Gia Lai sau sáp nhập Bình Định đang trở thành một điểm giao thoa đồng tây – duyên hải đốc nhất khu vực Nam Trung Bộ. Với lãnh thổ rộng hơn 13.000km2, địa hình đa dạng từ cao nguyên, đồi núi đến đồng bằng duyên hải, vùng đất này sở hữu một hệ sinh thái cực kỳ đồ sộ, và hàng loạt di sản văn hóa – lịch sử – thiên nhiên mang bản sắc từ các dân tộc thiểu số và người Kinh ven biển.
Trong bối cảnh hệ giá trị di sản đang trở thành yếu tố cạnh tranh bền vững trong quy hoạch đô thị, du lịch và khu công nghiệp, Gia Lai – Bình Định hoàn toàn có điều kiện để trở thành trung tâm bất động sản sinh thái – văn hóa – công nghiệp xanh của tiểu vùng duyên hải Nam Trung Bộ – Tây Nguyên. Việc bổ sung lớp giá trị di sản vào chiến lược sản phẩm bất động sản sẽ giúc Gia Lai không chỉ tối ưu hóa tài nguyên bản địa, mà còn tăng cường bản sắc, thu hút đàu tư, và tạo lực lan tỏa bền vững cho vùng liên tỉnh.
Đặc biệt, Gia Lai (mới) sở hữu các di sản được UNESCO ghi nhận (Khu dự trữ sinh quyển Kon Ha Nừng kết hợp Vườn quốc gia Kon Ka Kinh – Khu dự trữ thiên nhiên Kon Chu Rang, Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên), các di tích lịch sử văn hóa (Tháp Chăm Dương Long, điện thờ Tây Sơn Tam Kiệt, Nhà thờ Mằng Lăng,…) cùng loài động – thực vật quý hiếm (voọc chà vá chân xám, trăn gấm, kỳ đà vân…) trong sách Đỏ. Việc phát triển các khu đô thị xanh, khu nghỉ dưỡng sinh thái – tâm linh hay khu công nghiệp xanh tại đây cần gắn kết chặt chẽ với bảo tồn di sản, đa dạng sinh học và các mục tiêu phát triển bền vững (SDG 11 – Thành phố bền vững, SDG 15 – Bảo tồn đa dạng sinh học, SDG 17 – Hợp tác). Đồng thời, các yếu tố bổ sung như kinh tế đêm, phố đi bộ, công viên công cộng, kiến trúc bản địa cũng sẽ đóng vai trò quan trọng trong thu hút cư dân, du khách và nhà đầu tư.
STT |
Loại hình |
Tên di sản / Loài / Nỗ lực bảo tồn |
Mô tả ngắn gọn |
Khu vực |
Cơ quan quản lý |
Giá trị nổi bật |
Trạng thái bảo tồn |
Ứng dụng tiềm năng vào BĐS |
---|---|---|---|---|---|---|---|---|
1 |
Di sản văn hóa vật thể |
Tháp Dương Long |
Cụm tháp Chăm lớn nhất Đông Nam Á |
Tây Sơn |
Sở Văn hóa & Thể thao Bình Định |
Kiến trúc Chăm độc đáo, giá trị khảo cổ |
Di tích quốc gia đặc biệt |
Phố văn hóa Chăm, đô thị du lịch lịch sử |
2 |
Di sản văn hóa vật thể |
Điện thờ Tây Sơn Tam Kiệt |
Nơi thờ vua Quang Trung và tướng lĩnh Tây Sơn |
Tây Sơn |
BQL Di tích Quang Trung – Bình Định |
Lịch sử, tinh thần dân tộc |
Di tích quốc gia đặc biệt |
Resort văn hóa, bảo tàng lịch sử |
3 |
Di sản văn hóa vật thể |
Hệ thống tháp Chăm Bình Định |
14 cụm tháp Chăm nguyên vẹn |
Phù Cát, An Nhơn, Quy Nhơn |
Sở VHTT Bình Định |
Giá trị kiến trúc, khảo cổ |
Di tích quốc gia, đề xuất UNESCO |
Tuyến du lịch văn hóa – tâm linh |
4 |
Di sản văn hóa phi vật thể |
Nghệ thuật Bài chòi |
Diễn xướng dân gian miền Trung |
