Tây Nguyên, vùng đất hiên ngang và giàu tiềm năng, từ lâu đã nằm trong tâm tư của quốc gia với vị trí chiến lược và những giá trị văn hóa độc đáo. Để thúc đẩy sự phát triển toàn diện, hạ tầng giao thông chính là trụ cột quan trọng, đóng vai trò quyết định trong việc kết nối, phát triển kinh tế-xã hội, và làm nổi bật tiềm năng du lịch của vùng. Trong bối cảnh này, kế hoạch phát triển hạ tầng giao thông Tây Nguyên từ năm 2023 đến 2030 trở thành một bước quan trọng, hứa hẹn đem lại sự đổi mới và thúc đẩy sự phồn thịnh cho vùng đất đầy triển vọng này.
Bài viết này cùng Sen Vàng Group đi sâu vào những kế hoạch cụ thể và chiến lược phát triển hạ tầng giao thông của Tây Nguyên trong giai đoạn 2023-2030, đồng thời đánh giá tầm quan trọng và những thách thức mà vùng đất này đang phải đối mặt.
Với địa thế “phên dậu phía Tây của Tổ quốc”, Tây Nguyên không chỉ là nơi gặp gỡ của ba quốc gia Việt Nam, Lào, và Campuchia mà còn là trung tâm nối kết giữa Đông và Tây. Việc phát triển hạ tầng giao thông không chỉ tạo cơ sở vững chắc cho sự phát triển kinh tế-xã hội mà còn mở ra cơ hội mới cho du lịch, nâng cao chất lượng cuộc sống và giúp bảo đảm an ninh quốc gia.
Tây Nguyên nằm về phía Tây và Tây Nam nước ta, phần lớn diện tích lãnh thổ thuộc về phía Tây dãy Trường Sơn, có tầm khống chế lớn về quốc phòng, an ninh đối với khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Phía Tây tiếp giáp với các tỉnh Nam Lào và Đông Bắc Campuchia, nối với Thái Lan, Myanmar qua các hành lang Đông – Tây. Các tỉnh Tây Nguyên nằm trong khu vực hợp tác của Tiểu vùng Mê Kông mở rộng (GMS) và Tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia.
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Vùng Tây Nguyên có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, an ninh, quốc phòng đối với cả nước: Tây Nguyên có vị trí thuận lợi để có tầm khống chế lớn về quốc phòng, an ninh đối với khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Phía Tây tiếp giáp với các tỉnh Nam Lào và Đông Bắc Campuchia, nối với Thái Lan, Myanmar qua các hành lang Đông – Tây. Các tỉnh Tây Nguyên nằm trong khu vực hợp tác của Tiểu vùng Mê Kông mở rộng (GMS) và Tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia.
Vùng Tây Nguyên là một vùng trọng điểm phát triển nông nghiệp của quốc gia; diện tích đất sản xuất nông nghiệp của vùng chiếm 21% tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp của cả nước. Vùng đóng góp quan trọng vào sản lượng và xuất khẩu sản phẩm từ cây công nghiệp, đặc biệt là cà phê và hồ tiêu.
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Tây Nguyên có hệ thống giao thông kết nối với các cảng biển quan trọng của vùng Duyên hải Miền Trung, Đông Nam Bộ và là đầu nguồn của 4 con sông lớn gồm sông Sê San, sông Srepok, sông Ba và sông Đồng Nai, đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết, cung cấp nước ngọt cho khu vực hạ du của các địa phương thuộc hai vùng Duyên hải miền Trung và Đông Nam Bộ.
Thúc đẩy liên kết vùng và liên kết quốc tế: Thúc đẩy liên kết giữa vùng Tây Nguyên với các vùng kinh tế trọng điểm của cả nước và các quốc gia trong khu vực: Hệ thống giao thông đồng bộ, hiện đại sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thương, hợp tác giữa vùng Tây Nguyên với các vùng kinh tế trọng điểm của cả nước và các quốc gia trong khu vực. Điều này góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của vùng Tây Nguyên, nâng cao vị thế của vùng trong nền kinh tế quốc dân.
Phát huy tiềm năng, lợi thế của vùng: Tây Nguyên có nhiều tiềm năng, lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, đất đai, khí hậu, nguồn nhân lực. Tuy nhiên, để phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế này, cần có hệ thống giao thông kết nối thuận lợi. Hệ thống giao thông sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn của vùng, như nông nghiệp, công nghiệp, du lịch,…
Tạo động lực thu hút đầu tư: Hệ thống giao thông đồng bộ, hiện đại sẽ tạo môi trường đầu tư thuận lợi, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Điều này góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của vùng.
