Thông tin quy hoạch vùng tỉnh Tuyên Quang 

  • 2 Tháng mười một, 2022
  • Tuyên Quang là một tỉnh thuộc vùng Trung du và Miền núi Bắc Bộ. Với cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, các di tích lịch sử, văn hóa phong phú và giàu bản sắc dân tộc làm cho nơi đây đã và đang dần trở thành tâm điểm chú ý của khách du lịch cũng như các nhà đầu tư. Chi tiết quy hoạch vùng tỉnh Tuyên Quang được nêu đầy đủ và chi tiết tại Quyết định số 99/QĐ-UBND ngày 28/02/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang về việc Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Tuyên Quang đến năm 2025.

    Trong bài viết này, Sen Vàng Group sẽ tổng hợp lại một số điểm nổi bật để bạn đọc có thể nhanh chóng nắm bắt được tổng quan về quy hoạch tỉnh Tuyên Quang trước khi đưa ra quyết định đầu tư bất động sản vào thị trường này. 

    Hồ Na Hang (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Mục tiêu quy hoạch

    Mục tiêu quy hoạch của tình là cụ thể hóa các chủ trương chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của Chính phủ với vùng Trung du miền núi Bắc Bộ và quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020. Phát huy, khai thác có hiệu quả mối quan hệ đối nội, ngoại vùng, thế mạnh về du lịch, tài nguyên khoáng sản, nông lâm nghiệp, văn hóa, sinh thái, vị trí địa lý phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. 

    Đồng thời, tỉnh sẽ đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, tạo sự liên kết và hỗ trợ phát triển giữa đô thị và nông thôn. 

    Phạm vi quy hoạch tỉnh Tuyên Quang

    Phạm vi quy hoạch toàn tỉnh Tuyên Quang với tổng diện tích tự nhiên là 5,867km2 với 07 đơn vị hành chính, bao gồm: Thành phố Tuyên Quang và 6 huyện: Sơn Dương, Yên Sơn, Hàm Yên, Chiêm Hóa, Na Hang và Lâm Bình.

    Những điểm nổi bật trong quy hoạch vùng tỉnh Tuyên Quang đến năm 2025

    1. Định hướng phát triển không gian

    Theo quy hoạch, toàn tỉnh Tuyên Quang chia thành 3 vùng với tính chất khác nhau, cụ thể:

    • Vùng 1: Vùng đô thị, công nghiệp trọng điểm Phía Nam. Đây là vùng đô thị, công nghiệp trọng điểm, là vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa của tỉnh. Với định hướng phát triển trọng tâm là Đầu tư phát triển thành phố Tuyên Quang theo hướng đạt tiêu chí đô thị loại I, phát triển du lịch văn hóa – lịch sử, du lịch tâm linh, du lịch nghỉ dưỡng; phát triển nông sản hàng hóa chất lượng cao, nông nghiệp phục vụ nhu cầu các đô thị.
    • Vùng 2: Vùng kinh tế nông lâm, đây là vùng nông lâm nghiệp, công nghiệp của tỉnh. Định hướng phát triển trọng tâm: phát triển kinh tế nông lâm nghiệp theo hướng bền vững; phát triển công nghiệp chế biến nông sản, công nghiệp chế biến lâm sản, công nghiệp chế biến chế tạo dựa trên thế mạnh của vùng; nâng cấp chất lượng đô thị, mở rộng đô thị hóa.

    Định hướng phát triển không gian tỉnh Tuyên Quang (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    • Vùng 3: Vùng kinh tế sinh thái miền núi Phía Bắc. Đây sẽ là vùng kinh tế sinh thái của tỉnh, vùng phát triển nông nghiệp sạch; phát triển du lịch lòng hồ, du lịch sinh thái; công nghiệp chế biến sạch. Với định hướng phát triển trọng tâm: phát triển các sản phẩm nông nghiệp sạch, đặc sản; phát triển lâm nghiệp bền vững; phát triển các loại hình du lịch dựa thế mạnh địa phương; phát triển đô thị Na Hang – trung tâm du lịch cấp vùng, phấn đấu trở thành trung tâm du lịch cấp quốc gia. 

    Định hướng phát triển không gian thành phố Tuyên Quang

    Theo quy hoạch, toàn thành phố Tuyên Quang chia thành 4 vùng với tính chất khác nhau, cụ thể:

    • Vùng phát triển đô thị nằm theo hướng Tây bắc, Đông nam dọc theo tuyến đường tránh QL2 và dòng sông Lô.
    • Phía Bắc là vùng đô thị lịch sử hiện hữu, bảo tồn và phát triển có bản sắc gắn liền với đô thị giáo dục đào tạo đại học.