Toàn Bình Định Cũ |
Trung tâm Văn hóa Bình Định |
Di sản UNESCO, văn hóa cộng đồng |
Được công nhận UNESCO 2017 |
Không gian biểu diễn, phố lễ hội |
5 |
Di sản văn hóa phi vật thể |
Võ cổ truyền Bình Định |
Võ đạo và nghệ thuật chiến đấu cổ truyền |
Tây Sơn, Quy Nhơn |
Liên đoàn Võ thuật – Sở VHTT Bình Định |
Di sản phi vật thể quốc gia |
Được công nhận, đang phục dựng |
Du lịch võ thuật, công viên chủ đề |
6 |
Di sản văn hóa phi vật thể |
Hát Bội, Lễ hội Chùa Bà |
Nghệ thuật sân khấu, lễ hội dân gian |
Phù Cát, Quy Nhơn |
Phòng Văn hóa TP Quy Nhơn |
Nghệ thuật truyền thống, tâm linh |
Đang bảo tồn |
Sân khấu ngoài trời, du lịch lễ hội |
7 |
Văn hóa phi vật thể |
Cồng chiêng Tây Nguyên (UNESCO) |
Di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại |
Toàn tỉnh Gia Lai Cũ |
Sở VHTT&DL Gia Lai – Trung tâm VH dân tộc |
Âm nhạc – tâm linh – cộng đồng |
Di sản UNESCO |
Không gian diễn xướng công cộng, bảo tàng văn hóa sống |
8 |
Văn hóa phi vật thể |
Lễ hội mừng lúa mới, mừng nhà rông mới |
Lễ hội nông nghiệp truyền thống của người Bahnar, Jrai |
Các huyện vùng cao |
Phòng VHTT các huyện – cộng đồng làng bản |
Gắn kết cộng đồng, bản sắc tộc người |
Đang được duy trì hàng năm |
Lễ hội du lịch, sản phẩm văn hóa cộng đồng |
9 |
Loài động vật |
Voọc chà vá, khỉ mặt đỏ, hổ, rùa biển |
Loài quý hiếm, nguy cấp |
An Toàn, Quy Nhơn |
Sở NN&PTNT – Chi cục Kiểm lâm Bình Định |
Sinh thái, giáo dục, biểu tượng đa dạng sinh học |
Sách đỏ Việt Nam/IUCN |
Safari, công viên sinh thái, du lịch học đường |
10 |
Loài động vật |
Voi, bò tót, chà vá chân xám, khỉ mặt đỏ |
Các loài quý hiếm, có trong Sách đỏ |
Rừng Kon Ka Kinh, Kon Chư Răng |
Ban QLR Kon Ka Kinh – Gia Lai |
Biểu tượng bảo tồn, có giá trị sinh học cao |
Đang được bảo vệ trong các khu bảo tồn |
Trung tâm cứu hộ – giáo dục môi trường, safari sinh thái |
11 |
Loài thực vật |
Pơ mu, thông nàng, cẩm lai, trắc, sao đen |
Gỗ quý, thực vật bản địa lâu năm |
Hầu hết các rừng đặc dụng |
Ban QLR Kon Chư Răng – Gia Lai |
Bảo tồn gen rừng, cảnh quan sinh thái |
Được khoanh vùng bảo vệ |
Cây xanh đô thị, cảnh quan công nghiệp xanh |
12 |
Loài thực vật |
Cây Dó bầu, lan rừng, gỗ quý |
Thực vật quý hiếm và bản địa |
An Lão, Núi Bà |
Sở NN&PTNT Bình Định |
Cảnh quan, dược liệu, môi trường |
Đang bảo tồn và nhân giống |
Cây xanh cảnh quan đô thị và công nghiệp |
13 |
Khu bảo tồn thiên nhiên |
Khu Dự trữ thiên nhiên An Toàn |
Rừng nguyên sinh, động thực vật quý |
An Lão |
UBND tỉnh Bình Định – Sở NN&PTNT |
ĐDSH cao, rừng đặc dụng |
Đề xuất nâng cấp Vườn Quốc gia |
Resort rừng, du lịch sinh thái – võ thuật |
14 |
Di sản thiên nhiên |
Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng |
Rừng nguyên sinh, nhiều loài quý hiếm |
Huyện Kbang |
Ban QLR rừng Kon Chư Răng |
Đa dạng sinh học cao, sinh cảnh liên vùng |
