Bản tin quy hoạch vùng Đông Nam Bộ tháng 10/2022

  • 31 Tháng Mười, 2022
  • Đông Nam bộ có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của đất nước. Vùng luôn là trung tâm đổi mới, năng động, sáng tạo hàng đầu của cả nước; là đầu tàu kinh tế và trung tâm phát triển công nghiệp, du lịch, dịch vụ lớn nhất cả nước với hạt nhân là đô thị đặc biệt TP.HCM. Sau đây, hãy cùng Sen Vàng Group tìm hiểu những thông tin quy hoạch của khu vực này trong tháng 10 vừa qua.

    1. Cần khoảng 740 nghìn tỉ đồng cho hạ tầng giao thông vùng Đông Nam bộ

    Theo Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng, dự kiến tổng nhu cầu vốn đầu tư hạ tầng giao thông vùng Đông Nam bộ khoảng 738,500 tỉ đồng, trong đó, giai đoạn 2021-2025 khoảng 342,000 tỉ; giai đoạn 2026-2030 khoảng 396,500 tỉ.

    Tại hội nghị triển khai Nghị quyết số 24 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng cho biết, vùng Đông Nam bộ có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng.

    (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Trong đó, tập trung hoàn thiện đầu tư các tuyến đường bộ cao tốc Bắc – Nam, cao tốc nối TP. HCM với các cửa ngõ, các đầu mối giao thông quan trọng và các đường vành đai thuộc khu vực TP.HCM. Ngoài ra, đầu tư đưa vào khai thác nhà ga T3 Cảng hàng không Tân Sơn Nhất, Cảng hàng không Long Thành giai đoạn 1 và tiếp tục đầu tư giai đoạn 2 để nâng công suất lên 50 triệu hành khách/năm; hoàn thành nâng cấp Cảng hàng không Côn Đảo; nghiên cứu, khôi phục Cảng hàng không Biên Hòa – Vũng Tàu.

    Phát triển đồng bộ hệ thống logistics cấp quốc gia, khu vực và quốc tế gắn với cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu quốc tế, các hành lang kinh tế trọng điểm; xây dựng trung tâm logistic hàng không gắn với sân bay quốc tế Long Thành, đầu tư phát triển hệ thống logistics gắn với cảng biển tại Bà Rịa – Vũng Tàu và TP.HCM.

    2. Thị trường nhà đất Đông Nam Bộ giao dịch giảm sâu, dòng tiền bị siết, giá vẫn ‘cao vút’

    Giao dịch nhà đất cả nước 10 tháng giảm xuống mức thấp nhất trong những năm gần đây, dòng tiền thị trường tiếp tục bị các ngân hàng siết chặt, cầu mua nhà sụt giảm, nhưng giá nhà đất tiếp tục tăng lên.

    Theo Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), trong 9 tháng năm nay TP.HCM và vùng Đông Nam Bộ có 31 dự án căn hộ mở bán sản phẩm ra thị trường, trong đó có 6 dự án mở bán mới, 25 dự án mở bán giai đoạn tiếp theo. Nguồn cung mới toàn thị trường khoảng 4,783 sản phẩm, giao dịch thành công 2,531 sản phẩm, tỉ lệ hấp thụ trên thị trường đạt 52%.

    (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Sức cầu trên thị trường thấp, tỉ lệ hấp thụ ở các dự án phổ biến 25 – 60%, nhưng giá bán nhà đất trên thị trường sơ cấp tăng bình quân 5 – 8%, riêng khu Đông TP.HCM giá bán trung bình tăng cao hơn từ 12 – 16%.

    Đối với phân khúc nhà phố, biệt thự, trong 10 tháng tại TP.HCM và vùng Đông Nam Bộ có 30 dự án mở bán sản phẩm. Nguồn cung mới tung ra thị trường 3,081 sản phẩm, giao dịch thành công 1,449 sản phẩm, tỉ lệ hấp thụ nhà phố, biệt thự thấp hơn phân khúc căn hộ, chỉ đạt khoảng 47%. 

    3. Thị trường bất động sản TP. Hồ Chí Minh đang “cài số lùi”

    Thống kê của Hiệp hội bất động sản TP. HCM (HOREA) cho thấy bất chấp đà phục hồi chung của nền kinh tế thì thị trường bất động sản trọng điểm phía Nam lại đang suy giảm, thậm chí đi lùi.

