Bất động sản công nghiệp xanh – Mô hình bất động sản xu hướng trong tương lai

  • 23 Tháng Mười Một, 2023
  • Khi nhu cầu chuyển đổi xanh của ngành công nghiệp sản xuất ngày càng trở nên cấp thiết, bất động sản công nghiệp cũng ráo riết chuyển mình để bắt kịp thời cơ, tăng khả năng cạnh tranh và thu hút nhà đầu tư. Bất động sản công nghiệp xanh đang trở thành xu hướng tất yếu của tương lai, mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, xã hội và môi trường. Trong bài viết này, hãy cùng Sen Vàng Group tìm hiểu về mô hình bất động sản này, đánh giá tình hình hiện tại và xem xét những thách thức, cơ hội mà bất động sản công nghiệp xanh mang lại.

    BẤT ĐỘNG SẢN CÔNG NGHIỆP XANH - MÔ HÌNH BẤT ĐỘNG SẢN XU HƯỚNG TRONG TƯƠNG LAI

    Bất động công nghiệp xanh – Mô hình bất động sản xu hướng trong tương lai. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Các nhà đầu tư nước ngoài ngày càng quan tâm đến phát triển bền vững và sử dụng năng lượng tái tạo nên nhu cầu về bất động sản công nghiệp xanh tại Việt Nam được dự báo sẽ tăng cao trong thời gian tới. Bất động sản công nghiệp xanh là loại hình bất động sản công nghiệp được thiết kế, xây dựng và vận hành nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, bao gồm: sử dụng năng lượng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. 

    Một số dự án bất động sản công nghiệp xanh nổi bật tại Việt Nam

    Dự án Khu công nghiệp Bàu Bàng II – Becamex

    Dự án Khu công nghiệp Bàu Bàng II - Becamex

    Toàn cảnh khu công nghiệp Bàu Bàng II _ Becamex. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp.

    Đây là dự án bất động sản công nghiệp xanh lớn nhất tại Việt Nam, được phát triển bởi Công ty Cổ phần Phát triển hạ tầng kỹ thuật Becamex IDC. Dự án có quy mô 2.800ha, được đầu tư hệ thống xử lý nước thải, rác thải hiện đại, giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

    Dự án khu công nghiệp xanh Thăng Long III Vĩnh Phúc

    Một góc Khu công nghiệp xanh Thăng Long III Vĩnh Phúc.

    Một góc Khu công nghiệp xanh Thăng Long III Vĩnh Phúc. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Khu công nghiệp xanh Thăng Long III  Vĩnh Phúc là một dự án bất động sản công nghiệp xanh được phát triển bởi Tập đoàn Sumitomo Corporation (Nhật Bản) và Tập đoàn Sumitomo Mitsui Construction (Nhật Bản) tại tỉnh Vĩnh Phúc. Dự án có quy mô 213 ha, được đầu tư với tổng vốn 1,1 tỷ USD.

    Dự án được thiết kế, xây dựng và vận hành theo các tiêu chí về môi trường, bao gồm:

    Tiết kiệm năng lượng: Dự án sử dụng các giải pháp công nghệ tiên tiến để tiết kiệm năng lượng, như hệ thống chiếu sáng LED, hệ thống điều hòa không khí hiệu suất cao,…

    Giảm thiểu chất thải: Dự án áp dụng các giải pháp để giảm thiểu chất thải, như hệ thống tái chế và xử lý chất thải,…

    Tái sử dụng tài nguyên: Dự án sử dụng các vật liệu tái chế và có thể tái sử dụng, như bê tông tái chế, gỗ tái chế,…

    Dự án Khu công nghiệp VSIP Bình Dương

    Không gian xanh bên trong Khu công nghiệp VSIP 2 ở Bình Dương. Nguồn Sen Vàng tổng hợp

    Khu công nghiệp VSIP 2 là một dự án bất động sản công nghiệp xanh do Công ty Liên doanh TNHH KCN Việt Nam – Singapore (LD VSIP) phát triển. KCN VSIP có hệ thống xử lý chất thải hiện đại và luôn được theo dõi, bảo trì thường xuyên. Đến nay, KCN VSIP là một trong những kiểu mẫu KCN xanh – sạch – đẹp nhất tại Việt Nam nhờ những quy định nghiêm ngặt về bảo vệ môi trường. Công ty LD VSIP đã hoàn thành việc xây dựng cơ sở hạ tầng và cho thuê đất công nghiệp của KCN VSIP I và VSIP II với tổng diện tích quy hoạch là 472,9 ha và 330 ha. Bên cạnh đó, nhà máy xử lý nước thải của KCN đã được nâng công suất lên 24.000m3/ ngày đêm. Với công suất này bảo đảm xử lý 100% lượng nước thải của KCN và khu dịch vụ Gucoland. Ngoài ra, nhà máy xử lý nước thải của KCN VSIP II đã xây dựng hoàn chỉnh trạm xử lý nước thải tập trung giai đoạn 1 với công suất 6.000m3/ngày đêm. Riêng đối với KCN VSIP II mở rộng, chủ đầu tư đã triển khai xây dựng hoàn thiện hạ tầng 854 ha trên tổng diện tích quy hoạch 1.008 ha.