Đang được quản lý nghiêm ngặt |
Du lịch sinh thái, trekking, nghỉ dưỡng xanh |
15 |
Di sản thiên nhiên |
Thác Phú Cường |
Thắng cảnh tự nhiên núi lửa cổ |
Huyện Chư Sê |
UBND H. Chư Sê |
Cảnh quan độc đáo, tiềm năng du lịch |
Chưa có quy hoạch bảo tồn chính thức |
Khu nghỉ dưỡng sinh thái, công viên địa chất |
16 |
Di sản thiên nhiên |
Biển Hồ – hồ T’Nưng |
Hồ miệng núi lửa đặc biệt, danh thắng quốc gia |
Thành phố Pleiku |
UBND TP Pleiku – Sở VHTT Gia Lai |
Cảnh quan hiếm, sinh thái – văn hóa |
Di tích quốc gia |
Công viên cảnh quan – văn hóa, du lịch sinh thái |
17 |
Khu bảo tồn biển |
Khu bảo tồn biển Quy Nhơn |
Rạn san hô, rùa biển, rong mơ |
Quy Nhơn |
Ban QLR Khu bảo tồn biển Quy Nhơn |
Sinh thái biển, đa dạng sinh học |
Đã thành lập, đang quản lý |
Du lịch biển sinh thái, giáo dục môi trường |
18 |
Dự án bảo tồn |
Vườn thực vật An Toàn |
Bảo tồn nguồn gen thực vật quý |
An Lão |
Trung tâm nghiên cứu & bảo tồn An Toàn |
Khoa học, du lịch, giáo dục |
Đã quy hoạch |
Trung tâm nghiên cứu – tham quan |
19 |
Dự án bảo tồn |
Trung tâm cứu hộ ĐVHD An Toàn |
Cứu hộ động vật bị buôn bán trái phép |
An Lão |
Chi cục Kiểm lâm Bình Định |
Giá trị giáo dục và bảo vệ loài |
Đã quy hoạch 500m² |
Trải nghiệm học đường, CSR doanh nghiệp |
20 |
Dự án bảo tồn |
Lâm viên Núi Bà Hỏa |
Rừng cảnh quan trong đô thị |
Quy Nhơn |
Sở Xây dựng Bình Định |
Không gian xanh, môi trường sống |
Đang triển khai 430 ha |
Công viên đô thị, vành đai sinh thái |
21 |
Dự án bảo tồn |
Vườn cam Nguyễn Huệ |
Di tích lịch sử kết hợp nông trại |
Vĩnh Thạnh |
Sở NN&PTNT – VHTT Bình Định |
Lịch sử – cảnh quan – nông nghiệp |
Đã quy hoạch bảo tồn |
Du lịch nông nghiệp – lịch sử |
22 |
Dự án bảo tồn |
Vườn quốc gia Kon Ka Kinh |
Rừng đặc dụng, trung tâm bảo tồn sinh học |
Huyện Đăk Đoa |
BQL VQG Kon Ka Kinh – Gia Lai |
Hệ sinh thái bán sơn địa quý hiếm |
Quản lý cấp quốc gia |
Du lịch sinh thái, bảo tồn kết hợp giáo dục |
23 |
Dự án bảo tồn |
Trung tâm cứu hộ Kon Ka Kinh |
Nghiên cứu, phục hồi loài hoang dã |
Vườn quốc gia Kon Ka Kinh |
VQG Kon Ka Kinh – Trung tâm cứu |
Khoa học, giáo dục bảo tồn |
Đã hoạt động |
Kết hợp tour học sinh – giáo dục cộng đồng |
24 |
Dự án bảo tồn |
Khu trồng dược liệu dưới tán rừng |
Kết hợp rừng – dược liệu bản địa |
Kbang, Mang Yang |
HTX Lâm dược – Sở NN&PTNT Gia Lai |
Kinh tế dưới tán rừng |
Đang được thí điểm |
Khu du lịch sức khỏe, sản phẩm xanh |
25 |
Nỗ lực bảo tồn di sản |
Bảo tồn nhà Rông, nhạc cụ truyền thống |
Gìn giữ không gian văn hóa vật thể |
Các làng đồng bào Jrai, Bahnar |
Sở VHTT Gia Lai – làng bản |
Văn hóa sống – không gian cộng đồng |
Hỗ trợ bởi chương trình quốc gia |
Resort văn hóa – làng nghề – du lịch trải nghiệm |
26 |
Di tích lịch sử |
Gò Lăng |
