Vùng Đồng bằng sông Hồng gồm 11 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, chiếm 6,42% diện tích; có trình độ phát triển kinh tế thứ hai trên cả nước, sau vùng Đông Nam Bộ. Đây là một trong những trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá quan trọng bậc nhất của Việt Nam. Để khai thác và phát triển tối đa những thế mạnh của vùng Nghị quyết của Bộ Chính trị đã nhấn mạnh về vai trò, vị trí và tầm quan trọng đặc biệt của vùng và liên kết vùng; coi liên kết phát triển vùng là xu thế tất yếu, là động lực kết nối và dẫn dắt sự phát triển của các địa phương trong vùng. Trong bài viết này, hãy cùng Sen Vàng tìm hiểu về những chính sách liên kết vùng và những lợi ích đối với ngành Bất động sản trong Báo cáo quy hoạch vùng ĐBSH đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Quy hoạch đồng bằng sông Hồng “mở đường” giải quyết các vấn đề liên ngành, liên vùng, liên tỉnh; tái tổ chức không gian phát triển vùng và khai thác, phát huy có hiệu quả mọi nguồn lực nhằm phát triển vùng nhanh, bền vững. Theo đó, bộ trưởng chỉ ra 6 định hướng trọng tâm quy hoạch vùng ĐBSH.
Một là, đẩy mạnh cơ cấu lại kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng trên cơ sở ứng dụng mạnh mẽ khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh.
Hai là, tổ chức không gian phát triển vùng hợp lý gồm: 3 hành lang quốc gia, kết nối quốc tế – 2 hành lang bổ trợ kết nối liên vùng – 1 hành lang ven biển – 2 vùng động lực phát triển – 2 tiểu vùng kinh tế-xã hội.
Ba là, phát triển có trọng tâm, trọng điểm mạng lưới các khu vực kinh tế động lực, trung tâm kinh tế, đô thị chiến lược, trong đó Thủ đô Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh là tam giác tăng trưởng; phát triển các đô thị chủ đạo trên các tuyến hành lang kinh tế Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng; Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng.
Bốn là, tập trung hoàn thiện mạng lưới kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, trọng tâm là hạ tầng giao thông đảm bảo kết nối hiệu quả các trung trung tâm kinh tế nội vùng, trong nước, quốc tế; Đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành dứt điểm một số công trình hạ tầng giao thông trọng điểm quốc gia có tính liên kết vùng, hạ tầng số, hạ tầng đô thị…
Năm là, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường; tập trung giải quyết căn bản các vấn đề môi trường có tính liên ngành, liên vùng, liên tỉnh nhất là ô nhiễm môi trường, ngập úng, rác thải, khí thải…
Sáu là, giải pháp và nguồn lực thực hiện quy hoạch, nhất là danh mục dự án liên kết vùng dự kiến ưu tiên đầu tư và các giải pháp thúc đẩy liên kết vùng.
Trong đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh rằng liên kết vùng là một trong những đột phá, động lực tăng trưởng.
Phát triển theo hướng đẩy mạnh liên kết vùng, nội vùng; lấy quy hoạch làm cơ sở quản lý phát triển vùng. Đẩy mạnh liên kết vùng và nội vùng, liên kết chặt chẽ với vùng TDMNBB, khu vực Bắc Trung Bộ và cả nước thông qua các hành lang kinh tế Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng và hành lang kinh tế Bắc – Nam và kết nối với các trung tâm kinh tế lớn của cả nước. Thực hiện tốt vai trò là cửa ngõ kết nối ASEAN với Trung Quốc thông qua tuyến hành lang kinh tế Bắc – Nam, hành lang Xuyên Á và các khu vực phía Bắc của Lào, Quảng Tây, Vân nam của Trung Quốc.
Xây dựng kết cấu hạ tầng các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu thương mại tự do đồng bộ, hiện đại, gắn với các hành lang liên kết quốc tế, liên kết vùng, có sức hấp dẫn đầu tư, có tính cạnh tranh quốc tế.
