Lào Cai là một trong những tỉnh nằm ở chốn biên cương của tổ quốc. Và cũng là nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt. Ngày nay, tỉnh Lào Cai đang trên đà phát triển theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, phù hợp với sự phát triển chung của cả nước. Chi tiết quy hoạch vùng tỉnh Lào Cai được nêu đầy đủ và cụ thể trong Nghị quyết số 1804/QĐ-TTg về phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh Lào Cai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Trong bài viết này, Sen Vàng Group sẽ tổng hợp lại một số điểm nổi bật để bạn đọc có thể nhanh chóng nắm bắt được tổng quan về quy hoạch vùng tỉnh Lào Cai thời kỳ 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
Tỉnh Lào Cai qua góc nhìn flycam (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Quy hoạch Lào Cai với mục tiêu xây dựng Lào Cai trở thành trung tâm, cầu nối giao thương kinh tế, đối ngoại giữa Việt Nam và các nước ASEAN với thị trường vùng Tây Nam (Trung Quốc, trọng điểm và phát triển du lịch, dịch vụ, cửa khẩu, công nghiệp luyện kim, phát triển sản xuất nông nghiệp sạch với hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội đồng bộ hiện đại.
Phấn đấu đến năm 2025 Lào Cai trở thành tỉnh phát triển của vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Đến năm 2030, Lào Cai là tỉnh phát triển khá của cả nước. Đến năm 2050 trở thành một tỉnh dịch vụ, công nghiệp công nghệ cao, là tỉnh phát triển toàn diện của cả nước.
Phạm vi nghiên cứu bao gồm toàn tỉnh Lào Cai với diện tích là 6,384 km2 với 8 đơn vị hành chính cấp huyện và tương đương gồm 1 thành phố (thành phố Lào Cai), 01 thị trấn (thị trấn SaPa), và 7 huyện gồm Bát Xát, Bảo Thắng, Bảo Yên, Bắc Hà, Mường Khương, Si Ma Cai, Văn Bàn.
Theo định hướng phát triển không gian của tỉnh năm 2030 tầm nhìn 2050 đã chia thành 3 vùng, bao gồm:
Vùng trung tâm (thành phố Lào Cai, huyện Bảo Thắng, phần hạ huyện Bát Xát theo dọc sông Hồng). Nơi đây có vai trò là trung tâm chính trị của tỉnh “đầu tàu” dẫn dắt cả tỉnh trong phát triển kinh tế cửa khẩu, biên mậu, dịch vụ, du lịch và logistics. Vùng có kế hoạch phát triển kinh tế đô thị, các ngành công nghiệp chế tạo, chế biến công nghệ cao, trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị thị trường đối với các sản phẩm nông – lâm nghiệp. Đây cũng là nơi thu hút các nguồn đầu tư và nguồn lực, nhân lực chất lượng cao, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, chuyển đổi số… thực hiện chuyển đổi phát triển kinh tế “xanh” của tỉnh Lào Cai.
Định hướng phát triển không không gian tỉnh Lào Cai (Nguồn: Sen vàng tổng hợp)
Vùng thấp (gồm huyện Bảo Yên và huyện Văn Bàn). Nơi đây tập trung phát triển nông nghiệp gắn với nền nông nghiệp hàng hóa, xây dựng chuỗi giá trị cho các sản phẩm nông – lâm nghiệp; phát triển loại hình du lịch tâm linh, văn hóa tại huyện Bảo Yên và Văn Bàn. Từ đó, tạo đà để thu hút đầu tư xây dựng khu logistics, hạ tầng thương mại gắn với trục kinh tế động lực dòng sông Hồng và cảng hàng không SaPa, đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai và hệ thống đường giao thông kết nối ngang với các tỉnh trung du và miền núi Bắc Bộ.
