Tóm tắt quy hoạch du lịch tỉnh Lâm Đồng giai đoạn năm 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

  • 13 Tháng bảy, 2024
  • Tỉnh Lâm Đồng, nằm ở vùng Tây Nguyên, không chỉ nổi tiếng với nền nông nghiệp trù phú mà còn sở hữu tiềm năng du lịch phong phú và đa dạng. Nhằm phát huy tối đa lợi thế này, tỉnh đã xây dựng Quy hoạch Du lịch giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch này đặt mục tiêu biến Lâm Đồng trở thành một điểm đến du lịch hấp dẫn, góp phần vào phát triển kinh tế – xã hội bền vững của tỉnh. Trong bài viết này, Sen Vàng sẽ tóm tắt những nội dung chủ đạo trong quy hoạch du lịch của tỉnh Lâm Đồng, bao gồm các mục tiêu, phương hướng và các giải pháp chiến lược, từ đó tạo nền tảng vững chắc cho một tương lai phát triển toàn diện và bền vững.

    Tổng quan về tỉnh Lâm Đồng

    Lâm Đồng là một trong năm tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, tiếp giáp với vùng kinh tế trọng điểm phía nam. Nằm trên cao nguyên cao nhất của Tây Nguyên là Lâm Viên – Di Linh với độ cao 1,500 mét so với mực nước biển và là tỉnh duy nhất ở Tây Nguyên không có đường biên giới quốc tế. Tỉnh lỵ là thành phố Đà Lạt nằm cách Thành phố Hồ Chí Minh 300 km về hướng Bắc, đồng thời cách cảng biển Nha Trang 210 km về hướng Tây.

    • Phía Đông: giáp các tỉnh Khánh Hoà và Ninh Thuận 
    • Phía Tây Nam: giáp tỉnh Đồng Nai 
    • Phía Nam – Đông Nam: giáp tỉnh Bình Thuận 
    • Phía Bắc: giáp tỉnh Đắc Lắc

    Vị trí địa lý tỉnh Lâm Đồng. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp.

    Vị trí địa lý tỉnh Lâm Đồng. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp.

    Kinh tế

    Năm 2021 KV1 (Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản) là 41.09%, đến năm 2022 giảm còn 38.62%; KV2 (Công nghiệp và xây dựng) là 20.03%, tăng lên 20.38%; Trong khi đó KV3 (Dịch vụ) năm 2021 là 38.88%, trong khi đó con số của năm 2022 là 41%

    Chỉ tiêu kinh tế tỉnh Lâm Đồng. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp.

    Chỉ tiêu kinh tế tỉnh Lâm Đồng. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp.

    Chỉ số GRDP của tỉnh Lâm Đồng. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp.

    Chỉ số GRDP của tỉnh Lâm Đồng. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp.

    Chỉ số FDI của tỉnh Lâm Đồng. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp.

    Chỉ số FDI của tỉnh Lâm Đồng. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp.

    Chỉ số PCI tỉnh Lâm Đồng. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp.

    Chỉ số PCI tỉnh Lâm Đồng. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp.

    Chỉ số HDI tỉnh Lâm Đồng. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp.

    Chỉ số HDI tỉnh Lâm Đồng. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp.

    Bên cạnh đó, 3 tháng đầu năm 2023, giá trị xuất khẩu toàn tỉnh ước đạt 211,4 triệu USD tăng 8,45% so với cùng kỳ năm 2022 và đạt 22,76% kế hoạch năm 2023. Trong đó, doanh nghiệp trong nước ước đạt 131,07 triệu USD, tăng 12,07% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 62% kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 80,33 triệu USD, tăng 3,03% so cùng kỳ năm trước, chiếm 38% kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh. 

    Đi sâu vào phân tích góc độ mặt hàng xuất khẩu, ngành Công thương tỉnh nhận định về cơ cấu ngành hàng, nhóm công nghiệp chế biến – chế tạo (bao gồm nhóm công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp) trong 5 năm qua chiếm tỷ trọng khoảng 50% trong tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa hiện nay và đóng góp chính vào giá trị của nhóm này là giá trị xuất khẩu của alumin. Trong nhóm nông sản, cà phê nhân hạt xanh vẫn là sản phẩm đóng góp nhiều giá trị nhất.