Hình thành các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ thông tin tập trung, khu thương mại tự do trên cơ sở hoàn thiện chính sách, mô hình phát triển và quản lý nhằm tạo đột phá trong thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng của vùng. Xây dựng kết cấu hạ tầng các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu thương mại tự do đồng bộ, hiện đại, gắn với các hành lang liên kết quốc tế, liên kết vùng, có sức hấp dẫn đầu tư, có tính cạnh tranh quốc tế. Thu hút đầu tư vào khu kinh tế, khu công nghiệp, có chọn lọc, phù hợp với yêu cầu, tiềm năng phát triển của vùng và của các địa phương trong vùng
Hoàn thiện mạng lưới giao thông đồng bộ, hiện đại, kết nối nội vùng, liên vùng và quốc tế; phát triển vận tải đa phương thức, phát huy lợi thế về cảng biển, cảng hàng không, đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa và các hành lang kết nối của vùng.
Tăng cường liên kết và hình thành các chuỗi đô thị, trong đó, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc 581 Ninh gắn với phát triển vành đai công nghiệp, đô thị, dịch vụ; chuỗi đô thị tại Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình gắn với phát triển kinh tế biển, liên kết chặt chẽ thông qua vành đai kinh tế ven biển.
Trên cơ sở quy hoạch vùng và quy hoạch các tỉnh, các tỉnh, thành phố trong vùng sẽ xúc tiến đầu tư, huy động nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài và nguồn vốn từ các thành phần kinh tế trong nước để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư trong vùng.
Liên kết vùng tạo ra sức mạnh tổng hợp trong phát huy tiềm năng, lợi thế của nhau, nhờ đó bảo đảm cho sự phát triển nhanh và bền vững. Đồng thời giúp tiết kiệm nguồn lực đầu tư chung của xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế. Việc phát triển hạ tầng giao thông liên kết các vùng trong khu vực giúp phối hợp đầu tư phát triển trong các vấn đề hệ thống giao thông, khu đô thị, khu kinh tế, cảng biển…Đặc biệt, tăng cường liên kết vùng làm tăng khả năng thu hút các nguồn vốn đầu tư FDI. Thực tế, năm 2023, Đồng bằng sông Hồng là khu vực hấp dẫn đầu tư nhất trong số 6 vùng kinh tế của cả nước. Cụ thể, năm 2023, cả nước thu hút được 36,607 tỷ USD vốn FDI, trong đó, Đồng bằng sông Hồng thu hút được 17,382 tỷ USD vốn FDI, chiếm 47,48% tổng vốn đầu tư FDI vào Việt Nam.
Tất cả các yếu tố trên sẽ kích thích tiềm năng tiềm năng phát triển bất động sản vùng Đồng Bằng sông Hồng.
Tăng cường liên kết vùng sẽ tạo ra một môi trường lý tưởng và cơ hội thuận lợi cho việc đầu tư và phát triển bất động sản. Các phân khúc BĐS sẽ thu hút đầu tư ở vùng ĐBSH mà chủ đầu tư nên “xuống tiền”:
Nhu cầu về nhà ở của các gia đình có thu nhập trung bình và thấp luôn là một trong những yếu tố chính tạo ra sức hút mạnh mẽ cho phân khúc nhà ở giá rẻ. Thêm vào đó, sự khan hiếm về đất đai và chi phí xây dựng ngày càng tăng đã làm giảm nguồn cung nhà ở giá rẻ, khiến cho thị trường trở nên cạnh tranh và giá cả tăng. Với sự tăng trưởng dân số và tăng trưởng kinh tế ổn định cùng với các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, nhà ở giá rẻ có tiềm năng tăng giá cao trong tương lai, đặc biệt là tại các khu vực có tiềm năng phát triển mạnh mẽ.
Theo khảo sát thực tế, mức giá phổ biến với căn hộ mới bàn giao, dự kiến bàn giao trong thời gian tới hoặc những căn đã sử dụng được 3 – 5 năm là từ 40 – 60 triệu/m2. Đơn cử. tại khu vực phường Yên Hòa (Quận Cầu Giấy) hay tại Nhân Chính (Quận Thanh Xuân) các căn hộ tầm trung, đã sử dụng được 3 -5 năm được rao bán từ 42 – 50 triệu/m2.
So với các khu vực trung tâm, bất động sản ở khu vực ven thành phố thường có giá cả hợp lý hơn, thu hút các nhà đầu tư và người mua nhà. Việc đầu tư vào hạ tầng giao thông, dịch vụ công cộng như trường học, bệnh viện, và các tiện ích khác đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển bất động sản ở khu vực này. Với các tuyến đường giao thông phát triển và hệ thống giao thông công cộng được cải thiện, việc di chuyển giữa khu vực ven và trung tâm thành phố trở nên dễ dàng hơn, tạo ra sự hấp dẫn cho những người muốn sống ở khu vực này.
