Bản tin Công trình xanh là chương trình được thực hiện bởi Bất động sản Sen Vàng và GBS Vietnam thực hiện. Đây là chương trình cập nhât những thông tin về Công trình xanh, Tài chính xanh, Nội thất xanh và Vật liệu xanh trên thị trường bất động sản Việt Nam. Và để bắt đầu chương trình, hãy cùng điểm lại những tin chính nổi bật trong tháng 7 vừa qua:
Ngày 30/6, Ngân hàng Thế giới (WB) phê duyệt hai Chương trình Chính sách Phát triển (DPO) với tổng giá trị 321,5 triệu USD, khẳng định cam kết hỗ trợ các nỗ lực phục hồi của Việt Nam. Hai chương trình này được thiết kế để hỗ trợ chính quyền Trung ương và TPHCM trong nỗ lực tăng cường quản trị đô thị và thúc đẩy phục hồi toàn diện, dựa trên chuyển đổi số và bền vững.
Khoản tín dụng đầu tiên trị giá 221,5 triệu USD tập trung vào hỗ trợ các hành động chính sách giúp phục hồi toàn diện hơn, từ Chính phủ điện tử và năng lượng tái tạo cho tới hỗ trợ dịch vụ chăm sóc trẻ và thanh toán di động.
Chương trình thứ hai, sử dụng khoản vay 100 triệu USD, hỗ trợ TPHCM thúc đẩy việc sử dụng dữ liệu không gian tích hợp và minh bạch cho quản lý đô thị. Chương trình này cũng được thiết kế để tăng cường quản lý nợ và tài sản công, cải thiện hoạt động cung cấp các dịch vụ ưu tiên của thành phố – ba yếu tố cơ bản để quản lý hiệu quả một thành phố hiện đại.
Nhận thức việc hạn chế phát thải khí nhà kính và tạo ra không gian bền vững, nhiều tổ chức lĩnh vực xây dựng đang hướng tới mục tiêu xây dựng công trình xanh.
Theo ông Andrea Contri, Giám đốc Dự án và Người hỗ trợ nhóm chuyên gia chịu trách nhiệm phát triển tiêu chuẩn giải thích, các phần khác nhau của ISO 17889 đưa ra khuyến nghị cho tất cả những người trong chuỗi cung ứng gạch và vật liệu được sử dụng trong quá trình lắp đặt của họ, bao gồm cả nhà thiết kế và nhà thầu.
Hy vọng tiêu chuẩn này sẽ giúp thúc đẩy việc sử dụng vật liệu bền vững, làm tăng nhu cầu đối với các vật liệu này trên thị trường, làm giảm tác động môi trường của các tòa nhà.
ISO 17889, Phần 1, áp dụng cho gạch men trong khi Phần 2 đang được phát triển sẽ đề cập cụ thể đến các vật liệu được sử dụng để lát gạch, bao gồm chất kết dính, mối nối và màng.
ISO 17889-1 được chuẩn bị bởi ủy ban kỹ thuật ISO/TC 189, Gạch men, ban thư ký do ANSI, thành viên của ISO tại Hoa Kỳ, đảm nhiệm. Nó có sẵn từ thành viên ISO ở quốc gia của bạn hoặc từ ISO Store.
Ông Phạm Như Ánh, Thành viên Ban điều hành Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) đã chia sẻ góc nhìn cụ thể từ một trong những ngân hàng hoạt động tích cực nhất trong mảng tín dụng xanh.
Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tín dụng xanh là các dự án được tài trợ vốn đáp ứng các tiêu chí cụ thể đối với 12 lĩnh vực. Trong thời gian gần đây, chúng ta đang tập trung mạnh vào năng lượng tái tạo, cụ thể là điện mặt trời và điện gió.
Rủi ro liên quan đến khoản tín dụng xanh có thể phát sinh từ những 5 vấn đề trọng yếu sau:
– Rủi ro trong việc thẩm định dự án gặp phải những vấn đề khá phức tạp do đặc trưng của các dự án xanh
– Rủi ro về tài sản đảm bảo: TSĐB chủ yếu là tài sản hình thành từ vốn vay của chính là các dự án/công trình xanh, tính thanh khoản không cao, khả năng xử lý TSĐB cũng khá đặc thù.