    Xem thêm: Quy hoạch tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2021 – 2030: Phát triển nhanh, toàn diện và bền vững

    Tài nguyên du lịch

    Với vị trí địa lý thuận lợi, Lâm Đồng giữ vai trò là trung tâm đầu mối thu hút và phân phối du khách trong tam giác du lịch Lâm Đồng – Khánh Hòa – Bình Thuận ; Là “cầu nối” trung chuyển giữa vùng du lịch Duyên Hải Nam Trung Bộ và Vùng Tây Nguyên. Lâm đồng cũng là nơi cung cấp các sản phẩm du lịch đặc thù cho khách du lịch trong nước và quốc tế đến Việt Nam từ 03 trung tâm đầu mối lớn quốc gia là: Thủ đô Hà Nội, TP. HCM và TP. Đà Nẵng – Thừa Thiên Huế.

    Tài nguyên du lịch tự nhiên tỉnh Lâm Đồng. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp.

    Tài nguyên du lịch tự nhiên tỉnh Lâm Đồng. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp.

    Tài nguyên du lịch Lâm Đồng rất nổi trội và khác biệt trong mối tương quan với các Tỉnh Tây nguyên khác. Cảnh quan thơ mộng, nhiều hồ- thác- suối, khí hậu mát mẻ quanh năm, nhiều di tích lịch sử, thắng cảnh nổi tiếng như: hồ Tuyền Lâm, Đan Kia- Suối vàng… Có 03 Di sản văn hóa được UNESCO công nhận là: Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên; Mộc bản Triều Nguyễn; Khu dự trữ sinh quyển thế giới Lang Biang.

    Tài nguyên du lịch tự nhiên

    Một số cảnh quan đẹp đã được công nhận là danh lam thắng cảnh cấp quốc gia, cấp tỉnh như: 02 Khu du lịch quốc gia: Đankia – Suối Vàng và hồ Tuyền Lâm; 14 danh lam thắng cảnh cấp quốc gia: hồ Xuân Hương, hồ Than Thở, hồ Tuyền Lâm, thác Đatanla, thác Cam Ly, Thung lũng Tình yêu (TP. Đà Lạt) thác Liên Khương, Gougah, Pongour, Bảo Đại (huyện Đức Trọng), thác Voi (huyện Lâm Hà), núi Lang Biang (huyện Lạc Dương), hồ Đạ Tẻh (huyện Đạ Tẻh), thác Prenn (TP Đà Lạt và huyện Đức Trọng); 5 danh lam thắng cảnh cấp tỉnh: thác Hang Cọp (TP Đà Lạt), hồ Đạ Hàm (huyện Đạ Tẻh), hang Thoát Y (huyện Cát Tiên), thác Liêng T’rang (huyện Lạc Dương), hồ Ka La (huyện Di Linh).

    Ngoài ra các cảnh quan khác cũng có tiềm năng phát triển du lịch như:

    – Rừng: VQG Cát Tiên, rừng Mađagui, Đại Ninh, Cát Lộc, Bảo Lộc,

    – Hồ: Hồ tự nhiên nối tiếng như: Hồ Xuân Hương, hồ Đan Kia – Suối Vàng, hồ Tuyền Lâm, hồ Than Thở, hồ Đa Nhim, hồ Đại Ninh.

    – Thác: có rất nhiều thác nhưng nổi tiếng và có khả năng khai thác vào du lịch gồm có:

    Đambri, Thác Mơ (TP Bảo Lộc); Bôbla, Li Liang (huyện Di Linh); Pong Gua, Bảo Đại, Gouga, Liên Khương (huyện Đức Trọng); Prenn, Cam Ly, Đatanla (TP Đà Lạt); Thác Nếp, Thác Voi, Liêng Srê Nha (huyện Lâm Hà)…

    – Suối: Suối khoáng nóng Đam Rông, suối Tiên (huyện Đạ Huoai),…

    – Đèo: Đèo Ngoạn Mục, Prenn, Bảo Lộc, Phú Sơn, đèo Chuối,.