Với sự gia nhập vào các thỏa thuận thương mại tự do và sự phát triển của các khu công nghiệp, nhu cầu thuê bất động sản công nghiệp từ các doanh nghiệp FDI ngày càng tăng, tạo ra cơ hội lớn cho các nhà đầu tư. Bất động sản công nghiệp thường có xu hướng mang lại lợi nhuận ổn định từ việc cho thuê dài hạn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là tại các khu vực có vị trí thuận lợi và hạ tầng phát triển tốt.
Lĩnh vực bất động sản công nghiệp trong vùng Đồng bằng sông Hồng đang chứng kiến sự chuyển biến tích cực, điểm tựa vào lợi thế toàn diện của vùng. Với vị trí trung tâm quan trọng về chính trị và kinh tế của quốc gia, vùng này có sẵn các yếu tố thuận lợi như địa lý, giao thông, thị trường và nguồn nhân lực.
Sau đại dịch, nhu cầu nghỉ dưỡng và tìm kiếm không gian sống lý tưởng để nghỉ ngơi và thư giãn đã tăng cao. Điều này đã tạo ra cơ hội phục hồi và phát triển cho thị trường bất động sản nghỉ dưỡng. Việc đầu tư vào các khu nghỉ dưỡng sang trọng và tiện nghi có thể thu hút du khách quốc tế, giúp thúc đẩy phát triển du lịch và bất động sản trong khu vực. Việc đầu tư vào phân khúc BĐS nghỉ dưỡng sẽ là cơ hội để các chủ đầu tư sinh lời trong năm 2024.
Mỗi chủ đầu tư, nhà đầu tư sẽ có những mục tiêu lựa chọn phân khúc bất động sản khác nhau, tiềm lực tài chính, quy mô triển khai khác nhau, vì vậy có thể nói 4 phân khúc trên chính là 4 phân khúc nên cân nhắc “xuống tiền” nhiều nhất trong năm 2024 sắp tới tại Vùng Đồng bằng sông Hồng. Mỗi một phân khúc sẽ có những thế mạnh, và các điểm lưu ý riêng, phù hợp với từng đối tượng đầu tư
Để nắm chắc tài sản của bản thân phù hợp với phân khúc nào, chủ đầu tư, nhà đầu tư nên nghiên cứu thị trường một cách kỹ lưỡng, tham khảo sự tư vấn đến các đơn vị có chuyên môn cao trong giới bất động sản.
Nguồn: Senvangdata.com
Trên đây là những thông tin tổng quan về “Bất động sản Đồng bằng Sông Hồng khởi sắc: Thu hút đầu tư thông qua liên kết vùng” do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng với những thông tin trên giúp chủ đầu tư, nhà đầu tư và doanh nghiệp có những định hướng mới cho chiến lược đầu tư tại Vùng Đông Nam Bộ. Ngoài ra để xem thêm các bài viết về tư vấn phát triển dự án, anh chị, bạn đọc có thể truy cập trang web senvangdata.com/.
|
————————–
Dịch vụ tư vấn Báo cáo phát triển bền vững: Xem chi tiết
Xem thêm các dịch vụ / tài liệu khác của Sen Vàng :
————————–
Khóa học Sen Vàng:
Xây dựng tiêu chí lựa chọn Bất động sản
Khóa học R&D – Nghiên cứu và phát triển bất động sản
Hoạch định chiến lược đầu tư bất động sản cá nhân
—————————
Bất động sản Sen Vàng – Đơn vị tư vấn phát triển dự án bất động sản uy tín, chuyên nghiệp Việt Nam
Website: https://senvanggroup.com/
Website: https://senvangdata.com/
Youtube: https://tinyurl.com/vt82l8j
Hotline: 0948 48 48 59
Group cộng đồng Kênh đầu tư Sen Vàng : https://zalo.me/g/olgual210
#senvanggroup #senvangrealestate #kenhdautusenvang #dịch_vụ_tư_vấn_phát_triển_dự_án #thị_trường_bất_động_sản_2023 #phat_triển_dự_án #tư_ vấn_chiến _ lược_kinh_doanh #xây_dựng_kế_hoạch_phát_triển #chiến_lược_tiếp_thị_dự_án
Copyright © 2022 Bản quyền thuộc về SEN VÀNG GROUP