Thị trường bất động sản các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc ngày càng trở nên hấp dẫn hơn khi xuất hiện nhiều khu vực tiềm năng, tạo ra những làn sóng đầu tư vô cùng lớn tại hầu hết các phân khúc. Sau đây, hãy cùng Sen Vàng Group tìm hiểu những thông tin quy hoạch của khu vực này trong tháng 11 vừa qua.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là nguồn vốn quan trọng cho sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của của đất nước. Mặc dù xuất phát điểm thấp, nhưng các địa phương vùng trung du và miền núi phía Bắc đã và đang nỗ lực “hút” nguồn vốn này để phát huy các tiềm năng, lợi thế vùng, từ đó thúc đẩy phát triển KT-XH trong vùng, nhất là giải quyết những vấn đề khó khăn hạn chế cho những địa bàn vùng khó khăn đặc thù.
Những năm gần đây, Lào Cai là một trong những điểm sáng trong thu hút vốn FDI của vùng Trung Du và miền núi phía Bắc. Dù trong 10 tháng đầu năm 2022, trên địa bàn không có dự án FDI cấp mới, nhưng toàn tỉnh hiện vẫn có 27 dự án FDI còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký đạt 685,818 triệu USD; trong đó có điều chỉnh tăng vốn đầu tư cho 1 dự án với tổng vốn tăng 72.1 triệu USD. Tổng vốn đầu tư thực hiện giải ngân của các dự án FDI 10 tháng đầu năm đạt 12.9 triệu USD, bằng 72.47% so cùng kỳ; tổng doanh thu đạt 91.06 triệu USD, bằng 47.68% so cùng kỳ; tổng giá trị xuất khẩu đạt 0.39 triệu USD; tổng giá trị nhập khẩu đạt 0.5 triệu USD.
Ở vị trí địa lý thuận lợi hơn, Thái Nguyên là một trong những cực tăng trưởng của vùng Trung Du và miền núi phía Bắc. Trong 10 tháng năm 2022, Thái Nguyên lọt vào top 10 địa phương trên cả nước có kết quả thu hút FDI tốt nhất. Từ đầu năm 2022 đến nay, tổng vốn đầu tư FDI vào Thái Nguyên đạt 1.02 tỉ USD. Lũy kế đến nay, có 198 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đạt hơn 10 tỷ USD đã “rót” vào địa phương này. Đặc biệt đầu năm 2022 thu hút số vốn rất lớn từ Samsung, nâng tổng số vốn FDI đầu tư trên địa bàn lên đến hàng chục tỷ USD. Nguồn vốn này thật sự là động lực để tỉnh phát triển KT-XH.
UBND tỉnh Tuyên Quang vừa có quyết định về việc huỷ bỏ đồ án quy hoạch chi tiết Khu đô thị Thàng Hưng City 2.
Lý do huỷ bỏ là do các dự án đầu tư theo hình thức “Xây dựng – Chuyển giao” (BT) đã dừng không thực hiện theo Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư số 64/2020 có hiệu lực thi hành từ ngày 1.1.2021 và các quy định khác của pháp luật. Đảm bảo sự phù hợp với thực tiễn và yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh trong giai đoạn hiện nay.
Được biết, Đồ án quy hoạch chi tiết Khu đô thị Thành Hưng City 2 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 404 ngày 22.11.2019. Theo quy hoạch, dự án được xây dựng tại phường Ỷ La, thành phố Tuyên Quang. Tổng diện tích đất trong phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch là 80.43ha, có các phía tiếp giáp như sau: Phía Bắc giáp với khu dân cư và đường Trường Chinh; phía Nam giáp với quy hoạch Khu đô thị Thành Hưng City1; phía Đông giáp với khu dân cư trục đường Quang Trung; phía Tây giáp với khu dân cư.
Phú Thọ hội tụ những yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh thu hút dòng vốn đầu tư tạo điều kiện cho bất động sản phát triển, đặc biệt là bất động sản công nghiệp.
Trong 2 năm qua, khi nhiều tỉnh thành chứng kiến tác động của đại dịch Covid-19 nhưng tại tỉnh Phú Thọ dòng vốn đầu tư vẫn liên tiếp đổ về, trở thành một trong những địa phương thu hút nhiều vốn FDI nhất cả nước. Điều này có được bởi định hướng phát triển kinh tế theo hướng mở, đổi mới phương thức xúc tiến đầu tư. Tỉnh Phú Thọ ưu tiên thu hút các dự án sản xuất kinh doanh phù hợp với định hướng của tỉnh, với từng địa phương và các khu công nghiệp. Đồng thời, đẩy mạnh phát triển hệ thống hạ tầng đồng bộ tại các khu, cụm công nghiệp, các công trình hạ tầng bên ngoài khu công nghiệp tạo lợi thế cạnh tranh về mặt bằng, cơ sở hạ tầng đối với các nhà đầu tư.
