Đánh giá tổng quan thị trường bất động sản Đồng bằng sông Cửu Long

  • 11 Tháng tám, 2023
  • ĐBSCL có vị trí quan trọng về chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, giao thương với các nước ASEAN và hiện đang được Chính phủ đầu tư mạnh mẽ. Nhận định, việc phát triển và nâng cấp hệ thống hạ tầng sẽ thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, kỳ vọng sẽ có thêm nội lực để phát triển bất động sản trong tương lai.

    Bài viết dưới đây, Sen Vàng Group xin chia sẻ những thông tin đánh giá tổng quan thị trường bất động sản tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

    Giới thiệu về thị trường bất động sản Đồng Bằng Sông Cửu Long

    Vị trí và đặc điểm của Đồng Bằng Sông Cửu Long

    Vị trí và đặc điểm của Đồng Bằng Sông Cửu Long

    Đồng Bằng Sông Cửu Long là một khu vực nằm ở miền Nam Việt Nam, bao gồm các tỉnh thành: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Cần Thơ.

    Đặc điểm nổi bật của khu vực này là hệ thống sông ngòi phong phú, đất màu mỡ phù sa và khí hậu nhiệt đới gió mùa. ĐBSCL có cảnh quan đa dạng với các dạng địa hình như đồng bằng, cồn, rừng ngập mặn, vùng ven biển và vùng đồi núi nhỏ. Điều này mang lại cơ hội phát triển các ngành kinh tế khác nhau như nông nghiệp, chế biến, du lịch và dịch vụ.

    Sự phát triển của thị trường bất động sản Đồng bằng sông Cửu Long

    Theo chia sẻ của giới đầu tư chuyên ngành, thị trường BĐS khu Tây Nam Bộ đã có sự phát triển sôi động so với 5 năm trước khi có lợi thế quỹ đất lớn, giá vẫn ở mức thấp, nhiều năm qua không xảy ra tình trạng ảo. Các dự án có pháp lý vững chắc, giá vừa túi tiền và nhiều hình thức ưu đãi chiết khấu hấp dẫn tốt, với lượng bán tăng 2-5% trong giai đoạn mới mở bán. Trong đó, phân khúc căn hộ dự kiến ​​sẽ khởi sắc tại thị trường các tỉnh, thành An Giang, Hậu Giang, Cần Thơ…

    Để đánh giá thị trường bất động sản Đồng bằng sông Cửu Long, Sen Vàng đưa ra 3 yếu tố lớn về TỰ NHIÊN – KINH TẾ – XÃ HỘI và THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN để khảo sát tiềm năng phát triển bất động sản của Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long.

    Tham khảo thêm bài viết: Triển vọng và tiềm năng phát triển của thị trường bất động sản Đồng bằng sông Cửu Long

    Tình hình thị trường bất động sản Đồng Bằng Sông Cửu Long

    Tăng trưởng dân số và cơ sở hạ tầng

    Dân số đông đúc: Đồng Bằng Sông Cửu Long có dân số đông đúc, chiếm hơn 19% dân số cả nước, đặc biệt là các đô thị phát triển. Và cơ sở hạ tầng ngày càng được cải thiện: Hệ thống giao thông, điện lực, nước sạch và các tiện ích công cộng khác đang được nâng cao.

    Cơ sở hạ tầng

    Theo Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 1/9/2021, khu vực đồng bằng sông Cửu Long được quy hoạch 6 tuyến cao tốc với tổng chiều dài khoảng 1.166km, quy mô từ 4 đến 6 làn xe gồm: 3 tuyến cao tốc trục dọc với tổng chiều dài 575km và 3 tuyến cao tốc trục ngang với chiều dài khoảng 591 km. Đến năm 2026, khu vực đồng bằng sông Cửu Long sẽ có khoảng 554km đường cao tốc, các tuyến cao tốc còn lại sẽ được đầu tư trong giai đoạn 2026-2030.