    (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Theo đó, nhận định về thị trường bất động sản 10 tháng đầu năm 2022 tại TP. HCM, HOREA nhận định dù đã có những dấu hiệu dần phục hồi với “điểm sáng” là thị trường bất động sản công nghiệp và thị trường bất động sản logistics, tuy nhiên tổng thể thì thị trường bất động sản vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức khi có sự suy giảm, thậm chí tăng trưởng âm.

    Dù kết quả 10 tháng đầu năm 2022 cho thấy thị trường bất động sản có đã có dấu hiệu dần phục hồi trở lại với nguồn cung 11,600 căn nhà, tăng 70.5 % so với 10 tháng đầu năm 2021, nhưng số lượng nhà ở này cũng chỉ bằng khoảng 36% so với cùng kỳ năm 2017 chưa đáp ứng nhu cầu nhà ở rất lớn của thị trường.

    4. Dự án cầu Nhơn Trạch tạo cú hích cho bất động sản Đồng Nai

    Thời điểm quý III/2022, thị trường bất động sản Nhơn Trạch trở thành tâm điểm của giới đầu tư. Lượng giao dịch tăng hơn gấp đôi so với những tháng đầu năm.

    Vừa qua, cầu Nhơn Trạch đã chính thức khởi công, đặt những viên gạch đầu tiên cho đường Vành đai 3, “giấc mơ 13 năm” của TP. HCM. Và ngay sau khi phát lệnh khởi công, nhà thầu đã triển khai ngay công tác thi công trên mặt bằng được bàn giao với đoạn tuyến có chiều dài 2.8 km. Tiếp theo đó, hàng loạt công trình kết nối TP. HCM và Đồng Nai cũng tăng tốc, kỳ vọng mở đường đột phá kinh tế vùng Đông Nam bộ sau nhiều năm bị kìm hãm bởi nút thắt hạ tầng.

    (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Có thể thấy rằng, dự án cầu Nhơn Trạch mở ra nhiều cơ hội cho khu vực phía Đông TP.HCM, tạo sự liên kết mạnh mẽ để phát triển nguồn lực kinh tế – văn hóa – xã hội. Đặc biệt, thị trường bất động sản trước đây vốn im lìm, ít được chú ý giờ đã trở thành “điểm nóng” thu hút giới đầu tư.

    Trong tương lai, khi hai bên bờ Nhơn Trạch và TP.HCM đã được nối liền sẽ góp phần giảm bớt áp lực giao thông trên tuyến cao tốc theo hướng đi QL51, phục vụ nhu cầu vận chuyển của hàng trăm doanh nghiệp hoạt động trong các khu công nghiệp trên địa bàn Nhơn Trạch. 

    5. Bất động sản Nhơn Trạch (Đồng Nai) đang xuất hiện tình trang rao bán cắt lỗ?

    Nền đất 90m2 tại xã Long Thọ, huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) đang rao bán với giá 1.1 tỉ đồng, giảm khoảng 300 triệu đồng so với giá bán đầu năm 2022.

    Đông Nam Bộ

    (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    “Chậm thanh khoản” đang là tình trạng chung diễn ra tại thị trường Nhơn Trạch (Đồng Nai) – địa phương đã từng nhiều lần “nóng sốt” BĐS. Gần đây nhất, là vào đầu năm 2022, khu vực này nhộn hoạt động mua bán; các nền đất qua tay nhà đầu tư tăng giá từ 15-25%. Nhiều nhà đầu tư tài chính tốt vẫn đi “gom đất”.

    Tình trạng các nhà đầu tư “cá mập” liên tục gom BĐS Nhơn Trạch rồi đẩy thị trường hiện cũng rơi vào trạng thái khó khăn khi thanh khoản giảm. Đây là những nhà đầu tư có vốn trường đã gom hàng trước đó, nhưng bán ra khó đã phải cơ cấu lại danh mục tài sản ở giai đoạn này. Hoặc bán bớt tài sản hoặc giảm kỳ vọng lợi nhuận, thậm chí cắt lỗ một số BĐS.

    6. Bà Rịa-Vũng Tàu nhiều dự án nhà ở xã hội ‘trên giấy’

    Từ năm 2009, Bà Rịa-Vũng Tàu đã hoàn thành block nhà ở xã hội đầu tiên, nhưng đến nay, chỉ có 9 dự án nhà ở xã hội được hoàn thành và mục tiêu đến 2025 sẽ phát triển khoảng 598,000m2 (tương đương 8,329 căn) sàn nhà ở xã hội khó thành hiện thực.