Vùng cao (gồm SaPa, khu vực phía Tây Bát Xát, các huyện Bắc Hà, Mường Khương, Si Ma Cai). Nơi đây có định hướng phát triển các sản phẩm nông nghiệp như: chè, thảo dược, chuối và một số các loại cây ăn quả nhiệt đới. So với các vùng khác trong tỉnh, đây là vùng có các cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp, những văn hóa độc đáo rất phù hợp cho phát triển du lịch như thị trấn SaPa…
Theo định hướng phát triển không gian của tỉnh năm 2030 tầm nhìn 2050 đã chia thành 6 vùng, bao gồm:
Một góc thành phố Lào Cai (Nguồn: Sen Vảng tổng hợp)
– Khu kinh tế Cửa khẩu và du lịch tâm linh (khu H1). Đây là khu vực đô thị cũ của thành phố Lào Cai tập trung các di tích lịch sử, di tích văn hóa. Hình thành Quần thể không gian du lịch tâm linh – tín ngưỡng và tổ chức lễ hội trong khu vực nói riêng và cả thành phố nói chung.
– Khu trung tâm Hành chính – chính trị phức hợp (khu H2). Tập trung vào các công trình hạ tầng xã hội, nâng cấp, mở rộng để đảm bảo nhu cầu của đô thị. Thiết lập không gian đô thị mới hiện đại, đồng bộ, cơ quan hành chính chính trị trên trục đường Trần Hưng Đạo.
– Khu Đô thị sinh thái (khu H3). Tập trung hình thành các cụm đô thị sinh thái xen kẽ gắn liền với cảnh quan thiên nhiên. Không gian kiến trúc cảnh quan rộng rãi, các công trình xây dựng thấp tầng
– Khu Du lịch sinh thái nghỉ dưỡng kết hợp nông nghiệp công nghệ cao (khu H4). Xây dựng khu du lịch sinh thái kết hợp nghỉ dưỡng Tả Phời với mục tiêu trở thành một Sa Pa thứ hai của Lào Cai. Tại xã Hợp Thành, thiết lập khu nông nghiệp sạch công nghệ cao.
– Khu Đô thị – Du lịch sinh thái nghỉ dưỡng gắn với Công nghiệp công nghệ cao (khu H5). Hình thành tuyến kết nối với khu du lịch Sa Pa. Khu du lịch nghỉ dưỡng Cốc San, khu đồi chè Bắc Cường.
– Khu Công nghiệp xanh – dự trữ phát triển (khu H6). Khai thác quỹ đất nông nghiệp hiện có để đầu tư mô hình nông nghiệp chất lượng cao đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thực phẩm sạch của thành phố và khu vực. Xây dựng khu công nghệ cao, trung tâm giáo dục đào tạo.
Giai đoạn năm 2010 đến năm 2020, diện tích đất chiếm chủ yếu là đất nông nghiệp. Nơi đây có khí hậu cận nhiệt, ôn đới trên núi cao, và cả khí hậu nhiệt đới tại những thung lũng sông Hồng, do vậy, tạo hóa đã ban cho nơi đây những điều kiện để phát triển nền nông nghiệp đa dạng các giống cây trồng, nền nông nghiệp hàng hóa…
Cơ cấu sử dụng đất tỉnh Lào Cai (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Năm 2010, diện tích đất nông nghiệp (64.82%) chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu sử dụng đất của tỉnh Lào Cai. Đứng sau diện tích đất nông nghiệp là diện tích đất chưa sử dụng (29.52%). Và cuối cùng là diện tích đất phi nông nghiệp với 5.66% trong tổng cơ cấu sử dụng đất.
Năm 2020, cơ cấu sử dụng đất của tỉnh có sự thay đổi. Cơ cấu sử dụng đất của Lào Cai chủ yếu vẫn là đất nông nghiệp, qua 10 năm, tỷ trọng đất nông nghiệp vẫn tăng nhiều nhất, trong khi đó đất phi nông nghiệp lại tăng chậm chỉ từ 5.66% lên 7.93%.
Phần lớn, nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi này là do chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất, chuyển từ đất chưa sử dụng vào sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Không chỉ vậy, toàn tỉnh phát triển kinh tế theo định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chú trọng khai hoang, lập ấp, mở làng, từ đó phát triển kinh tế – xã hội.
Hệ thống giao thông vận tải tỉnh Lào Cai là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội của tỉnh. Vì vậy, cần tập trung, ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống giao thông vận tải phù hợp với quy hoạch giao thông vùng và cả nước chú trọng tính bền vững, bảo đảm an toàn giao thông, bảo vệ môi trường nhằm thực hiện các chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh.