    Những lợi ích của Bất Động Sản Công Nghiệp Xanh

    Bất động sản công nghiệp xanh là một lĩnh vực có tiềm năng lớn do sự tăng cường của những yếu tố xanh, bền vững và hiệu suất cao. Dưới đây là một số điểm sáng về tiềm năng của các bất động sản công nghiệp xanh mang lại tại Việt Nam.

    Bảo vệ môi trường: So với khu công nghiệp thông thường, những khu công nghiệp xanh thật khác biệt. Được xây dựng theo hướng tiết kiệm chi phí và thân thiện với môi trường. Cụ thể là tăng cường diện tích cây xanh, sử dụng những nguyên liệu tái chế được. Hơn hết, ở đây chú trọng vào việc sử dụng năng lượng có sẵn (mặt trời, nước, gió). Đồng thời khai thác hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên khác. Hạn chế sử dụng hóa chất độc hại (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,…) trong quá trình làm việc.

    Việc sử dụng công nghệ mới làm tăng khả năng thu gom, xử lí chất thải so với trước đây. Nước thải qua xử lý tập trung có thể được dùng trong sinh hoạt hàng ngày (tưới cây, làm sạch đường xá). Tiếp theo là giảm lượng khí thải góp phần không nhỏ vào công cuộc bảo vệ môi trường xung quanh. Lợi ích mang lại là bớt được hậu quả gây ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu.

    Để hướng tới mục tiêu phát triển công nghiệp bền vững, các địa phương đã đưa ra nhiều giải pháp, yêu cầu chủ đầu tư hạ tầng, doanh nghiệp trong KCN tuân thủ nghiêm quy định của pháp luật về môi trường, trong đó có trồng cây xanh theo Thông tư 01/2021/TT-BXD ngày 19/05/2021 của Bộ xây dựng về ban hành quy chuẩn Việt Nam (QCVN) 01:2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng, tỷ lệ tối thiểu đất cây xanh trong khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công  nghệ cao. Theo quy định này tỷ lệ cây xanh theo từng loại đất như sau: Đối với đất trong lô đất xây dựng công trình nhà chung cư thì phải đảm bảo tỷ lệ đất tối thiểu trồng cây xanh  là 20%; Đối với đất trong lô đất xây dựng công trình giáo dục, y tế, văn hóa thì phải đảm bảo tỷ lệ đất tối thiểu trồng cây xanh là 30%; Đối với đất trong lô đất xây dựng công trình nhà máy thì phải đảm bảo tỷ lệ đất tối thiểu trồng cây xanh là 20%.

    Các Khu công nghiệp phải dành tối thiểu 20% diện tích đất trồng cây xanh. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp.

    Tăng cường hình ảnh thương hiệu cho doanh nghiệp: Các tập đoàn lớn yêu cầu cao về môi trường. Họ cần cung cấp năng lượng sạch, bền vững để sản phẩm đạt tiêu chuẩn xanh, được cấp chứng chỉ để xuất khẩu sang các thị trường khắt khe nhất. Các khu công nghiệp xanh trở thành điểm đến hấp dẫn cho những doanh nghiệp có cam kết về trách nhiệm xã hội và môi trường. Bên cạnh đó, xu hướng sống xanh và phát triển bền vững đang là mối quan tâm của rất nhiều đối tượng trong và ngoài ngành bao gồm cả các nhà phát triển dự án, nhà đầu tư và người tiêu dùng.Khi nhà xưởng được đặt ở khu công nghiệp xanh, giá trị và thương hiệu nhà xưởng được nâng tầm, nhận được sự tín nhiệm của khách hàng và đối tác. 

    Giảm thiểu chi phí vận hành cho doanh nghiệp: Sự hiện hữu của các khu công nghiệp xanh giúp các doanh nghiệp thu lợi nhiều về kinh tế. Tối ưu hóa việc sử dụng nguyên liệu thô và rút ngắn quy trình sản xuất và phân phối có thể giúp giảm chi phí sản xuất. Điều này đã khiến công ty phải đưa ra các phương án giảm giá thành sản phẩm để nâng cao khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Mặt khác, còn đảm bảo theo hướng sản xuất sạch hơn và vận hành bền vững theo tiêu chuẩn công nghiệp xanh. Giúp tạo điều kiện phát triển kinh doanh trong nước và trên toàn thế giới.