Do đó, trong thời gian qua, nhiều nhà đầu tư trong nước như Tập đoàn T&T, Tập đoàn Sông Hồng Thủ đô, Tập đoàn FLC và các doanh nghiệp nước ngoài đến đầu tư tại các khu công nghiệp ở Phú Thọ như Hàn Quốc (Microsoft, Samsung, Dell…); Nhật Bản (Matsuoka, …); Ấn Độ; Slovakia; Italia; Australia; New Zealand; Trung Quốc… với số vốn đầu tư hàng nghìn tỷ đồng.
Hiện trên toàn tỉnh Phú Thọ có 7 khu công nghiệp được Chính phủ phê duyệt với tổng diện tích 2.156 ha gồm các khu công nghiệp Thụy Vân, Phù Ninh, Trung Hà, Phú Hà, Cẩm Khê,Tam Nông, Hạ Hòa. Tại tỉnh có 2 cụm công nghiệp là Đồng Lạng và Bạch Hạc. Đến hiện tại đã có 4 khu công nghiệp và 2 cụm công nghiệp đã đầu tư kết nối hạ tầng và đi vào hoạt động.
Tỉnh Phú Thọ đặt mục tiêu trong năm 2022 thu hút 30,000 – 40,000 tỷ đồng vốn đầu tư, trong đó, đầu tư FDI chiếm từ 500 triệu USD trở lên. Đến năm 2025, dự kiến có khoảng 220 doanh nghiệp FDI hoạt động; tạo việc làm mới cho 40,000 – 50,000 lao động.
Những năm qua, tỉnh Lào Cai đã tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại, tạo thành mạng lưới hoàn chỉnh, liên kết giữa các tỉnh trong vùng, giữa vùng với cả nước và quốc tế.
Đặt trong tổng thể vùng, Lào Cai là tỉnh vùng cao miền núi, hội tụ đầy đủ 4 loại hình giao thông là đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và trong một vài năm tới sẽ có đường hàng không, hạ tầng giao thông nội địa và quốc tế thuận lợi, đa dạng.
Các tuyến Quốc lộ phân bố rộng khắp cùng với đó là cao tốc Nội Bài – Lào Cai dài nhất cả nước liên kết các tỉnh trong vùng với vùng thủ đô. Tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai nối với Côn Minh – Trung Quốc và tuyến đường thủy nội địa trên sông Hồng có giả trị lịch sử của cả vùng Bắc Bộ.
Ngoài ra, trong định hướng phát triển hạ tầng giao thông vùng Trung du, miền núi phía Bắc, sẽ có thêm nhiều dự án tác động trực tiếp đến Lào Cai như Dự án đường nổi Hà Giang với cao tốc Nội Bài – Lào Cai; cao tốc Bảo Hà – Lai Châu – Ma Lù Thàng; dự án nâng cấp, cải tạo các Quốc lộ 4, 4D, 4E, 70, 279; xây dựng hầm Hoàng Liên nối Sa Pa với Lai Châu, đầu tư phát triển các cụm cảng thủy nội địa, cụm cảng cạn; Dự án mở rộng đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai, đoạn Yên Bái – Lào Cai lên thành 4 làn xe; Dự án đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng, tuyến đường sắt khổ lồng 1,435 mm kết nối ga Lào Cai (Việt Nam) với ga Hà Khẩu Bắc (Trung Quốc).
Đặc biệt là việc triển khai xây dựng Cảng Hàng không Sa Pa quy mô cấp 4C, định hướng là Cảng hàng không quốc tế, tổng vốn đầu tư hơn 7,000 tỷ đồng sẽ đưa Lào Cai trở thành địa phương có đủ 4 loại hình giao thông, mở ra thời kỳ mới, cơ hội mới để Lào Cai và các tỉnh trong vùng phát triển toàn diện.
UBND tỉnh Bắc Kạn vừa quyết định tổ chức lại Trung tâm Phát triển hạ tầng và Dịch vụ khu công nghiệp thuộc Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Kạn.
Trung tâm Phát triển hạ tầng và Dịch vụ khu công nghiệp là đơn vị trực thuộc Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bắc Kạn; được giao nhiệm vụ làm chủ đầu tư dự án giai đoạn I. Những năm qua, Trung tâm đã luôn cố gắng thực hiện việc đầu tư xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình giai đoạn I cũng như quản lý, vận hành các công trình kết cấu hạ tầng và các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp.
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn cũng giao Trưởng Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh chỉ đạo thực hiện sắp xếp, bố trí nhân sự phù hợp với vị trí việc làm sau khi tổ chức lại Trung tâm Phát triển hạ tầng và Dịch vụ khu công nghiệp tỉnh; thực hiện các nội dung về quy định chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm và những vấn đề có liên quan khác bảo đảm đúng quy định.