    Quy hoạch vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long đến năm 2030

    Danh sách dự án đường cao tốc ĐBSCL

    Sự phát triển các khu công nghiệp và kinh tế Đồng Bằng Sông Cửu Long

    Khu vực ĐBSCL này có nhiều khu công nghiệp và kinh tế phát triển, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp, chế biến thực phẩm, sản xuất công nghiệp nhẹ và du lịch. 2. Các khu công nghiệp và khu kinh tế Đồng Bằng Sông Cửu Long tạo ra nhiều cơ hội việc làm và thu hút sự đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

    Từ thế mạnh nông nghiệp, các địa phương đã dần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển đa dạng các ngành dịch vụ, thương mại, công nghệ cao… Và trong những năm sắp tới sẽ khởi công xây dựng hai khu công nghiệp “khủng”: KCN VSIP Cần Thơ, và KCN Gilimex Vĩnh Long. Với quan điểm tạo ra công ăn việc làm để thu hút người đến ở làm ăn sinh sống, ĐBSCL hứa hẹn là nơi được đầu tư và phát triển BĐS công nghiệp.

    Những yếu tố tác động đến thị trường bất động sản

    Chính sách pháp luật và quy hoạch

    Ngày 21/6, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư vùng ĐBSCL thời kỳ 2021-2030. Quy hoạch vùng ĐBSCL là quy hoạch vùng đầu tiên được ban hành theo Luật Quy hoạch, thể hiện “tư duy mới, tầm nhìn mới, giá trị mới, cơ hội mới” cho tương lai phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nhất là trong bối cảnh thích ứng biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

    Theo đó, Quy hoạch xác định các đột phá mang tính chiến lược như sau:

    Thứ nhất, phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long theo hướng bền vững, tăng trưởng xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu

    Thứ hai, biến thách thức thành cơ hội

    Thứ ba, thay đổi tư duy về an ninh lương thực 

    Thứ tư, chuyển đổi mô hình phát triển từ phân tán, nhỏ lẻ sang tập trung cả về nông nghiệp, công nghiệp và đô thị

    Thứ năm, tập trung phát triển kết cấu hạ tầng với vai trò bệ đỡ cho phát triển kinh tế- xã hội và thúc đẩy liên kết vùng

    Thứ sáu, tập trung phát triển hành lang đô thị công nghiệp từ Cần Thơ đến Long An kết nối với thành phố Hồ Chí Minh và vùng Đông Nam bộ 

    Thứ bảy, thay đổi tư duy về khai thác, sử dụng tài nguyên nước

    Thứ tám, chú trọng bảo tồn các cảnh quan, sinh thái, văn hóa lịch sử, văn hóa dân tộc, văn hóa sông nước đặc thù của vùng.  

    Thứ chín, tăng cường liên kết phát triển 

    Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021-2030

    Nhu cầu nhà ở và đầu tư

    Nhu cầu về nhà ở và đầu tư bất động sản tại khu vực này ngày càng cao do kinh tế phát triển và dân số ngày càng đông. Là một trong những đô thị hấp dẫn nhất ĐBSCL, thị trường bất động sản ĐBSCL chứng tỏ sức hút mạnh mẽ với hệ thống hạ tầng đô thị đồng bộ.

    Các chuyên gia cũng cho rằng, một yếu tố khác khiến thị trường BĐS ĐBSCL hứa hẹn hơn bao giờ hết là làn sóng “hồi hương” từ TP.HCM về quê lập nghiệp.

    Về đầu tư, tại Hội nghị lần thứ ba về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long (năm 2021), Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, trong giai đoạn 2021-2025, số tiền đầu tư cho khu vực này là 388.000 tỷ đồng, tập trung chủ yếu vào hạ tầng. 

    Theo Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 1/9/2021, khu vực đồng bằng sông Cửu Long được quy hoạch 6 tuyến cao tốc với tổng chiều dài khoảng 1.166km, quy mô từ 4 đến 6 làn xe gồm: 3 tuyến cao tốc trục dọc với tổng chiều dài 575km và 3 tuyến cao tốc trục ngang với chiều dài khoảng 591 km. Đến năm 2026, khu vực đồng bằng sông Cửu Long sẽ có khoảng 554km đường cao tốc, các tuyến cao tốc còn lại sẽ được đầu tư trong giai đoạn 2026-2030.

    Tình hình tài chính và lãi suất

    Tình hình tài chính và lãi suất cũng có ảnh hưởng đáng kể đến thị trường bất động sản, đặc biệt là đối với việc mua nhà và vay vốn.

