Xin chào quý vị và các bạn, rất vui được gặp lại quý vị trong chuyên mục “Bản tin Bất động sản Hà Nội”. Đây là chương trình cập nhật những thông tin mới nhất về thị trường bất động sản Thủ đô Hà Nội. Sau đây, hãy cùng Sen Vàng Group điểm lại những tin chính nổi bật về tình hình Bất động sản Hà Nội trong tháng 9 vừa qua.
UBND TP Hà Nội đã ban hành quyết định phê duyệt kết quả thi tuyển phương án kiến trúc cầu Trần Hưng Đạo vượt sông Hồng tại địa bàn quận Hoàn Kiếm và Long Biên.
Phương án kiến trúc cầu Trần Hưng Đạo đạt giải Nhất có mã số THĐ12. (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Theo đó, phương án kiến trúc cầu đạt giải Nhất có mã số THĐ12 là phương án được UBND thành phố Hà Nội chọn triển khai lập dự án đầu tư, thi công xây dựng. Ý tưởng kiến trúc tạo một cây cầu biểu tượng mới của trung tâm Hà Nội với hai đường cong lượn sóng, kết cấu vòm chính là 2 đường cong tiếp xúc nhau lặp lại 6 nhịp tạo hình mang biểu tượng vô cực.
Theo UBND TP Hà Nội, phương án này sẽ chọn làm phương án triển khai lập dự án đầu tư, thi công xây dựng cầu.
Sở Quy hoạch kiến trúc có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận hồ sơ bản vẽ phương án kiến trúc cầu Trần Hưng Đạo phù hợp với nội dung quyết định phê duyệt để triển khai các bước tiếp theo.
Các nghiên cứu, báo cáo thị trường bất động sản thời gian gần đây đã chỉ ra tốc độ tăng giá nhanh của chung cư, biệt thự ở Hà Nội. Theo báo cáo của nhiều chuyên trang về bất động sản uy tín trong 8 tháng đầu năm, tốc độ tăng giá chung cư Hà Nội cao gấp đôi thậm chí gấp ba so với TP.HCM, tùy từng phân khúc.
Các phân khúc căn hộ tại Hà Nội có giá rao bán tăng 15-15,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Tại thị trường Hà Nội, trong nửa đầu năm nay, số lượng căn hộ bán được vượt nguồn cung chào bán mới. Trong vòng 5 năm qua, mức tăng giá bình quân là 7%/năm. Giá chung cư ở các quận cận trung tâm như Hà Đông, Nam Từ Liêm, Hoàng Mai… cũng đã vượt mức 30 triệu đồng/m2, thậm chí vượt 40 triệu đồng/m2, có dự án tăng 10-16% so với cùng kỳ.
Phân khúc căn hộ chung cư tăng cao dù ở xa trung tâm thành phố (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Phân khúc biệt thự cũng tăng giá mạnh, nửa đầu năm nay chứng kiến sự tăng trưởng mạnh ở giá bán thứ cấp. Trong đó, giá biệt thự tăng 37%, giá shophouse tăng 22% và giá liền kề tăng 20%. Đáng chú ý, so với năm 2018, giá bán biệt thự Hà Nội đã tăng gấp đôi, giá liền kề cũng ghi nhận tăng 67%.
Việc giá căn hộ tăng cao khiến thị trường chung cư mini vốn không được người tiêu dùng ưa chuộng do vấn đề pháp lý bỗng trở nên có giá trong khoảng thời gian gần đây. Nhiều người dân ở các thành phố lớn chấp nhận chọn mua chung cư mini vì đây là giải pháp nhà ở giá rẻ duy nhất thời điểm hiện tại.
Thực trạng tăng giá liên tiếp của phân khúc căn hộ, từ bình dân, trung cấp đến cao cấp là nguyên nhân khiến dòng căn hộ giá rẻ được chào bán từ nhiều năm trước thiết lập mức giá cao trên thị trường thứ cấp.
Với đà tăng giá hiện tại, để sở hữu 1 căn hộ 2 phòng ngủ tại Hà Nội, với những dự án xa trung tâm, người mua cần tài chính khoảng 2 tỷ đồng. Số tiền này vượt khả năng của nhiều gia đình tại các đô thị lớn. Trong bối cảnh đó, chung cư mini lên ngôi và trở thành lựa chọn của nhiều gia đình thành thị, đặc biệt là các gia đình trẻ.
Chung cư mini trở nên phổ biến trong xu hướng mua nhà ngày nay (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Khách hàng chuyển sang mua chung cư mini để ở dù chưa trở thành một trào lưu của thị trường nhưng cũng đã phản ánh những hệ lụy bất cập của việc giá nhà liên tục tăng thời gian qua.
Quyết định số 32/2022 vừa qua của UBND TP Hà Nội quy định một số nội dung về quản lý dự án đầu tư kinh doanh có sử dụng đất của thành phố.
Theo đó, nguyên tắc quản lý đối với các dự án đầu tư kinh doanh có sử dụng đất, Dự án đầu tư phải phù hợp với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh; quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng và các quy định pháp luật liên quan khác về quy hoạch.
Dự án đầu tư được quản lý theo kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội theo từng thời kỳ, kế hoạch phát triển ngành, tuân thủ các quy định của pháp luật về đầu tư, đất đai, xây dựng và pháp luật liên quan; đảm bảo an ninh, an toàn, trật tự xã hội và vệ sinh môi trường.