– Rủi ro về doanh thu/hiệu quả dự án
– Rủi ro về chính sách: Tín dụng xanh được quy hoạch là định hướng trọng tâm phát triển của Chính phủ, tuy nhiên, đến hiện tại, chưa có một bộ công cụ đầy đủ và đủ mạnh để thúc đấy tín dụng xanh phát triển
Viện Tăng trưởng Xanh Toàn cầu (GGGI) mới đây đã tổ chức hội thảo công bố báo cáo “Green bonds Make More Cents?” Báo cáo được hoàn thành trong khuôn khổ hợp tác giữa GGGI với Bộ Tài chính Việt Nam và Chính phủ Luxembourg. Hơn 70 đại biểu trong nước và quốc tế đã tham gia sự kiện, cho thấy sự quan tâm lớn đối với chủ đề này.
Nhận định được thách thức này, GGGI hợp tác với Tổ chức Sáng kiến Trái phiếu khí hậu (CBI) tổ chức các buổi đào tạo chuyên sâu đầu tiên tại Việt Nam về nghiệp vụ đánh giá độc lập trái phiếu xanh, từ ngày 22/6 – 1/7, với hơn 30 người tham gia từ 8 công ty trong nước.
Đây cũng là một trong những bước đi đóng vai trò nền tảng trong việc đẩy mạnh phát triển thị trường trái phiếu xanh cho Việt Nam, một phần của quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh.
Đêm ngày 1/7/2021, tại kỳ họp Hội đồng Quỹ Khí hậu xanh lần thứ 29, Hội đồng Quỹ Khí hậu xanh (GCF) đã chính thức công nhận Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) trở thành cơ quan Thực hiện Quốc gia (NIE) của GCF.
Sau những nỗ lực không ngừng nghỉ trong hơn 4 năm để hoàn thiện hồ sơ chứng minh năng lực nhằm đáp ứng các điều kiện và tiêu chuẩn khắt khe của GCF, VDB tự hào trở thành đơn vị cấp quốc gia đầu tiên tại Việt Nam được công nhận trở NIE của GCF.
Sắp tới, với vai trò là NIE của GCF, VDB sẽ thực hiện tìm kiếm, xây dựng và đệ trình các đề xuất cấp vốn của các chương trình, dự án thích ứng và giảm thiểu biến đối khí hậu đáp ứng được các tiêu chí của GCF và thực hiện giám sát, quản lý nguồn vốn từ Quỹ này.
Khoản vay trung dài hạn trị giá 100 triệu USD vừa được ký kết nâng tổng mức cấp tín dụng của IFC cho OCB lên 280 triệu USD. Theo đó, khoản đầu tư của Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) sẽ giúp Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) đẩy mạnh cho vay phân khúc khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs).
Bên cạnh đó, một nửa nguồn cấp tín dụng sẽ dành cho các dự án thân thiện với khí hậu, tạo ra những lựa chọn mới cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn tín dụng xanh thông qua việc nâng cao hiệu quả nền tảng ngân hàng công nghệ số và phát triển các sản phẩm theo nhu cầu của phân khúc này.
Với khoản tài trợ dài hạn từ IFC, OCB sẽ tiếp tục có cơ hội đóng góp tích cực cho đất nước khi triển khai thêm nhiều chính sách ưu đãi trong việc cấp tín dụng xanh cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, góp phần tiết kiệm năng lượng, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và môi trường và phát triển kinh tế bền vững.
Những startup có tham vọng sản xuất xi măng với lượng khí carbon thải ra ở mức thấp đang thu hút một số nhà đầu tư công nghệ nổi tiếng như quỹ Breakthrough Energy của Bill Gates, Climate Pledge Fund của Amazon và nhà đầu tư mạo hiểm John Doerr của Kleiner Perkins.
