Miền Trung là địa bàn chiến lược trong phát triển kinh tế biển của Việt Nam. Trong nhiều năm qua, Chính phủ và chính quyền các địa phương khu vực này đã và đang thực sự nỗ lực thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, từng bước thay đổi toàn diện bộ mặt khu vực miền Trung. Đảng và Nhà nước cũng đặc biệt qua tâm đến miền Trung bằng việc đã ban hành Nghị quyết 36-NQ/TW năm 2018 về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đồng thời, các tỉnh miền Trung nước ta có nguồn lao động dồi dào, chủ yếu là lao động trẻ, khỏe, cần cù, thân thiện và hiếu học, có khả năng tiếp cận nhanh với công nghệ hiện đại, song chi phí nhân công lại thấp hơn so với các khu vực, địa phương và tỉnh thành khác.
Bài viết dưới đây Sen Vàng Group sẽ đi sâu vào khám phá các điểm sáng của vùng và đưa ra những địa phương chủ đầu tư nên “xuống tay” với phân khúc bất động sản tại Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung.
Điểm sáng BĐS BTB và Duyên Hải Miền Trung
Đối với khu vực miền Trung, đây là một trong những khu vực được đánh giá cao về tiềm năng đầu tư và phát triển bất động sản. Thị trường miền Trung sẽ bùng nổ trở thành điểm nóng với tiềm năng phát triển lớn. Ngoài hạ tầng giao thông thuận lợi, với nhiều lợi thế sẵn có, miền Trung Việt Nam được đánh giá là thị trường BĐS tiềm năng, sẽ dẫn dắt xu hướng đầu tư của các doanh nghiệp BĐS nhờ dư địa phát triển dồi dào của các khu vực ven biển và lợi thế từ danh lam thắng cảnh đa dạng.
Là nơi tập trung nhiều cơ sở dạy nghề, các trường trung cấp, cao đẳng, đại học, học viện (nhất là ở Huế và Đà Nẵng) nên công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực khá thuận lợi. Nhân lực của hệ thống chính trị đang dần đạt chuẩn. Nhân lực có tay nghề cao, có kiến thức chuyên sâu thuộc nhiều ngành kinh tế có thể tham gia hội nhập quốc tế được bổ sung liên tục vào thị trường lao động. Theo thống kê sơ bộ, số lao động được đào tạo những năm gần đây có trình độ sơ cấp 13.000 người, trung cấp 230.000, cao đẳng 85.000 và đại học trở lên 250.000 người.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo của vùng. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp.
Bên cạnh đó, cuộc đổ bộ của các doanh nghiệp trong lĩnh vực BĐS trong vài năm gần đây tại các tỉnh như Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình…, nhằm chuẩn bị cho một cú bùng nổ trong tương lai đã cho thấy, đây là những địa phương tiềm năng cho tầm nhìn dài hạn của các nhà phát triển BĐS tầm cỡ, là nơi “đất lành chim đậu” với các nhà đầu tư. Hàng loạt nhà đầu tư đã và đang triển khai những dự án quy mô tầm cỡ, góp phần nâng tầm diện mạo kinh tế – xã hội và đô thị ở những thị trường mới nổi này.
Tỷ trọng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội vùng so với cả nước. Nguồn: Sen Vàng tồng hợp.
Cùng với đó, khu vực miền Trung có hơn 1.000 km chiều dài bờ biển với vô số bãi biển, vũng, vịnh đẹp, hùng vĩ, cùng nhiều cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn, đa dạng. Ở phía Bắc Trung bộ và Trung Trung bộ, không thể không kể đến bãi biển Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò (Nghệ An) hay các điểm du lịch nổi tiếng khác như Làng Sen quê Bác, Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình) hay Thừa Thiên – Huế với cung đình Huế và hàng loạt lăng tẩm.
Quần thể du lịch – giải trí lớn nhất khu vực Cửa Lò. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp.