UBND thành phố quản lý theo thẩm quyền đối với các nội dung chấp thuận chủ trương đầu tư, lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án và quản lý quá trình thực hiện, vận hành khai thác dự án theo quy định của pháp luật…
UBND Hà Nội siết chặt quy định đấu thầu, đấu giá đất (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
5. Hà Nội dự kiến xây dựng 136,000 căn nhà ở xã hội giai đoạn 2021-2030
Thành phố Hà Nội dự kiến sẽ hoàn thành 100% con số theo nhu cầu và đặt lộ trình thực hiện 25,000 căn nhà ở xã hội trong 3 năm (2022-2025); hoàn thành nốt 111,000 căn trong giai đoạn từ năm 2026-2030.
Trước đó, từ năm 2011 đến năm 2021, thành phố Hà nội đã hoàn thành 28,357 căn nhà ở xã hội phục vụ nhu cầu của người dân. Đánh giá chung về thị trường nhà ở tại Thủ đô, các chuyên gia nhận định, ngược với sự chậm lại của nguồn cung và lượng giao dịch, hiện giá nhà ở tại Hà Nội vẫn tiếp tục duy trì đà tăng từ những năm trước.
Hà Nội đặt lộ trình thực hiện 25,000 căn nhà ở xã hội trong vòng 3 năm (2022-2025) (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Hiện, xu hướng dịch chuyển ra các khu vực xa trung tâm tiếp tục thể hiện ở việc nguồn cung mới trong năm 2022 được phân bổ trên khắp thành phố, tại huyện Gia Lâm (phía Đông), huyện Hoài Đức và quận Hà Đông (phía Tây), quận Hoàng Mai (phía Nam), Tây Hồ, Bắc Từ Liêm, và Đông Anh (phía Bắc).
Dự án đường Vành đai 4 sẽ là một trong những tuyến giao thông quan trọng giúp kết nối các tỉnh, thành phía Bắc. Đường Vành đai 4 cũng là điều kiện để kinh tế các vùng phát triển, nhất là đối với ngành bất động sản tại khu vực có dự án đi qua, trong đó khu vực phía Đông Hà Nội được hưởng lợi rất lớn.
Các nhà đầu tư bất động sản đang có xu hướng chuyển dịch sang phía Đông của thành phố (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Dự án đường Vành đai 4 tạo động lực thúc đẩy hạ tầng đã tạo ra sự chuyển mình mạnh mẽ cho thị trường bất động sản phía Đông Hà Nội. Thay đổi tích cực nhất dễ nhận thấy là mặt bằng giá mới liên tục được thiết lập. Như tại huyện Gia Lâm, trong quý I/2022, giá rao bán đất nền đã tăng 21% so với mức giá trung bình năm 2021. Đặc biệt, tại nhiều khu vực nằm ở trục đường chính, gần trung tâm và khu vực có dự án lớn, mức tăng có thể lên tới 30%. Các loại hình sản phẩm khác như căn hộ ở khu vực này cũng duy trì tăng trưởng từ 10 – 15%, cao hơn mức bình quân chung là 7%.
Theo các chuyên gia bất động sản, điều này phản ánh thực chất giá trị bất động sản Gia Lâm khi quận tương lai của Hà Nội được đầu tư rất mạnh mẽ, cho thấy chiến lược phát triển bền vững của thủ đô tại khu vực trọng điểm này.
Văn phòng UBND TP Hà Nội vừa có thông báo kết luận của Phó Chủ tịch UBND TP Dương Đức Tuấn tại cuộc họp xem xét về việc chấm dứt, dừng thực hiện đối với một số dự án đầu tư chậm triển khai, vi phạm Luật Đầu tư, Luật Đất đai trên địa bàn TP.
Hà Nội thu hồi 7 dự án bất động sản (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Đáng chú ý, trong thông báo này, UBND TP Hà Nội quyết định chấm dứt, dừng thực hiện đối với 7 dự án bất động sản ở 3 quận, huyện vì chậm triển khai. Danh sách cụ thể bao gồm: Dự án Tòa nhà hỗn hợp dành một phần để bán cho cán bộ, chiến sĩ Văn phòng Interpol Việt Nam tại phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm; dự án Khu đô thị sinh thái Đại Thịnh tại các xã: Mê Linh, Văn Khê và Đại Thịnh, huyện Mê Linh; dự án Khu đô thị mới Việt Á tại xã Thanh Lâm, huyện Mê Linh; dự án Khu đô thị BMC Thăng Long tại xã Đại Thịnh, huyện Mê Linh; dự án khu nhà ở cao cấp Phương Viên tại các xã: Thạch Đà, Đại Thịnh, Văn Khê, Tam Đồng, huyện Mê Linh; dự án Khu đô thị Quang Minh Bắc và dự án Khu đô thị Quang Minh Nam tại huyện Thường Tín.
Bản tin Chuyển động Bất Động Sản Việt Nam tháng 9
Bản tin Công trình xanh tháng 9
Bản tin Bất động sản Hà Nội tháng 8
Nguồn tổng hợp: Sen Vàng Group – BTV Trung Đức
Thông tin liên hệ:
Website: https://senvangdata.com/
Hotline: 0948.48.48.59
Copyright © 2022 Bản quyền thuộc về SEN VÀNG GROUP