Trước đó, ngày 31/10/2022, UBND tỉnh Bắc Kạn cũng đã ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Kạn tại Quyết định số 37/2022/QĐ-UBND.
Theo đó, Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Kạn là cơ quan trực thuộc UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước trực tiếp đối với khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn theo quy định tại Nghị định số 35/2022/NĐ-CP ngày 28/5/2022 của Chính phủ và quy định khác của pháp luật có liên quan; quản lý và tổ chức thực hiện chức năng cung ứng dịch vụ hành chính công và dịch vụ hỗ trợ khác có liên quan đến hoạt động đầu tư và sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp trong khu công nghiệp.
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố thực hiện nghiêm túc Quyết định số 33/2021/QĐ-UBND ngày 22/7/2021 của UBND tỉnh ban hành Quy chế phối hợp, quản lý, khai thác, sử dụng, duy trì hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản của tỉnh Thái Nguyên.
Để khắc phục các hoạt động đầu cơ mua đi bán lại bất động sản gây “sốt đất ảo”, hiện tượng “thổi phồng giá” và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững trong thời gian tới.
Thực hiện quản lý chặt chẽ các dự án bất động sản trong hoạt động huy động góp vốn thực hiện dự án, đặc biệt là bất động sản hình thành trong tương lai được phép đưa vào kinh doanh; chuyển nhượng dự án bất động sản phải đảm bảo tuân thủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản hiện hành; thực hiện công bố, công khai danh mục các dự án đủ điều kiện được thực hiện huy động góp vốn, kinh doanh bất động sản hình thành trong tương lai để đảm bảo ổn định, minh bạch thị trường bất động sản trên địa bàn tỉnh;
Đồng thời, Sở Xây dựng có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quan theo dõi, nắm bắt tình hình, diễn biến của thị trường bất động sản; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động môi giới bất động sản, kinh doanh bất động sản trên địa bàn tỉnh, kịp thời xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các hoạt động huy động góp vốn thực hiện dự án, kinh doanh bất động sản, bất động sản hình thành trong tương lai khi chưa đáp ứng đủ điều kiện thực hiện.
Sở Xây dựng tỉnh Bắc Giang được yêu cầu phải đôn đốc các địa phương triển khai lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng đô thị, nông thôn; công bố, công khai thường xuyên, liên tục thông tin quy hoạch, thông tin chi tiết dự án, tiến độ các dự án khu đô thị, khu dân cư, nhà ở…
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa có chỉ đạo về việc tiếp tục tăng cường công tác quản lý thị trường bất động sản trên địa bàn tỉnh. Theo đó, Sở Xây dựng được yêu cầu tham mưu triển khai có hiệu quả Chương trình phát triển nhà ở, Kế hoạch phát triển nhà ở và Đề án phát triển nhà ở xã hội dành cho công nhân trên địa bàn tỉnh đã được phê duyệt, chủ động theo dõi, nghiên cứu tình hình thực tế để kịp thời tham mưu điều chỉnh nếu cần thiết; xây dựng và vận hành có hiệu quả hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản.
Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến pháp luật về nhà ở và kinh doanh bất động sản; đôn đốc các địa phương triển khai lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng đô thị, nông thôn; công bố, công khai thường xuyên, liên tục thông tin quy hoạch, thông tin chi tiết dự án, tiến độ các dự án khu đô thị, khu dân cư, nhà ở.
Đồng thời chủ động chỉ đạo trong công tác quản lý thị trường bất động sản. Theo dõi, nắm bắt diễn biến của thị trường và thực hiện các biện pháp xử lý kịp thời để bình ổn thị trường, không để xảy ra tình trạng sốt giá và “bong bóng” bất động sản.
Sở Tài nguyên và Môi trường được giao phối hợp với UBND các huyện, thành phố, các chủ đầu tư đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng để sớm bàn giao đất sạch cho chủ đầu tư thực hiện dự án. Thường xuyên hướng dẫn, phối hợp với các địa phương giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng.
Trên đây là Bản tin quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Hy vọng rằng những thông tin vừa rồi có thể giúp các nhà đầu tư có thêm nhiều dữ liệu trước khi quyết định đầu tư vào thị trường bất động sản. Ngoài ra, để xem thêm nhiều thông tin hơn về thị trường của từng tỉnh, thành trên cả nước, nhà đầu tư có thể truy cập trang web Cổng thông tin Bất động sản Senvangdata.
Tổng hợp: Trung Đức
Thông tin liên hệ
Website: https://senvangdata.com/
Hotline: 0948.48.48.59
Copyright © 2022 Bản quyền thuộc về SEN VÀNG GROUP