    Tài nguyên du lịch văn hóa

    Lâm Đồng có nguồn tài nguyên du lịch văn hóa phong phú, độc đáo, hội tụ văn hóa của nhiều dân tộc, với nhiều di tích lịch sử, lễ hội, nghề thủ công truyền thống và công trình kiến trúc có giá trị, các biệt thự mang phong cách kiến trúc Pháp, kết hợp với cảnh quan thiên nhiên đẹp, tạo lợi thế nổi trội về phát triển du lịch.

    Tài nguyên du lịch văn hóa tỉnh Lâm Đồng. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp.

    Tài nguyên du lịch văn hóa tỉnh Lâm Đồng. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp.

    Thực trạng phát triển kết cấu hạ tầng du lịch

    Các khu du lịch

    Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có 122 khu, điểm du lịch, điểm tham quan. Trong đó có: 09 khu, điểm du lịch đã được cấp có thẩm quyền công nhận: 01 Khu du lịch Quốc gia (Khu du lịch quốc gia hồ Tuyền Lâm), 02 khu du lịch cấp tỉnh (TTC World – Thung lũng Tình yêu và Rừng Madagui), 06 điểm du lịch (Hầm Vang Đà Lạt, Thác Bảo Đại, Lá Phong Đà Lạt, Crazy House, Thác Đatanla, Đôi dép Tea Resort), 33 điểm du lịch canh nông và nhiều điểm tham quan có thu phí khác.

    Tổng quan du lịch tỉnh Lâm Đồng. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp.

    Tổng quan du lịch tỉnh Lâm Đồng. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp.

    Hiện trạng phân bố không gian du lịch như sau:

    a) Cụm du lịch TP Đà Lạt và vùng phụ cận

    Ranh giới không gian bao gồm: TP Đà Lạt là trọng tâm với các huyện Lạc Dương, Đức Trọng, Đam Rông, Đơn Dương và Lâm Hà;

    Sản phẩm du lịch chủ yếu là: Du lịch tham quan, nghỉ dưỡng (TP Đà Lạt). Du lịch gắn

    với tổ chức hội nghị, hội thảo (du lịch MICE): Du lịch tìm hiểu văn hóa, di sản; Du lịch sinh thái, giáo dục môi trường; Du lịch gắn với nghiên cứu, đào tạo; Du lịch tham gia các sự kiện; Du lịch nông nghiệp; Du lịch thể thao, mạo hiểm; Du lịch cộng đồng.

    b) Cụm du lịch TP Bảo Lộc và vùng phụ cận

    Ranh giới không gian bao gồm TP Bảo Lộc và các huyện lân cận gồm huyện Di Linh và huyện Bảo Lâm;

    Sản phẩm du lịch chủ yếu là: Du lịch tham quan: tham quan các danh lam thắng cảnh). Du lịch tìm hiểu văn hóa, di sản; Du lịch nông nghiệp: đồi trà Tâm Châu, ươm tơ dệt lụa.

    c) Cụm du lịch các huyện phía Nam

    Ranh giới không gian bao gồm các huyện: Đạ Huoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên;

    Sản phẩm du lịch chủ yếu là: Du lịch tham quan, nghỉ dưỡng; du lịch tìm hiểu văn hóa, di sản; du lịch sinh thái, giáo dục môi trường; du lịch thể thao; du lịch nông nghiệp.

    Mặc dù sản phẩm du lịch Lâm Đồng khá phong phú, đa dạng với những loại hình sản phẩm du lịch mới, tuy nhiên những sản phẩm du lịch mới này vẫn mang tính tự phát, chưa có chiến lược phát triển lâu dài, chưa tạo ra giá trị đặc thù để xây dựng hình ảnh đặc trưng về du lịch Lâm Đồng.

    Với sự cạnh tranh ngày càng gia tăng trên thị trường du lịch trong và ngoài nước, du lịch của Lâm Đồng hiện đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Vì vậy đầu tư phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại tỉnh Lâm Đồng là hết sức cần thiết, góp phần nâng cao chất lượng và tính hấp dẫn của chương trình du lịch, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách.

    Mặt khác, việc phân bố các khu, điểm tham quan và dịch vụ du lịch còn tập trung quá nhiều tại khu vực trung tâm TP Đà Lạt, gây ra hiện tượng quá tải đối với kết cấu hạ tầng, môi trường và ùn tắc giao thông trong thành phố vào những ngày cuối tuần và dịp lễ hội.