Trong 12 tháng qua, hơn 100 triệu USD vốn đầu tư mạo hiểm đã được rót vào các công ty khởi nghiệp trong ngành sản xuất xi măng. Các hãng sản xuất xi măng lớn, như Holcim (Thụy Sĩ) và HeidelbergCement (Đức), cũng đang nghiên cứu vấn đề này.
Tuy nhiên, một thách thức với tất cả startup trong ngành sản xuất xi măng xanh là hiện tại, các công ty lớn dành rất ít ưu đãi về tài chính cho những ý tưởng về cắt giảm lượng khí thải.
Hơn nữa, nhiều hãng xi măng lớn nhất thế giới cũng đang chạy đua cải tiến công nghệ sản xuất với dự đoán chính phủ các quốc gia sẽ áp dụng quy định hà khắc hơn với ngành này.
Để tìm hiểu xu hướng thiết kế nhà xanh và bền vững 2021, Fixr.com đã thực hiện khảo sát trên 48 chuyên gia trong ngành xây dựng và cải tạo nhà tại Mỹ. Kết quả khảo sát cho thấy phần nào mức độ quan tâm trong việc sử dụng vật liệu xanh và bền vững cho nhà ở.
Những xu hướng thiết kế nhà xanh, bền vững năm 2021 đó là:
– Vật liệu tái chế
– Vật liệu từ tre
– Khối ICF
– Công nghệ thông minh
– Các tấm pin mặt trời
– Các thiết bị chứng nhận Energy Star
Cụ thể, IFC sẽ tư vấn cho SeABank xây dựng chiến lược ngân hàng dành cho doanh nghiệp có phụ nữ làm chủ bằng cách thu thập dữ liệu phân tách theo giới và xem xét giới là một phần quan trọng trong quá trình sàng lọc đầu tư và thẩm định, qua đó giúp thu hẹp mức thiếu hụt tài chính, đảm bảo sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) do phụ nữ làm chủ.
Bên cạnh đó, dự án sẽ giúp hỗ trợ nâng cao năng lực của SeABank để phát triển thị trường tài chính dành cho phụ nữ cũng như xây dựng các kế hoạch hành động và can thiệp thông minh về giới phù hợp với chiến lược tăng trưởng của ngân hàng. Từ đó, SeABank sẽ tài trợ nhiều hơn cho các công trình xanh và các dự án sử dụng tài nguyên hiệu quả để giúp giảm phát thải khí nhà kính…
Với mục tiêu bao trùm là gia tăng danh mục cho vay DNVVN của SeABank, tối thiểu 20 triệu USD sẽ được dành cho các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, với hỗ trợ của Quỹ Sáng kiến Tài chính dành cho Nữ Doanh nhân (We-Fi). Theo đó, tài trợ của IFC sẽ giúp ngân hàng tăng gấp ba dư nợ cho vay DNNVV do phụ nữ làm chủ hiện tại, chiếm khoảng 25% tổng danh mục DNVVN của ngân hàng vào năm 2024.
Ngân hàng HSBC Việt Nam vừa đưa ra chương trình tín dụng xanh dành cho khách hàng vay mua nhà và lắp điện mặt trời trên mái nhà.
HSBC sẽ giảm lãi suất cho vay 0,25% so với lãi suất vay mua nhà thông thường đối với cá nhân vay mua nhà tại dự án Cardinal Court, dự án đầu tiên của Phú Mỹ Hưng vinh dự đạt chứng chỉ công trình xanh EDGE (Excellence in Design for Greater Efficiencies) – một sáng kiến của Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC), thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới.
Ngoài ra, HSBC còn triển khai các điều kiện ưu đãi hơn cho chương trình tín dụng xanh dùng để lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời trên mái nhà.
Thông tin vừa rồi đã kết thúc Chương trình Bản tin Công trình xanh tháng 7/2021. Tìm hiểu thêm về Công trình xanh cũng như các bản Tin Công trình xanh tại Kênh Youtube “Kênh đầu tư Sen Vàng” hoặc “GBS Vietnam”
Copyright © 2022 Bản quyền thuộc về SEN VÀNG GROUP