Các khu kinh tế tại đây cũng là đường chạy song hành giữa các dự án lớn có vốn đầu tư trong nước và các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên con đường tìm bến đỗ an toàn. Có thể kể đến Dự án luyện cán thép Formosa Vũng Áng hơn chục tỷ USD; nhà máy nhiệt điện BOT Quảng Trị 1 có tổng mức đầu tư hơn 55.000 tỷ đồng; cảng quốc tế Mỹ Thủy với tổng mức đầu tư 14.234 tỷ đồng, cùng các dự án sản xuất, lắp ráp ô tô, dự án sản xuất đồ chơi trẻ em, dự án sản xuất găng tay y tế và sợi polyethylene.
Hòa Phát Dung Quất đề xuất mở rộng đầu tư nhằm đồng bộ các dự án, khép kín chuỗi sản xuất. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp.
Các nhà đầu tư phía Bắc ưa chuộng Đà Nẵng, Quảng Nam bởi hạ tầng đồng bộ và hiện đại. Bên cạnh đó, hệ thống hạ tầng giao thông, cầu cảng, sân bay quốc tế đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, đã tạo nền tảng cho thị trường bất động sản khu vực phát triển, hướng đến nhu cầu đầu tư chắc chắn với tiềm năng sinh lời cao. Sự phát triển của các khu công nghiệp, khu du lịch và cú hích về hạ tầng giao thông sẽ góp phần tích cực giúp cho thị trường bất động sản dần ấm lên.
Một số địa phương đáng đầu tư
1. Đà Nẵng
Đà Nẵng luôn là điểm nóng thu hút đầu tư nhờ vào tiềm năng sẵn có về du lịch nghỉ dưỡng, các lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ. Với thị trường nội địa, Đà Nẵng – thành phố đáng đến hàng đầu Việt Nam, cũng là một đô thị du lịch sở hữu những lợi thế về tự nhiên biển – rừng – sông – núi cùng tính kết nối cao khi sở hữu các loại hình giao thông không – thủy – bộ. Với những điểm cộng này, bất động sản tại Đà Nẵng có nhiều lợi thế để bứt tốc, được giới đầu tư săn đón.
Nhiều dự án lớn đã và sắp triển khai đang biến Đà Nẵng dần trở thành trung tâm logistics lớn của cả nước và là đầu mối logistics trong khu vực Đông Nam Á. Đây cũng là lĩnh vực thành phố tập trung đầu tư, phát triển, kỳ vọng trở thành động lực tăng trưởng quan trọng những năm tới.
Hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường biển tại cảng Tiên Sa. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp.
Về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), lũy kế đến ngày 15/5/2022, toàn thành phố có 920 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư 3,929 tỷ USD từ 45 quốc gia/vùng lãnh thổ trên thế giới.
Khơi thông dòng vốn ngoại và Đà Nẵng. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp.
Các lĩnh vực thành phố tập trung thu hút đầu tư bao gồm: công nghệ thông tin; công nghiệp công nghệ cao (công nghệ sinh học, tự động hóa và cơ điện tử, vật liệu mới, dược phẩm và thiết bị y tế); công nghiệp hỗ trợ trong lĩnh vực cơ khí, cơ khí chính xác, điện – điện tử; nghiên cứu và phát triển; dịch vụ logistics, thương mại, du lịch – bất động sản giá trị cao; dịch vụ tài chính (quản lý tài sản, quỹ đầu tư, các giao dịch tài chính offshore) và công nghệ tài chính (fintech); giáo dục – đào tạo và y tế chất lượng cao; du thuyền quốc tế; văn hóa, thể dục – thể thao; nông nghiệp hữu cơ, sinh thái.
Một trong những yếu tố quan trọng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của thị trường bất động sản Huế là tăng trưởng kinh tế ổn định. Huế đang trở thành một trung tâm kinh tế phát triển tại miền Trung Việt Nam, với sự đầu tư vào các ngành công nghiệp, du lịch, và giáo dục. Tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ này tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng cơ sở hạ tầng và tăng cường nhu cầu sở hữu nhà ở và đầu tư bất động sản. Các nhà đầu tư nhìn thấy tiềm năng lớn từ việc đầu tư vào bất động sản ở Huế và có xu hướng tìm kiếm các dự án chất lượng cao và tiềm năng tăng giá trị.
Cố Đô Huế – Điểm Du Lịch Lý Tưởng. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp.