    Tại khu vực ĐBSCL có sự hiện diện của 1.597 điểm giao dịch của các TCTD đang hoạt động, trong đó có 318 chi nhánh cấp 1; 137 chi nhánh huyện thuộc tỉnh; 983 phòng giao dịch; 149 quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) và 11 chi nhánh tổ chức tài chính vi mô. 

    Hệ thống ngân hàng khu vực ĐBSCL đã chủ động cân đối nguồn vốn, bảo đảm đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn tín dụng hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế địa phương với định hướng tăng trưởng tín dụng từ 14%. 

    Các yếu tố khác: Môi trường, an ninh, văn hóa và các yếu tố khác cũng có tác động đến thị trường bất động sản và quyết định của các nhà đầu tư.

    Thị trường bất động sản “nhộn nhịp” tại vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long

    Từ đầu năm 2021 tới nay, hàng loạt “đại gia” bất động sản đã tìm về xứ “gạo trắng nước trong” để phát triển kinh doanh. Theo báo cáo của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, tính từ năm 2019 đến nay, giá bất động sản tại nhiều tỉnh ở miền Tây đã tăng 30%-35%. Trong năm 2021, do ảnh hưởng từ dịch bệnh, dù giao dịch bị chững lại nhưng giá nhà vẫn tăng 20%-25%. Riêng hai tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022, xu hướng tăng giá vẫn diễn ra tại nhiều phân khúc, đặc biệt là đất nền, nhà phố mặt tiền.

    Giá bất động sản tại các tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long thời điểm cuối năm 2021

    Trong quý I/2023, thị trường Bất động sản (BĐS) Đồng bằng sông Cửu Long đã chứng kiến sự ra mắt 83 dự án bán ra thị trường, đem đến khoảng 9.499 sản phẩm mới, tập trung chủ yếu tại Long An và Kiên Giang. Trong số này, đất nền và các loại hình biệt thự/liền kề/nhà phố là hai phân khúc có nguồn cung mới chiếm tỷ trọng lớn nhất, lần lượt đóng góp 29,5% và 58% tổng nguồn cung của khu vực.

    Tuy nhiên, tỷ lệ giao dịch thực tế trong quý I/2023 chỉ đạt khoảng 4,3%, tương đương 407 giao dịch. Trong quý II, số lượng giao dịch đã có sự tăng nhẹ, tập trung chủ yếu vào các sản phẩm có giá dưới 2 tỷ đồng. Mặt bằng giá cả tương đối ổn định, không có hiện tượng tăng giá đột ngột và không ảnh hưởng của các yếu tố không thực tế, và khu vực này cũng được đầu tư hạ tầng tốt.

    Theo ông Dương Quốc Thủy – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản thành phố Cần Thơ cho rằng: “Tại ĐBSCL, sức bật từ những “đòn bẩy thép” trong quy hoạch hạ tầng giao thông, hạ tầng xã hội đang nâng bước cho bất động sản, đặc biệt là những địa phương có các dự án cao tốc đi qua như TP Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau. Với sự phát triển về hạ tầng và đô thị hoá tại ĐBSCL đang ngày càng diễn ra mạnh mẽ, nhu cầu nhà ở ngày càng tăng cao, loại hình căn hộ chung cư, căn hộ thương mại sẽ là xu thế tất yếu phát triển.”

    Đã có rất nhiều “ông lớn” đầu tư vào bất động sản ĐBSCL có thể kể đến như: Tập đoàn T&T của bầu Hiển phát triển huyện Phong Điền thành đô thị sinh thái, sông nước miệt vườn và đầu tư Bảo Tàng nông nghiệp lúa nước tại đây; Xây dựng khu đô thị nông nghiệp công nghệ…, Tập đoàn Sovico đề xuất 2 dự án lớn là Khu Logistics và Công nghiệp Hàng không, sửa chữa tàu bay Cần Thơ , Tập đoàn Hòa Phát, Công ty Cổ phần Vinpearl (thuộc tập đoàn Vingroup) và Novaland (CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va)…

    Resort Azerai Cần Thơ được triển khai bởi Novaland và Azerai

    Dự án FLC La Vista Sadec tại TP Sa Đéc

    Theo đánh giá của nhiều chuyên gia bất động sản (BĐS), một trong những vấn đề chính của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là hạ tầng giao thông. Tuy nhiên, khi hạ tầng giao thông được cải thiện, phân khúc BĐS công nghiệp sẽ có nhiều cơ hội phát triển, trở thành động lực dẫn dắt thị trường.