    Các trạm xử lý nước thải trồng cây xanh. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp.

    Có thể thấy, bất động sản công nghiệp xanh không chỉ mang lại những lợi ích về mặt môi trường mà còn tạo ra nhiều tiềm năng về kinh tế và xã hội. Sự chuyển đổi này đang tạo nên một xu hướng tích cực trong ngành bất động sản và kinh tế toàn cầu.

    Thu hút nguồn lao động: Một KCN sạch và hiện đại là một trong những phương án nhằm thu hút nguồn lao động chất lượng cao. Nhiều doanh nghiệp đang chú ý hơn đến việc phát triển đồng bộ hạ tầng nội khu và cải thiện môi trường làm việc nhằm giữ chân người lao động. Đầu tư vào hệ thống xử lý chất thải, cùng việc “xanh hoá” cảnh quan KCN sẽ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống trong dự án. Khu công nghiệp xanh, nhiều cây xanh, các nhà xưởng được quy hoạch theo ngành nghề đem lại nhiều giá trị cho doanh nghiệp. Môi trường sản xuất xanh – sạch – đẹp đảm bảo chất lượng sản phẩm và sức khỏe của người lao động. Đây cũng là yếu tố thuyết phục các chuyên gia nước ngoài đến và làm việc tại Việt Nam.

    Bên cạnh đó, mô hình khu công nghiệp xanh đem lại lợi ích cho nhiều phía. Đứng từ góc độ của khách thuê, nhà máy đạt chứng chỉ “xanh” sẽ giúp đạt được những yêu cầu từ Chính phủ và mục tiêu phát triển bền vững. Bởi vậy, các dự án đáp ứng được tiêu chuẩn môi trường đang được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Đây sẽ là lợi thế cạnh tranh dành cho những đơn vị phát triển bất động sản có khả năng đáp ứng được các điều kiện ngặt nghèo sau này.

    Tăng vốn đầu tư vào bất động sản công nghiệp xanh

    Việt Nam đang có được số lượng nhà đầu tư tăng đều đặn qua các năm và nếu tiếp tục như hiện nay, việc đón đầu cơ hội từ dòng vốn mới sẽ không có gì là giới hạn. Trong đó, nhu cầu về bất động sản công nghiệp xanh và phát triển bền vững từ nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được dự báo sẽ ngày càng tăng. Các nhà đầu tư thứ cấp ngày càng quan tâm đến phát triển bền vững và sử dụng năng lượng tái tạo do áp dụng thuế carbon.

    Việt Nam đã có loại hình nhà xưởng, nhà kho với chất lượng tương đương các nước khác trong khu vực, thậm chí có những dự án còn tích hợp những công năng xanh. Một chỉ số rất thú vị về các dự án bất động sản đã áp dụng tiêu chí phát triển xanh trong đó bất động sản công nghiệp và sản xuất là phân khúc đang áp dụng tiêu chí xanh đó cao nhất. Từ đó thấy được tầm ảnh hưởng tích cực trong việc tham dự của dòng vốn FDI nước ngoài từ việc mang tới nhu cầu phát triển xanh đến việc nâng tầm chất lượng bất động sản công nghiệp trong thời gian gần đây.

    Những thách thức và khó khăn mà bất động sản công nghiệp xanh phải đối mặt

    Đi kèm với những lợi ích các doanh nghiệp phải đối mặt với một số thách thức còn tồn đọng trong lĩnh vực phát triển bất động sản nói chung và phát triển bất động sản công nghiệp xanh nói riêng.

    Tiềm lực tài chính chưa đủ mạnh: Các dự án xây dựng khu công nghiệp xanh thường yêu cầu các công nghệ và thiết bị mới, cũng như quá trình thi công phức tạp, điều này có thể làm tăng chi phí ban đầu so với các dự án truyền thống. Đi kèm với đó là tình trạng thiếu chính sách ưu đãi về tài chính cho các KCN sinh thái, doanh nghiệp sinh thái như miễn, giảm thuế, tiền thuê đất, ưu tiên vay vốn tín dụng… để khuyến khích doanh nghiệp tự thực hiện việc chuyển đổi và xây dựng mới KCN sinh thái, công nghiệp xanh. Theo các chuyên gia phân tích, các thách thức lớn của chính sách phát triển công nghiệp xanh ở Việt Nam là nhận thức, năng lực, thể chế. Việt Nam đã bước đầu hình thành khuôn khổ thể chế hướng tới nền công nghiệp xanh như khung pháp luật, chính sách khuyến khích, hệ thống tiêu chuẩn định mức, cơ quan chịu trách nhiệm, tổ chức liên quan. Tuy nhiên, thách thức về tài chính cho phát triển công nghiệp xanh ở Việt Nam hiện nay là hạn chế nguồn ngân sách để thực thi chiến lược phát triển công nghiệp xanh, doanh nghiệp khó khăn về nguồn vốn.

