Quy hoạch vùng tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050

  • 1 Tháng mười một, 2022
  • Bắc Giang là một tỉnh nằm ở tiểu vùng Đông Bắc Bộ. Trong những năm gần đây, nhờ sự phát triển của nền kinh tế cùng với đó là chính sách thu hút vốn đầu tư của toàn tỉnh. Vậy nên, thị trường bất động sản nơi đây trở nên năng động hơn bao giờ hết. Điều đáng quan tâm của các chủ đầu tư đó chính là điểm nổi bật trong quy hoạch tỉnh. Vậy điều gì làm Bắc Giang được các chủ đầu tư quan tâm tới vậy? Qua đây, cùng tìm hiểu chi tiết quy hoạch vùng tỉnh Bắc Giang được đề cập đầy đủ trong quyết định Quyết định số 219/QĐ-TTg ngày 17/02/2022 về phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

    Trong bài viết này, Sen Vàng Group sẽ tổng hợp lại một số điểm nổi bật để bạn đọc có thể nhanh chóng nắm bắt được tổng quan về quy hoạch vùng tỉnh Bắc Giang đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

    Xem thêm: Tiềm năng phát triển bất động sản tỉnh Bắc Giang

     

    Thành phố Bắc Giang qua góc nhìn flycam (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Mục tiêu quy hoạch – Quy hoạch vùng tỉnh Bắc Giang 

    Mục tiêu phát triển đến năm 2030 là phát huy mọi tiềm năng, lợi thế, nguồn lực để đưa Bắc Giang phát triển nhanh, toàn diện và bền vững. Công nghiệp là động lực chủ yếu cho tăng trưởng gắn với phát triển không gian mới, đưa Bắc Giang trở thành một trong những trung tâm phát triển công nghiệp của vùng; dịch vụ phát triển đa dạng, có bước đột phá; nông nghiệp phát triển ổn định, theo hướng an toàn, chất lượng và hiệu quả.

    Không chỉ vậy, tỉnh đưa ra mục tiêu trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, quy mô GRDP, thuộc nhóm 15 tỉnh, thành phố đứng đầu cả nước và đứng đầu vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Tạo lập hình ảnh đô thị, cải thiện chất lượng cuộc sống cho tất cả người dân, đáp ứng nhu cầu phát triển mới, hội nhập với sự phát triển của vùng và khu vực, tạo đà thúc đẩy quá trình đô thị hoá và tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu định hướng phát triển không gian hướng tới mục tiêu thành phố Bắc Giang trở thành đô thị loại I.

    Phạm vi nghiên cứu – Quy hoạch vùng tỉnh Bắc Giang 

    Phạm vi nghiên cứu bao gồm tỉnh Bắc Giang với diện tích diện tích tự nhiên 389,589 ha và các đơn vị hành chính của tỉnh là thành phố Bắc Giang, gồm 7 huyện: Sơn Động, Lục Nam, Lục Ngạn, Yên Thế, Tân Yên, Yên Dũng, Lạng Giang. 

    Những điểm nổi bật trong quy hoạch vùng tỉnh Bắc Giang năm 2030 tầm nhìn 2050

    1. Định hướng phát triển không gian 

    Tỉnh Bắc Giang nằm trong phạm vi Vùng Thủ đô Hà Nội. Gồm toàn bộ ranh giới của Thủ đô Hà Nội và 9 tỉnh xung quanh là Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Hòa Bình, Phú Thọ, Thái NguyênBắc Giang. Tổng diện tích toàn vùng khoảng 24,314.7 km2. Trong đó, các tỉnh Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Giang là các tỉnh thuộc Trung du miền núi Bắc Bộ đã được mở rộng so với quyết định  số 490/2008/QĐ-TTg ngày 05 tháng 5 năm 2008.