    Định hướng phát triển không gian thành phố Tuyên Quang (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    • Phía Nam thành phố phát triển vùng đô thị năng động theo định hướng đô thị mới hiện đại, gắn kết với các tuyến giao thông đối ngoại: trục đối ngoại Đông tây, đường Hồ Chí Minh, đường cao tốc Tuyên Quang – Phú Thọ, đường sắt.
    • Phía Tây thành phố là vùng đệm đô thị, sản xuất nông nghiệp và du lịch sinh thái hỗ trợ cho sự phát triển của thành phố.
    • Phía Đông thành phố là vùng núi bảo vệ thành phố kết hợp du lịch văn hóa tâm linh, sinh thái     

      2. Quy hoạch sử dụng đất 

    Cơ cấu sử dụng đất từ năm 2020 – 2030 nhìn chung không biến đổi nhiều. Xu hướng vẫn là tăng tỷ trọng đất ở đô thị và phi nông nghiệp, giảm tỷ trọng đất nông nghiệp. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển dịch vụ, đô thị để tăng nguồn thu cho ngân sách; đẩy mạnh việc đấu giá quyền sử dụng đất. 

    Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Tuyên Quang (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Bên cạnh đó tỉnh còn khuyến khích sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả, khắc phục tình trạng bỏ hoang đất đã giao và cho thuê. Tổ chức quản lý, giám sát chặt chẽ quỹ đất được quy hoạch phát triển đô thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đất cơ sở sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp nhằm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả quỹ đất.

    3. Hạ tầng giao thông

    3.1. Đường bộ 

    Trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang có 6 đoạn, tuyến quốc lộ là: Quốc lộ 2, quốc lộ 2C, quốc lộ 3B, quốc lộ 37, quốc lộ 29 và quốc lộ 280 với tổng chiều dài 564 km, chiếm tỷ lệ 9,18% tổng chiều dài đường toàn tỉnh. 

     Quy hoạch vùng tỉnh Tuyên Quang Bản đồ giao thông tỉnh Tuyên Quang (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang có 05 bến xe liên tỉnh, cụ thể: 

    • Bến xe khách thành phố Tuyên Quang, quy mô bến xe loại 3, công suất khai thác của bến xe 158 (chuyến xuất bến/ngày).
    • Bến xe khách Hàm Yên, huyện Hàm Yên, quy mô bến xe loại 6, công suất khai thác của bến xe 10 (chuyến xuất bến/ngày).
    • Bến xe khách Chiêm Hoá, huyện Chiêm Hoá, quy mô bến xe loại 4, công suất khai thác của bến xe 20 (chuyến xuất bến/ngày).
    • Bến xe khách Na Hang, huyện Na Hang, quy mô bến xe loại 4, công suất khai thác của bến xe 28 (chuyến xuất bến/ngày).
    • Bến xe khách Sơn Dương, huyện Sơn Dương, quy mô bến xe loại 4, công suất khai thác của bến xe 24 (chuyến xuất bến/ngày).

    3.2. Đường thủy

    Với hệ thống sông ngòi dày đặc và chảy qua vùng địa hình dốc đóng vai trò to lớn trong việc phát triển thủy điện. Không chỉ vậy, phần phía nam của tỉnh sông ngòi có thể phát triển giao thông đường thủy, cụ thể:  

    –  Sông Lô: Sông Lô có khả năng vận tải lớn trên đoạn từ thành phố Tuyên Quang về xuôi, các phương tiện vận tải có thể đi lại dễ dàng vào mùa mưa (trọng tải trên 100 tấn) và cả mùa khô (trọng tải khoảng 50 tấn).

    –   Sông Gâm: Đoạn khai thác vận tải được khoảng 70 km.

    –   Sông Phó Đáy: Lưu lượng dòng chảy không lớn, sông hẹp, nông, ít có khả năng vận tải đường thuỷ.

     Quy hoạch vùng tỉnh Tuyên Quang 

    Hồ Thủy Điện Tuyên Quang (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Vùng hồ thủy điện Tuyên Quang (Huyện Na Hang): Hiện tại, phương tiện thủy chủ yếu là hoạt động vận tải khách du lịch.

    Về hiện trạng Cảng thuỷ nội địa: Trên sông Lô có 03 cảng hàng hoá (Cục ĐTNĐ công bố, địa phương quản lý), bao gồm cảng Tuyên Quang (Phường Minh Xuân, thành phố Tuyên Quang, bờ Phải), cảng An Hòa (xã Cấp Tiến, huyện Sơn Dương, bờ Trái), cảng Tam Sơn (xã Thái Long, thành phố Tuyên Quang, bờ Phải).

