trong 8 tỉnh của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là cửa

    ngõ giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội giữa Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu

    Long với Tây Nguyên và với quốc tế, đặc biệt với Campuchia, Thái Lan.

    Dân số

    Thống kê dân số tỉnh Bình Phước, giai đoạn 1995 - 2021
    Thống kê dân số tỉnh Bình Phước, giai đoạn 1995 – 2021

    Vào năm 2020, dân số trung bình của tỉnh Bình Phước đạt 1.011 nghìn  người, gồm 41 dân tộc với tỷ lệ một số dân tộc chủ yếu gồm: người kinh 80,34%,  S’tiêng 9,72%, Tày 2,5%, Nùng 2,4%, Khmer 1,94%, Mnông 1,09%; và còn lại  là các dân tộc khác. Cơ cấu dân số theo giới tính nam – nữ là 50,41% và 49,59%;  theo thành thị – nông thôn là 24,04% và 75,96%. Mật độ dân số toàn tỉnh là 145  người/km2. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở là 617 nghìn người, chiếm 61%  tổng dân số. Trong đó, lao động thành thị chiếm 18,79% và lao động nông thôn  chiếm 71,21%. Dân số Bình Phước hiện tại là dân số vàng, là nguồn lực quan  trọng để phát triển kinh tế xã hội. Đây có thể coi là lợi thế so sánh của Bình Phước  so với các địa phương khác cũng như bình diện chung của cả nước khi cơ cấu dân  số trẻ hơn.

    Kinh tế

    GRDP và GRDP

    Bình quân đầu người tỉnh Bình Phước năm 2022 lần lượt là 86.910 tỷ đồng và 84 triệu/người.Đáng chú ý, tăng trưởng GRDP của Bình Phước năm 2022 so với 2021 là 14,1%..

    Kế hoạch phát triển nhà ở Tỉnh Bình Phước giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030

    Nguồn: Senvangdata.com

    Tính chung cả năm 2023, Tổng sản phẩm trên địa bàn toàn tỉnh (GRDP) năm 2023 (theo giá so sánh 2010) đạt 54.894,49 tỷ đồng, tăng 8,34% so với năm 2022.

    Kế hoạch phát triển nhà ở Tỉnh Bình Phước giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030
    Tốc độ phát triển tổng sản phẩm trên địa bàn năm 2023

    Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    PCI

    Theo kết quả VCCI công bố, điểm số PCI tổng hợp của Bình Phước tăng mạnh 2,15 điểm (từ 62,17 điểm lên 64,32 điểm), thứ hạng tăng 7 bậc (từ hạng 50/63 lên hạng 43/63 tỉnh, thành phố). Trong 10 chỉ số thành phần, có 7 chỉ số cải thiện tốt hơn năm 2021.

    Đáng chú ý, năm 2022 là năm đầu tiên VCCI công bố Chỉ số xanh cấp tỉnh (PGI). Kết quả, điểm số PGI tổng hợp của Bình Phước đạt 14,36 điểm, xếp vị trí 41/63 tỉnh, thành phố. Trong đó, có 1 chỉ số thành phần có thứ hạng rất cao là “Giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu” đạt 4,79 điểm, xếp vị trí thứ 5/63 tỉnh, thành phố.

    Kế hoạch phát triển nhà ở Tỉnh Bình Phước giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030

    Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Thu ngân sách nhà nước

    Năm 2022, thu ngân sách Bình Phước đứng thứ 5/6 trong khu vực ĐNB với tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 14.281.904 triệu đồng, tăng 4,46% so với cùng kỳ.

    Kế hoạch phát triển nhà ở Tỉnh Bình Phước giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030

    Nguồn: Senvangdata.com

    Đầu tư và xây dựng

    Tính chung năm 2023, vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện theo giá hiện hành ước tính đạt 33.288,93 tỷ đồng, tăng 10,95% so với cùng kỳ năm trước và bằng 33,89% GRDP 

    Một số công trình trọng điểm đang thực hiện từ vốn đầu tư công góp phần tạo diện mạo mới cho tỉnh nhà như: Đường phía Tây QL13 đoạn Chơn Thành – Hoa Lư tỉnh Bình Phước; Nâng cấp, mở rộng QL13 đoạn từ ngã ba Lộc Tấn đến cửa khẩu quốc tế Hoa Lư; Nâng cấp, mở rộng trung tâm y tế thị xã Bình Long; Xây dựng Nhà thi đấu đa năng tỉnh Bình Phước… 

    Dự kiến trong tháng 4 năm 2024 vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý ước đạt 318,15 tỷ đồng, tăng 20,34% so với tháng trước và tăng 9,31% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó: Vốn ngân sách Nhà nước cấp tỉnh ước đạt 262,93 tỷ đồng, tăng 21,69% so với tháng trước và tăng 23,23% so với cùng kỳ. 