    Tổng quan du lịch tỉnh Lâm Đồng. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp.

    Tổng quan du lịch tỉnh Lâm Đồng. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp.

    Các khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa

    – Toàn tỉnh có 03 di sản thế giới được UNESCO công nhận: Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên; Mộc bản Triều Nguyễn; Khu dự trữ sinh quyển thế giới Lang Biang; 2 di tích quốc gia đặc biệt, 14 di tích thắng cảnh cấp quốc gia; 04 di tích kiến trúc, lịch sử cách mạng cấp quốc gia, 17 di tích cấp tỉnh.

    Tỉnh đã tiến hành kiểm kê di sản phi vật thể tập trung vào các loại hình: ngữ văn dân gian, lễ hội truyền thống, nghề thủ công truyền thống, nghệ thuật trình diễn dân gian, tập quán xã hội, tri thức dân gian trên địa bàn 72 xã có đông dân cư đồng bào DTTS sinh sống, có 17 di sản văn hóa phi vật thể đã được thống kê, sưu tầm.

    Hiện nay các danh lam thắng cảnh cấp quốc gia đang được giao cho các doanh nghiệp tư nhân, Công ty cổ phần dịch vụ du lịch Đà Lạt, công ty cổ phần du lịch Lâm Đồng quản lý và khai thác: Thung lũng Tình Yêu, thác Voi, thác Đatanla, Cam Ly, hồ Than Thở, thác Pongour, Bảo Đại,… Bên cạnh một số di thắng cảnh được đầu tư, khai thác và được đánh giá cao như Thung lũng Tình Yêu, thác Đatanla, Prenn, khu du lịch Lang Biang, khu du lịch hồ Tuyền Lâm,… Một số danh thắng chưa phát huy được thương hiệu do nhà đầu tư chưa chủ động khai thác như thác Hang Cọp, Bảo Đại, Pongour, thác Voi,… hoặc xuống cấp do tác động bên ngoài như thác Liên Khương, Gougah. (Nguồn: Sở VH, TT &DL Lâm Đồng)

    Một số di tích văn hóa cấp tỉnh như đình Thái Phiên, Trường Xuân, Nghệ Tĩnh (TP Đà Lạt), đình Phú Hội (huyện Đức Trọng), đình Thạnh Nghĩa (huyện Đơn Dương), đình Di Linh (huyện Di Linh) được giao cho cộng đồng dân cư địa phương quản lý và hoạt động. Một số di tích do ngành trực tiếp quản lý như di tích khảo cổ học Cát Tiên, nhà Lao thiếu nhi Đà Lạt.

    Hiện nay nhiều di tích văn hóa lịch sử có giá trị có nguy cơ bị mai một dần, tình trạng xâm hại, lấn chiếm di tích, trùng tu không đúng tinh thần của Luật Di sản văn hóa làm biến dạng giá trị di tích, đồng thời nhu cầu phát triển tham quan khám phá du lịch ngày càng tăng làm ảnh hưởng đến việc quản lý, bảo tồn, gìn giữ các di tích các di sản văn hoá phi vật thể đang ngày càng ít dần và có nguy cơ thất truyền.

    Tổng quan du lịch tỉnh Lâm Đồng. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp.

    Tổng quan du lịch tỉnh Lâm Đồng. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp.

    Phương án phát triển các khu du lịch tỉnh Lâm Đồng

    Đến năm 2025

    – Xây dựng phát triển thành phố Đà Lạt trở thành đô thị du lịch chất lượng cao, hiện đại, đẳng cấp quốc tế; có đặc thù về khí hậu, cảnh quan tự nhiên, văn hóa lịch sử và di sản kiến trúc tầm quốc gia, khu vực và có ý nghĩa quốc tế.

    – Lượng khách du lịch đăng ký lưu trú tăng bình quân 9 – 10%/năm; trong đó khách quốc tế chiếm từ 12 – 13% tổng lượng khách qua lưu trú.

    Ngày lưu trú bình quân của du khách đạt từ 2,5 ngày trở lên

    + Tổng khách du lịch đến tham quan nghỉ dưỡng tại Lâm Đồng đạt khoảng 10 triệu lượt, trong đó khách qua lưu trú đạt 5,9 triệu lượt. Khách quốc tế đạt 729.000 lượt, trong đó khách quốc tế lưu trú đạt 710 ngàn lượt. Khách nội địa đạt 9,27 triệu lượt trong đó khách nội địa lưu trú đạt 5,2 triệu lượt.