(1) Mạng lưới cao tốc: Tây Nguyên hiện có 01 tuyến Cao tốc trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng: Cao tốc Dầu Giây (Đồng Nai) – Liên Khương (Lâm Đồng) (CT.27):
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Khi dự án hoàn thành, đưa vào sử dụng sẽ nâng cao khả năng kết nối, rút ngắn thời gian kết nối tỉnh Lâm Đồng với với khu vực kinh tế trọng điểm phía nam, nhất là kết nối Cảng hàng không quốc tế Long Thành (Đồng Nai), Thành phố Hồ Chí Minh, giảm ùn tắc, tai nạn giao thông cho quốc lộ 20 hiện đang quá tải, góp phần quan trọng, tạo động lực phát triển cho tỉnh Lâm Đồng, vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
(2) Mạng lưới quốc lộ: Tây Nguyên hiện có 04 tuyến quốc lộ đóng vai trò trục dọc theo hướng Bắc Nam và 14 tuyến quốc lộ đóng vai trò trục ngang, với tổng chiều dài 3.109 km. Hầu hết các tuyến đạt tiêu chuẩn cấp IIImn, IVmn, Vmn, các đoạn qua thành phố, thị xã và một số thị trấn được mở rộng, đạt cấp II hoặc đường đô thị. Hiện tại, các tuyến quốc lộ đã được tập trung đầu tư nâng cấp, làm chất lượng hạ tầng giao thông trong vùng đã được nâng lên đáng kể, góp phần làm thay đổi diện mạo giao thông và nâng cao năng lực vận tải của vùng.
* Các tuyến trục dọc theo hướng Bắc – Nam: gồm 04 tuyến
+ Đường Hồ Chí Minh giai đoạn I – Quốc lộ 14: chạy dọc vùng Tây Nguyên (song song với QL1A và đường hành lang biên giới QL14C). Là tuyến đường trục chính liên kết các trục ngang từ khu vực ven biển phía Đông sang khu vực biên giới phía Tây, vì vậy tuyến có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội của khu vực Tây Nguyên và cả nước cũng như có ý nghĩa lớn và đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo an ninh, quốc phòng.
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
+ QL 14C: là tuyến hành lang biên giới chạy dọc Tây Nguyên, cách biên giới Lào, Campuchia khoảng từ 1-15km. Tuyến có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo an ninh quốc phòng.Tuyến đi qua 4 tỉnh Tây Nguyên ( Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông.
+ Đường Trường Sơn Đông: Tuyến đi qua 7 tỉnh miền trung và Tây Nguyên bắt đầu từ Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum, Gia Lai, Phú Yên, Đắk Lắk, Lâm Đồng. Đã cơ bản thi công thông tuyến toàn bộ 468 km. Tuyến đường được khởi công năm 2007, đến nay cơ bản đã thông tuyến toàn bộ 468km (nối thông liên tục 5/7 tỉnh giữa tuyến gồm: Quảng Ngãi, Kon Tum, Gia Lai, Phú Yên và Đắk Lắk). Tổng chiều dài qua 4 tỉnh Tây Nguyên tổng chiều dài 442,07km, quy mô đường cấp IVmn. Tuyến đường đóng vai trò an ninh quốc phòng, tuyến đường này còn có ý nghĩa rất lớn trong phát triển kinh tế, văn hoá xã hội, phòng chống thiên tai cho các vùng sâu, vùng xa có tuyến đường này đi qua.
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
+ Đường vành đai phía Tây Tp Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk từ Km1770+900 đến Km1783+186, chiều dài 12,34 km (đạt cấp III.ĐB), quy mô đạt cấp IIIđb.
* Các tuyến trục ngang: gồm 14 tuyến: Quốc lộ 19, Quốc lộ 19C, Quốc lộ 19D, Quốc lộ 20, Quốc lộ 24, Quốc lộ 25, Quốc lộ 26, Quốc lộ 27, Quốc lộ 28, Quốc lộ 28B , Quốc lộ 29, Quốc lộ 40, Quốc lộ 40B, Quốc lộ 55
Mạng lưới đường tỉnh: Tổng chiều dài 2472,9km, quy mô chủ yếu đạt đường cấp IVmn-Vmn.
Bến xe
+ Tỉnh Kon Tum: có 06 bến xe khách với tổng diện tích 30.903 m2
+ Tỉnh Gia Lai: có 09 bến xe khách
+ Tỉnh Đắk Lắk: có 15 bến xe khách được phân bố trên 12/15 đơn vị hành chính của tỉnh.