    Kế hoạch phát triển nhà ở Tỉnh Bình Phước giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030
    Vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước do địa phương quản lý tháng 4 năm 2024

    Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Một số mục tiêu kinh tế – xã hội Tỉnh Bình Phước giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050

    Nguồn: Senvangdata.com
    Nguồn: Senvangdata.com

    Quy hoạch Bình Phước – Hạ tầng giao thông

    Đầu tư, phát triển giao thông kết nối vùng được Bình Phước xác định là một trong những giải pháp quan trọng nhằm tháo gỡ các nút thắt về thu hút đầu tư, rút ngắn khoảng cách giao thương giữa các địa phương và khu vực; tạo sự phát triển chung về kinh tế-xã hội.

    Đặc biệt, các tuyến cao tốc TP.HCM – Chơn Thành – Cửa khẩu Hoa Lư; tuyến đường sắt xuyên Á đi qua Cửa khẩu Hoa Lư; tuyến đường Hồ Chí Minh nối Bình Phước với các tỉnh Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và miền Tây…. sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế cho Bình Phước. 

    Đường bộ

    Tỉnh Bình Phước tập trung cao độ cho mục tiêu hoàn thiện cơ sở hạ tầng  để thu hút đầu tư các tuyến giao thông kết nối vùng và khu vực. Hệ thống giao thông kết nối Bình Phước với tam giác vàng Bình Dương – Đồng Nai – Thành phố Hồ Chí Minh đang ngày được hoàn thiện với những tuyến đường huyết mạch như Quốc lộ 13, Quốc lộ 14…

    Bảng thống kê hệ thống quy hoạch giao thông đường bộ tỉnh Bình Phước  (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
    Bảng thống kê hệ thống quy hoạch giao thông đường bộ tỉnh Bình Phước  (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông kết nối giữa các vùng sẽ là một trong những giải pháp quan trọng nhằm tháo gỡ các nút thắt về thu hút đầu tư của tỉnh, đáp ứng nhu cầu đi lại,  rút ngắn khoảng cách giao thương giữa các địa phương và khu vực; tạo đà cho sự phát triển chung về kinh tế – văn hóa – xã hội.  

    Đường hàng không

    Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
    Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Hiện tại, tỉnh Bình Phước có 4 sân bay quân sự là sân bay Quảng Lợi huyện Hớn Quản, sân bay Lộc Ninh, sân bay Bù Đốp và sân bay Bù Gia Mập được hình thành từ thời kháng chiến chống Pháp, hiện đang do cơ quan quân đội quản lý. Các sân bay này không còn khả năng có thể sử dụng được do đã xuống cấp vì không được đầu tư sử dụng trong thời gian rất dài.

    Tuy nhiên, năm 2021 tỉnh Bình Phước đã đề xuất Chính phủ giao cho địa phương quản lý để mở rộng một sân bay quân sự tại huyện Hớn Quản thành sân bay kết hợp dân sự có quy mô 400 – 500 ha.

    Quy hoạch vùng tỉnh Bình Phước – Dự án trọng điểm

    Dự án cao tốc Tp Hồ Chí Minh – Thủ Dầu Một – Chơn Thành 

    Tuyến cao tốc TP.HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành là tuyến giao thông trọng điểm, huyết mạch, góp phần kết nối, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội các tỉnh TP. HCM, Bình Dương với Bình Phước và với vùng Tây Nguyên. Dự án có tổng chiều dài 68.7 km, được phân thành 2 giai đoạn.

    Giai đoạn 1 dài 8.6 km từ nút giao Gò Dưa (vành đai 2) đến nút giao An Phú (vành đai 3 TP.HCM) theo quy mô 10 làn xe, nền đường rộng 64 m.

