Vị trí địa lý thuận lợi
Vị trí địa lý là một trong những yếu tố quan trọng nhất mà nhà đầu tư Hàn Quốc quan tâm khi lựa chọn khu công nghiệp tại Việt Nam.
Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi, nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á, giáp với nhiều quốc gia trong khu vực như Trung Quốc, Lào, Campuchia, Malaysia, Indonesia,… Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp Hàn Quốc sang các thị trường trên thế giới.
Cụ thể, Việt Nam có những lợi thế về vị trí địa lý sau:
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Theo Cục trưởng Cục đầu tư nước ngoài, các tổ chức quốc tế đánh giá tích cực về môi trường đầu tư của Việt Nam.
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Đặc biệt, trong những năm gần đây, Việt Nam đã là thành viên của nhiều hiệp định thương mại đa phương và song phương quan trọng có quy mô, tầm vóc lớn và mạnh như: Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái bình dương; Hiệp định EVFTA; các hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Vương quốc Anh; Việt Nam đã phê chuẩn và Cộng đồng chung châu u đang đi đến phê chuẩn Hiệp định bảo hộ đầu tư (EVIPA), tạo cơ sở và nền tảng vững chắc về mặt pháp lý cho Việt Nam hội nhập sâu, rộng vào kinh tế thế giới và tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Đây là yếu tố quan trọng nâng vị thế và sức hấp dẫn của Việt Nam trong chiến lược kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài.
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Lực lượng lao động trẻ, dồi dào, với trên 3/4 dân số từ 15 tuổi trở lên tham gia lực lượng lao động; năm 2020 tỷ lệ lao động đã qua đào tạo được cấp chứng chỉ đạt 23,6%. Bên cạnh đó, lực lượng lao động Việt Nam được đánh giá cao nhờ sự chăm chỉ, trình độ học vấn cao, dễ đào tạo và chi phí lao động thấp. Đây là một trong những lợi thế cạnh tranh của Việt Nam so với các thị trường lao động trong khu vực.
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Thủ tướng đã ban hành Chỉ thị 14 ngày 24/5/2023 về một số nhiệm vụ, giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư nước ngoài, gồm: Triển khai hiệu quả các nhiệm vụ được giao; chuẩn bị điều kiện tạo thuận lợi cho thu hút đầu tư và sản xuất kinh doanh; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá hoạt động đầu tư; nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tư.
Để góp phần hỗ trợ doanh nghiệp, Ngân hàng Nhà nước đã giảm lãi suất điều hành lần 3 trong năm 2023, là tiền đề để giảm lãi suất cả về huy động và cho vay.
Chính sách đầu tư nước ngoài thông thoáng, mở cửa thị trường, khuyến khích, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài thông qua cải cách thủ tục hành chính và ưu đãi đầu tư. Điển hình là Luật Đầu tư 2020 và Luật Doanh nghiệp 2020, có hiệu lực từ ngày 1/1/2021 tiếp tục thể hiện chính sách đầu tư nước ngoài cởi mở của Việt Nam bằng cách cắt giảm một số thủ tục hành chính về đầu tư.
✓Tạo lập môi trường đầu tư hấp dẫn
✓Đảm bảo các quyền cơ bản của nhà đầu tư
Về quyền cơ bản và các đảm bảo cho các nhà đầu tư gồm:
– Đảm bảo không tước đoạt:
– Đảm bảo cho những mất mát
+Quốc hữu hoá
+ Phá huỷ do chiến tranh: Thông thường những thiệt hại gây ra bởi chiến tranh từ bên ngoài không được đền bù nhưng những thiệt hại tạo ra từ các vấn đề của quốc gia đó như nổi loạn, khủng bố…thì sẽ được đền bù.
+ Tính không chuyển đổi được của tiền tệ: Đối với đồng tiền không chuyển đổi được, nhà đầu tư nước ngoài sẽ được hướng dẫn cách cân bằng ngoại tệ cần thiết cũng như chuyển đổi từ đồng nội tệ sang ngoại tệ.
