Tỉnh Vĩnh Long là đầu mối giao thông và có vai trò quan trọng trong chiến lược an ninh quốc phòng của cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Nhờ vai trò chiến lược quan trọng trong cả vùng mà trong nhiều năm gần đây, Vĩnh Long ngày càng được nhiều nhà đầu tư chú ý, đặc biệt là nhà đầu tư bất động sản. Chi tiết quy hoạch vùng tỉnh Vĩnh Long được nêu đầy đủ và cụ thể trong Quyết định số 378/QĐ-UBND ngày 28/02/2018 về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Vĩnh Long đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050.
Trong bài viết này, Sen Vàng Group sẽ tổng hợp lại một số điểm nổi bật để bạn đọc có thể nhanh chóng nắm bắt được tổng quan về quy hoạch vùng tỉnh Vĩnh Long trong giai đoạn đến năm 2035 và tầm nhìn đến năm 2050.
Cầu Mỹ Thuận (Vĩnh Long) (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Xây dựng vùng tỉnh Vĩnh Long phù hợp với định hướng tại đồ án điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, trở thành vùng phát triển năng động, có cơ cấu kinh tế hợp lý, đóng góp ngày càng lớn vào nền kinh tế của đất nước, góp phần quan trọng xây dựng cả vùng ĐBSCL giàu mạnh, các mặt văn hoá, xã hội tiến kịp mặt bằng chung của cả nước; bảo đảm ổn định chính trị và an ninh quốc phòng.
Đến năm 2030, tỉnh Vĩnh Long cơ bản là tỉnh có dịch vụ, công nghiệp và nông nghiệp phát triển toàn diện. Đến năm 2050, tỉnh Vĩnh Long là trung tâm dịch vụ-công nghiệp-nông nghiệp công nghệ cao phát triển cân bằng và bền vững.
Phạm vi nghiên cứu bao gồm toàn tỉnh Vĩnh Long với tổng diện tích tự nhiên 1,525.7km, với 08 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm thành phố Vĩnh Long, thị xã Bình Minh và 06 huyện (Long Hồ, Mang Thít, Vũng Liêm, Tam Bình, Trà Ồn, Bình Tân).
Định hướng phát triển không gian đô thị – công nghiệp vùng tỉnh Vĩnh Long đến năm 2035 tầm nhìn đến năm 2050 chia thành 3 vùng là:
Bản đồ định hướng phát triển không gian TP. Vĩnh Long – Cấu trúc đô thị (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Tỉnh Vĩnh Long tập trung phát triển công nghiệp, dịch vụ dựa trên ưu thế nền nông nghiệp đa dạng toàn diện, các sản phẩm nông nghiệp trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế. Trong đó, thành phố Vĩnh Long đóng vai trò là đô thị trung tâm của tỉnh Vĩnh Long. Do đó, khu vực này được định hướng xây dựng phát triển trở thành trọng điểm giao lưu của tỉnh.
Cơ cấu sử dụng đất tỉnh Vĩnh Long năm 2020 là 78.45% đất nông nghiệp, 21.54% đất phi nông nghiệp và 0.01% đất chưa sử dụng. Đến năm 2030, quy hoạch sử dụng đất toàn tỉnh có sự thay đổi. Diện tích đất nông nghiệp đến năm 2030 là 112,633.26 ha, chiếm 73.82% tổng diện tích tự nhiên, giảm 7,058.35 ha so với năm 2020.
Trong giai đoạn tới tỉnh sẽ thực hiện chuyển 7,067.44 ha đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu sử dụng đất cho phát triển kinh tế – xã hội. Đất sản xuất nông nghiệp vẫn là nguồn kinh tế quan trọng trong phát triển kinh tế nhằm đảm bảo mục tiêu an toàn lương thực, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
Cơ cấu sử dụng đất tỉnh Vĩnh Long năm 2020 và quy hoạch sử dụng đất tỉnh Vĩnh Long năm 2030 (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Giai đoạn đến năm 2030, tỉnh Vĩnh Long chủ trương nâng cấp mở rộng các tuyến đường tỉnh, đường huyện hiện có; đồng thời xây dựng mới các tuyến đường giúp kết nối chặt chẽ trung tâm các huyện, thị xã và thành phố.