    Giai đoạn 2 dài 61.1 km từ An Phú đến Quốc lộ 14 (Bình Phước) với quy mô 4 làn xe, nền đường rộng 17 m.

    Dự kiến hoàn thành năm 2030 với tổng mức đầu tư 24,150 tỷ đồng (giai đoạn 1).

    Nguồn: Senvangdata.com
    Nguồn: Senvangdata.com

    Tuyến cao tốc Gia Nghĩa (Đắk Nông) – Chơn Thành (Bình Phước) thuộc quy hoạch tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Tây, giúp kết nối giao thông liên vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và TP.HCM, tạo động lực để Đắk Nông và Bình Phước phát triển nhanh và bền vững.

    Dự kiến hoàn thành năm 2025 với tổng mức đầu tư là 26 631 tỷ đồng.

    Nguồn: Senvangdata.com
    Nguồn: Senvangdata.com

    QUY HOẠCH|ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN|KHU – CỤM CÔNG NGHIỆP

    Phương án quy hoạch khu công nghiệp và cụm công nghiệp tỉnh Bình Phước đến năm 2030
    Phương án quy hoạch khu công nghiệp và cụm công nghiệp tỉnh Bình Phước đến năm 2030

    Hạ tầng phát triển khu công nghiệp

    Phát triển khu công nghiệp (KCN) là chủ trương đúng đắn của tỉnh Bình Phước trong giai đoạn vừa qua. Đến nay, tỉnh đã quy hoạch 13 KCN với tổng diện tích 6.061 ha (bao gồm 4.686 ha hiện hữu và 1.375 ha đang thực hiện mở rộng).

    Tính đến nay có 12/13 KCN đi vào hoạt động, đã thu hút được 377 dự án, với diện tích đất KCN có thể cho thuê là 3.271 ha, diện tích đất KCN đã cho thuê là 1.297 ha; tương đương tỷ lệ lấp đầy là 39,6%.

    Ngoài ra trong KKT Cửa khẩu Hoa Lư đã có 4 KCN được quy hoạch với tổng diện tích là 1.430 ha.

    Hạ tầng cụm công nghiệp

    Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn 2030 được phê duyệt tại Quyết định số 420/QĐ- UBND ngày 02 tháng 3 năm 2018 của UBND tỉnh Bình Phước và được sửa đổi bổ sung tại Quyết định số 1210/QĐ-UB ngày 03 tháng 6 năm 2020, đã quy hoạch 40 cụm công nghiệp (gọi tắt là CCN) với tổng diện tích là 1.600,56 ha.

    Đến nay, đã có 09 CCN được thành lập trong tổng số 40 CCN được quy hoạch trên địa bàn tỉnh, với tổng diện tích các CCN được thành lập là 453,96 ha. Còn lại 31 CCN chưa thành lập (trong đó có 08 CCN đang được quy hoạch trên đất của các hộ dân nên các nhà đầu tư hạ tầng không có khả năng để giải phóng mặt bằng).

    Hiện nay, có 01/09 CCN đã đi vào hoạt động (CCN Hà Mỵ, huyện Đồng Phú) với tổng số dự án đăng ký đầu tư sản xuất kinh doanh là trên 04 dự án, giải quyết việc làm cho 450 lao động. Kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào các CCN bước đầu được quan tâm đầu tư.

    Tham khảo thêm bài viết : Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Phước

    Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Bình Phước

    Mục tiêu

    Giai đoạn 2020-2025:

    • Phát triển 8.290 ha KCN, 25.864 ha KKT (điều chỉnh giảm từ 28.364 ha hiện nay), 730 ha CCN.
    • Suất đầu tư các KCN, KKT, CCN đạt từ 3,0 triệu USD/ha đến 3,5 triệu USD/ha; tỷ lệ lấp đầy của các KCN đạt từ 60%.
    • 100% KCN, KKT, CCN có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn về môi trường.
    • 100% KCN hiện hữu, thành lập mới hoặc mở rộng đều phải đầu tư nhà ở cho công nhân.