    Đông Nam Bộ

    (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Tính đến nay, Bà Rịa-Vũng Tàu có 9 dự án đã hoàn thành với quy mô 6,1 ha với 1.551 căn hộ. 10 dự án nhà ở xã hội đã được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc công nhận chủ đầu tư đang triển khai thực hiện, gồm 4 dự án nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp và 6 dự án nhà ở cho công nhân, cung ứng ra thị trường 5,056 căn hộ chung cư và 406 căn nhà ở riêng lẻ. 13 dự án đang dự kiến đề xuất UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư với quy mô khoảng 21.4 ha, gồm 8 nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp và 5 nhà ở xã hội cho công nhân.

    Dù tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu triển khai xây dựng nhà ở xã hội từ khá sớm nhưng kết quả đạt được còn rất hạn chế. Đến nay, mới chỉ có 9 dự án nhà ở xã hội trên diện tích 6.1 ha với tổng cộng 1,551 căn hộ. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu giao Sở Xây dựng làm việc với các địa phương đánh giá lại thực trạng của các dự án nhà ở xã hội để sớm tìm ra giải pháp điều chỉnh, triển khai trên cơ sở phù hợp với quy hoạch chung của tỉnh. 

    7. Sức hút mạnh mẽ của các dự án bất động sản liền kề khu công nghiệp tại Bình Dương

    Đáp ứng nhu cầu ở thật, bất động sản nằm trong hoặc liền kề các KCN với mức giá hợp lý, tiềm năng sinh lời cao luôn nằm trong “tầm ngắm” của nhiều nhà đầu tư. 

    Hiện Bến Cát được ví như “trái tim” sản xuất công nghiệp của Bình Dương với 8 KCN có tổng diện tích lên đến hơn 4,100ha. Hầu hết các KCN này đều đã lấp đầy với hơn 4,400 dự án đầu tư trong nước, tổng vốn trên 45,000 tỷ đồng; 781 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đăng ký 7.7 tỷ USD. 

    Đông Nam Bộ

    (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Quy mô dân số của Bến Cát hiện nay gần 400,000 người và mỗi năm tăng thêm từ 10 -15% do số lượng dân nhập cư tìm đến làm việc trong các KCN. Riêng các KCN tại Bến Cát đang sử dụng khoảng 180,000 lao động; chưa kể đến hàng ngàn giảng viên, sinh viên học tập, nghiên cứu tại các trường đại học trên địa bàn. 

    Các chuyên gia dự báo, với tốc độ phát triển công nghiệp như hiện nay, những con số nói trên có thể sẽ tăng mạnh khi Bến Cát trở thành thành phố vào năm 2025. Do đó, Bến Cát sẽ cần khoảng 10,000 căn hộ cho chuyên gia nước ngoài và 30,000 căn hộ giá rẻ để đáp ứng nhu cầu an cư cho người lao động. Đây là cơ hội “vàng” để thị trường bất động sản Bến Cát phát triển nhộn nhịp trong giai đoạn này.  

    Trên đây là Bản tin quy hoạch vùng Đông Nam Bộ. Hy vọng rằng những thông tin vừa rồi có thể giúp các nhà đầu tư có thêm nhiều dữ liệu trước khi quyết định đầu tư vào thị trường bất động sản. Ngoài ra, để xem thêm nhiều thông tin hơn về thị trường của từng tỉnh, thành trên cả nước, nhà đầu tư có thể truy cập trang web Cổng thông tin Bất động sản Senvangdata.

    Qúy vị có thể tham khảo:

    Bản tin Bất động sản Sơn La tháng 10/2022

    Bản tin quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng tháng 10/2022

    Tổng hợp: BTV Trung Đức 

    Thông tin liên hệ 

    Website: https://senvangdata.com/ 

    Hotline: 0948.48.48.59

    Thẻ : quy hoạch, quy hoạch vùng, Đông Nam Bộ,

      ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VỚI SEN VÀNG GROUP

      Nội dung Qúy công ty cần tư vấn :

      "Cảm ơn Qúy công ty, sau khi điền thông tin, Sen Vàng sẽ liên hệ với Qúy công ty để xác nhận trong thời gian 48h!
      Chúc Qúy công ty ngày càng phát triển và thịnh vượng!

      Qúy công ty có thể liên hệ trực tiếp số Hotline Sen Vàng Group 0948484859 nếu cần gấp!

      Trân trọng! "

      TOP