– Chuyển (gửi) ngoại hối: Đối với các nhà đầu tư nước ngoài khả năng tốt nhất vẫn là không có một qui định gì từ phía nước sở tại. Từ đó họ có thể chuyển các khoản tiền về nước một cách tự do.
✓Chiến lược bảo hộ và các ưu tiên dành cho các nhà đầu tư và người nước ngoài
✓ Ưu đãi về đất đai cho các nhà đầu tư nước ngoài
✓Miễn giảm thuế.
Ưu đãi thuế là một bộ phận của chính sách FDI luôn đặt trong mối quan hệ với định hướng và tổng thể chính sách FDI. Do vậy, trong chính sách ưu đãi tài chính thường tập trung vào chính sách thuế như: Thuế TNDN, thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập cá nhân. Cụ thể một sô thuế được miễn như
– Miễn thuế vốn: Chính phủ không thu thuế trên các khoản chuyển nhượng hay phần kiếm được từ cổ phiếu.
– Miễn giảm thuế suất, thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)
– Miễn giảm các loại thuế thu nhập khác.
– Miễn giảm thuế hàng tư liệu sản xuất nhập khẩu (vốn).
✓Những khoản trợ cấp của chính phủ
✓Các khuyến khích đặc biệt
✓Các luật tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài
Đối với doanh nghiệp Hàn Quốc, Việt Nam vẫn là số một trong các điểm đến đầu tư của họ
Trong 6-7 năm trở lại đây, Hàn Quốc bứt phá lên vị trí nhà đầu tư số một của Việt Nam. Luỹ kế đến tháng 5/2023, Hàn Quốc là đối tác hàng đầu với 9.666 dự án và gần 81,6 tỷ USD, chiếm 18,2% tổng vốn đầu tư.
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Tính riêng 5 tháng đầu năm 2023, đầu tư từ Hàn Quốc vào Việt Nam là 666,5 triệu USD, đứng thứ 5/82 quốc gia/vùng lãnh thổ, giảm so với cùng kỳ. Số liệu này phản ánh doanh nghiệp đang quan sát thêm và cẩn thận hơn về quyết định đầu tư trong bối cảnh toàn cầu nhiều biến động.
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Không chỉ lớn về số lượng dự án, số liệu thống kê cho thấy, tổng vốn đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam tăng trưởng liên tục trong suốt thời gian qua, từ mức 3,8 tỷ USD của năm 2013 lên luỹ kế 81,5 tỷ USD vào năm 2022, tức là tăng đến 20 lần.
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Theo Hiệp hội các doanh nghiệp tiềm năng lớn của Hàn Quốc (AHPEK), từ năm 2016, số lượng dự án đầu tư và tổng vốn đầu tư của các doanh nghiệp Hàn Quốc vào Trung Quốc đã giảm mạnh do các doanh nghiệp nước này đang chuyển hướng đầu tư sang Việt Nam.
Mới đây, chiều 23/6, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã tham dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc. Trước đó, Thủ tướng chủ trì cuộc tọa đàm với các hiệp hội và tập đoàn lớn của Hàn Quốc. Trong đó, có chủ tịch, lãnh đạo cấp cao của các tập đoàn hàng đầu Hàn Quốc đã đầu tư kinh doanh tại Việt Nam như: Samsung Electronics, SK, Hyundai Motor, LG, Lotte, Hyosung, Hanwha, Hanjin…
Việt Nam khuyến khích doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào các lĩnh vực tiềm năng như đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, công nghệ sinh học, điện tử, bán dẫn, năng lượng sạch, kinh tế xanh, đô thị thông minh, nông nghiệp công nghệ cao.