    – Hoàn thành đầu tư và đưa vào khai thác các dự án đã chấp thuận đầu tư tại Khu du lịch quốc gia hồ Tuyền Lâm. Đầu tư và đưa vào khai thác 02 công trình trọng điểm: Khu du lịch Đankia – Suối Vàng, Khu du lịch hồ Đại Ninh. Hoàn thành quy hoạch, kêu gọi đầu tư và triển khai đầu tư 02 công trình trọng điểm: Khu du lịch hồ Prenn và Khu du lịch núi Sa Pung và một số dự án du lịch khác thuộc danh mục thu hút đầu tư của tỉnh. Thực hiện quy hoạch một số khu vực có tiềm năng để thu hút phát triển các dự án du lịch chất lượng cao.

    – Tiếp tục phát triển hệ thống cơ sở lưu trú du lịch cao cấp (đạt chuẩn 3 – 5 sao); phấn đấu đến năm 2025 số phòng đạt chuẩn cao cấp đạt khoảng 8.000 phòng chiếm trên 25% trong tổng số phòng của hệ thống cơ sở lưu trú du lịch và trên 50% trong tổng số phòng đạt chuẩn 1 – 5 sao trên địa bàn tỉnh.

    – Hình thành và nhân rộng các mô hình khách sạn thông minh 4.0 đối với hệ thống các khách sạn cao cấp từ 4-5 sao trên địa bàn tỉnh.

    – Xây dựng thí điểm và đưa vào hoạt động của 3-5 mô hình tham quan, mua sắm, giải trí về đêm tại thành phố Đà Lạt và 2 mô hình tham quan, mua sắm, giải trí về đêm tại thành phố Bảo Lộc. Riêng đối với các huyện còn lại nghiên cứu lựa chọn triển khai thí điểm 01 mô hình tham quan, mua sắm, giải trí về đêm tại địa phương.

    – Tăng tỷ lệ khách có khả năng chi tiêu cao. Đa dạng hóa thị trường khách du lịch nội địa và quốc tế.

    – Bảo tồn, tôn tạo các giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của địa phương gắn kết với hoạt động du lịch.

    – Ưu tiên phát triển 04 nhóm sản phẩm chủ lực: du lịch sinh thái gắn với tham quan, văn hóa; du lịch nghỉ dưỡng, giải trí; du lịch thể thao mạo hiểm; du lịch canh nông. Đa dạng hóa các nhóm sản phẩm hỗ trợ: chăm sóc sức khỏe, du lịch ẩm thực, du lịch tâm linh.

    – Hoàn thiện hệ thống thống kê du lịch; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu ngành du lịch tỉnh kết nối với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia.

    – Thu hút khoảng 15.000 lao động trực tiếp làm việc tại các doanh nghiệp du lịch, dịch vụ du lịch; trong đó có 85% lao động trực tiếp thông qua đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ du lịch và ngoại ngữ.

    – Xây dựng thương hiệu điểm đến “Lâm Đồng – An toàn, văn minh và thân thiện”.

    Định hướng đến năm 2030

    – Lượng khách du lịch qua đăng ký lưu trú tăng bình quân 11 – 12%/năm; trong đó khách quốc tế chiếm 15% tổng lượng khách qua lưu trú.

    Ngày lưu trú bình quân của du khách đạt từ 2,7 ngày trở lên 

    + Tổng khách du lịch đến tham quan nghỉ dưỡng tại Lâm Đồng đạt khoảng 15,6 triệu lượt với 1,6 triệu lượt khách quốc tế và 14 triệu lượt khách nội địa. Trong đó khách lưu trú đạt 8,2 triệu lượt, khách quốc tế lưu trú 1,5 triệu lượt, khách nội địa lưu trú đạt 8,5 triệu lượt.

    – Hoàn thành đầu tư và đưa vào khai thác các công trình du lịch trọng điểm: Khu du lịch Đankia – Suối Vàng, Khu du lịch hồ Prenn, Khu du lịch núi Sa Pung và một số dự án du lịch lớn thu hút đầu tư trong giai đoạn 2022 – 2025.