+ Tỉnh Đắk Nông: có 10 bến xe nằm trên địa bàn các huyện, thị xã+ Tỉnh Lâm Đồng:có 11 bến xe khách trên địa bàn
+ Tỉnh Lâm Đồng: có 11 bến xe khách trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
Các cảng hàng không trên địa bàn Vùng Tây Nguyên đã được đầu tư mở rộng và kéo dài đường hạ cất cánh, cải tạo nhà ga, trang thiết bị mới hướng dẫn bay và chỉ huy máy bay hạ cất cánh.
+ Tỉnh Gia Lai:có 01 cảng hàng không Pleiku dùng chung dân sự và quân sự, đạt quy
mô cấp 3C theo tiêu chuẩn ICAO
+ Tỉnh Đắk Lắk : có 01 cảng hàng không Buôn Ma Thuột dùng chung dân sự và quân
sự, đạt quy mô 4C theo tiêu chuẩn ICAO
+ Tỉnh Lâm Đồng: có 01 cảng hàng không Liên Khương:đạt quy mô cấp 4C theo tiêu
chuẩn ICAO và sân bay quân sự cấp 2
Tây Nguyên có 4 hệ thống sông lớn chính là sông Sê San, sông Sêrêpôk chảy sang Campuchia và chảy vào sông Mê Kông; sông Ba từ Gia Lai chảy về Tuy Hòa và sông Đồng Nai từ Lâm Đồng chảy về Đồng Nai; Ngoài ra, còn một hệ thống sông suối nhỏ đổ xuống vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Các sông suối thường có độ dốc lớn, nước chảy xiết về mùa mưa và khô kiệt về mùa khô. Do đặc điểm này, giao thông đường thủy nội địa bị hạn chế, chỉ có vận tải nhỏ lẻ ở hai tỉnh Đắk Lắk và Lâm Đồng. Đường sắt
+ Tỉnh Lâm Đồng: Tuyến đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt, dài khoảng 84 km được xây dựng năm 1931, hiện nay đoạn từ ga Đà Lạt đến Trại Mát được khôi phục với chiều dài hơn 8km chủ yếu phục vụ khách du lịch, bình quân mỗi ngày đi về từ 2 đến 3 chuyến, đoàn tàu khách kéo từ 2 đến 4 toa nhẹ bằng đầu máy hơi nước Prairie, nhưng gần đây thay bằng ô tô ray chạy động cơ diezen.
+ Theo quy hoạch tổng thể phát triển GTVT đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1468/QĐ-TTg ngày 24/8/2015, giai đoạn đến năm 2030 nghiên cứu xây dựng các tuyến đường sắt kết nối các tỉnh khu vực Tây Nguyên: Kon Tum – Đăk Lăk – Đăk Nông – Bình Phước chiều dài khoảng 550Km.
Mạng lưới đường cao tốc chưa được quan tâm đầu tư xây dựng, chiều dài km đường cao tốc của vùng thấp nhất cả nước, chỉ có 19,2km đường cao tốc.
Mạng lưới giao thông vùng hiện tại chủ yếu là giao thông đường bộ với hệ thống quốc lộ và tỉnh lộ đã được quan tâm đầu tư nhiều trong những năm qua.
Mạng lưới đường quốc lộ phân bố tương đối đồng đều trên địa bàn vùng, liên hệ thuận lợi với các vùng khác, các tuyến đường tránh qua đô thị đã được đầu tư xây dựng góp phần đảm bảo an toàn giao thông, phòng tránh ùn tắc giao thông.
Mạng lưới giao thông đường bộ từ cửa khẩu chính đi về phía nội địa Việt Nam được thông suốt, đáp ứng nhu cầu giao lưu với Quốc tế. Các trục quốc lộ kết nối Campuchia – Lào – Việt Nam nằm trong tam giác phát triển đã được quan tâm đầu tư bao gồm QL40 tới cửa khẩu Bờ Y, QL19 đi cửa khẩu Lệ Thanh, QL29 đi cửa khẩu Đắk Ruê, QL14C đi cửa khẩu BuPrăng. Các trục tỉnh lộ kết nối tới các cửa khẩu phụ cũng đã từng bước được nâng cấp và có quy hoạch.
Mạng lưới đường tỉnh đã được chú ý đầu tư, nhiều đoạn tuyến đường vào các vùng sâu còn bị gián đoạn vào mùa mưa.
Ngành hàng không trong những năm gần đây khá phát triển với một hệ thống sân bay được mở rộng, nâng cấp đáp ứng yêu cầu phát triển mới.
Do điều kiện địa hình phức tạp, nguồn lực hạn chế nên mạng lưới giao thông đường sắt chưa phát triển.