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Cuối năm 2022, Samsung đã khánh thành Trung tâm R&D (nghiên cứu và phát triển) lớn nhất của tập đoàn này tại Việt Nam và Samsung Electronics đạt kim ngạch xuất khẩu 65 tỉ USD tại Việt Nam, chiếm hơn 9% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Mới đây, đại diện lãnh đạo thành phố Hải Phòng đã trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cấp mới và điều chỉnh tăng vốn của các nhà đầu tư với tổng vốn đầu tư 230 triệu USD, trong đó có dự án của: Bumhan Vina Heavy Industries
Đồng thời, một thỏa thuận hợp tác đầu tư của các doanh nghiệp Hàn Quốc vào thành phố Hải Phòng trong thời gian tới với tổng số vốn đầu tư lên đến 1,5 tỷ USD cũng đã được ký kết.
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Khu công nghiệp Nam Bình Xuyên – Phú Quốc
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc, hiện nay các doanh nghiệp Hàn Quốc đang đứng thứ nhất về vốn đầu tư tại Vĩnh Phúc. Đóng góp của các nhà đầu tư vào Vĩnh Phúc không chỉ là số lượng dự án, số vốn mà còn tạo được lượng lớn công ăn việc làm cho người lao động tại các khu công nghiệp, nhà máy.
Trong thời gian tới, Vĩnh Phúc muốn giới thiệu dự án trọng điểm, kêu gọi các nhà đầu tư Hàn Quốc tiếp tục đầu tư. Tiêu biểu nhất là khu công nghiệp Nam Bình Xuyên với diện tích 290 hecta. Vĩnh Phúc xác định xây khu công nghiệp này thành khu công nghiệp kiểu mẫu và thu hút nhà đầu tư thứ cấp đến từ Hàn Quốc.
Khu công nghiệp Nam Bình Xuyên có vị trí rất tốt, nằm cạnh sân bay Nội Bài, gần quốc lộ, gần cảng cạn ICD Vĩnh Phúc, ngoài ra khu này cũng nằm gần một số sân golf, rất tiện cho các doanh nhân có thể thư giãn, luyện tập thể thao. Hàng năm có khoảng 3000 khách Hàn Quốc tới chơi golf tại đây.
Ngoài ra, nếu nhà đầu tư Hàn Quốc quan tâm đến việc đầu tư hạ tầng thì có thể khảo sát, nghiên cứu khu công nghiệp tại huyện Lập Thạch với diện tích 283 hecta. Dự kiến vốn đầu tư khoảng 100 triệu USD.
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên cấp Giấy
Khu công nghiệp này có sự tham gia của Nhà đầu tư dự án gồm Tập đoàn Nhà đất Hàn Quốc (LH)
Tập đoàn LH là một trong những tập đoàn bất động sản lớn nhất Hàn Quốc, với hoạt động kinh doanh đa dạng bao gồm phát triển bất động sản nhà ở, bất động sản thương mại và bất động sản công nghiệp. LH có kinh nghiệm dày dặn trong phát triển các khu công nghiệp tại Hàn Quốc và các quốc gia khác trong khu vực.
Phát biểu tại lễ khởi công, ông Trần Quốc Văn, Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên nhấn mạnh, đây là sự kiện quan trọng, góp phần cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, có ý nghĩa thiết thực kỷ niệm 30 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hàn Quốc.
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Trên đây là những thông tin tổng quan về “Các tiêu chí quan trọng Nhà đầu tư Hàn Quốc quan tâm khi lựa chọn Khu công nghiệp tại Việt Nam ” do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng với những thông tin trên giúp chủ đầu tư, nhà đầu tư và doanh nghiệp bất động sản có thêm thông tin về những tiêu chí và dự án có sự đầu tư đến từ Hàn Quốc. Ngoài ra để xem thêm các bài viết về tư vấn phát triển dự án, anh chị, bạn đọc có thể truy cập trang web senvangdata.com. |
|
Xem thêm nội dung các bài viết liên quan R&D chính:
Quy trình xây dựng và triển khai phòng R&D cho doanh nghiệp bất động sản
Xem thêm báo cáo thị trường các tỉnh, thành vùng
Báo cáo nghiên cứu thị trường Tỉnh Bình Dương
Khóa học R&D bạn không nên bỏ qua:
Copyright © 2022 Bản quyền thuộc về SEN VÀNG GROUP