Các dự án nâng cấp, xây mới các tuyến đường bộ nổi bật tại tỉnh Vĩnh Long theo đề án bao gồm: tuyến cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ; Cầu Mỹ Thuận 2; Đường từ quốc lộ 53 – Khu Công nghiệp Hòa Phú (đường tỉnh 909B) – đường Phú Lộc Bàu Gốc – quốc lộ 1; Đường Vành đai 1 điểm đầu giáp QL53 và điểm cuối giao ĐT 907.
Bảng thống kê hệ thống giao thông chính tỉnh Vĩnh Long (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
UBND tỉnh Vĩnh Long cho biết các tuyến đường sau khi hoàn thành sẽ tăng tính liên kết vùng; kết nối với tuyến cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ và kết nối với hệ thống giao thông của khu vực, góp phần giảm tải cho tuyến quốc lộ 1, quốc lộ 53 và giảm áp lực giao thông tại các khu công nghiệp trên địa bàn.
Sơ đồ định hướng phát triển hệ thống giao thông đường bộ tỉnh Vĩnh Long (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Việc đầu tư các dự án này nhằm từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông, đồng bộ hệ thống giao thông đô thị. thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội. Đồng thời góp phần tạo vẻ mỹ quan đô thị, thực hiện mục tiêu xây dựng đô thị loại IV năm 2025.
Về hệ thống giao thông đường thủy, Vĩnh Long hiện có các cảng là Cảng Vĩnh Long, Cảng Bình Minh, Cảng An Phước. Trong giai đoạn đến năm 2030, tỉnh Vĩnh Long chủ trương mở rộng quy mô, tăng công suất tiếp nhận của các cảng này.
Tuyến đường sắt TP. Hồ Chí Minh – Cần Thơ sẽ đi qua 6 tỉnh thành, trong đó có tỉnh Vĩnh Long với tổng chiều dài 174km, vận tốc thiết kế 200 km/h.
Sơ đồ định hướng phát triển hệ thống giao thông đường thủy và đường sắt tỉnh Vĩnh Long (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Khu đô thị sinh thái, dịch vụ thương mại, vui chơi giải trí và du lịch Cồn Chim nằm tại Phường Trường An, TP. Vĩnh Long với quy mô diện tích 75.5 ha; quy mô dân số dự kiến là 8525 người.
Không gian trọng tâm cho khu vực quy hoạch là không gian mặt nước, với điểm nhấn là khu công trình khách sạn; tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng; cáp treo và các công trình hỗn hợp có tầng cao tối đa 20 tầng nằm ven sông Cổ Chiên.
Phối cảnh tổng thể quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu đô thị sinh thái, dịch vụ thương mại, vui chơi giải trí và du lịch Cồn Chim (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Về tính chất, đây sẽ là khu đô thị mới; là khu tổ hợp dịch vụ thương mại phía Tây trung tâm TP. Vĩnh Long; khu vực phát triển du lịch trên chuỗi du lịch sông Mê Kông; tổ hợp đầu mối du lịch sông Cổ Chiên gắn với cù lao An Bình.
Khu Đô thị nông nghiệp sinh thái An Bình nằm tại xã An Bình, huyện Long Hồ với quy mô 1638 ha. Khu vực lập quy hoạch được phân chia thành 3 phân khu chức năng chính gồm: phân khu 1 là khu văn hóa và di sản Nam Bộ; phân khu 2 là khu du lịch sinh thái; phân khu 3 là khu trang trại nông nghiệp du lịch.
Về tính chất, đây là khu đô thị mới gắn với các hoạt động sinh thái nông nghiệp, là khu du lịch, nghỉ dưỡng, thương mại, khu vui chơi giải trí chất lượng cao.
Cấu trúc tổng thể Khu đô thị nông nghiệp sinh thái An Bình (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Trên đây là những thông tin nổi bật về quy hoạch vùng tỉnh Vĩnh Long đến năm 2035 tầm nhìn đến năm 2050. Hy vọng rằng, bài viết trên đã có thể giúp bạn đọc có thêm nhiều thông tin trước khi quyết định đầu tư vào địa phương này.
Ngoài ra, để có thể nắm rõ chi tiết thông tin tổng hợp và phân tích quy hoạch vùng tỉnh Vĩnh Long đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 với các bản đồ và dữ liệu chính xác, chất lượng, bạn đọc có thể liên hệ tại địa chỉ Cổng thông tin Senvangdata.
Nguồn tổng hợp: Sen Vàng Group – BTV Phương Hà
Thông tin liên hệ:
Website: https://senvangdata.com/
Hotline: 0948.48.48.59
Copyright © 2022 Bản quyền thuộc về SEN VÀNG GROUP