    – Tiếp tục phát triển hệ thống cơ sở lưu trú du lịch cao cấp (đạt chuẩn 3 – 5 sao); phấn đấu đến năm 2030 số phòng đạt chuẩn cao cấp đạt khoảng 15.000 phòng chiếm trên 35% trong tổng số phòng của hệ thống cơ sở lưu trú du lịch và trên 50% trong tổng số phòng đạt chuẩn 1 – 5 sao trên địa bàn tỉnh.

    – Phát triển và phát huy hiệu quả mô hình hoạt động kinh tế ban đêm nhân rộng ra trên địa bàn toàn tỉnh.

    – Kêu gọi đầu tư tiếp tục nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông, hình thành mạng lưới giao thông liên hoàn, kết nối các khu, điểm du lịch.

    – Hoàn thiện và khai thác có hiệu quả hệ thống du lịch thông minh.

    – Thu hút trên 20.000 lao động trực tiếp làm việc tại các doanh nghiệp du lịch, dịch vụ du lịch; trong đó có 90% lao động trực tiếp thông qua đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ du lịch và ngoại ngữ.

    Xem thêm: 

    Quy hoạch tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2021 – 2030: Phát triển nhanh, toàn diện và bền vững

    Tóm tắt quy hoạch Tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

    Tiềm năng phát triển Bất động sản Tỉnh Lâm Đồng 

    Tóm tắt Quy hoạch phát triển khu công nghiệp – cụm công nghiệp tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050

     

    Trên đây là những thông tin tổng quan về “Tóm tắt quy hoạch du lịch tỉnh Lâm Đồng giai đoạn năm 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050” do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng với những thông tin trên giúp chủ đầu tư, nhà đầu tư và doanh nghiệp có thêm những thông tin về một trong những tiêu chí cần cân nhắc, xem xét trước khi đầu tư. Ngoài ra để xem thêm các bài viết về tư vấn phát triển dự án, anh chị, bạn đọc có thể truy cập trang web  https://senvangdata.com.vn/. 

    Báo cáo nghiên cứu thị trường tỉnh Lâm Đồng

    ————————–

    Xem thêm các dịch vụ / tài liệu khác của Sen Vàng : 

    Dịch vụ tư vấn  

    Tài liệu

    Báo cáo nghiên cứu thị trường

    ————————–

    Khóa học Sen Vàng: 

    Xây dựng tiêu chí lựa chọn Bất động sản

    Khóa học R&D – Nghiên cứu và phát triển bất động sản

    Hoạch định chiến lược đầu tư bất động sản cá nhân 

    —————————

    Bất động sản Sen Vàng – Đơn vị tư vấn phát triển dự án bất động sản uy tín, chuyên nghiệp Việt Nam

    Website: https://senvanggroup.com/

    Website: https://senvangdata.com/

    Youtube: https://tinyurl.com/vt82l8j

    Hotline: 0948 48 48 59

    Group cộng đồng Kênh đầu tư Sen Vàng : https://zalo.me/g/olgual210

    #senvanggroup #senvangrealestate #kenhdautusenvang  #dịch_vụ_tư_vấn_phát_triển_dự_án #thị_trường_bất_động_sản_2023 #phat_triển_dự_án #tư_ vấn_chiến _ lược_kinh_doanh #xây_dựng_kế_hoạch_phát_triển #chiến_lược_tiếp_thị_dự_án

    Thẻ : chiến lược kinh doanh bất động sản, Nghiên cứu và phát triển bất động sản, Công trình xanh, dịch vụ tư vấn phát triển dự án, truyền thông bất động sản, r&d bất động sản, sen vàng group, senvangdata, phát triển bền vững, khóa học bất động sản,

      ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VỚI SEN VÀNG GROUP

      Nội dung Qúy công ty cần tư vấn :

      "Cảm ơn Qúy công ty, sau khi điền thông tin, Sen Vàng sẽ liên hệ với Qúy công ty để xác nhận trong thời gian 48h!
      Chúc Qúy công ty ngày càng phát triển và thịnh vượng!

      Qúy công ty có thể liên hệ trực tiếp số Hotline Sen Vàng Group 0948484859 nếu cần gấp!

      Trân trọng! "

      TOP
      error: Content is protected !!