    Giai đoạn 2026-2030:

    • Phát triển 11.522 ha KCN, 25.864 ha KKT, 1.279 ha CCN.
    • Suất đầu tư các KCN, KKT, CCN đạt từ 3,5 triệu USD/ha đến 4,0 triệu USD/ha; tỷ lệ lấp đầy các KCN đạt từ 80%.
    • 100% KCN, KKT, CCN có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn về môi trường.
    • 100% KCN hiện hữu, thành lập mới hoặc mở rộng đều phải đầu tư nhà ở cho công nhân.
    • Xây dựng 01 khu KHCN&ĐMST với quy mô 200ha tại thành phố Đồng Xoài.

    Định hướng phát triển

    Tập trung phát triển các KCN với diện tích dự án dưới 500 ha; không phát triển các dự án KCN quá lớn với diện tích trên 1000 ha; chỉ xem xét mở rộng hoặc phát triển KCN mới cho nhà đầu tư khi tỷ lệ lấp đầy thực tế của dự án KCN đang triển khai đạt tối thiểu 60%.

    Quy hoạch khu công nghiệp tỉnh Bình Phước năm 2020. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Phát triển các CCN một cách vững chắc, phù hợp với nhu cầu phát triển công nghiệp của các địa phương; mỗi địa phương cấp huyện phát triển không quá 03 CCN; chú trọng phát triển một số CCN chuyên ngành.

    Tập trung nguồn lực ưu tiên giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch và hoàn thiện hạ tầng các KCN có vị trí và điều kiện thuận lợi tại địa bàn các huyện Chơn Thành, TP. Đồng Xoài, huyện Đồng Phú. Thu hút, lựa chọn các nhà đầu tư thứ cấp có năng lực về tài chính, kỹ thuật để thực hiện phát triển hạ tầng KCN, KKT, CCN; ưu tiên thu hút các doanh nghiệp với nguồn vốn lớn, công nghệ cao, tạo nhiều công ăn việc làm và gắn với các cụm ngành hiện có.

    Tăng cường thu hút các ngành công nghiệp công nghệ cao với giá trị gia tăng lớn, hạn chế các ngành công nghiệp thâm dụng lao động, thâm dụng năng lượng, gây ô nhiễm môi trường.

    Đầu tư nâng cấp hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông (mở rộng đường QL13, QL14, DT471), hệ thống giao thông nội bộ cũng như đấu nối vào các tuyến giao thông chính. Đặc biệt, ưu tiên tăng khả năng liên kết vùng bằng các dự án Cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Thủ Dầu Một – Chơn Thành; cao tốc Chơn Thành – Đắk Nông, ĐT753 kết nối Bình Phước – Đồng Nai – Bà Rịa – Vũng Tàu và trong tương lai là tuyến đường sắt Xuyên Á từ cửa khẩu Hoa Lư hướng về phía trung tâm của vùng.

    Quá trình phát triển và xây dựng cơ sở hạ tầng các KCN, CCN, KKT cần dựa vào các tín hiệu thị trường, quy luật phát triển và sự lan tỏa từ những nơi có điều kiện và cơ hội tốt hơn đến các nơi kém thuận lợi hơn. Gắn liền với phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội các KCN trên địa bàn tỉnh (cấp điện, thoát nước, cấp nước sạch, thu gom xử lý chất thải, nước thải, hạ tầng xã hội).

    Vì vậy, cần tích hợp đa mục tiêu gồm kinh tế, văn hóa và an ninh – quốc phòng; tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi, phát triển khu kinh tế cửa khẩu kiểu mới phải hài hòa không gian giữa sản xuất, đô thị và văn hóa. Ưu tiên phát triển theo chiều dọc, thúc đẩy các cụm liên kết nội khu với phần còn lại của nền kinh tế để tạo ra lợi thế kinh tế nhờ quy mô; phát triển hạ tầng đồng bộ; chú trọng bảo vệ môi trường.

    Với CCN, có sự tính toán phù hợp để đáp ứng nhu cầu sản xuất và phát triển công nghiệp của các địa phương. Ưu tiên phát triển các cụm công nghiệp chế biến nông sản tập trung.

    Quy hoạch phát triển Khu công nghiệp

    – Quy mô phát triển KCN giai đoạn 2021 – 2025 dự kiến là 12.344 ha, trong đó:

    • Quy hoạch hiện hữu chuyển tiếp qua giai đoạn 2021-2025 là 6.061 ha
    • Quy hoạch bổ sung thêm giai đoạn 2021-2025 là 6.283 ha, cụ thể: (1) Huyện Đồng Phú 4.200 ha; (2) Huyện Hớn Quản 1.000 ha; (3) Huyện Phú Riềng 283 ha; (4) Huyện Chơn Thành 800 ha.