    Bến thuỷ nội địa: Trên địa bàn tỉnh có 52 bến, trong đó có 45 bến khách ngang sông (28 bến khách ngang sông do Trung ương quản lý; 17 bến khách ngang sông do địa phương quản lý); 16 bến bốc xếp hàng hoá.

    4. Quy hoạch dự án trọng điểm tỉnh Tuyên Quang

    4.1. Tuyến đường cao tốc Tuyên Quang – Phú Thọ

    Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Tuyên Quang – Phú Thọ kết nối với cao tốc Nội Bài – Lào Cai có chiều dài hơn 42 km kết nối giữa các khu công nghiệp quan trọng của các tỉnh Tuyên Quang, Phú Thọ với Khu công nghệ cao Hà Nội; bảo đảm kết nối thông thương giữa các địa phương, rút ngắn thời gian di chuyển từ Hà Giang, Tuyên Quang và các huyện Đoan Hùng, Thanh Ba, Phù Ninh của tỉnh Phú Thọ về Hà Nội. Dự án được phân kỳ đầu tư thành hai giai đoạn. Quy hoạch vùng tỉnh Tuyên Quang 

    Tuyến đường cao tốc Tuyên Quang – Phú Thọ (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 3,713 tỷ đồng với thời gian thực hiện giai đoạn 1 từ 2021 – 2023 và giai đoạn 2 từ sau 2025.

    4.2.  Dự án quy hoạch vành đai thành phố Tuyên Quang 

    Ba dự án thuộc quy hoạch vành đai thành phố Tuyên Quang bao gồm:

    • Đường từ thành phố Tuyên Quang đi trung tâm huyện Yên Sơn tại Km14, quốc lộ 2 Tuyên Quang – Hà Giang, đường từ trung tâm thành phố Tuyên Quang đi suối khoáng Mỹ Lâm tổng vốn đầu tư 840 tỷ đồng, thời gian thực hiện 2023 – 2026.
    • Đường từ khu du lịch suối khoáng Mỹ Lâm đến Quốc lộ 2D kết nối với đường cao tốc Tuyên Quang – Phú Thọ tổng vốn đầu tư 487 tỷ đồng, thời gian thực hiện 2021-2023.

     Quy hoạch vùng tỉnh Tuyên Quang Một góc thành phố Tuyên Quang (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    • Dự án đầu tư xây dựng đường trục phát triển đô thị từ thành phố Tuyên Quang đi Trung tâm huyện lỵ Yên Sơn, Km14 QL2 Tuyên Quang – Hà Giang 635 tỷ, thời gian đầu tư từ 2021-2025, hiện tại đã khởi công từ tháng 11/2021. 

    Trên đây là những thông tin nổi bật về quy hoạch vùng tỉnh Tuyên Quang đến năm 2025. Hy vọng rằng, bài viết trên đã có thể giúp bạn đọc có thêm nhiều thông tin trước khi quyết định đầu tư sinh lời tại địa phương này. Bạn muốn tìm hiểu và đọc thêm nhiều bạn viết truy cập vào website: https://senvangdata.com.vn/

    Nguồn tổng hợp: Sen Vàng Group – BTV Quang Linh

    Thông tin liên hệ: 

    Website: http://senvangadata.com/

    Hotline: 0948.48.48.59

    Thẻ : Bản đồ quy hoạch tỉnh Tuyên Quang, Bản đồ tỉnh Tuyên Quang, Đường sắt tỉnh Tuyên Quang, Cơ cấu sử dụng đất tỉnh Tuyên Quang, Bất động sản Tuyên Quang, Cao tốc tỉnh Tuyên Quang, quy hoạch tỉnh Tuyên Quang, Dự trọng điểm tỉnh Tuyên Quang, Quy hoạch sử dụng đất Tuyên Quang, Hạ tầng giao tầng giao thông tỉnh Tuyên Quang,

      ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VỚI SEN VÀNG GROUP

      Nội dung Qúy công ty cần tư vấn :

      "Cảm ơn Qúy công ty, sau khi điền thông tin, Sen Vàng sẽ liên hệ với Qúy công ty để xác nhận trong thời gian 48h!
      Chúc Qúy công ty ngày càng phát triển và thịnh vượng!

      Qúy công ty có thể liên hệ trực tiếp số Hotline Sen Vàng Group 0948484859 nếu cần gấp!

      Trân trọng! "

      TOP
      error: Content is protected !!