Di tích khảo cổ học, nơi phát hiện nhiều hiện vật văn hóa Óc Eo, như đồ gốm, công cụ đá và kim loại có niên đại hàng ngàn năm. |
Ấp Lăng, xã Thạnh Đức, Gò Dầu |
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tây Ninh |
Giá trị khảo cổ, minh chứng cư dân cổ sinh sống và giao thương sớm. |
Cần bảo tồn thêm |
Phát triển du lịch khảo cổ kết hợp dự án BĐS nghỉ dưỡng văn hóa – lịch sử. |
27 |
Di tích lịch sử |
Gò Đá Đen |
Di tích gò đất đen chứa nhiều hiện vật cổ đại và dấu tích cư trú lâu đời của cư dân bản địa gắn với văn hóa Óc Eo. |
Huyện Dương Minh Châu |
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tây Ninh |
Giá trị khảo cổ học, lịch sử định cư vùng đất Đông Nam Bộ. |
Khá nguyên vẹn |
Kết hợp trong quy hoạch công viên bảo tồn – khu dân cư xanh, giáo dục trải nghiệm. |
28 |
Di tích lịch sử |
Bến Trường Trầu |
Di tích gắn liền hoạt động vận chuyển hàng hóa, nông sản, là nơi giao thương sầm uất thời xưa |
Xã Long Khánh, huyện Bến Cầu |
UBND huyện Bến Cầu – phối hợp Sở VH-TT-DL Tây Ninh |
Giá trị lịch sử kinh tế – thương mại truyền thống vùng biên. |
Đang xuống cấp |
Phát triển BĐS ven sông – chợ nổi – không gian văn hóa truyền thống. |
29 |
Di tích lịch sử tâm linh |
Đàn Tế Đất Trời Ấn Sơn |
Công trình tế lễ trời đất thời xưa, mang ý nghĩa tâm linh và tín ngưỡng nông nghiệp, có giá trị văn hóa độc đáo trong cộng đồng dân cư địa phương. |
Núi Ấn Sơn, xã Long Thành Bắc |
Ban Quản lý Di tích Tây Ninh |
Giá trị tín ngưỡng – tâm linh, phù hợp phát triển văn hóa bản địa. |
Được trùng tu bảo tồn |
Xây dựng quần thể du lịch tâm linh – nghỉ dưỡng cao cấp, khai thác BĐS kết hợp yếu tố phong thủy, tâm linh. |
30 |
Văn hóa ẩm thực |
Bún Song Thằn |
Loại bún đặc sản làm từ đậu xanh, có dạng sợi đôi đặc biệt, nổi tiếng với hương vị thanh nhẹ và quy trình làm cầu kỳ truyền thống. |
An Thái, huyện An Nhơn |
Giá trị văn hóa ẩm thực truyền thống – thủ công lâu đời. |
Được duy trì |
UBND huyện An Nhơn – Sở NN&PTNT Bình Định |
Tích hợp vào mô hình chợ truyền thống, phố ẩm thực trong các khu đô thị, dự án BĐS du lịch trải nghiệm. |
31 |
Văn hóa ẩm thực |
Tré Bình Định |
Món ăn lên men từ thịt heo, tai heo, thính gạo, gói trong lá ổi và rơm, mang hương vị đặc trưng và được xem là “nem sống” của vùng đất võ. |
TP. Quy Nhơn và vùng lân cận |
Di sản ẩm thực dân gian, gắn liền với lễ hội – Tết truyền thống. |
Được duy trì |
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Định |
Phát triển thành đặc sản OCOP, bán trong các khu chợ đêm, tích hợp trong resort – khách sạn cao cấp |
32 |
Văn hóa ẩm thực |
Chả cá Quy Nhơn |
Chả cá được làm từ cá tươi (thường là cá thu/cá nhồng), chế biến theo công thức riêng, là món ăn nổi bật đại diện cho ẩm thực Quy Nhơn. |
TP. Quy Nhơn |
Giá trị dinh dưỡng, biểu tượng ẩm thực vùng biển Bình Định. |
Được phát triển mạnh |
Hiệp hội Chả cá Bình Định – Sở Công thương |