    Theo ông Nguyễn Thành Thanh, Trưởng Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh Long An, đến nay, Long An đã xây dựng thành công 37 khu công nghiệp (KCN) với tổng diện tích quy hoạch hơn 12.280ha. Trong số đó, có 18 KCN đã hoạt động và đạt tỷ lệ lấp đầy gần 90% diện tích. Hiện tại, Long An đứng thứ ba cả nước về quy mô KCN và đứng thứ 13 về thu hút vốn FDI vào KCN với 36 quốc gia và vùng lãnh thổ đang đầu tư vào KCN Long An.

    Cần Thơ được coi là trung tâm của ĐBSCL. Theo Ban quản lý các Khu chế xuất và Công nghiệp Cần Thơ, hiện địa phương này có 6 KCN. Trong số đó, KCN Trà Nóc 1 và Trà Nóc 2 với diện tích 292ha, cùng với KCN Thốt Nốt 54ha đã đạt tỷ lệ lấp đầy dự án. Ngoài ra, Cần Thơ còn đang triển khai hạ tầng và đã thu hút một số dự án đầu tư tại 3 KCN khác.

    Phối cảnh KCN Vàm Cống

    Đánh giá chung triển vọng thị trường bất động sản Đồng Bằng Sông Cửu Long

    Thị trường bất động sản Đồng Bằng Sông Cửu Long đang trải qua sự phát triển mạnh mẽ nhờ tiềm năng kinh tế và vị trí địa lý thuận lợi. Tuy nhiên, còn tồn tại nhiều thách thức và hạn chế cần được vượt qua. Triển vọng của thị trường này trong tương lai là rất tiềm năng, đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản du lịch, đô thị hóa và đầu tư công nghiệp. Điều này tạo ra cơ hội đầu tư hấp dẫn và tiềm năng sinh lợi cho các nhà đầu tư trong thị trường bất động sản Đồng Bằng Sông Cửu Long.

    Với tầm nhìn, định hướng phát triển vùng được xác định rõ ràng, nhất quán, các kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội đang được tập trung đầu tư lớn và đồng bộ, các doanh nghiệp và nhà đầu tư có rất nhiều cơ hội mở rộng sản xuất, gia tăng đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh trong nước và quốc tế tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

         Trên đây là những thông tin tổng quan về “Đánh giá tổng quan thị trường bất động sản Đồng bằng sông Cửu Long” do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng với những thông tin trên giúp chủ đầu tư, nhà đầu tư và doanh nghiệp bất động sản có cái nhìn tổng quan về phương hướng và tiềm năng phát triển trong nhiều năm tới của ĐBSCL. Ngoài ra để xem thêm các bài viết về vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, anh chị, bạn đọc có thể truy cập trang web https://senvangdata.com.vn/. 

    Xem thêm nội dung các bài viết liên quan R&D chính: 

    Quy trình xây dựng và triển khai phòng R&D cho doanh nghiệp bất động sản

    Xem thêm báo cáo thị trường các tỉnh, thành vùng ĐBSCL

    Báo cáo nghiên cứu thị trường Thành phố Cần Thơ

    Khóa học R&D bạn không nên bỏ qua: 

    Khóa học R&D nghiên cứu và phát triển bất động sản

    Thẻ :

      ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VỚI SEN VÀNG GROUP

      Nội dung Qúy công ty cần tư vấn :

      "Cảm ơn Qúy công ty, sau khi điền thông tin, Sen Vàng sẽ liên hệ với Qúy công ty để xác nhận trong thời gian 48h!
      Chúc Qúy công ty ngày càng phát triển và thịnh vượng!

      Qúy công ty có thể liên hệ trực tiếp số Hotline Sen Vàng Group 0948484859 nếu cần gấp!

      Trân trọng! "

      TOP
      error: Content is protected !!