Xương sống mạng lưới đường bộ của tỉnh là các tuyến cao tốc và các tuyến đường liên tỉnh gồm: tuyến cao tốc Nội Bài – Lào Cai (đi qua các tỉnh như Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Lào Cai…); tuyến quốc lộ 70 (kết nối tỉnh Phú Thọ; Yên Bái và Lào Cai); quốc lộ 4D (nối Lai Châu – Lào Cai); quốc lộ 279 (nối các tỉnh Quảng Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La và Điện Biên). Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Lào Cai có một số tuyến đường tỉnh chính với tổng chiều dài 611.7 km.
Mạng lưới giao thông tỉnh Lào Cai (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Các tuyến đường đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của tỉnh. Tăng cường sự giao lưu của tỉnh với các tỉnh khác. Phát huy nội lực, thu hút mọi thành phần kinh tế, từ nhiều nguồn khác nhau, nhiều hình thức tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông; dành quỹ đất hợp lý để phát triển, đầu tư xây dựng giao thông; đảm bảo hành lang an toàn giao thông và bảo vệ môi trường, cảnh quan.
Tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai: Tuyến Hà Nội – Lào Cai nằm trên hành kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng, Quảng Ninh, tuyến này đóng vai trò rất quan trọng trong vận tải hành khách, hàng hoá giữa tỉnh Vân Nam – Trung Quốc với Việt Nam. Toàn tuyến dài 296 km (đoạn qua địa phận Lào Cai dài 62 km), trong đó khoảng 111 km là những đoạn cong. Đây là tuyến đường sắt có ý nghĩa không chỉ về kinh tế – xã hội mà còn có ý nghĩa to lớn về lịch sử, an ninh – quốc phòng.
Đường sắt Hà Nội – Lào Cai (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Lào Cai có 2 tuyến đường sắt chuyên dùng vận chuyển quặng: tuyến nối ga Phố Lu vào mỏ Apatít Cam Đường và tuyến từ ga Xuân Giao đi nhà máy tuyển quặng Tằng Loỏng, với tổng chiều dài 58km.
Tại tỉnh Lào Cai có hai hệ thống sông lớn, đó là sông Hồng và sông Chảy. Cụ thể:
Sông Hồng là tuyến sông lớn duy nhất có thể tổ chức liên vận hàng hóa giao thương với Trung Quốc. Dọc theo sông có nhiều suối nhỏ, không có nước trong mùa khô, nhưng lại nhiều nước và chảy rất mạnh trong mùa mưa. Bên cạnh những hạn chế về luồng tàu, hệ thống báo hiệu, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị tác nghiệp quản lý đường thuỷ tuy đã được triển khai song vẫn chưa đảm bảo được yêu cầu; hàng năm từ tháng 6 đến tháng 11 các loại tàu kéo và sà lan đến 100 tấn có thể hoạt động từ hạ lưu lên đến Bảo Hà, Lào Cai. Nhu cầu và tiềm năng vận tải hàng hoá Sông Hồng rất lớn.
Nhà máy thủy điện Phúc Long – Lào Cai (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Sông Chảy hình thành từ vùng núi tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). Hiện nay, luồng tuyến vẫn được khai thác tự nhiên và chưa được đưa vào quản lý. Trên tuyến có hồ thủy điện Bắc Hà với diện tích lưu vực 3,465 km2, dung tích toàn bộ hồ chứa nước là 171.1 triệu m3. Theo thiết kế, đập bê tông trọng lực có chiều cao lớn nhất là 77.6m và chiều dài theo đỉnh là 438m. Công suất lắp máy 90MW, gồm 2 tổ máy phát điện. Sản lượng điện trung bình 378 triệu KWh/năm. Tổng mức đầu tư gần 2,000 tỷ đồng.
Ngoài hai con sông lớn, trên địa bàn tỉnh còn có hàng nghìn sông, suối lớn nhỏ (trong đó có 107 sông, suối dài từ 10km trở lên). Đây là điều kiện thuận lợi cho Lào Cai phát triển các công trình thuỷ điện vừa và nhỏ.