    Nhận thức về nền công nghiệp xanh vẫn còn mới mẻ: Tại Việt Nam hiện nay, về nhận thức, hiểu thế nào là một nền kinh tế xanh hay nền công nghiệp xanh vẫn còn là vấn đề mới mẻ. Việt Nam vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng công nghiệp cao nhưng năng suất yếu tố tổng hợp (TFP) vẫn ở mức thấp, phản ánh năng suất lao động thấp và việc sử dụng công nghệ, vốn, nguyên liệu và năng lượng còn kém hiệu quả.

    Công nghệ lạc hậu: Đặc biệt, hiện nay những công nghệ, thiết bị cũ, lạc hậu vẫn còn đang được sử dụng trong nhiều lĩnh vực sử dụng nhiều năng lượng như: phát điện, thép, xi măng và hóa chất, gây nên lãng phí lớn về nguyên nhiên liệu.

    Chưa có sự đồng bộ và thống nhất trong quy trình: Việc phát triển công nghiệp xanh sẽ giúp Việt Nam tiết kiệm đầu vào năng lượng, nguyên liệu, tăng hiệu suất sử dụng, giảm nhập khẩu nhiên liệu, đồng thời giảm gánh nặng nhập siêu cho nền kinh tế, tạo nhiều việc làm mới góp phần xóa đói giảm nghèo và bảo đảm môi trường bền vững cho con cháu mai sau. Tuy nhiên, dù Việt Nam có chủ trương hướng tới một nền công nghiệp xanh, ít tiêu hao năng lượng, hạn chế thấp nhất sản xuất gây ô nhiễm môi trường nhưng việc thực hiện còn mang tính nhỏ lẻ, chưa đồng bộ. Các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư rất ít cho nghiên cứu và đổi mới công nghệ. Việc sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng và nguyên liệu trên quy mô rộng vẫn chưa trở thành hiện thực, các ngành công nghiệp thân thiện với môi trường cũng như công nghiệp dịch vụ môi trường cũng chưa được phát triển.

     

     

    Trên đây là những thông tin tổng quan về” Bất động sản công nghiệp xanh – Mô hình bất động sản xu hướng trong tương lai” do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng với những thông tin trên giúp chủ đầu tư, nhà đầu tư và doanh nghiệp bất động sản có thêm những kiến thức về mô hình bất động sản công nghiệp xanh. Ngoài ra để xem thêm các bài viết về tư vấn phát triển dự án, anh chị, bạn đọc có thể truy cập trang web senvangdata.com/. 

     

    thumbnail

     

    Xem thêm nội dung các bài viết liên quan R&D chính: 

    Quy trình xây dựng và triển khai phòng R&D cho doanh nghiệp bất động sản

    Xem thêm báo cáo thị trường các tỉnh, thành vùng 

    Báo cáo nghiên cứu thị trường Tỉnh Bình Dương

    Khóa học R&D bạn không nên bỏ qua: 

    Khóa học R&D nghiên cứu và phát triển bất động sản

    Nguồn tổng hợp: Sen Vàng Group – BTV Nguyễn Hải Hà

    Thông tin liên hệ:

    Website: https://senvangdata.com/

    Hotline: 0948.48.4859

    Thẻ : công nghiệp xanh, bất động sản, bất động sản công nghiệp, quy hoạch vùng, R&D, Nghiên cứu thị trường, senvanggroup, senvangdata, phát triển dự án, đơn vị nghiên cứu thị trường, dịch vụ tư vấn phát triển dự án,

      ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VỚI SEN VÀNG GROUP

      Nội dung Qúy công ty cần tư vấn :

      "Cảm ơn Qúy công ty, sau khi điền thông tin, Sen Vàng sẽ liên hệ với Qúy công ty để xác nhận trong thời gian 48h!
      Chúc Qúy công ty ngày càng phát triển và thịnh vượng!

      Qúy công ty có thể liên hệ trực tiếp số Hotline Sen Vàng Group 0948484859 nếu cần gấp!

      Trân trọng! "

      TOP