Gắn với phát triển thương hiệu đặc sản vùng biển, phục vụ khu du lịch biển, nhà hàng trong BĐS ven biển. |
33 |
Văn hóa ẩm thực |
Rượu Bàu Đá |
Loại rượu gạo nấu bằng nguồn nước giếng cổ tại làng Bàu Đá, nổi tiếng nồng độ cao nhưng thơm dịu, là sản phẩm truyền thống lâu đời. |
Xã Nhơn Lộc, TX An Nhơn |
Di sản phi vật thể đặc trưng – quy trình chưng cất truyền thống lâu đời. |
Có thương hiệu OCOP |
UBND TX An Nhơn – Sở NN&PTNT Bình Định |
Tạo điểm nhấn văn hóa trong các dự án du lịch làng nghề – BĐS nông nghiệp kết hợp du lịch – mô hình showroom ẩm thực truyền thống. |
34 |
Làng nghề truyền thống |
Dệt thổ cẩm Glar |
Nghề dệt thủ công vải thổ cẩm của người Bahnar với họa tiết phong phú, sử dụng khung dệt truyền thống. |
Xã Glar, huyện Đăk Đoa |
Sở VH-TT-DL Gia Lai, UBND huyện Đăk Đoa |
Nghệ thuật thủ công – biểu tượng văn hóa Bahnar lâu đời. |
Được duy trì và phát triển |
Kết hợp trong thiết kế resort, homestay bản địa, phát triển không gian văn hóa – du lịch trải nghiệm. |
35 |
Làng nghề truyền thống |
Đan lát truyền thống Nglơm Thung |
Nghề đan lát tre nứa của người Jrai, tạo ra vật dụng sinh hoạt hàng ngày thuật đan chéo đặc trưng. |
Làng Nglơm Thung, xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ |
UBND huyện Đức Cơ, Sở VH-TT-DL Gia Lai |
Văn hóa lao động truyền thống – sản phẩm gần gũi đời sống. |
Có nguy cơ mai một |
Phát triển không gian làng nghề trong khu du lịch sinh thái – phố nghề thủ công kết hợp sản phẩm BĐS mang bản sắc dân tộc. |
36 |
Làng nghề truyền thống |
Điêu khắc gỗ truyền thống Kép |
Nghề khắc tượng nhà mồ, vật trang trí gỗ mang tính tâm linh của người Jrai, thể hiện nghệ thuật dân gian mộc mạc. |
Làng Kép, xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh |
Sở Văn hóa Gia Lai, Ban Quản lý di tích – di sản |
Tín ngưỡng dân gian – nghệ thuật chạm khắc dân tộc đặc sắc. |
Được bảo tồn cục bộ |
Xây dựng công viên văn hóa tượng nhà mồ trong khu dân cư – quảng bá di sản điêu khắc trong không gian văn hóa đô thị. |
37 |
Làng nghề truyền thống |
Nghề chế tác nhạc cụ dân tộc truyền thống |
Nghề làm nhạc cụ như T’rưng, Klong Put, chiêng gỗ… của người Jrai, Bahnar – phục vụ sinh hoạt, lễ hội truyền thống. |
Huyện Kbang, Mang Yang, Chư Păh |
Trung tâm Văn hóa tỉnh Gia Lai, Hội VHNT dân tộc |
Di sản phi vật thể gắn với âm nhạc, tín ngưỡng, lễ hội bản địa. |
Được gìn giữ trong cộng đồng |
Phát triển sân khấu nhạc cụ dân tộc trong khu nghỉ dưỡng – lễ hội bản địa – khu BĐS sinh thái, kết hợp yếu tố trải nghiệm văn hóa. |
38 |
Văn hóa ẩm thực |
Cơm lam |
Món ăn truyền thống của đồng bào Tây Nguyên, gạo nếp nấu trong ống tre, thơm ngon, thường dùng trong lễ hội. |
Các huyện vùng cao Gia Lai |
Sở VH-TT-DL Gia Lai, UBND các huyện |
Gắn với lễ hội, sinh hoạt cộng đồng – biểu tượng ẩm thực núi rừng. |