    Quy hoạch vùng tỉnh Bắc Giang

    Bản đồ quy hoạch tỉnh Bắc Giang (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Các tỉnh phát huy các lợi thế tiếp cận cửa ngõ và hệ thống giao thông nhằm phát triển dịch vụ công nghiệp như trung tâm đào tạo – nghiên cứu phát triển công nghệ cao, trung tâm phát triển công nghiệp, trung tâm phát triển công nghiệp – dịch vụ – ICD, logistic, trung tâm đào tạo nguồn nhân lực, KĐT dịch vụ tổng hợp… Đồng thời, từ đó Hà Nội không còn là “độc cực” mà hình thành nên tam giác mới.

    Cơ cấu và phân khu chức năng: Trên cơ sở về địa hình, cảnh quan tự nhiên, hiện trạng phát triển kinh tế – xã hội, giao thông và các dự án đã và đang hình thành, nghiên cứu đề xuất 8 vùng chức năng chính cho thành phố Bắc Giang, bao gồm:

    – Khu vực số 1: Khu đô thị trung tâm, tổng diện tích: 1,608 ha, chiếm tỷ lệ 13.43%.

    – Khu vực số 2: Khu vực phía Nam, tổng diện tích: 1,097.27 ha, chiếm tỷ lệ 9.17%.

    – Khu vực số 3: Khu vực phía Tây Nam, tổng diện tích: 1,460.45 ha, chiếm tỷ lệ 12.2%.

    – Khu vực số 4: Khu vực phía Tây, tổng diện tích 1,496 ha, chiếm tỷ lệ 12.5%.

    – Khu vực số 5: Khu vực phía Bắc – đồi Quảng Phúc, Nghĩa Trung, tổng diện tích 720 ha, chiếm tỷ lệ 6.01%.

    – Khu vực số 6: Khu vực phía Đông Bắc được hình thành song song với việc hoàn thiện đường vành đai 5 – vùng thủ đô Hà Nội, tổng diện tích 676.7 ha, chiếm tỷ lệ 5.65%.

    – Khu vực số 7: Khu vực phía Nam – núi Nham Biền, tổng diện tích 1,312.55 ha, chiếm tỷ lệ 10.97%.

    – Khu vực số 8: Khu dân cư nông thôn và vùng canh tác nông nghiệp, tổng diện tích 3,599.25 ha, chiếm tỷ lệ 30.07%.

    Quy hoạch vùng tỉnh Bắc Giang

    Quy hoạch phát triển đô thị thành phố Bắc Giang (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    2. Cơ cấu sử dụng đất 

    Tỉnh đưa ra 2 phương án về vấn đề điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất năm 2020 cụ thể như sau:

    Phương án phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất: Đến năm 2030, tổng diện tích tự nhiên là 389,589 ha, trong đó: Đất nông nghiệp khoảng 268,972 ha, giảm 32,091 ha; đất phi nông nghiệp khoảng 119,920 ha, tăng 34,786 ha; đất chưa sử dụng khoảng 697 ha, giảm 2,695 ha.

    Phương án thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất, đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng thời kỳ 2021 – 2030: Thực hiện thu hồi 34,598 ha đất nông nghiệp, 1,947 ha đất phi nông nghiệp để thực hiện các dự án phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, chuyển mục đích sử dụng 34,598 ha đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp; chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp 5,344 ha.

    Tỉnh dự kiến đưa khoảng 2,695 ha đất chưa sử dụng vào sử dụng cho mục đích nông nghiệp 2,456 ha (quy hoạch phát triển rừng, trồng cây lâu năm,..), cho mục đích đất phi nông nghiệp 239 ha.

    Cơ cấu kế hoạch sử dụng đất thành phố Bắc Giang có sự không đồng đều. Chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu sử đất là đất phi nông nghiệp với (61.91%), sau đó là tỷ trọng đất nông nghiệp với 37.61%. Đất đô thị ở thành phố chiếm 32.66% diện tích đất, cuối cùng, chiếm tỷ trọng thấp nhất là đất chưa sử dụng chiếm 0.48%. 