Tổng mức đầu tư của dự án cảng hàng không Sapa với tổng mức đầu tư gần 7,000 tỷ đồng có vị trí tại xã Cam Cọn, huyện Bảo Yên với tổng diện tích 371 ha, trong đó, giai đoạn 1 là 295.2 ha, giai đoạn 2 là 75.8 ha. Thời gian hoàn thành dự kiến vào năm 2025.
Lễ động thổ dự án cảng hàng không Sapa (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Dự án có thời gian hoạt động 50 năm, trong đó, thời gian xây dựng dự kiến là 3 năm 7 tháng, thời gian vận hành, khai thác và thu hồi vốn là 46 năm 2 tháng, thực hiện theo loại hợp đồng BOT. Dự án thành phần 2 xây dựng cảng hàng không (giai đoạn 1) có tổng mức đầu tư dự án lên tới hơn 3,650 tỷ đồng, điểm nhấn là xây dựng nhà ga hành khách 1 cao trình, đáp ứng khai thác đến 1.5 triệu hành khách/năm, 600 hành khách/giờ.
Chủ đầu tư của dự án là Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thủ công mỹ nghệ (Artexport) – thành viên của T&T Group làm chủ đầu tư đã khởi công sáng nay (17/7).
Dự án xây dựng khu nhà ở thương mại và các công trình hỗn hợp – dịch vụ, khu đô thị mới Lào Cai – Cam Đường, TP Lào Cai, do Diện tích 7.7 ha, thuộc địa phận hai phường Bắc Cường và Nam Cường, TP Lào Cai, dự án khu nhà ở thương mại và các công trình hỗn hợp – dịch vụ, khu đô thị mới Lào Cai – Cam Đường sẽ xây dựng hai công trình chung cư – thương mại dịch vụ cao 17 tầng, một công trình hỗn hợp dịch vụ cao 45 tầng, cùng 115 căn shophouse và 32 căn liền kề cao tối đa 5 tầng.
Khu đô thị Lào Cai – Cam Đường (Sen Vàng tổng hợp)
Với tổng mức đầu tư lên tới hơn 4.000 tỷ đồng. Thời gian dự án từ tháng 10/2022, giai đoạn 1 của dự án sẽ được hoàn thành và đưa vào sử dụng. Đến tháng 10/2024, T&T Group cùng các đơn vị nhà thầu sẽ hoàn thành đưa vào sử dụng toàn bộ dự án.
Chủ đầu tư của dự án do liên danh Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Sapa Lào Cai và Công ty TNHH Tập đoàn Bitexco làm nhà đầu tư. Tổng vốn đầu tư trên 9,000 tỷ đồng, thời gian thực hiện là 81 tháng, diện tích sử dụng đất là trên 160 ha.
Dự án nằm trên trục quốc lộ 4D từ Lào Cai đi Lai Châu. Khu đất nằm về phía Tây Bắc của trung tâm thị xã Sa Pa và cách trung tâm hành chính thị xã Sa Pa 300m. Phía Bắc là hành lang bảo vệ của Suối Hồ, phía Nam là quy hoạch chi tiết trung tâm hành chính mới của thị xã Sa Pa. Sau khi dự án hoàn thành sẽ tạo ra 696 căn nhà biệt thự, 152 căn nhà phố cao cấp. Trên 2,100 căn khách sạn, nhà cao tầng và trên 148,000m2 đất xây dựng khu resort. Hiện dự án đang lấy ý kiến điều chỉnh quy hoạch.
Khu đô thị Đông Bắc SaPa (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Trên đây là những thông tin nổi bật về quy hoạch vùng tỉnh Lào Cai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Hy vọng rằng, bài viết trên đã có thể giúp bạn đọc có thêm nhiều thông tin trước khi quyết định đầu tư vào địa phương này.
Ngoài ra, để có thể nắm rõ chi tiết thông tin tổng hợp và phân tích quy hoạch vùng tỉnh Lào Cai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 với các bản đồ và dữ liệu chính xác, chất lượng, bạn đọc có thể truy cập vào website: https://senvangdata.com/
Nguồn tổng hợp: Sen Vàng Group – BTV Quang Linh
Thông tin liên hệ:
Website: http://senvangdata.com/
Hotline: 0948.48.48.59
Copyright © 2022 Bản quyền thuộc về SEN VÀNG GROUP