Được bảo tồn rộng rãi |
Kết hợp trong mô hình du lịch trải nghiệm – ẩm thực vùng cao trong khu nghỉ dưỡng, homestay hoặc các dự án BĐS du lịch văn hóa. |
39 |
Văn hóa ẩm thực |
Muối kiến vàng |
Gia vị độc đáo làm từ kiến vàng rang trộn với muối, tiêu, ớt; có hương vị đặc trưng, ăn kèm thịt nướng, cơm lam. |
Huyện Ayun Pa, Krông Pa, Kbang |
Sở NN&PTNT Gia Lai, Hội Nông dân tỉnh |
Độc đáo – chỉ có ở Tây Nguyên, giá trị ẩm thực bản địa cao. |
Được gìn giữ trong cộng đồng |
Đưa vào hệ thống nhà hàng đặc sản trong khu đô thị sinh thái – phát triển chuỗi ẩm thực truyền thống phục vụ du lịch BĐS. |
Từ hệ thống di sản được thống kê, có thể thấy mỗi loại hình bất động sản chính như khu đô thị, nghỉ dưỡng và công nghiệp đều sở hữu nền tảng đặc thù để tích hợp yếu tố bảo tồn, tạo giá trị phát triển bền vững.
Gia Lai – Bình Định hội tụ đầy đủ tiềm năng để phát triển các mô hình đô thị bản địa – sinh thái, đặc biệt tại các trung tâm như Pleiku, An Khê và Tuy Phước. Việc đưa kiến trúc nhà rông và vật liệu địa phương như gỗ, đá núi, mái lá vào các công trình cộng đồng, khu phố thương mại, không chỉ tạo nên dấu ấn văn hóa đặc trưng mà còn gia tăng giá trị nhận diện đô thị.
Các yếu tố văn hóa phi vật thể như lễ hội cồng chiêng, làng nghề truyền thống và nghệ thuật dân gian hoàn toàn có thể tích hợp vào không gian sinh hoạt cộng đồng, phố đi bộ, và trung tâm trải nghiệm, giúp tăng cường kết nối xã hội và gìn giữ văn hóa vùng miền trong lòng đô thị mới.
Địa hình đồi núi – cao nguyên – hồ tự nhiên – khu sinh quyển của Gia Lai là lợi thế tuyệt đối. Những điểm như Kon Ka Kinh, hồ Ayun Hạ, vùng sinh thái Ia Pa mang tiềm năng hình thành mô hình nghỉ dưỡng sinh thái – chăm sóc sức khỏe – retreat gắn với cộng đồng dân tộc bản địa. Việc bảo tồn và tái hiện kiến trúc nhà rông, các nghi lễ truyền thống, kết hợp cùng cảnh quan rừng nguyên sinh và hệ sinh thái loài quý hiếm sẽ tạo nên hệ sinh thái nghỉ dưỡng độc bản, khác biệt hoàn toàn so với các tỉnh duyên hải hay Tây Bắc. Đây là mô hình hướng tới du khách cao cấp quốc tế có nhu cầu nghỉ dưỡng kết hợp trải nghiệm văn hóa và sinh thái nguyên bản.
Lợi thế nằm ở việc tích hợp yếu tố “công nghiệp xanh – công nghiệp địa phương hóa.” Gia Lai và Bình Định có thể phát triển các cụm KCN vừa và nhỏ gắn với chuỗi giá trị bản địa như: chế biến gỗ hợp pháp từ rừng trồng FSC, sản phẩm thổ cẩm, thực phẩm địa phương (cà phê, hồ tiêu), dược liệu từ rừng. Không gian KCN có thể tích hợp các trung tâm giới thiệu văn hóa, kiến trúc lấy cảm hứng từ nhà rông – nhà sàn để hình thành bản sắc và tạo tính nhận diện. Việc phát triển KCN xanh không chỉ giúp giảm áp lực môi trường, mà còn tăng điểm ESG trong mắt nhà đầu tư quốc tế – một yếu tố ngày càng quan trọng với khu vực đang hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng toàn cầu.