     

    Quy hoạch vùng tỉnh Bắc Giang

    Cơ cấu sử dụng đất thành phố bắc Giang (Nguồn: Sen vàng tổng hợp)

    So với các thành phố khác trong khu vực thì thành phố Bắc Giang có tỷ trọng đất nông nghiệp vẫn còn cao. Nhưng điều đáng nói là diện tích đất nông nghiệp của nơi đây chủ yếu là nền nông nghiệp gắn với sản xuất hàng hóa. Nhìn chung, toàn thành phố có diện tích đất phi nông nghiệp và đất đô thị chiếm tỷ trọng khá cao, điều này cho thấy sự phát triển của  kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, y tế của toàn tỉnh nói chung và thành phố Bắc Giang nói riêng. 

    3. Kết cấu hạ tầng 

    3.1. Đường bộ 

    Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang hiện nay có các tuyến đường bộ chạy qua gồm: 01 tuyến cao tốc (Hà Nội – Lạng Sơn, đoạn qua tỉnh Bắc Giang dài 39.45 km); 05 tuyến đường quốc lộ (1A, quốc lộ 31, quốc lộ 279, quốc lộ 37 và quốc lộ 17 mới được nâng lên từ được tỉnh từ năm 2014). Bên cạnh đó, tỉnh có 18 tuyến đường tỉnh với tổng chiều dài lên đến gần 405 km.

    Quy hoạch vùng tỉnh Bắc Giang

    Tuyến cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Quy hoạch hệ thống giao thông tỉnh Bắc Giang tầm nhìn đến năm 2030, tỉnh tập trung vào những dự án sau:

    – Duy trì khai thác tuyến toàn tuyến Cao tốc Hà Nội – Bắc Giang – Lạng Sơn với quy mô đường cao tốc từ 4 – 6 làn xe trên từng đoạn, thực hiện đầu tư mở rộng cầu Xương Giang, Như Nguyệt, xây dựng cải tạo, nâng cấp hệ thống đường gom đạt cấp III, bố trí các nút giao phù hợp.

    – Thực hiện đầu tư tuyến Cao tốc Nội Bài (Hà Nội) – Bắc Ninh – Hạ Long qua địa phận tỉnh Bắc Giang theo quy hoạch cao tốc 06 làn xe.

    – Triển khai đầu tư xây dựng tuyến Đường vành đai V – Vùng thủ đô với quy mô quy hoạch trên từng đoạn đạt cấp II, 04 làn xe và cao tốc, 6 làn xe.

    – Tập trung đầu tư các dự án xây dựng, nâng cấp, mở rộng các tuyến quốc lộ quan trọng trên địa bàn tỉnh gồm: QL31, QL37, QL17, QL279 đạt tối thiểu cấp IV (với địa hình miền núi) và tối thiểu cấp III (với địa hình đồng bằng); tổng chiều dài 440.1 km.

    Trong quy hoạch hạ tầng giao thông đường bộ của tỉnh, tuyến đường quốc lộ 31 đoạn Km2+400 – Km44+900 (đoạn thành phố Bắc Giang và huyện Lục Ngạn) sẽ được nâng cấp vào tháng 4/2022:

    Quốc lộ 31 có chiều dài 39.1km (điểm đầu tại nút giao với quốc lộ 1, thành phố Bắc Giang; điểm cuối tại nút giao với đường tỉnh 290, huyện Lục Ngạn), được đầu tư theo tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, 2 làn xe cơ giới, tốc độ thiết kế 80km/h (đoạn qua khu đông dân cư và đô thị, tốc độ thiết kế 60 km/h). Nền đường rộng 12m, mặt đường rộng 7m, gia cố lề mỗi bên 2m.

    Đây là một trong những tuyến đường huyết mạch của tỉnh Bắc Giang, có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc kết nối giao thông, phát triển kinh tế – xã hội đối với các huyện Lục Lam, Lục Ngạn, Sơn Động.