    Quy mô phát triển KCN giai đoạn 2026 – 2030 dự kiến là 16.461 ha, trong đó:

    • Quy hoạch phát triển KCN giai đoạn 2021 – 2025 chuyển tiếp qua giai đoạn 2026-2030 là 12.344 ha;
    • Quy hoạch bổ sung thêm giai đoạn 2026-2030 là 4.117 ha, cụ thể: (1) Huyện Đồng Phú 1.800 ha; (2) Huyện Hớn Quản 1.300 ha; (3) Huyện Phú Riềng 1.017 ha.
    Vị trí của khu công nghiệp Ledana trong khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư
    Vị trí của khu công nghiệp Ledana trong khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư

    Quy hoạch Cụm công nghiệp

    Quy hoạch các CCN với tổng diện tích 1.827,41 ha phân bố tại các huyện trên địa bàn tỉnh; hình thành ít nhất 3 CCN chuyên ngành chế biến nông sản: hạt điều, tiêu, cà phê, trái cây…. 

    Danh sách các Cụm công nghiệp tỉnh Bình Phước đến năm 2030. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

     

    Trên đây là những thông tin tổng quan về “Quy Hoạch phát triển khu công nghiệp – cụm công nghiệp tỉnh Bình Phước giai đoạn 2021 – 2025, tầm nhìn đến 2050” do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng với những thông tin trên giúp chủ đầu tư, nhà đầu tư và doanh nghiệp có thêm những thông tin về thị trường Bình Dương để cân nhắc, xem xét trước khi đầu tư. Ngoài ra để xem thêm các bài viết về tư vấn phát triển dự án, anh chị, bạn đọc có thể truy cập trang web https://senvangdata.com.vn/.  

    thumbnail

    ————————–

    Dịch vụ tư vấn Phát triển dự án: Xem chi tiết

    Xem thêm các dịch vụ / tài liệu khác của Sen Vàng : 

    Dịch vụ tư vấn  

    Tài liệu

    Báo cáo nghiên cứu thị trường

    ————————–

    Khóa học Sen Vàng: 

    Xây dựng tiêu chí lựa chọn Bất động sản

    Khóa học R&D – Nghiên cứu và phát triển bất động sản

    Hoạch định chiến lược đầu tư bất động sản cá nhân 

    —————————

    Bất động sản Sen Vàng – Đơn vị tư vấn phát triển dự án bất động sản uy tín, chuyên nghiệp Việt Nam

    Website: https://senvanggroup.com/

    Website: https://senvangdata.com/

    Youtube: https://tinyurl.com/vt82l8j

    Hotline: 0948 48 48 59

    Group cộng đồng Kênh đầu tư Sen Vàng : https://zalo.me/g/olgual210

    #senvanggroup #senvangrealestate #kenhdautusenvang  #dịch_vụ_tư_vấn_phát_triển_dự_án #thị_trường_bất_động_sản_2023 #phat_triển_dự_án #tư_ vấn_chiến _ lược_kinh_doanh #xây_dựng_kế_hoạch_phát_triển #chiến_lược_tiếp_thị_dự_án

     

    Thẻ : Công trình xanh, chiến lược kinh doanh bất động sản, dịch vụ tư vấn phát triển dự án, Nghiên cứu và phát triển bất động sản, truyền thông bất động sản, r&d bất động sản, bình phước, sen vàng group, senvangdata, phát triển bền vững, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khóa học bất động sản,

      ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VỚI SEN VÀNG GROUP

      Nội dung Qúy công ty cần tư vấn :

      "Cảm ơn Qúy công ty, sau khi điền thông tin, Sen Vàng sẽ liên hệ với Qúy công ty để xác nhận trong thời gian 48h!
      Chúc Qúy công ty ngày càng phát triển và thịnh vượng!

      Qúy công ty có thể liên hệ trực tiếp số Hotline Sen Vàng Group 0948484859 nếu cần gấp!

      Trân trọng! "

      TOP
      error: Content is protected !!