Một trong những mô hình thành công đáng chú ý về bảo tồn văn hóa và tích hợp vào phát triển bất động sản đô thị là khu phố cổ Siena (Ý). Siena là một thành phố Trung Cổ được UNESCO công nhận Di sản Thế giới với cấu trúc đô thị gần như nguyên vẹn từ thế kỷ XIII. Thành phố đã triển khai chính sách quản lý nghiêm ngặt về bảo tồn chiều cao, vật liệu xây dựng, màu sắc mặt tiền và không gian công cộng, từ đó giữ được giá trị lịch sử và hấp dẫn du lịch cao cấp. Tuy nhiên, điểm nổi bật là việc quy hoạch các dự án bất động sản mới nằm bao quanh khu phố cổ đều phải tuân thủ nguyên tắc hài hòa cảnh quan – chức năng – bản sắc văn hóa. Đây là bài học quan trọng cho Gia Lai khi quy hoạch phát triển đô thị Pleiku hoặc vùng phụ cận di tích, cần tích hợp chính sách kiểm soát quy hoạch mềm, đảm bảo bản sắc.
Một ví dụ khác đến từ thành phố Cusco (Peru) – kinh đô của Đế chế Inca, nơi UNESCO đã xác lập vùng lõi bảo tồn di sản, đồng thời khuyến khích phát triển bất động sản sinh thái – nghỉ dưỡng tại các khu vực chuyển tiếp. Các resort cao cấp tại Thung lũng Sacred Valley đều tích hợp vật liệu bản địa, thiết kế gắn với truyền thống văn hóa Quechua và hệ sinh thái rừng núi Andes. Các dự án được cấp phép đều phải trải qua đánh giá tác động văn hóa và sinh học (cultural and ecological impact assessment). Với hệ sinh thái cao nguyên và dân tộc thiểu số đặc hữu, Gia Lai hoàn toàn có thể học hỏi mô hình này để phát triển vùng nghỉ dưỡng đặc thù gắn với đồng bào Bahnar, Jrai.
Định hướng phát triển bất động sản bền vững tại Gia Lai – Bình Định cần đặt trọng tâm vào việc tích hợp bảo tồn di sản và hệ sinh thái bản địa thành lợi thế cạnh tranh dài hạn. Trước hết, cần quy hoạch phát triển đô thị – nghỉ dưỡng – công nghiệp theo nguyên tắc sinh thái – đa trung tâm – tích hợp bản sắc, trong đó mỗi trung tâm phát triển sẽ gắn với một lớp di sản chủ đạo: sinh học, văn hóa, tâm linh hoặc kiến trúc. Mạng lưới tiện ích công cộng và không gian xanh cần ưu tiên sử dụng vật liệu địa phương, thiết kế phản ánh văn hóa bản địa như nhà rông, đường gốm, vườn thảo dược dân tộc.
Về mặt công nghệ, Gia Lai có thể đi đầu trong việc thử nghiệm các nền tảng quản trị đô thị và khu nghỉ dưỡng thông minh dựa trên dữ liệu di sản (heritage-based data), kết hợp với AR/VR để số hóa trải nghiệm văn hóa. Các trung tâm giáo dục cộng đồng, bảo tàng số và tuyến du lịch sinh thái – văn hóa số hóa (digital cultural eco-tour) có thể trở thành hệ tiện ích lõi giúp tăng tính tương tác và lan tỏa giá trị. Ngoài ra, sự tham gia của cộng đồng bản địa trong vận hành dịch vụ, tổ chức lễ hội, phát triển sản phẩm văn hóa sẽ giúp củng cố mối liên kết xã hội – kinh tế và đảm bảo tính bền vững nội sinh.
Các chính sách hỗ trợ đầu tư nên khuyến khích các dự án tích hợp bảo tồn – giáo dục – kinh tế đêm – đổi mới sáng tạo tại các cụm đô thị và nghỉ dưỡng sinh thái. Kết nối vùng giữa cao nguyên và duyên hải phải gắn với trục văn hóa – sinh học liên tỉnh, từ đó hình thành chuỗi giá trị di sản gắn liền với định vị bất động sản cao cấp. Đây là chiến lược mang tính dài hạn, không chỉ tạo khác biệt cạnh tranh mà còn góp phần hiện thực hóa các mục tiêu SDG 11 – Thành phố và cộng đồng bền vững, SDG 15 – Bảo tồn hệ sinh thái, và SDG 17 – Hợp tác đa phương vì phát triển bền vững.