Các công trình giao thông quốc gia trên địa bàn được phê duyệt tại Quyết định 1454/QĐ-TTg về phê duyệt mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định số 648/QĐ-TTg về phê duyệt quy hoạch hệ thống Cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định số 1769/QĐ-TTg về phê duyệt quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; như sau:
+ Cao tốc: Quy Nhơn – Pleiku; Tuyến cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột; Tuyến
cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc; Tuyến cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương; Cao tốc Bắc – Nam phía Tây (CT.02) – Đoạn Ngọc Hồi – Chơn Thành: Ngọc Hồi (Kon Tum) – Pleiku (Gia Lai); Pleiku (Gia Lai) – Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk); Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) – Gia Nghĩa (Đắk Nông); Gia Nghĩa (Đắk Nông) – Chơn Thành (Bình Phước;
+ Quốc lộ: Quốc lộ 40, Quốc lộ 19, Quốc lộ 25, Quốc lộ 26, Quốc lộ 27, Quốc lộ 28,
Quốc lộ 29, đường Trường Sơn Đông;
+ Cảng hàng không: Mở rộng, nâng cấp Cảng hàng không Liên Khương lên cấp 4E;
Mở rộng, nâng cấp Cảng hàng không Pleiku lên cấp 4C; Mở rộng Cảng hàng không Buôn Ma Thuột;
+ Đường sắt: Khôi phục, cải tạo tuyến đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt; Nghiên cứu
hướng tuyến, ga đầu mối của tuyến đường sắt Bắc Nam phía Tây, đoạn qua địa bàn các tỉnh Tây Nguyên (Kon Tum – Gia Lai – Đắk Lắk – Đắk Nông), tuyến Pleiku – Tuy Hòa đảm bảo đồng bộ, tích hợp đa phương thức với các loại hình giao thông khác.
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Hạ tầng giao thông kết nối vùng Tây nguyên với các vùng khác, đặc biệt là giao thông kết nối với các tỉnh trong vùng Duyên hải Nam trung bộ và Thành phố hồ Chí Minh được triển khai đúng tiến độ, hoàn thành trước năm 2030 như dự kiến đề ra trong Nghị quyết số 23-NQ/TW. Tập trung các tuyến cao tốc có năng lực thông hành lớn, tốc độ cao, an toàn nhằm rút ngắn khoảng cách, thời gian di chuyển, kết nối các thị trường, thúc đẩy phát triển kinh tế vùng, tạo ra nhiều không gian phát triển kinh tế trên hành lang này.
Bao gồm, kết nối Tây Nguyên với duyên hải Nam Trung Bộ, Lào, Campuchia thông qua 4 trục ngang cao tốc từ cửa khẩu Bờ Y kết nối với cảng biển Quảng Nam, cửa khẩu Lệ Thanh kết nối với cảng biển Quy Nhơn, Cảng hàng không Chu Lai; từ cửa khẩu quốc tế Nam Giang đến cảng biển Quảng Nam và từ Đắk Lắk xuống cảng biển Nam Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa, Cảng hàng không Cam Ranh. Kết nối Tây Nguyên với Đông Nam Bộ thông qua 5 tuyến trục dọc cao tốc từ Quy Nhơn (Bình Định) – Pleiku (Gia Lai); từ Gia Nghĩa (Đắk Nông) đến Chơn Thành (Bình Phước); từ Chơn Thành đến Đức Hòa; từ Dầu Giây (Đồng Nai) đến Liên Khương (Lâm Đồng), Cảng hàng không Liên Khương và các tuyến Bắc – Nam phía Tây (đoạn Ngọc Hồi – Pleiku, Pleiku – Buôn Ma Thuột, Buôn Ma Thuột – Gia Nghĩa).
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Trên đây là những thông tin tổng quan về “Hành Trình Đổi Mới: Hạ Tầng Giao Thông Tây Nguyên Định Hình Tương Lai (2023-2030)” do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng với những thông tin trên giúp chủ đầu tư, nhà đầu tư và doanh nghiệp bất động sản có cái nhìn tổng quan về tiềm năng phát triển bất động sản tại Tây Nguyên. Ngoài ra để xem thêm các bài viết về tư vấn phát triển dự án, anh chị, bạn đọc có thể truy cập trang web senvangdata.com. |
|
Xem thêm nội dung các bài viết liên quan R&D chính:
Quy trình xây dựng và triển khai phòng R&D cho doanh nghiệp bất động sản
Xem thêm báo cáo thị trường các tỉnh, thành, vùng
Báo cáo nghiên cứu thị trường Tỉnh Bình Dương
Khóa học R&D bạn không nên bỏ qua:
Khóa học R&D nghiên cứu và phát triển bất động sản
Copyright © 2022 Bản quyền thuộc về SEN VÀNG GROUP