Theo tầm nhìn phát triển của cả nước giai đoạn 2021-2030,Thừa Thiên Huế là 1 trong 4 địa phương dự kiến trở thành các thành phố trực thuộc Trung ương. Trong đó, Thừa Thiên Huế đang tiến gần tới mục tiêu nhất, dự kiến đến năm 2025, tỉnh sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.
Diện mạo thành phố Huế liên tục thay đổi, bộ mặt đô thị đang dần khởi sắc với hàng loạt dự án hạ tầng đã và đang được thực hiện như công trình cầu bắc qua cửa biển Thuận An, nối phường Thuận An và xã Hải Dương (Huế); dự án phố đi bộ Hai Bà Trưng, mở rộng Cảng hàng không quốc tế Phú Bài…
Phối cảnh cầu bắc qua cửa biển Thuận An. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp.
Sở hữu lợi thế về vị trí cửa ngõ kết nối xuyên biên giới cùng tiềm năng phát triển du lịch đa dạng, phong phú và cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại, Huế trở thành vùng trũng đầu tư mới, đón đầu làn sóng rót vốn của các chủ đầu tư lớn như Doji, Văn Phú – Invest, Tân Á Đại Thành, MBLand… với hàng loạt dự án nằm trong quy hoạch phát triển ở tương lai gần.
Sự phát triển hạ tầng cũng góp phần quan trọng vào tăng trưởng thị trường bất động sản Huế năm 2023. Thành phố đang đẩy mạnh đầu tư vào cơ sở hạ tầng, bao gồm các dự án xây dựng đường, cầu, hệ thống giao thông, cung cấp điện, nước và các tiện ích công cộng. Điều này tạo ra một môi trường sống và kinh doanh thuận lợi, thu hút sự quan tâm từ các nhà đầu tư bất động sản.
Tuyến đường cao tốc Cam Lộ – La Sơn đang hình thành hình đi qua địa phận Thừa Thiên Huế. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp.
Thị trường bất động sản Huế cũng được hưởng lợi từ việc thành lập các khu kinh tế, khu công nghiệp và khu đô thị mới trong khu vực. Việc phát triển các khu đô thị mới tạo ra nhu cầu lớn cho nhà ở và các dịch vụ phụ trợ, như trung tâm thương mại, trường học, bệnh viện và khu vui chơi giải trí. Điều này mở ra nhiều cơ hội đầu tư cho các nhà phát triển bất động sản và nhà đầu tư có thể tìm kiếm các dự án tiềm năng trong các khu vực này.
Dự án Aeon Mall Đang được triển khai xây dựng – dự kiến hoạt động trước tháng 4/2025. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp.
Thanh Hóa đang được dự báo là một trong số ít địa phương có thị trường bất động sản phát triển sôi động nhất cả nước trong bối cảnh mới. Với những tiềm năng và thế mạnh đang được đẩy mạnh khai thác, Thanh Hoá từng bước khẳng định vị thế là một đầu tàu phát triển của khu vực Bắc Trung Bộ và là một trong những cực tăng trưởng mới trong tứ giác phát triển của khu vực phía Bắc.
Khởi công từ gần 10 năm trước, dự án FLC Sầm Sơn là một dấu mốc quan trọng trong thu hút đầu tư và một biểu tượng của sự phát triển, không chỉ cho riêng thành phố biển Sầm Sơn mà còn cho cả tỉnh Thanh Hóa.
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp.
Sau FLC, Thanh Hóa chứng kiến cuộc “đổ bộ” của hàng loạt nhà đầu tư lớn khác như: Vingroup với khu đô thị Vinhomes Star City rộng 130ha ở phường Đông Hải, TP. Thanh Hóa, trung tâm thương mại Vincom cao 36 tầng tại phường Điện Biên, TP. Thanh Hóa; Eurowindow Holdings với dự án khu đô thị Eurowindow ParkCity tại TP. Thanh Hóa; Sun Group với tổ hợp 1.260ha tại TP. Sầm Sơn.
Bên cạnh đó, Khu kinh tế Nghi Sơn cũng là một trong những điểm sáng thu hút đầu tư cả trong và ngoài nước.Những công trình có nguồn vốn FDI tầm cỡ như Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn, Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 1, Nhà máy Nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2,… tạo sức hút lớn trong những năm qua không chỉ cho tỉnh Thanh Hóa mà cả khu vực. Các dự án này đi vào vận hành không chỉ tạo ra giá trị, doanh thu lớn, đóng góp cao vào tăng trưởng kinh tế, thu ngân sách và tạo nhiều việc làm, mà còn tạo sức lan tỏa cho hoạt động đầu tư nhiều ngành công nghiệp phụ trợ.
Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 1 là một trong những dự án có nguồn vốn FDI tầm cỡ tại Thanh Hóa. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp.
4. Quảng Ngãi
Tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp như: núi Ấn, sông Trà, bãi tắm Sa Huỳnh, các di tích lịch sử lâu đời. Tỉnh có điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp, kinh tế – du lịch biển. Hàng chục nghìn lao động tập trung về làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp, công xưởng… tại các khu kinh tế, khu công nghiệp kéo theo nhu cầu nhà ở và các dịch vụ tiện ích là điểm cộng để phát triển phân khúc đất nền và tiến tới các phân khúc cao hơn.
Quảng Ngãi đang có nhiều lợi thế trong việc thu hút doanh nghiệp đến đầu tư tại khu kinh tế ven biển, phát triển dịch vụ logistics, du lịch biển. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp.
Ngoài ra, Chính phủ đã phê duyệt kế hoạch đầu tư 11.000 tỷ đồng xây dựng sân bay Chu Lai trở thành sân bay vận chuyển hàng hóa quốc tế. Việc nâng cấp, mở rộng sân bay Chu Lai còn là cơ hội cho Quảng Nam, Quảng Ngãi rộng cửa đón các nhà đầu tư. Dự kiến khi hoàn thành sân bay sẽ đón 4 triệu lượt khách và 5 triệu tấn hàng mỗi năm.
Quảng Ngãi là tỉnh duyên hải miền Trung Việt Nam với 130 km bờ biển, có hệ thống giao thông đồng bộ, thuận lợi cho phát triển đầu tư, như đường cao tốc nối Đà Nẵng – Quảng Ngãi, quốc lộ 24 nối liền các tỉnh Tây Nguyên và Nam Lào, sân bay Chu Lai, cảng biển nước sâu Dung Quất. Quảng Ngãi là khu vực tập trung nhiều khu công nghiệp, khu kinh tế lớn dẫn đầu cả nước…. Tất cả góp phần đưa Quảng Ngãi trở thành cửa ngõ quan trọng cho xuất nhập khẩu hàng hóa trong và ngoài nước.
Cảng nước sâu Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp.
Khu kinh tế Dung Quất có tổng diện tích quy hoạch 45.332 ha, là khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực với trọng tâm là phát triển các tổ hợp công nghiệp nặng, các dự án quy mô lớn gắn với khai thác và phát triển cảng biển nước sâu Dung Quất có thể tiếp nhận tàu đến 200.000 tấn, là cửa ngõ quan trọng cho xuất, nhập khẩu hàng hóa trong nước và quốc tế.
5. Nghệ An
Nghệ An là một trong những địa phương sôi động nhất về lĩnh vực Bất động sản. Giá nhà nhà đất đã tăng mạng. Và phân khúc tìm kiếm nhà biệt thự, shophouse tong khu đô thị khép kín nhiều tiện ích đang là rất lớn. Nơi đây cũng là một điểm của khu vực miền Trung đang sẵn sàng “rộng cửa” đón nhà đầu tư, chuẩn bị cho một chu kỳ phát triển mới. Tỉnh này đang tích cực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tạo điều kiện thu hút nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Nghệ An đứng thứ 6/63 tỉnh, thành thu hút nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhất cả nước 9 tháng đầu năm 2023.
Theo đánh giá của các chuyên gia, Nghệ An là vùng đất có tiềm năng du lịch biển lớn, hạ tầng phát triển mạnh cùng với giá BĐS động sản còn khá rẻ so với các tỉnh ven biển như Thanh Hóa, Quảng Ninh, Huế, Đà Nẵng…. Trong bối cảnh các thị trường BĐS ven biển khác đã bão hòa, Nghệ An trở thành vùng đất hứa thu hút các ông lớn vào đầu tư tại đây.