Gia Lai – Bình Định sau sáp nhập đang nắm giữ hệ giá trị di sản đa tầng, hội tụ cả sinh học, văn hóa và cảnh quan – yếu tố tạo nên nền tảng đặc thù cho phát triển bất động sản bền vững. Việc tích hợp di sản vào chiến lược phát triển không chỉ giúp tăng cường bản sắc, thu hút nhà đầu tư có tầm nhìn mà còn thúc đẩy cộng đồng địa phương cùng tham gia và hưởng lợi.
Định hướng phát triển dựa trên bảo tồn – sáng tạo – sinh thái sẽ giúp Gia Lai hình thành các mô hình khu đô thị bản địa – khu nghỉ dưỡng di sản – khu công nghiệp xanh khác biệt hoàn toàn trên bản đồ đầu tư quốc gia. Đây cũng là thời điểm để chính quyền và nhà phát triển chủ động xây dựng chiến lược dài hạn, chuyển hóa hệ giá trị di sản thành tài sản phát triển bền vững, phù hợp với xu thế quốc tế và lợi ích cộng đồng. Sen Vàng sẵn sàng đồng hành trong vai trò tư vấn chiến lược – thiết kế sản phẩm – kết nối đầu tư, để biến di sản Gia Lai thành chất liệu phát triển mới cho bất động sản Việt Nam.
Xem thêm các bài viết về Tính bản địa – di sản – bảo tồn
Xem thêm tại đây:
Quy hoạch Khu công nghiệp- Cụm công nghiệp tỉnh Gia Lai
Công trình xanh – Xu hướng phát triển bền vững
Xem thêm các bài viết về Phát triển BĐS bền vững – ESG
Trên đây là những thông tin tổng quan về “Ứng dụng di sản và bảo tồn trong phát triển sản phẩm bất động sản tại Gia Lai” do Sen Vàng Group thực hiện. Hy vọng những nội dung này sẽ giúp các chủ đầu tư, nhà phát triển và doanh nghiệp bất động sản có thêm góc nhìn chiến lược trong việc khai thác giá trị bản địa, hướng tới phát triển bền vững và khác biệt hóa sản phẩm trên thị trường. Ngoài ra để xem thêm các bài viết về tư vấn phát triển dự án, anh chị, bạn đọc có thể truy cập trang web https://senvangdata.com.vn/. |
![]() |
____________
Xem thêm các dịch vụ / tài liệu khác của Sen Vàng :
Dịch vụ tư vấn : https://senvangdata.com.vn/dich-vu/dich-vu-tu-van
Tài liệu : https://senvangacademy.com/collections/tai-lieu/
Báo cáo nghiên cứu thị trường : https://senvangdata.com/reports
—————————
Bất động sản Sen Vàng – Đơn vị tư vấn phát triển dự án bất động sản uy tín, chuyên nghiệp Việt Nam
Website: https://senvanggroup.com/
Website Cổng thông tin dữ liệu : https://senvangdata.com/
Youtube: https://tinyurl.com/vt82l8j
Group cộng đồng Kênh đầu tư Sen Vàng : https://zalo.me/g/olgual210
Linkedin: https://www.linkedin.com/in/ngocsenvang/
TikTok: https://www.tiktok.com/@senvanggroup
Hotline liên hệ: 0948.48.48.59
Email: info@senvanggroup.com
————————————————————————–
© Bản quyền thuộc về : Kênh Đầu Tư Sen Vàng
© Copyright by “Kenh Dau Tu Sen Vang Fanpage: https://www.facebook.com/bds.senvangdata” Channel
☞ Do not Reup
#senvanggroup, #kenhdautusenvang, #phattrienduan, #phattrienbenvung, #realcom, #senvangdata,#congtrinhxanh, #taichinhxanh #proptech, #truyenthongbatdongsan #thuonghieubatdongsan,
#công_ty_tư_vấn_phát_triển_dự_án
#R_D_Nghiên_cứu_phát_triển_dự_án_bất_động_sản
#phân_tích_chuyên_gia_bất_động_sản
#tiêu_điểm_bình_luận_thị_trường_bất_động_sản
Copyright © 2022 Bản quyền thuộc về SEN VÀNG GROUP