    3.2. Đường thủy và đường sắt

    Đường thuỷ nội địa tại Bắc Giang phát triển trên 3 con sông là sông Thương, sông Cầu và sông Lục Nam, có 3 tuyến vận tải do Trung ương quản lý. Tổng chiều dài 222 km, gồm:

    – Tuyến sông Cầu (Phả Lại – Đa Phúc) 104 km cấp III.

    – Tuyến sông Thương (Phả Lại – Á Lữ) 62 km cấp III

    – Tuyến sông Lục Nam (ngã 3 Nhãn – Chũ) 56 km cấp III.

    Quy hoạch vùng tỉnh Bắc Giang

    Một góc sông Thương (Nguồn: Sen vàng tổng hợp)

    Trên địa bàn tỉnh có 3 tuyến đường sắt quốc gia chạy qua, gồm Hà Nội – Đồng Đăng, Kép – Hạ Long và Kép – Lưu Xá. Cụ thể:

    – Tuyến đường sắt Hà Nội – Đồng Đăng dài 40 km, có 4 ga trên địa phận tỉnh.

    – Tuyến Kép – Hạ Long nối với tuyến Hà Nội – Đồng Đăng từ ga Kép, đoạn qua địa phận tỉnh Bắc Giang dài 29.77 km, đến xã Cẩm Lý; có 4 ga.

    – Tuyến Kép – Lưu Xá nối với tuyến Hà Nội – Đồng Đăng từ ga Kép, qua địa phận tỉnh Bắc Giang dài 23km. 

    Quy hoạch vùng tỉnh Bắc Giang

    Tuyến đường sắt Hà Nội – Đồng Đăng (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Phát triển hệ thống giao thông đường thủy, đường sắt là một trong những dự án cần được quan tâm, vì phát triển hệ thống giao thông đường thủy và đường sắt vừa tăng trưởng kinh tế, giảm áp lực đối với các tuyến đường bộ, chi phí thấp… 

    Trên đây là những thông tin nổi bật về quy hoạch vùng tỉnh Bắc Giang đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050. Hy vọng rằng, bài viết trên đã có thể giúp bạn đọc có thêm nhiều thông tin trước khi quyết định đầu tư sinh lời tại địa phương này. 

    Ngoài ra, để có thể nắm rõ chi tiết thông tin tổng hợp và phân tích quy hoạch vùng tỉnh Bắc Giang đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với các bản đồ và dữ liệu chính xác, chất lượng, bạn đọc có thể liên hệ tại địa chỉ website: https://senvangdata.com.vn/.

    Nguồn tổng hợp: Sen Vàng Group – BTV Quang Linh

    Thông tin liên hệ: 

    Website: https://senvangdata.com/

    Hotline: 0948.48.48.59

    Thẻ : Cao tốc Bắc Giang Lạng Sơn, Tuyến đường sắt tỉnh Bắc Giang, Cổng thông tin Bắc Giang, Quy hoạch sử dụng đất Bắc Giang, Hạ tầng giao thông tỉnh Bắc Giang, Dự án trọng điểm tỉnh Bắc Giang, Quy hoạch tỉnh Bắc Giang, Cơ cấu sử dụng đất tỉnh Bắc Giang, Bản đồ quy hoạch tỉnh Bắc Giang, Bản đồ tỉnh Bắc Giang,

      ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VỚI SEN VÀNG GROUP

      Nội dung Qúy công ty cần tư vấn :

      "Cảm ơn Qúy công ty, sau khi điền thông tin, Sen Vàng sẽ liên hệ với Qúy công ty để xác nhận trong thời gian 48h!
      Chúc Qúy công ty ngày càng phát triển và thịnh vượng!

      Qúy công ty có thể liên hệ trực tiếp số Hotline Sen Vàng Group 0948484859 nếu cần gấp!

      Trân trọng! "

      TOP
      error: Content is protected !!