Bên cạnh các trục giao thông chính hiện hữu như đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 1A…, theo quy hoạch, tuyến đường cao tốc Hà Nội – Vinh dự kiến đi vào khai thác năm 2030 sẽ rút ngắn thời gian di chuyển từ Hà Nội tới Vinh chỉ còn hơn 3 tiếng. Hơn nữa, Chính phủ đã đồng ý chủ trương đầu tư nâng cấp, mở rộng Cảng hàng không quốc tế Vinh gấp 2,5 lần hiện nay; xây các công trình phụ trợ Cảng hàng không quốc tế Vinh; xây dựng Cảng nước sâu Cửa Lò; xây dựng cao tốc Hà Nội – Viên Chăn (đi qua Nghệ An)…
Cầu Cửa Hội góp phần hoàn thiện tuyến đường bộ ven biển qua Nghệ An và Hà Tĩnh. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Nghệ An là tỉnh có tiềm năng phát triển du lịch, với hơn 2.600 di tích lịch sử, danh thắng, trong đó có 413 di tích được xếp hạng cấp Quốc gia và cấp tỉnh. Đặc biệt, có 3 di tích là Khu Di tích Kim Liên (huyện Nam Đàn) – quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Khu Lưu niệm Phan Bội Châu và đình Hoành Sơn đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa Quốc gia đặc biệt.
Cùng với đó, Nghệ An sở hữu 82 km bờ biển, có nhiều bãi tắm đẹp như: Cửa Lò, Bãi Lữ, biển Quỳnh…; khu Dự trữ sinh quyển miền Tây được UNESCO công nhận là Khu Dự trữ sinh quyển thiên nhiên thế giới… Đây là những tài nguyên vô giá để Nghệ An khai thác và phát huy thành những sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn. Tinh Nghệ An xác định việc thu hút đầu tư phải được triển khai thực hiện có trọng tâm, trọng điểm với các cực thu hút đầu tư là khu kinh tế Đông Nam và các khu công nghiệp, trong đó ưu tiên 3 khu công nghiệp gồm:
VSIP Nghệ An (Tập đoàn VSIP), khu công nghiệp WHA Industrial Zone 1 (WHA IZ 1) – Nghệ An (Tập đoàn Hemaraj Thái Lan) và Hoàng Mai I (Tập đoàn Hoàng Thịnh Đạt). Cả 3 khu công nghiệp được đầu tư xây dựng đồng bộ, hiện đại này sẽ là điểm kết nối, đón đầu làn sóng dịch chuyển đầu tư vào Việt Nam nói chung và Nghệ An nói riêng.
Phối cảnh đại lộ Vinh – Nghệ An. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp.
Trên đây là những thông tin tổng quan về “Điểm sáng bất động sản Bắc Trung bộ và Duyên Hải Miền Trung: Nên đầu tư vào địa nào?” do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng với những thông tin trên có thể giúp cho các doanh nghiệp bắt kịp được những xu hướng trong thời đại mới. Ngoài ra để xem thêm các bài viết về vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung anh chị, bạn đọc có thể truy cập trang web senvangdata.com/.
|
————————–
Dịch vụ tư vấn Báo cáo phát triển bền vững: Xem chi tiết
Xem thêm các dịch vụ / tài liệu khác của Sen Vàng :
————————–
Khóa học Sen Vàng:
Xây dựng tiêu chí lựa chọn Bất động sản
Khóa học R&D – Nghiên cứu và phát triển bất động sản
Hoạch định chiến lược đầu tư bất động sản cá nhân
—————————
Bất động sản Sen Vàng – Đơn vị tư vấn phát triển dự án bất động sản uy tín, chuyên nghiệp Việt Nam
Website: https://senvanggroup.com/
Website: https://senvangdata.com/
Youtube: https://tinyurl.com/vt82l8j
Hotline: 0948 48 48 59
Group cộng đồng Kênh đầu tư Sen Vàng : https://zalo.me/g/olgual210
#senvanggroup #senvangrealestate #kenhdautusenvang #dịch_vụ_tư_vấn_phát_triển_dự_án #thị_trường_bất_động_sản_2023 #phat_triển_dự_án #tư_ vấn_chiến lược_kinh_doanh #xây_dựng_kế_hoạch_phát_triển #chiến_lược_tiếp_thị_dự_án
Copyright © 2022 Bản quyền thuộc về SEN VÀNG GROUP