Trong thời gian gần đây, thị trường có dấu hiệu tăng thanh khoản, đặc biệt với phân khúc nhà giá rẻ, diện tích nhỏ được khách hàng săn đón. Nắm bắt được điều đó các đối tượng cò mồi đã thành lập các nhóm với âm mưu đẩy giá chuộc lợi từ khách hàng.
Các môi giới tạo lên cơn sốt khan hiếm về đất, đẩy mức chênh lệch lên cao nhằm kiếm lời. Họ tạo lên các lô đất ảo, giả làm người mua để tác động đến tâm lý của khách hàng. Khi khách hàng cắn câu họ sẽ đẩy giá lên cao. Các chiêu trò làm giá được môi giới sử dụng thường xuyên để bẫy con mồi.
Thậm trí, các cò mồi lên kịch bản chi tiết với nhau nhằm bẫy khách hàng. Đám “cò” thiết lập văn bản, đặt cọc y như thật. Chiêu trò giả bán mảnh đất cho người khác để kích thích tính ham muốn của khách hàng. Nếu khách ưng, cò mồi sẵn sàng đàm phán lại để lấy lại mảnh đất đó, nhưng thực chất đó chỉ là kịch bản lên sẵn. Chiêu trò này đã khiến hàng ngàn khách hàng tin sái cổ và bị sập bẫy.
2. Bán suất ngoại giao
Chiêu trò làm giá này xuất hiện từ xưa nhưng gần đây đang được hot trở lại. Các môi giới câu dẫn khách bằng những “suất ngoại giao” với mức chào bán rẻ hơn thị trường. Theo các chuyên gia trong lĩnh vực BĐS, các mức áp dụng chiết khấu cho khách hàng chỉ từ 1-3% so với giá gốc. Tuy nhiên, trên thực tế, dù được chiết khấu giá nhưng vẫn ở mức cao.
Cụ thể, theo từng đợt tăng giá của chủ đầu tư, 1 suất ngoại giao tại dự án có thể chênh so với giá bán từ 300-500 triệu đồng/căn. Sử dụng chiêu này, các môi giới đã nhắm được tới nhiều đích khác nhau, hâm nóng được thị trường đầu cơ trước khi mở bán. Người chịu thiệt thòi ở đây chỉ có khách hàng.
Để đạt được mục đích, các môi giới không từ thủ đoạn nào để lừa đảo khách hàng. Nói sai sự thật, tâng bốc đến mức lừa dối khách mua nhà, bằng mọi giá để bán được. Nhiều dự án nợ tiền sử dụng đất nhưng vẫn quảng cáo đã nộp 100% cho ngân sách nhà nước để có được lòng tin của khách hàng.
Không dừng lại điều đó, các môi giới BĐS còn đưa ra các cách nhập nhằng khái niệm khiến khách hàng nhầm lẫn. Môi giới nói dự án được bảo lãnh của ngân hàng theo đúng quy định, nhưng khi gặp phải rủi ro thì khách hàng mới tá hỏa. Bởi đó chỉ là cam kết ngân hàng đứng ra cho khách vay tiền mua nhà. Khi gặp các rủi ro không mong muốn khách hàng là người chịu thiệt hại hoàn toàn.
Cạnh tranh trong thị trường BĐS là không dễ, các môi giới sẵn sàng tranh chấp, cắn xé lẫn nhau để có được lợi ích của mình. Họ tung tin đồn xấu về dự án như: chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ tiền ngân hàng, sắp phá sản…Chính những ảnh hưởng tiêu cực này đã khiến khách hàng có cái nhìn xấu đi về mối giới BĐS, làm rối loạn thị trường.
Các cò mồi tập hợp thành nhóm với nhau trên mạng xã hội facebook, zalo, Viber…để bàn bạc, đưa ra chiêu trò tạo các giao dịch giả nhằm lừa gạt khách hàng. Khi tập hợp xong các đối tượng sẽ giao nhiệm vụ cho từng người, xây dựng giá, lập danh sách, thu thập thông tin khách hàng.
Các môi giới mở các cuộc giao dịch ảo, bán lô đất giả với hợp đồng sai pháp lý nhằm thu lợi nhuận. Khách hàng khi mắc bẫy bị lừa đến phòng giao dịch, khi khách lưỡng lự về giá, vị trí, chúng sẽ đóng giả để bơm vá, kích thích lòng tham của khách hàng.
Câu chuyện nhà môi giới “cầm đèn chạy trước chủ đầu tư”, diễn ra phổ biến trên thị trường BĐS. Các môi giới rao bán khống các căn hộ gây náo động thị trường. Nhiều căn hộ được cò mồi giao bán với mức giá rẻ, chênh thấp nhất thị trường để dụ con mồi vào tròng. Các khách hàng nhẹ dạ cả tin dễ bị sập bẫy gây tổn thất nặng nề về tiền của và thời gian.
Một ví dụ thực tế, mức chênh so với giá gốc được cò mồi đẩy lên từ 100-300 triệu đồng/căn hộ. Đây không phải số tiền nhỏ, nếu so với tổng giá trị căn hộ và thu nhập của khách hàng. Do đó, khách hàng cần thật cần trọng, tìm hiểu thông tin kỹ lưỡng, nghiên cứu thị trường để tránh bị các cò mồi câu dẫn, thừa nước đục thả câu.
Tác giả: Nguyễn Thị Hoài Ngọc
Copyright © 2022 Bản quyền thuộc về SEN VÀNG GROUP